Monday, March 21, 2011

21/03 Phụ thuộc vào biển-yếu điểm của Nhà máy điện nguyên tử Nhật bản. Thách thức mang tính cấu trúc trong vấn đề làm mát

Thứ hai, ngày 21 tháng ba năm 2011

Đội trưởng đội cảnh vệ thuộc đoàn viện trợ cứu hỏa khẩn cấp thuộc Cục Phòng cháy chữa cháy Tokyo- nơi đang chỉ đạo công tác phun nước ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, tại một buổi họp báo cho hay việc tìm kiếm địa điểm hút nước lên từ biển là rất khó khăn. Được biết toàn bộ khu vực nằm ở phía bờ biển của cơ sở phát điện bị che phủ bởi bùn đất do trận sóng thần hôm 11 mang đến, khiến cho công tác này trở nên khó khăn hơn.


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 hiện nay như cách xa với bãi biển trước mặt. Đặc trưng phụ thuộc vào biển của nhà máy điện nguyên tử là nguyên nhân chính về mặt cấu tạo dẫn đến thảm họa này.


Ở hầu hết các nhà máy điện nguyên tử ở Âu Mỹ, khi nhìn từ ngoài vào, ai cũng có thể nhận ra những tháp làm mát lớn với những cột khói phun lên trắng xóa. Sự cố tan chảy lõi lò phản ứng ở nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island năm 1979 – nơi xảy ra sự cố tan chảy lõi lò vào năm 1979 cũng không phải ngoại lệ. Những nhà máy kiểu như thế này dùng nước sông để làm mát. Do không được trực tiếp thải nước sông đã nóng lên trở lại các con sông nên người ta phải cho vào tháp và làm lạnh bằng không khí sau đó mới thải ra. Đây là cơ chế làm mát bằng không khí.


Ở nhà máy điện nguyên tử của Nhật bản không có cơ chế này. Lượng nhiệt dư thừa sinh ra từ nhà máy điện hạt nhân được loại bỏ bằng nước biển và được thải loại ra biển- cỗ máy hạ nhiệt khổng lồ của tự nhiên. Vậy nên tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Nhật đều nằm ở ven biển. Để tránh hiểu lầm, xin được nói rõ thêm rằng thông thường thì không thể trực tiếp làm mát tâm lò phản ứng bằng nước biển. Đây là cơ chế dùng nước làm mát từ nước cất để làm nguội tâm lò, sau đó lượng nhiệt sinh ra từ nước làm mát bị đun nóng được xử lý bằng nước biển.


Với cấu trúc này, nếu không đưa nước biển vào thì không thể làm nguội tâm lò được nữa. Tình trạng mất điện toàn phần xảy ra ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 là do máy bơm nước biển để làm mát nước làm lạnh đã bị đun nóng không hoạt động nữa. Thông tin cụ thể có vẻ như chưa được cung cấp nhưng giả sử thiết bị bơm nước biển bị hỏng thì bên trong nhà máy phát điện dù điện có được hồi phục và thiết bị làm lạnh có hoạt động đi chăng nữa thì tình trạng khó khăn trong việc đảm bảo đủ nước biển để làm nguội nước làm mát tâm lò là hoàn toàn có thể.


Máy bay cỡ lỡn của hãng hàng không Nhật bản rơi xuống núi Osutaka đã được trang bị thiết bị hệ thống động cơ chạy bằng sức nước phức tạp để vận hành cánh dự phòng-bộ phận không thể thiếu đối với máy bay. Thiết bị này mang tính dự phòng để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, tất cả đường ống của hệ thống này được lắp đặt y hệ ở phần đuôi máy bay. Do vậy, khi tường ngăn áp lực phía sau bị phá hoại, tất cả hệ thống động cơ chạy bằng sức nước cũng bị hỏng theo, máy bay rơi vào tình trạng không điều khiển được nữa.


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 cũng trang bị rất nhiều các thiết bị làm mát khẩn cấp cũng như nguồn điện dự phòng. Tuy nhiên do hỏng cấu trúc cơ bản là hệ thống làm mát phụ thuộc hoàn toàn vào nước biển nên ngay lập tức rơi vào tình trạng mất tác dụng.


Có tin đồn rằng một chuyên gia có liên quan đến việc xây dựng nhà máy này làm rò rỉ câu chuyện “giá như có tháp làm mát”.


Qua sự cố lần này chúng ta nhận ra rằng quy trình làm mát là điểm yếu chung ở tất cả các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản.


Về sự cố nhà máy điện hạt nhân này, cụm từ “ngoài dự kiến” hay được nhắc đi nhắc lại. Tuy nhiên, ngoài dự kiến ở đây có nghĩa là sự thiếu năng lực của những người trong cuộc,các nhà khoa học, nhà kỹ thuật và chính quyền – những người liên quan đến đến tính an toàn của năng lượng nguyên tử và phòng chống thảm họa. Việc nhà máy điện hạt nhân bị tàn phá bởi sóng thần cho đến nay không phải là không có. Chẳng qua đây là do thiếu năng lực và sự tích cực trong việc dự đoán và thành thật lắng nghe mà thôi.


Ở ngoài khơi của tỉnh Miyagi nhiều lần xảy ra động đất, cơ quan xúc tiến nghiên cứu khảo sát động đất của chính phủ dự báo trong 30 năm xác suất xảy ra động đất là 99%. Tuy nhiên, đó là động đất với quy mô 7 độ richter, chứ không phải quy mô 9 độ richter như trận động đất khủng khiếp gây ra thảm họa ở vùng đông Nhật Bản vừa qua.


Việc làm sáng tỏ xem liệu trận động đất mạnh 9 độ richter này có bao gồm các trận động đất mạnh 7 độ richter nằm trong phạm vi dự đoán hay không sẽ tiếp tục được thúc đẩy. Trước mắt, xét tại thời điểm này, chúng ta buộc phải phủ nhận dự đoán của chính phủ là hoàn toàn sai lệch do lo sợ ảnh hưởng đến việc tuyên truyền rằng biện pháp chống thiên tai thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, độ lớn của trận động đất có thể xảy ra tại vùng biển này bị đánh giá thấp. Lần trước ở thảm họa động đất ở Osaka và Kobe,ngành động đất học của Nhật Bản đã không đưa ra những cảnh báo hữu hiệu, và lần này cũng chỉ dẫn sai người dân. “Ngoài dự kiến” không thể trở thành sự buông thả trách nhiệm được.


Nguồn: Nikkei Shimbun
Dịch Thu Hồng

No comments:

Post a Comment