Monday, November 7, 2011

Hai nhà thơ cộng sản: XUÂN DIỆU & Tế Hanh (3)

Tế Hanh, "người Do Thái lang thang" trên đất Bắc
Thật tình, đối với các nhà thơ tiền chiến theo Cộng Sản, tôi ít khi nhớ tới Tế Hanh. Điều đó dễ hiểu vì hầu hết những nhà thơ nầy đều phản thùng nên nhớ tới họ làm chi?! Khi còn trẻ, càng ngưỡng mộ họ bao nhiêu thì khi lớn lên, đọc những câu thơ như "Thắp đèn cho sáng ba gian, Lôi mi ra giữa đình làng đêm nay," hay bài "Trước đây ba tháng" của Xuân Diệu tôi thấy thất vọng vô cùng. Thơ thẩn mà như thế thì còn nhắc đến họ làm gì!
Bỗng nhiên, mới đây, tôi nghe tin Tế Hanh từ trần.
Có lẽ ông nầy cũng khác chút ít với mấy ông kia!
Khác cái gì?

Trước hết thơ Tế Hanh không "sặc mùi đấu tố" hay "học tập" như thơ Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu. Không rõ Tế Hanh có phải tham gia các lớp học tập như các nhà thơ tiền chiến sau cái gọi là "Luận cương văn hóa nổi tiếng" của Trường Chinh hay không? Thực chất, cái gọi là luận cương đó chỉ là sản phẩm "chôm" của Mao, hay có thể gọi là một bản sao chép của Mao cũng vậy.
Thế rồi các nhà thơ tiền chiến tích cực học tập, làm bài, làm thơ "phản tỉnh" như Xuân Diệu hay làm "thơ đấu tố", tham gia Cải cách Ruộng đất như Lưu Trọng Lư.
May mắn cho Tế Hanh, trong thời gian học tập và đấu tố như thế xảy ở mìền Bắc thì Tế Hanh hoạt động ở Liên Khu 5, tham gia "công tác giáo dục" ở Nam Trung Bộ, và cũng hoạt động văn nghệ ở vùng nầy, nói rõ ra là Nam-Ngãi-Bình-Phú, ít có quan hệ với các lớp học tập và đấu tố Cải cách Ruộng đất ở ngoài kia.
Tập kết năm 1954, ông không liên quan gì tới nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Một phần, ông không phải là một "thiên tài thi ca", thơ ông chẳng có gì xuất sắc. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, ông chẳng có bài thơ nào được người ta khen ngợi. Thứ hai nữa, bản sắc địa phương là niềm tự hào của các nhà gọi là làm thơ, làm văn. Một nhà thơ dù có "thành danh", có chút ít tiếng tăm, nhưng lớ ngớ giữa Hà Thành ngàn năm văn vật, nên ít được ai chú ý, mời gọi tham gia. Nhờ đó, ông thoát nạn tù tội trong các đợt đánh phá "bọn văn nghệ sĩ chống đảng".
Nhìn kỹ vào sự nghiệp thơ của Tế Hanh, người yêu thơ thấy rõ ông là một nhà thơ chân chất, thật thà và tình cảm.
Trước năm 1945, trong khi các nhà thơ mới dần dần đi vào các lĩnh vực thơ siêu thực, tượng trưng, triết học, như Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ cho kịp với trào lưu tư tưởng Tây Phương thì ông vẫn là một nhà thơ bình dị, chân chất, Việt Nam. Thơ ông đi với "Con Đuờng Quê", với "Quê Hương" với nắng sớm, mưa chiều, với hương đồng cỏ nội, với biển và… muối mặn.
Người ta biết thơ ông rất sớm, khi còn học tiểu học. Ở các lớp Ba, lớp Nhì, có lẽ không ít anh chị "học trò thò lò mũi xanh" đứng trước bảng đen, vòng tay cúi đầu trước mặt thầy cô giáo, đọc một lèo những câu như "Làng tôi vốn làm nghề chài lưới, Nước bao vây cách biển một ngày sông" hay "Tôi con đường nhỏ chạy lang thang, Mang nỗi buồn không chạy khắp làng" để hớn hở cầm vở xuống bàn với 10 điềm ngon ơ.
Qua đó, người ta có thể cho rằng thơ Tế Hanh đi vào lòng người sớm lắm, khi người ta còn là trẻ con. Lớn hơn chút nữa, khi những đứa trẻ bắt đầu "dỡ chứng", chưa hẵn đã trốn học như Đinh Hùng "làm học trò nhưng không sách cầm tay" thì cũng bắt gặp Tế Hanh trong hồn mình với "Những chiều nghỉ học tôi hay tới, Đón chuyến tầu đi đến những ga."
