Monday, May 28, 2012

Fw: [CLBcSVVNtNB] American dream



----- Forwarded Message -----
From: binh nguyen <binh_nguyen98@yahoo.com>
To: bio vietnam <bio-vn@yahoogroups.com>; "tonghoi@yahoogroups.jp" <tonghoi@yahoogroups.jp>
Sent: Monday, May 28, 2012 1:50 AM
Subject: [CLBcSVVNtNB] American dream

グループのメインページ | 掲示板
Yahoo!グループ - ヘルプ
[tonghoi]グループの掲示板に投稿があったことを、Yahoo!グループよりお知らせいたします。
---
FYI:
Priscilla is the child of a Chinese-Vietnamese father who arrived in America with his family in the Seventies after spending time in a refugee camp.

=====================================================================================

http://www.dailymail.co.uk/news/article-2150534/Facebook-bride-Priscilla-Chans-father-Asian-refugee-worked-Chinese-takeaway.html

American dream rise of £12 billion Facebook bride: Father of Zuckerberg's new wife was Asian refugee who worked 18-hour days in Chinese takeaway

  • Priscilla Chan was mainly raised by her grandmother because parents Dennis and Yvonne worked such grueling hours at their Boston restaurant
  • Her science teachers says she was determined and bright pupil who was aiming for Harvard when she was just 13
PUBLISHED: 19:23 EST, 26 May 2012 | UPDATED: 09:24 EST, 27 May 2012
When Priscilla Chan married her long-time boyfriend, Facebook founder Mark Zuckerberg, last weekend she looked every inch the fairytale bride.
In a stunning full-length white gown, 27-year-old Priscilla smiled serenely as she exchanged vows with Zuckerberg, 28, worth an astonishing £12 billion, in a surprise ceremony.
Her transformation into the wife of the world's youngest billionaire, however, is more remarkable than it may seem.
For Priscilla is the child of a Chinese-Vietnamese father who arrived in America with his family in the Seventies after spending time in a refugee camp.
Billionaire bride: Facebook founder Mark Zuckerberg wed Priscilla Chan last weekend in California
Billionaire bride: Facebook founder Mark Zuckerberg wed Priscilla Chan last weekend in California
Later Dennis Chan, 47, raised enough money to open a Chinese restaurant, where he worked gruelling 18-hour days as he dreamt of his first-born daughter living the American dream.
Priscilla was raised largely by her grandmother as her mother Yvonne also worked long hours at the Taste of Asia in Boston. At the 1,200-pupil state-run Quincy High School in the working-class town of Quincy, near Boston, it quickly became clear that Priscilla was bright - and determined to get on.
Peter Swanson, 66, her science teacher and tennis coach, said: 'She came up to me during that first year, when she was 13, and said, 'What do I have to do to get into Harvard University?''
'I was stunned. In all my years of teaching I have never had a 13-year-old ask a question like that. She knew what she wanted, even back then. I encouraged her to join the tennis team because I knew that Harvard would require her to have a well-rounded resumé.'
He added: 'She was mostly raised by her Chinese grandmother, who spoke no English. She was a very dignified woman who clearly was a huge influence in Priscilla's life. The grandmother was her emotional support. Her parents were working long hours - 18-hour days - at the restaurant.
'Priscilla worked incredibly hard at her studies and graduated top of her class. She gave me a voucher for a free meal at her family's restaurant as a gift.
'It was clear the family came from humble beginnings but were prepared to work around the clock to make something of their new life in America.
'Priscilla had that drive within her. She did everything she needed to round out her resumé and make it attractive to Harvard. And she joined the tennis club – she was not a natural athlete but with hard practice she steadily improved. When she got into Harvard she ran up to me grinning from ear to ear and said, 'See, I told you I would get to Harvard!''
Changing fortunes: The Chans' old restaurant Taste of Asia in Boston - now called Pho & I
Changing fortunes: The Chans' old restaurant Taste of Asia in Boston - now called Pho & I
Mr Swanson visited Priscilla and her new husband at their £3.5 million home in Palo Alto, California, last year. 'Mark was at the kitchen table working on his computer,' he said. 'Priscilla introduced us and he grinned and said, 'Behind every great man there is a great woman.''
'People are saying how lucky she is to marry him, but he knows he's the lucky one. Priscilla is the ultimate story of the American dream made good. Her parents came to the States with virtually nothing and she has married a self-made billionaire. It doesn't get much better than that.'
 
Priscilla has closely guarded her family's humble roots, releasing only a few titbits through Facebook's PR machine. Her 'official' biography states that after Quincy High, she studied biology at Harvard where she met Zuckerberg as they queued for the toilet at a party in 2003.
She has recalled: 'He was this nerdy guy who was just a little bit out there.' While Zuckerberg dropped out of Harvard after founding Facebook in his dorm room and moved to California to build his company, she remained at the prestigious Ivy League university. After Harvard, Priscilla attended medical school and graduated as a pediatrician a week before her wedding.
Her family's home is a four-bedroom red-brick detached house in a quiet cul-de-sac in the middle-class Boston suburb of Braintree. But the precise details of how the family arrived in America are unclear.
Determined pupil: Priscilla's yearbook photo from state-run Quincy High School, near Boston
Determined pupil: Priscilla's yearbook photo from state-run Quincy High School, near Boston
Reports in China say they came originally from the city of Xuzhou in eastern Chandong province, also the home city of Rupert Murdoch's wife Wendi Deng. Others say that the family lived in Nanjing, an industrial town 150 miles west of Shanghai, before leaving to live first in Hong Kong and later in the US.
A source at the Asian-American Civic Association in Boston said it was 'highly likely' the family spent time in a refugee camp, either in Hong Kong or on arrival in the US.
Priscilla's father said he was a refugee who had lived in Vietnam, according to Thai-born Napat
Sriwannavit, who bought the 87-seat Taste of Asia restaurant from him in 2006 and turned it into a noodle bar called Pho & I.
Mr Sriwannavit said: 'Mr Chan was a very good man, very good manners. He said he had been a refugee and had lived in Vietnam. He was Chinese but he told me he lived in Vietnam.'
When Priscilla's father sold up, he told the new owner: 'I'm tired of working such long hours.'
Records show Dennis, who now owns a small wholesale fish business, was given a social security number as an 'Asian Refugee' between April 1975 and November 1979.
It is believed that he and his accountant wife, now 50, moved to Massachusetts in the early Eighties. Priscilla and her younger sisters, Elaine and Michelle, were born in the US.
Priscilla has already introduced Zuckerberg to her Asian roots. The couple travelled to Vietnam last December and to China in March.
Of the future, Mr Swanson said: 'Priscilla wants to contribute to society. She was the one who encouraged Mark to start a feature on Facebook encouraging people to be organ donors.
'She knows who she is and what she wants. She and Mark both want to change the world. And they are in the fortunate position of having the resources to do that.'
Mansion: Mark Zuckerberg's mansion in Palo Alto, California, which he bought for a reported $7 million
Mansion: Mark Zuckerberg's mansion in Palo Alto, California, which he bought for a reported $7 million



