TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
6.11.2011
According to the American Institute of Social Research, the Vietnamese people have 10 major characteristics.
1. First, they are hard working but easy to satisfy.
2. Second, they are smart and creative to cope with short-termed difficulties, but lack long-termed and active reasoning abilities.
3. Third, they are dexterous but hardly pay attention to the final perfection of their products.
4. Fourth, they are both practical and idealistic, but don't develop either of these tendencies into theories.
5. Fifth, they love knowledge and have quick understanding, but hardly learn from the beginning to the end of things, so their knowledge isn't systemic or fundamental. In addition, Vietnamese people don't study just for the sake of knowledge (when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs).
6. Sixth, they are open-hearted and hospital, but their hospitality doesn't last.
7. Seventh, they are thrifty, but many times squander money for meaningless reasons (to save face or to show off).
8. Eighth, they have solidarity and help each other chiefly in difficult situations and poverty; in better conditions, this characteristic rarely exists.
9. They love peace, and can endure things, but they are often not frank for sundry reasons, so sacrifice important goals for the sake of small ones.
10. And last, they like to gather, but lack connectivity to create strength (one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it).
*
Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:
1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.
10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).
*