Ở cái tuổi niên thiếu ấy, cậu học trò chưa thấy gì xa hơn hai thanh sắt đường xe lửa chạy dài tới phương trời xa tít, hay những toa xe nhỏ nằm im, cô đơn trong cái ga xép phố chợ nhỏ. Và dĩ nhiên, cậu học trò cũng buồn như Tế Hanh vậy" "Lâu lâu cò rúc nghe rền rĩ, Lòng của người đi réo kẻ về."
Những bài thơ Tế Hanh làm khi ông còn trẻ, chưa nhuốm "mầu cách mạng" thì hay lắm. Nó là cái gì rất gần gủi thân quen, cái người ta biết, người ta đã từng qua nhưng chưa quan sát thấy rõ, thì ông thấy rất rõ và nói lên một cách chân tình, tinh tế. Chẳng hạn: Mấy ai thấy "Nỗi buồn không" của con đường làng. Ai cũng nghe "còi rúc nghe rền rĩ". Nghe tiếng còi tầu ở phương nào là biết người mình đưa tiển ở phương ấy nhưng mấy ai nghĩ rằng đó là "Lòng của người đi réo kẻ về." Chữ "réo" nghe hay lắm. Nó như một lời kêu gọi, một tiếng than, thậm chí như một ánh mắt từ phương ấy nhìn về…
Sau nầy, khi đất nước trì trệ, kẻ cầm quyền ù lì, lạc hậu, ngoan cố thì nước Việt Nam giống như chiếc tầu của Tế Hanh: "Tôi thấy tôi thương những chiếc tầu, Ngàn đời không đủ sức đi mau…"
 Sau khi tập kết ra bắc năm 1954, lòng nhớ quê hương của ông vẫn sâu đậm, nhưng cái tính chất thơ thời trai trẻ của ông không còn nữa.
Đọc những bài thơ ông làm sau khi ra Bắc, tôi thấy chỉ có một bài tương đối hay mà tự nhiên, tình cảm đậm đà. Đó là:
Bài thơ tình ở Hàng Châu
Anh xa nước nên yêu thêm nước
Anh xa em càng nhớ thêm em
Trăng Tây Hồ vời vợi thâu đêm
Trời Hàng Châu bốn bề êm ái
Mùa thu đã đi qua còn gửi lại
Một ít vàng trong nắng trong cây
Một ít buồn trong gió trong mây
Một ít vui trên môi người thiếu nữ...
Anh đã đến những nơi lịch sử
Đường Tô - Đông - Pha làm phú
Đường Bạch - Cư - Dị đề thơ
Hồn người xưa vương vấn tự bao giờ
Còn thao thức trên cành đào ngọn liễu
Phong cảnh đẹp nhưng lòng anh thấy thiếu
Bức tranh kia anh muốn điểm thêm màu
Có hai ta cùng tựa bên cầu
Cho mặt nước Tây - Hồ trong sáng nữa
Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa
Hoa cúc vàng như nỗi nhớ dây dưa
Làn nước qua ánh mắt ai đưa
Cơn gió đến bàn tay em vẫy
Chúng mình đã yêu nhau từ độ ấy
Có núi sông và có trăng sao
Có giận hờn và có cả chiêm bao
Cay đắng ngọt bùi cuộc đời kháng chiến
Nói sao hết em ơi bao kỉ niệm...
Những ngày buồn nghĩ đến thấy vui vui
Những ngày vui sao lại thấy bùi ngùi
Anh không muốn hỏi nhiều quá khứ
Ngày đẹp nhất là ngày rồi gặp gỡ
Rời Tây Hồ trăng xuống Bắc Cao Phong
Chỉ mình anh với im lặng trong phòng
Anh ngước nhìn bức thêu trên vách:
Hai bóng người đi một hàng tùng bách
Bàn tay nào đã dệt nỗi lòng anh?
Tiếng mùa xuân đem sóng vỗ bên mình
Vơ vẩn tình chăn chập chờn mộng gối
Anh mơ thấy Hàng Châu thành Hà Nội
Nước Tây Hồ bỗng hoá nước Hồ Tây
Hai chúng mình cùng bước dưới hàng cây
1956
Độc giả nhớ lấy, bài thơ nầy ông làm năm 1956, dù đã theo kháng chiến 9 năm, cái tính chất lãng mạn trong thơ mới vẫn còn dây dưa nơi ông. Tâm hồn ông chưa hoàn toàn bị nhuộm  đỏ.
Suốt mấy chục năm ở ngoài Bắc, ông luôn luôn hướng vê Nam. Ông làm không ít thơ nói về nỗi nhớ miền Nam của ông!
Tại sao vậy?
Tại vì ông nhớ quê hương. Dĩ nhiên.
Nhưng điểm chính là ông không thấy hạnh phúc ở "Thiên đường Cộng sản". Ông không chịu nỗi cảnh sống ở miền Bắc. Không chịu nỗi miền Bắc nên nhớ lắm miền Nam. Nếu ông nhận miền Bắc là "Thiên đường", hay ít ra là "Quê hương thứ hai", thì không bao giờ ông thấy mình là "người Do Thái lang thang" trên quê hương đó.
Thật vậy, xin đọc bài thơ sau đây:
           