Help URL   : http://help.egroups.co.jp/
Group URL  : http://www.egroups.co.jp/group/tonghoi/
Group Owner: mailto:tonghoi-owner@egroups.co.jp




---
なお、投稿者は本メールの送信者欄に表示されている方です。



Sunday, May 27, 2012

初体験学ぶ成人合宿 応募に要作文、TOEIC高得点者は割引


 5月初旬、インターネットで突如告知され大きな波紋を呼んだ「成人合宿」(主催・NPO法人ホワイトハンズ)。セックス未経験の大学生を集め、初体験を経験させるこの成人合宿だが、参加するには、厳しい審査をパスする必要がある。
 募集定員は男女5人ずつの計10名。18歳以上24歳以下の大学生であることに加え、「標準体重であること(BMIの値が18.5以上25未満)」も条件のひとつ。やせすぎ、太りすぎの人は、健康面で問題を抱えている可能性があるため、受講資格は与えられない。真性包茎など「性交に支障をきたす疾病や障害」のある男子や、生理周期が安定していなかったり、受講予定日が生理予定日と重なる女子も参加できない。

Tuesday, May 22, 2012

Fw: [HUYET-HOA] Toa ruou thuoc cho qui ong



----- Forwarded Message -----
From: "Phuong1110@aol.com" <Phuong1110@aol.com>
To:
Sent: Saturday, December 19, 2009 2:15 PM
Subject: [HUYET-HOA] Toa ruou thuoc cho qui ong

 
 