                        Chuyện Buồn
Một đêm kia, một người Do Thái
Kể lể cùng tôi nỗi nhớ nhà
Thất thểu trọn đời nơi đất khách
Ăn nhờ, sống gửi xứ người ta.

- Tôi nhớ, ông ơi, héo cả hồn!
Đời tôi, tôi chẳng muốn gì hơn
Là về cố quận, mai sau chết
Còn có bên nhà miếng đất chôn.

- Tôi cũng như ông, cũng lạc loài,
Bơ phờ như chiếc lá thu rơi;
Lang thang mang bóng nơi xa ấy
Tôi cũng như ông, cũng nhớ hoài.

Nhưng nỗi sầu ông dễ hiểu hơn,
Chớ tôi không biết cớ sao buồn:
Chưa hề mất mát, nhưng tìm mãi,
Chẳng cách vời ai, vẫn đợi luôn.
            Tôi không tán bậy, nhưng tôi không hết suy nghĩ bốn câu thơ cuối. Hình như ông muốn nói một cái gì đó mà không nói được. Nỗi buồn của người Do Thái là nỗi buồn mất nước. Ông khác chứ. Ông nói rõ "chưa hề mất mát", nghĩa là quê hương ông vẫn còn đó. Ông muốn về Nam vì miền Nam "Chẳng cách vời ai" nhưng không về được. Không về được là vì ai? Đọc tới đây, độc giả có thể "tán" thêm, bằng nhiều ý, theo quan điểm của mỗi độc giả.
            Dù vậy, cũng có người phản bác. Không! Ông được chính quyền miền Bắc chiếu cố nhiều lắm chứ. Bằng chứng là ông đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
            Đừng quên chế độ Cộng Sản là chế độ bánh vẽ. Cái gì ăn gian, ăn lận, ăn cắp, tham nhũng là bánh thật. Cái gì có làm lễ, có treo cờ gióng trống, có cờ đảng, có hát quốc tế, quốc gia thì chỉ là bánh vẽ.
            Cái bánh vẽ đó, cắt ra, trao cho Xuân Diệu một miếng, Huy Cận một miếng, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm mỗi người một miếng thì cũng nên trao cho Tế Hanh một miếng để an ủi con ngựa già có công "hãn mã".
            Tới gần cuối đời, khi Tế Hanh còn sống ngúc ngắc, tặng cho ông tờ giấy nhỏ, cũng là để an ủi, làm yên lòng một "người Do Thái lang thang" trên miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa.
tuệchươnghoànglonghải
phụ lục:
Những Ngày Nghỉ Học
Tặng Nguyễn Văn Bổng
Những ngày nghỉ học tôi hay tới
Đón chuyến tàu đi đến những ga
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa.

Tôi thấy lòng thương những chiếc tầu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vương víu trong hơi máy.
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau .

Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề!
Khói phì như nghẹn nỗi đau tê;
Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ;
Lòng của người đi réo kẻ về.

Kẻ về không nói bước vương vương...
Thương nhớ lan xa mấy dặm trường,
Lẽo đẽo tôi về theo bước họ
Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương.
Lời con đường quê
Tôi, con đường nhỏ, chạy lang thang
Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng,
Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng,
Hương đồng quyến rũ hát lên vang.

Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy;
Dọc lòng hoa dại ngát hương lây;
Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn,
Bao cái ao rêu nước đục lầy .

Những buổi mai tươi nắng chói xa,
Hồn tôi lóng lánh ánh dương sa,
Những chiều êm ả tôi thư thái
Như kẻ nông dân trở lại nhà.