 
Các toa rượu thuốc cho đàn ông
Lương y Vũ Quốc Trung
Có hay không rượu thuốc trường thọ mỹ dung?
Đông y cho rằng bản thân rượu là thuốc rồi có thể trị bệnh, thông kinh hoạt mạch dưỡng vị sinh tinh.
Rượu thuốc trong cuốn sách Trung dược phương tễ học còn gọi là tửu tễ (thang thuốc ngâm rượu) hay
còn gọi dược tửu. Ngày xuân xin giới thiệu cùng bạn đọc những thang rượu thuốc độc đáo bổ thận tráng
dương, ích thọ sinh tinh.
Mạch môn: Rượu thuốc giữ gìn dung nhan tươi nhuận:
Vật Liệu:
* Bạch phục linh 25g,
* cam cúc hoa 2g,
* thạch xương bồ 25g,
* thiên môn đông 25g,
* bạch truật 25g,
* hoàng tinh 25g,
* sinh địa hoàng 25g,
* nhân sâm 25g,
* nhục quế 15g,
* ngưu tất 15g,
* rượu trắng 50o 500ml.
Cách pha :
Giã vụn 10 vị thuốc trên, cho vào túi vải, buộc túm đầu túi, đựng trong bình thủy tinh rồi đổ rượu vào
ngâm, bịt kín miệng bình trong 7 ngày, sau đó bỏ túi bã thuốc ra là có rượu thuốc.
Rượu này có tác dụng bổ hư tổn, khoẻ thể lực, sáng nước da, giữ cho dung nhan luôn tươi nhuận, nam
giới và phụ nữ đều uống được. Uống nóng khi đói, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml.
Rượu thuốc giữ râu tóc đen, trường thọ
Vật Liệu:
* Hà thủ hô đỏ 250g,
* hà thủ ô trắng 250g,
* sinh địa 60g,
* hồ đào nhục 45g,
* đường quy 30g,
* liên nhục 45g,
* câu kỷ tử 30g,
* táo tàu 50g,
* mạch môn đông 15g,
* mật ong 50ml. Rượu trắng 40o 3 lít.
Cách pha :
Tán vụn tất cả các vị thuốc, cho vào túi vải, buộc kín, cho vào bình thuỷ tinh (hoặc sứ), rót rượu vào, nút
kín bình, mỗi ngày lắc bình vài lần. Ngâm 14 ngày rồi loại bỏ bã, cho mật ong vào là được.
Rượu thuốc này có tác dụng bổ tinh ích khí, đen râu tóc, kéo dài tuổi thọ, tăng cường độ dẻo dai. Ngày
uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Rượu hoàn đồng: (Làm trẻ lại cơ thể).
Vật Liệu:
*Thục địa 16g,
* mạch môn đông 12g,
* thương truật 12g,
* xuyên khung 12g,
* tục đoạn 12g,
* đan bì 12g,
* khương hoạt 10g,
* tiểu hồi hương 10g,
* nhục quế 6g,
* tần giao 12g,
* sinh địa 16g,
* ngưu tất 10g,
* trần bì 10g,
* câu kỷ tử 12g,
* mộc qua 12g,
* độc hoạt 10g,
* ô dược 10g,
* rượu trắng 40o 1,5 lít.
Cách pha :
Tán vụn tất cả các vị thuốc trên cho vào túi vải buộc kín đầu, cho vào bình đổ rượu vào ngâm, sau 14
ngày bỏ bã là dùng được.
Rượu thuốc này có tác dụng bổ sung tinh, bổ tủy, khỏe mạnh gân cốt, trừ phong, hoạt lạc, đại bổ
nguyên khí, cải lão hoàn đồng (làm trẻ trung lại cơ thể). Ngày uống 2 lần mỗi lần 15ml trước bữa ăn 30
phút.
Rượu nhất dạ lục giao sinh ngũ tử
Vật Liệu:
* Bạch thược 12g,
* đại hồi 4g,
* sa sâm 12g,
* bạch truật 12g,
* đương quy 20g,
* tần giao 10g,
* cam thảo 4g,
* khương hoạt 12g,
* thục địa 20g,
* đại táo 10 quả,
* kỷ tử 8g,
* thương truật 12g,
* đào nhân 8g,
* mộc qua 12g,
* trần bì 8g,
* đỗ trọng 16g,
* nhục quế 4g,
* tục đoạn 16g,
* độc hoạt 12g,
* phòng phong 12g,
* xuyên khung 8g,
* phục linh 12g.
* Rượu trắng 40o 2 lít.
Cách pha :
Tán nhỏ tất cả các vị thuốc cho vào túi vải thưa, buộc kín lại cho vào bình rồi đổ rượu vào ngâm trong 10
ngày, chắt lấy rượu cho thêm 300ml mật ong lắc đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Rượu thuốc này có tác dụng đại bổ khí huyết, tăng tuổi thọ, tăng thể lực, mạnh sinh lý, ngăn ngừa bệnh
tật, nhất là cho người yếu sinh lý, bất lực, vì thế rượu này có tên "Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử" (một
đêm sinh hoạt 6 lần, sinh được 5 con).
Kỷ tử. :Nhất dạ tứ tử thang
Vật Liệu:
*Cam cúc hoa 12g,
* hồng sâm 20g,
* táo nhân 12g,
* câu kỷ tử 20g,
* ngưu tất 16g,
* tân ngâm ngọc 12g,
* cốt toái bổ 8g,
* nhân sâm 20g,
* thạch hộc 16g,
* đại táo 10 quả,
* nhục thung dung 12g,
* thục địa 20g,
* đan sâm 12g,
* quảng bì 8g,
* tục đoạn 10g,
* đỗ trọng 16g,
* đương quy 20g,
* xuyên khung 8g,
* hoàng kỳ 20g,
* sinh địa 20g,
* rượu trắng 40o 2 lít.
Cách pha : Tán nhỏ tất cả các vị thuốc trên bọc vào túi vải, buộc kín đầu, cho vào bình rồi đổ rượu vào
ngâm trong 14 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Rượu thuốc này có tác dụng sinh tinh, ích tủy,
mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương, * mạnh sinh lý. Có tác dụng với người cơ thể yếu mệt, mỏi gối, đau
lưng, * di tinh, hoạt tinh, dương suy...
Minh Mạng tửu
Vật Liệu:
*Thục địa 20g,
* đỗ trọng 20g,
* nhân sâm 15g,
* kỷ tử 20g,
* sa sàng tử 5g,
* xa tiền tử 15g,
* đại táo 20g,
* phá cố chi 10g,
* ngũ vị tử 15g,
* viễn chí 10g,
* hoài sơn 20g,
* dâm dương hoắc 20g,
* nhục thung dung 20g,
* đương quy 20g,
* cúc hoa 10g,
* long nhãn 10g,
* táo nhân 10g,
* liên nhục 20g,
* rượu trắng 40o 3 lít.
Cách pha :
Tất cả 21 vị thuốc tán nhỏ cho vào túi vải thưa buộc kín đầu, cho vào bình, đổ rượu vào ngâm trong 21
ngày, chắt ra uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
Minh Mạng tửu có tác dụng đại bổ khí huyết, đại bổ thần kinh và các tạng phủ, nhất là bổ can thận, tráng
dương, dùng cho người cơ thể suy nhược, nhất là người già yếu, yếu sinh lý, dùng chữa các bệnh
dương suy, đau lưng, mỏi gối...
Những điều cần chú ý khi uống rượu thuốc
Người xưa dạy rằng: "Nước tải thuyền, nước lại dìm thuyền". Uống rượu quá mức sẽ hại cho gan, tim,
tổn thương hệ thống thần kinh, gây ra nhiều loại bệnh tật, hơn nữa có thể rút ngắn thọ mệnh (đoản thọ)
của con người chứ không phải trường thọ nữa.
Lương y Vũ Quốc Trung
__._,_.___
" Khong mang NUOC va DAN di dang cho mot NUOC NGOAI truoc khi tranh doi va khoi phuc lai duoc NUOC va DAN o tay mot NUOC NGOAI."
.

__,_._,___


Monday, May 21, 2012

Fw: Fwd: Albert Einstein: Khoa học, Triết học và Tôn giáo


----- Forwarded Message -----
From: cuong tong <charlie.t365@gmail.com>
To: Ton Tran <metta10@cox.net>; Suong Lam Tran <suonglamt@gmail.com>; TOT PHAM <phamtot@yahoo.com>; Nhuong Dang <nhuongdang@gmail.com>; VanMai <vanmai@sympatico.ca>; Duy Thai <duyth7@gmail.com>
Sent: Monday, May 21, 2012 12:22 PM
Subject: Fwd: Albert Einstein: Khoa học, Triết học và Tôn giáo

Albert Einstein: Khoa học, Triết học và Tôn giáo


---------- Forwarded message ----------
From: thi duong <giotjmai2@yahoo.com>
Date: Sun, May 20, 2012 at 2:26 PM
Subject: Albert Einstein: Khoa học, Triết học và Tôn giáo
To: Duong NhuKhoa <giotjmai2@yahoo.com>


Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ lắm, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau:

Ông Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich. Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài "Lý thuyết tương đối hẹp" dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy.

Năm 1911, Ông là giáo sư vật lý ở Prague. Năm 1913, ông được mời làm giám đốc Học Viện Vật Lý Hoàng Đế Wilhelm tại Berlin. Đến năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về Vật lý học qua đề án nghiên cứu "Lý Thuyết Tương đối" (The Theory of Relativity). Trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), ông từng bị tống giam vì tội "chống chiến tranh và ủng hộ hòa bình". Sau khi Adolf Hitler (1889-1945) trở thành quốc trưởng của Đức, ông ra sức chống lại chủ nghĩa phát xít và rời bỏ nước Đức sang sống tại Hoa Kỳ.

Từ năm 1933 đến năm 1945, ông là giáo sư toán và lý tại Viện Cao học Princeton ở bang New Jersey. Phát xuất từ lòng căm thù chủ nghĩa phát xít mà ông đã giúp cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882-1945) chế tạo bom nguyên tử và cuối cùng bị xem là "cha đẻ" của thứ vũ khí giết người này. Đây cũng là lý do mà về sau năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm Soát Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ.

Ba thập niên cuối đời mình, ông dành thời gian để nghiên cứu về "Lý thuyết thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang" (The Theory of unify gravitation and eletro-magnetism).

Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật. Theo tài liệu "The World As I See It" (Trần thế khi tôi nhìn thấy nó, nhà xb Philosophical Library, New York, 1949) và quyển "Ideas and Opinions" (Những Ý Kiến và Những Quan Điểm, nhà xb Crown, NY, 1945) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi. Đáng chú ý trong tập này là các bài như "Religion and Science" (Tôn giáo và Khoa học), viết từ 1930; bài "Science, Philosophy & Religion, A Sumposium" (Khoa học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941; bài "Religion and Science: Irreconcilable?" (Tôn giáo và Khoa học: không thể hòa giải được sao?) viết vào năm 1948.

Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Science without religion is lame. Reigion without science is blind).

Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)... là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa. Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description). Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học" (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/ Einstein quotes.htm).

Dù những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm 1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông, người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật.
Thích Nguyên Tạng



Friday, May 18, 2012

生活保護受給者209万人 不正受給は0.4%だが増加の一途


 大阪市の橋下徹市長は4月から、警察官OBや元ケースワーカーらによる生活保護の「不正受給調査専任チーム」を市内24区すべてに配置した。いわば「生活保護Gメン」である。特に受給者の多い西成区と浪速区では、他区に先駆けて昨年11月にチームが発足しており、西成区では2チーム6人が“捜査”に当たっている。
 かつて西成区の日雇い労働者の街であるあいりん地区で生活をしていた経験のある男性はこう話した。

Tuesday, May 15, 2012

Phạm Lãi cứu nước không cứu nổi con


Theo Sử ký, con thứ Phạm Lãi phạm tội giết người, bị giam ở nước Sở[1]. Phạm Lãi quen tướng quốc Sở là Trang Sinh, sai con mang 1.000 dật (24.000 lượng) vàng đi "đút lót" cho Trang Sinh xin tha con mình[1]. Ông muốn sai đứa con út đi, nhưng người con cả nhất định đòi đi, nếu không sẽ tự sát; vợ ông cũng muốn để người con cả đã chín chắn vì sợ cậu con út còn ít tuổi. Cuối cùng ông đành nghe theo[1].
Người con cả đến nước Sở gặp Trang Sinh, đưa vàng và ngỏ lời nhờ tha cho em mình. Trang Sinh nhận lời, bảo con Phạm Lãi cứ về, rồi em sẽ được thả mà không được hỏi lý do tại sao. Trang Sinh vốn là người ngay thẳng, định bụng sau khi xong việc sẽ hoàn lại vàng cho Đào Chu công[1].
Sau đó Trang Sinh vào tâu vua Sở Huệ Vương, mượn điềm thiên văn tai ương để xui vua Sở phóng thích tù nhân, làm điều phúc đức tránh tai hoạ. Vua Sở nghe theo, bèn ra lệnh sẽ thả hết phạm nhân[1].

Sunday, May 13, 2012

Fw: [exryu-ww-vannghe] Re : [Exryu-ww-Forum] RE: [exryu-ww] Bờm ơi là bờm !


----- Forwarded Message -----
From: D. Nguyen <Dmasayuki@yahoo.com>
To: "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; Exryu-WW <exryu-ww@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, May 13, 2012 9:20 AM
Subject: Re: [exryu-ww-vannghe] Re : [Exryu-ww-Forum] RE: [exryu-ww] Bờm ơi là bờm !

 
Chuyện ông NTB có là ếch riêu hay không thì tui hổng "ke" !
Có điều là tác giã trong bài nói đúng, chủ quan vì/và có lẽ NTB nầy chưa định nghĩa và phân biệt được cái khác nhau giữa ... phân số và hỗn số ! 


Áp đặt chủ quan vào tình cảnh thời đại nầy, nhìn phân số 10/3 và  hỗn số  3 1/3, có thấy "bình" đẵng thì nói là ... trọng-"bình" đẵng đi, nhưng cái khác là trong cái hỗn (láo)số thì chú 3 (Dũng) luôn muốn đứng trước phân số ... 1/3, đè luôn chú 4 Sang và bác Trọng Lú, mục tiêu là... công an trị !?