Tôi đã từng đau với nắng hè:
Thịt da rạn nứt bởi khô se;
Đã từng điêu đứng khi mưa lụt :
Tôi lở, thân tan rã bốn bề.

Tôi sống mê man tránh tẻ buồn,
Miệt mài hể hả, đắm say luôn
Tôi thâu tê tái trong da thịt
Hương đất, hương đồng chẳng ngớt tuôn .
Quê hương

              (Chim bay dọc biển đem tin cá*)

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe.
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm!
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong chất vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cài mùi nồng mặn quá.
____________________________

* Câu thơ của thân phụ tôi (T.H)
           
Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921, quê làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thuở nhỏ học trường làng, trường huyện sau ra học tại trường Quốc học Huế. Ông sáng tác thơ từ sớm và đã đứng trong phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà nẵng, là Ủy viên giáo dục trong Uỷ ban lâm thời thành phố Đà nẵng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1947, ông làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung bộ, năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hoá kháng chiến Nam Trung bộ ủy viên thường vụ chi hội Văn nghệ Liên khu V. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Ủy viên thường vụ Hội khoá I, II, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
Tác phẩm chính
Nghẹn ngào (1939)
Hoa niên (1944)
(Theo wikipedia)
 http://www.vietnamexodus.info/vne0508/vnenews1/bandocviet/tuechuong/trantehanh.htm

__,_._,___

From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, November 10, 2011 7:50 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Hai nhà thơ cộng sản: XUÂN DIỆU & Tế Hanh (3)