ĐVT




From: nguyen phong quang <nguyen_phongquang@yahoo.fr>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; Exryu-WW <exryu-ww@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, May 13, 2012 1:47 AM
Subject: [exryu-ww-vannghe] Re : [Exryu-ww-Forum] RE: [exryu-ww] Bờm ơi là bờm !

 
Anh Phát mến,
Ông NTB được nhắc đến trong bài này có lẽ là anh NT Bình, exryu ở SD. Chỉ chắc 90% thôi, nếu không phải, xin anh Bình thứ lỗi.
Xin gởi anh link bài "Giải mã bài ca dao Thằng Bờm" của anh NT Bình để có thêm dữ kiện.
http://elib.quancoconline.com/ui/viewcontent.aspx?g=49486
 
Thân,
Quang

De : Tu Cong <tanphat@hotmail.com>
À : Exryu-WW <exryu-ww@yahoogroups.com>; exryu-ww-forum@yahoogroups.com; exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com
Envoyé le : Samedi 12 mai 2012 15h55
Objet : [Exryu-ww-Forum] RE: [exryu-ww] Bờm ơi là bờm !
 
Anh Quang ki'nh me^'n, To^i co' tha('c ma('c: O^ng NTB d-u+o.c nha('c trong ba`i vie^'t na`y co' pha?i la` e^'ch rie^u kho^ng?
Ki'nh
P72
To: Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com; exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com; exryu-france@yahoogroupes.fr; exryu-ww@yahoogroups.com
From: nguyen_phongquang@yahoo.fr
Date: Sat, 12 May 2012 12:42:00 +0100
Subject: [exryu-ww] Bờm ơi là bờm !



 
Bờm ơi là bờm !
06/05/2012
Bùi Công Thuấn
 
 
 
 
1."Bờm ơi là bờm !"
Có lần, tôi hí hửng đi chợ mua một miếng heo quay về ăn, gọi mừng món mới ngày lĩnh lương. Những tưởng thế nào cũng được người bạn đời khen, " trời ơi! sao hôm nay anh đảm đang thế!", và tôi sẽ ưỡn tấm ngực ra đầy tự hào:"Xưa nay anh vẫn đảm đang, ấy chứ lị". Ai ngờ, nàng cầm miếng thịt lên nhìn và lắc đầu, "bờm ơi làm bờm! đàn ông đàn ang các anh đi chợ là dễ bị lừa lắm. Nó bán được cho anh chỗ này nó vừa mừng lại vừa cười vào mũi cho, bờm ạ!. Tôi ớ người ra, tôi bị nàng gọi là bờm, mà sao là bờm ? Tôi hỏi nàng, sao em bảo anh bờm? Nàng nói, chính câu hỏi của anh đã chỉ ra anh là thằng bờm thứ thiệt rồi chứ còn là sao nữa. "Bờm ơi là bờm! lại còn hỏi". Tôi là thằng bờm, tôi là thắng bờm? thế nào là bờm ?
Tôi chợt nhớ đến bài ca dao.
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi một xâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười
Bài ca dao giúp tôi hiểu Bờm là thằng khờ, là thật thà quá đến mức không biết tính toán lợi lộc gì cả. Ba bò chính trâu, ao sâu cá mè, bè gỗ lim không lấy, lại lấy nắm xôi! Vâng bờm là khờ, là quá thật thà, dưới mức trung bình của thói thường tình trong đời sống.
Tôi những tưởng rằng bài ca dao thằng bờm do nhân dân làm ra là để giải thích thuộc tính "bờm" của một loại người chất phác, thật thà, không biết tính toán lợi lộc cho mình. Nhưng khi đọc bài viết của Nguyễn Trọng Bình, Lê Tiến Dũng, Đỗ Minh Tuấn thì các tác giả "giải mã" ý nghĩa bài ca dao không phải là vậy. Nguyễn Trọng bình tổng kết ý kiến người đi trước và đưa ra các lý giải ý nghĩa bài ca dao như sau:
1." Bài ca dao Thằng Bờm là tiếng cười châm biếm, đả kích những hạng người giàu có nhưng tham lam, ngu dốt và đặc biệt là rất hay khoe khoang, vênh váo, tự đắc, mình là số một trong thiên hạ – một dạng "trọc phú" hay "trưởng giả học làm sang" trong xã hội mà Đông Tây, kim, cổ đều có.
2. Bài ca dao Thằng Bờm phản ánh sự bất công trong xã hội. ..Tiếng cười của thằng Bờm ở cuối bài ca dao là tiếng cười để tác giả dân gian qua đó bộc lộ những khát vọng, những ước mơ chính đáng về một cuộc sống, một xã hội công bằng, dân chủ.
3 Bài ca dao thể hiện một triết lý nhân sinh có ý nghĩa muôn thuở của người xưa đó là: trong cuộc sống không phải anh có tiền, có của là anh muốn gì cũng được, mua gì cũng được, đổi gì cũng được, làm gì cũng được...
4 Bài ca dao Thằng Bờm khẳng định chiều sâu của vẻ đẹp trí tuệ và tư duy dân gian sâu sắc và độc đáo của người xưa: những kẻ mà trong cuộc sống tuy giàu về tiền bạc, của cải nhưng chưa chắc đã "giàu" về trí tuệ, ngược lại những người nghèo khó về tiền bạc nhưng có khi họ rất "giàu" về trí tuệ "(Kiến thức ngày nay, số 740,ngày 01/03/2011
 
2. Hạn chế của phương pháp phê bình.
Bây giờ thì tôi hoang mang thật sự, không còn biết ý nghĩa thực của bài ca dao là gì. Ý kiến của những nhà nghiên cứu trên có thật là chân lý của vấn đề hay không. Tôi mơ hồ rằng những kiến giải ấy nằm ngoài văn bản bài ca dao, điều này thúc giục tôi bước vào một cuộc truy tìm ý nghĩa khả tín mà nhân dân muốn gửi trong bài ca dao này
Nguyễn Trọng Bình cho rằng Phú Ông là kiểu người như Thạch Sùng, tự hào có mọi thứ, chỉ thiếu cái quạt mo. "Lão trọc phú đã huênh hoang cho rằng nhà ta "cái gì cũng có" nhưng khi thằng Bờm trưng ra "cái quạt mo" thì lão mới tá hỏa. Nếu "Thạch Sùng thiếu mẻ cá kho" thì tên Phú Ông này thiếu cái "cái quạt mo" cũng không có gì là lạ và khó hiểu."(đd). Tôi đọc đi đọc lại bài ca dao, rõ ràng là trong văn bản bài ca dao trên tuyệt nhiên không có bất cứ một dấu chỉ nào, rằng nội dung cuộc trao đổi của thằng bờm với phú ông giống như cuộc trao đổi trong truyện Thạch Sùng. Tác giả bài viết đã tưởng tượng ra câu chuyện Thạch Sùng ngoài văn bản bài ca dao, hay nói cách khác tác giả đã áp đặt cái nghĩa chủ quan của mình cho văn bản mà bản thân văn bản không hề có. Vì thế, những suy diễn tiếp theo càng lạc xa ngoài văn bản hơn nữa. Ấy là, tác giả kết luận :"Bài ca dao Thằng Bờm là tiếng cười châm biếm, đả kích những hạng người giàu có nhưng tham lam, ngu dốt và đặc biệt là rất hay khoe khoang, vênh váo, tự đắc, mình là số một trong thiên hạ".
Kết luận rằng :" Bài ca dao Thằng Bờm phản ánh sự bất công trong xã hội, bộc lộ những khát vọng, những ước mơ chính đáng về một cuộc sống, một xã hội công bằng, dân chủ."nghe như là tác giả đang nói về thằng bờm trong thời đại hôm nay, ước mơ xây dựng một nước Việt Nam XHCN văn minh, tiến bộ, công bằng, dân chủ, và giàu mạnh. Đọc bài ca dao, người đọc đều nhận rõ Bờm đâu có ước mơ gì. Tất cả những gì phú ông hứa đổi đều bị Bờm gạt phăng đi. Bờm đâu có mơ giàu có để công bằng với phú ông. Phú ông cũng không dùng quyền lực để tước đoạt quạt mo của thằng bờm. Trong tương quan xã hội, địa vị Bờm, vẫn ngang hàng với phú ông. Nó vẫn làm chủ tài sản của nó. Phú ông chẳng làm gì được.
Kết luận sau đây có lẽ là một ngẫu hứng lãng mạn không hơn không kém:" Bài ca dao Thằng Bờm khẳng định chiều sâu của vẻ đẹp trí tuệ và tư duy dân gian sâu sắc và độc đáo của người xưa: những kẻ mà trong cuộc sống tuy giàu về tiền bạc, của cải nhưng chưa chắc đã "giàu" về trí tuệ, ngược lại những người nghèo khó về tiền bạc nhưng có khi họ rất "giàu" về trí tuệ"(đd). Hóa ra tác giả ám chỉ thằng bờm là nhân vật trí tuệ, là người giàu có, còn phú ông mới là kẻ ngu dốt, nghèo nàn ! nếu được như vậy thì quả là phúc đức 10 đời cho thằng bờm. Hoan hô Bờm, hoan hô thằng Bờm rất giàu có về trí tuệ !!! (hoan hô người bạn đời đã mắng yêu tôi là Bờm! Hóa ra nàng khen tôi trí tuệ!)
Tôi không tin điều ấy, bởi đã là bờm thì làm gì có trí tuệ! Dân gian không ai gọi Bờm là người tuy nghèo về vật chất mà rất giàu có về trí tuệ cả. Bờm là bờm, là khờ khạo, thậm chí thiểu năng trước những người khôn ngoan.Thế thôi. Vậy do đâu lại có những giải mã như vậy. Tôi nhận ra rằng các tác giả đã áp dụng phương pháp phê bình MarxistPhản ánh luận của Lê Nin để phân tích bài ca dao. Đọc tác phẩm văn học bằng phương pháp này, người ta luôn tìm xem đâu là cuộc đấu tranh giai cấp được phản ánh trong tác phẩm, tìm xem ý nghĩa xã hội của tác phẩm là gì, và luôn đứng trên lập trường quần chúng, lập trường cách mạng để đánh giá tốt xấu, hay dở. Từ đó người ta gán cho phú ông là giai cấp địa chủ bóc lột muốn cướp đoạt hết thành quả lao động của người nông dân kể cả cái quạt mo là thứ chẳng có giá trị gì; Từ đó suy ra câu chuyện trong bài ca dao là cuộc đấu tranh giai cấp mà nhân dân là kẻ chiến thắng; cũng từ đó nói đến sự "phản ánh sự bất công trong xã hội" phản ánh khát vọng về một cuộc sống, một xã hội công bằng, dân chủ. Những suy diễn như thế hoàn toàn là áp đặt chủ quan của tác giả, nằm ngoài ý nghĩa của chính văn bản bài ca dao.
 