((9) "người phá kho bom Tân Sơn Nhất" ở đây ý nói nhân vật thiếu niên họ tên Lê Văn Tám, theo báo chí từ 1946 và nhiều năm về sau, là người đã tẩm xăng vào mình xông vào đốt kho bom ở địa điểm trên; do đây đã có một số truyện ký và kịch viết về đề tài này, trong số đó có kịch "Lửa cháy lên rồi" của Phan Vũ, được giải nhì về kịch trong giải thưởng văn học của Hội Văn nghệ VN 1954-55. Sau này đã xác minh đây không phải là sự kiện và con người có thực, nhưng điều này cũng chưa hề được thông tin chính thức.)
(10) Nội dung điều III trong Điều lệ Hội Nhà văn 1957 nói trên là dẫn theo tường thuật của Đào Vũ, Hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt Nam, đăng Tạp chí Văn nghệ, số 1, tháng 6/1957, tr. 109-118.
(11) Về các chi tiết liên quan đến Đại hội I Hội nhà văn VN và những người được coi là "hội viên sáng lập", tôi căn cứ vào tường thuật của báo Văn và Tạp chí Văn nghệ  đương thời, theo đó số người tham dự đại hội I là 278; còn chuyện tư cách hội viên thì tại đại hội đã được bàn thảo và đi tới nhất trí: chỉ 25 nhà văn được bầu vào ban chấp hành khoá I được coi là "hội viên sáng lập" mà thôi. Sau đại hội, ban chấp hành đã tiến hành xét kết nạp hội viên trong một thời gian dài; một tiểu ban được lập ra để giúp việc này; phiên họp BCH từ 15 đến 18/8/1957 đã xét (bằng bỏ phiếu kín, lấy các trường hợp 50% + 1phiếu) được 127 người, sau đó xét kết nạp thêm 6 trường hợp là nhà văn các dân tộc thiểu số, cộng với 25 nhà văn là uỷ viên chấp hành; như vậy có 158 hội viên dự định được kết nạp. Phiên họp thứ 3 trong tháng 7/1957, Ban thường vụ xét kết nạp thêm 14 tác giả kịch bản cải lương tuồng chèo, đưa tổng số hội viên được kết nạp lần thứ nhất lên con số 172 người ("Văn" s. 22, ngày 4/10/1957, tr. 7). Trong khi đó, một số tài liệu do cơ quan Hội Nhà văn biên soạn sau này (cuốn sách mang tên Nhà văn Việt Nam hiện đại, biên soạn và in 1992; và 2 cuốn cũng mang tên ấy, soạn lại và in vào các năm 1997, 2007) thường nêu thông tin: có 165 đại biểu dự đại hội I và tất cả số người đó đều là "hội viên sáng lập". Điều này không phù hợp với các thông tin từ báo chí đương thời. Chưa rõ con số 165 hội viên đợt I (những người được ghi bằng ký hiệu A từ A 1 đến A 165 trong cuốn sách trên, bản in 1992) có xuất xứ từ đâu?
(12) Bài viết này khi đưa vào cuốn Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay (Hà Nội: Nxb. Văn hóa, 1957, tr. 55-94) Nguyễn Đình Thi đã xóa bỏ những câu phê bình 2 ký giả tạp chí Học tập (trong đó có câu dẫn trên), đồng thời xóa bỏ những đoạn đồng tình với các nhà văn khác của tuần báo Văn khi họ bênh vực nội dung lành mạnh ở truyện ngắn Bích-xu-ra của Thụy An, − một trong những tác phẩm đăng báo Văn bị ký giả Thế Toàn nêu đích danh để phân tích chỉ trích trên tạp chí Học tập.
(12b) Ví dụ ít ra có 2 lần, những nội dung của tuần báo Văn số Tết Mậu Tuất 1958 (tức số 38+39) được quảng cáo trên báo Quân đội nhân dân (số 416, ngày 24/1/1958, tr. 5, và số 419, ngày 4/2/1958, tr. 4); thế nhưng trên thực tế thì số báo ấy đã không được xuất bản.
(13) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19: 1958. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia, 2002, tr. 6-7.
(13b) Phiên tòa liên quan đến vụ việc này được gọi là vụ án gián điệp, xử tại Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 19/01/1960, tuyên phạt 5 người: Nguyễn Hữu Đang: 15 năm tù giam cộng thêm 5 năm mất quyền công dân; Lưu Thị Yến tức Thụy An: 15 năm tù giam cộng thêm 5 năm mất quyền công dân; Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức: 10 năm tù giam cộng 5 năm mất quyền công dân; Phan Tại: 6 năm tù giam cộng thêm 3 năm mất quyền công dân; Lê Nguyên Chí: 5 năm tù giam cộng 3 năm mất quyền công dân. (Xem tường thuật của báoNhân dân, 21/01/1960, tr. 1, 6; của báo Thời mới, 21/01/1960, tr. 4; bài của Hồng Chương, tuần báo Văn học, số 80, ngày 5/2/1960, tr. 11, 14). Như vậy, có lẽ Phùng Cung và một số người khác bị xử trong một vụ khác chăng?
(14) Từ nguồn báo chí đương thời, các thông tin xử phạt cụ thể này khá mờ nhạt, rất ít rõ ràng, và hoàn toàn không đầy đủ. Điều đáng kể nữa là thường có sự mâu thuẫn lẫn nhau giữa các nguồn tin. Chẳng hạn, sách "Nhà văn Việt Nam hiện đại" (biên soạn và in năm 1992 đã dẫn trên) không ghi tên Thụy An và Trương Tửu trong danh sách hội viên, nhưng thông báo của Hội nghị BCH HNV khóa I ngày 2&3/7/1958 (đăng báo Văn học số 5, ngày 5/7/1958) lại cho biết Thụy An và Trương Tửu bị khai trừ; – vậy điều hiển nhiên là 2 người ấy đã từng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam!
(15) Những trường hợp loại này, xảy ra ở các địa phương khác nhau, là không ít; ví dụ sinh viên Trần Niêm của khoa ngữ văn ĐHTH Hà Nội, nhà báo Tuân Nguyễn (1933-83; xem cuốn   Nhớ Tuân Nguyễn, Hà Nội, Nxb. Hội Nhà Văn, 2008); hoặc một trường hợp theo lời kể của nhà thơ Tế Hanh: người thợ đã may complet cho Phan Khôi và Tế Hanh đi Trung Quốc dự lễ kỷ niệm Lỗ Tấn năm 1956, sau này nhân lúc tình cờ gặp lại Tế Hanh đã cho biết ông ta bị đưa đi cải tạo gần 10 năm chỉ với lý do: đã từng may quần áo cho Phan Khôi, một phần tử Nhân văn – Giai phẩm! Tế Hanh đã kể chuyện này nhiều lần với nhiều người, trong số đó có tôi; và tôi được biết, có cả nhà thơ Thanh Thảo (Hồ Thành Công). 
(16) Nguyễn Bao: Đọc sách: "Những bước đường tư tưởng của tôi" của Xuân Diệu, Nxb. Văn hóa // Tổ quốc, Hà Nội, s. 106 (1/7/1958), tr. 23.
Lên trang viet-studies ngày 7-11-10

http://viet-studies.info/LaiNguyenAn_XuanDieu.htm
0o0


No comments:

Post a Comment