3.Đâu là căn cốt của vấn đề ?
Bài ca dao này nói đến phú ông - thằng Bờm, nói đến trâu bò, ao cá, bè gỗ… chắc chắn nó đã ra đời trước khi chủ nghĩa Marx truyền vào Việt Nam. Như thế tác giả dân gian đâu có sáng tác theo quan điểm cách mạng, đâu có xây dựng nhân vật điển hình cho các giai cấp trong xã hội, đâu có miêu tả hoàn cảnh điển hình mà ở đó tập trung mâu thuẫn giai cấp, đâu có mở ra tương lai theo cách nhìn lãng mạn cách mạng. Bờm không đại diện cho một giai cấp nào trong xã hội Việt Nam. Cuộc đổi chác giữa bờm và phú ông không phải là một cuộc đấu tranh giai cấp, nó rất khác với "cảnh mua bán ở nhà Nghị Quế " trong Tắt Đèn. Người ta không thể tìm thấy bất cứ yêu cầu nào của của chủ nghĩa Hiện Thực Xã Hội Chủ nghĩa trong bài ca dao này. Vì thế, làm gì có chuyện tố cáo giai cấp thống trị bóc lột, làm gì có "ai thắng ai ". Rõ ràng phương pháp phê bình Marxist không phù hợp để phân tích bài ca dao này, đơn giản phương pháp này chỉ áp dụng cho các tác phẩm viết bằng phương pháp tả thực. Tức là những tác phẩm mà nhà văn hướng về hiện thực để sáng tác, tìm nhân vật, tìm cốt truyện, quan tâm đến những vấn đề xã hội. Nhà văn viết tác phẩm là để lên tiếng nói với hiện thực, để góp phần cải tạo xã hội. Nói như Sóng Hồng :"Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ/ mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền" hay như Thạch Lam, "văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có , để vừa tố cáo vừa thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác , vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn" . Bút pháp tả thực buộc nhà văn phải tuân thủ những quy luật vận động khách quan của hiện thực.
Bài ca dao Thằng Bờm được viết bằng bút pháp gì?
Tác giả dân gian thuật lại câu chuyện trao đổi giữa phú ông và thằng Bờm. Như vậy bài ca dao là một câu chuyện (phương thức tự sự), nhưng người thuật truyện đã tước bỏ hết không gian, thời gian, tước bỏ những chi tiết về nhân thân của nhân vật. Ta không biết sự việc xảy ra ở đâu, vào lúc nào, mặt mũi, thái độ của nhân vật ra sao. Câu chuyện chỉ còn là lời thoại được thuật gián tiếp :"Bờm rằng bờm chẳng lấy…". Xem xét thái độ trong cuộc đối thoại của hai nhân vật, ta thấyThái độ của phú ông rất ẩn nhẫn và từ tốn. Tác giả dân gian thuật lại rằng: "Phú ông xin đổi"nhiều lần, có vẻ như nài nỉ. Phú ông không quát nạt, hăm dọa hay tạo bất cứ áp lực trên Bờm. Phú ông xin đổi, đó không phải là thái độ trịch thượng, bất nhân như vợ chồng Nghị Quế khi thương lượng mua ép mua rẻ cái Tý và đàn chó của chị Dậu (Tắt Đèn). Trong thực tế không hề có câu chuyện trao đổi như thế. Chuyện ngã giá, lẽ ra phú ông phải tăng giá để đổi được quạt mo, trái lại ông cứ giảm giá dần dần. Điều này trái với quy luật khách quan của hiện thực. Như vậy ta có thể khẳng định bài ca dao Thằng Bờm không được viết bằng bút pháp hiện thực. Thế nghĩa là ta không thể khai thác ý nghĩ bài ca dao như một câu chuyện có thật trong đời, không thể coi những chi tiết của câu truyện là thật, để từ đó chỉ ra ý nghĩa xã hội của bài ca dao. Tất cả hệ thống truyện chỉ có ý nghĩa biểu trưng như một câu chuyện ngụ ngôn.
Chẳng ai lại tin rằng trong ngụ ngon Trí Khôn Của Ta Đây (1), cọp lại đi đứng nói năng như người, và để bác nông dân trói vào cây mà đập, mà đốt. Chủ đề của truyện Trí Khôn Của Ta Đây thật đơn giản: con người hơn loài vật, làm chủ muôn loài nhờ có trí khôn. Truyện cũng giải thích tại sao trâu không có răng cửa , tại sao trên mình cọp lại có những sọc vằn. Cũng vậy câu chuyển trao đổi giữa phú ông và thằng bờm chứa đựng một bài học nào đó cần khám phá như một ngụ ngôn.
Thông điệp từ bài ca dao Thằng Bờm cũng thật rõ ràng. Trước tiên bài ca dao giải thích thuộc tính "bờm". "Bờm" là "khờ", là không biết gì, là ngây thơ trước thực tại. Đơn giản là vậy, như truyện Trí Khôn của Ta Đây giải thích tại sao trâu không có răng cửa, tại sao cọp lại có vằn vện trên thân. Tuy nhiên, cũng cần xem xét vấn đề này là, khi thuật lại câu chuyện trao đổi này, thái độ tình cảm của nhân dân nghiêng về nhân vật nào ? phú ông hay thằng Bờm? Câu trả lời hiển nhiên là, nhân dân dành cho bờm nhiều thiện cảm. Tại sao vậy? bởi Bờm chân thật, thẳng thắn, không thủ đoạn để vụ lợi, không ham mê vật chất, không thấy kẻ giàu có mà xun xoe đeo bám, nhờ vả, không hạ thấp nhân cách trước những kẻ có quyền lực trong xã hội. Những phẩm chất này vốn là những giá trị căn bản của nhân dân ta. Bạn có thể kiểm tra điều này: Nếu về thăm quê, bạn giản dị, chân thực, nghĩa tình, hòa đồng với mọi người, bạn sẽ được mọi người quý mến, trái lại nếu bạn ăn diện, bộ dạng khệnh khạng trưởng giả, thái độ quan cách trịch thượng, chắc chắn sẽ bị xa lánh.
Có một bí mật cần giải mã là thái độ "bờm cười" ở cuối bài ca dao. Có người cho rằng bờm đồng ý đổi lấy xôi cho chắc ăn, vì tính thực dụng nông dân vốn thế. Có nguời cho đó là thái độ minh triết. "dù thằng Bờm cười - đồng ý hay cười - không đồng ý đổi "cái quạt mo" thì trong cuộc đấu trí giữa tên "trọc phú" và anh "dân đen" cuối cùng tên trọc phú cũng thua một cách thật thảm hại và nhục nhã"(đd). Tôi không nghĩ vậy. Thái độ của bờm trước sau chỉ một mực từ chối :"bờm rằng bờm chẳng lấy.." Khi đã quá nhiều lần Bờm nói thẳng ra ý kiến của mình mà phú ông vẫn nài nỉ, thì Bờm không thèm trả lời nữa, mà bày tỏ thái độ bằng một nụ cười. Nụ cười ấy tiếp tục là sự từ chối, là không đối thoại nữa, là sự bày tỏ thái độ khinh miệt vào mặt phú ông, bởi lão đang dùng thủ đoạn. không phải Bờm đồng ý đổi lấy nắm xôi như người người đã giải thích một cách bôi bác tính thực dụng, tính phàm ăn tục uống, thói dĩ thực vi tiên của người nông dân. Bài ca dao kết lửng, ta không rõ thái độ phú ông thế nào sau cái cười của Bờm, có điều chính nụ cười này làm lộ ra rằng Bờm không "bờm" chút nào.
Muốn biết Bờm không "bờm" chút nào , ta hãy xem chiến thuật chiến lược của phú ông trong cuộc thương lượng, và thái độ ứng phó của Bờm. Phú ông liên tiếp đưa ra các đòn nặng cân để hạ knock out "đối thủ". Phú ông đặt trước mặt Bờm "ba bò chín trân", "ao sâu cá mà", " một bè gỗ lim". Theo lẽ thường, chẳng đối thủ nào chống đỡ nổi với lòng tham trước những lợi lộc lớn lao như vậy. Ngày xưa người nông dân làm việc cật lực, dành dụm mãi mới có thể mua được hai chân sau con trâu cày, rồi lại làm cận lực và dành dụm nữa mới mua được cả con trân, vậy mà nếu Bờm chỉ cần đồng ý là có ngay "ba bò chín trâu". Quả là một tài sản hết sức lớn đối với một nông dân nghèo. Nếu bây giờ, bỗng dưng có ai đem một triệu USD đến đổi cái nhà rách của mình, hẳn nhiều người sẽ choáng ngợp không cưỡng lại được. Thí dụ, Ngày 3/5/ 2012, Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt tạm giam ông Lại Hữu Lân, nguyên chủ tịch UBND và Bí Thư Thành Ủy TP Vĩnh yên (Vĩnh Phúc ) về tội nhận quà biếu là một chiếc ô tô Toyota Camry biển số 30T-7703, mà theo thời giá hiện nay là khoảng một tỷ rưỡi đồng VN. Làm sao từ chối lòng tham một món quà như thế? Thế nhưng trước những món lợi lớn như vậy, Bờm đã không bị lòng tham quật ngã. Bờm từ chối dứt khoát, một thái độ thẳng băng, trước sau lập trường không thay đổi, bụng dạ không nao núng, không đắn đo nghĩ suy hơn thiệt. Điệp ngữ "Bờm rằng bờm chẳng lấy" bộc lộ một thái độ lạnh lùng như không của Bờm trước những dụ dỗ vật chất.
Phú ông chuyển sang đổi con chim đồi mồi, nắm xôi . Chiêu gì đây ? là đánh vào cái sở thích của trẻ con, trẻ con vốn thích chim, trẻ thích xôi, bởi nông thôn xưa, xôi là món quý. Phú ông đánh vào lòng tham không được thì đánh vào sở thích. Mấy ai trong cuộc sống lại không có sở thích, nhiều khi đam mê một thứ gì đó. Mê đánh cờ, mê thả diều, chơi chim hoa cá cảnh, hòn non bộ, thích đi du lịch, mê đánh bạc, mê gái, mê nổi tiếng (thói háo danh), mê quyền lực (ngồi bắt ốc vít vào cái ghế quyền lực). Đối phương có thể dùng cái đam mê này mà quật ngã ta. Hãy lấy thí dụ , mới đây (24&25/12/2011), cơ quan CSĐT công an tỉnh Sóc Trăng đã đề nghị truy tố quan chức đánh cờ bạc tỷ là các ông Nguyễn Thanh Lèo, nguyên PGĐ Sở GTVT Sóc Trăng; Trần Văn Tân, nguyên Giám đốc TT Đào tạo lái xe loại 3 và Đinh Văn Mười, nguyên Phó chủ nhiệm UBKT thành ủy Sóc Trăng. Số tiền đặt cược trong mỗi ván cờ từ 500 nghìn đồng rồi tăng lên 5 tỷ đồng. Máu mê cờ bạc đã quật ngã các quan chức. Thế nhưng phú ông đã không quật ngã được Bờm, dù liên tiếp đánh vào sở thích trẻ con của Bờm.
Đến đây thì ngụ ngôn thằng bờm lộ ra thông điệp về giữ gìn nhân cách làm người trong đời. Bao nhiêu kẻ đã thân bại danh liệt vì lòng tham không cùng trước những lợi lộc do hợp đồng, do quà biếu, do hối lộ đem lại, để rồi tự bán thân làm nô lệ. Cũng vậy không biết bao nhiêu người vì "máu mê" mà đánh đổi tất cả. Những thí dụ tôi nêu ở trên đủ làm rõ bài học mà ngụ ngôn thằng Bờm nhắc nhở chúng ta. Thế còn thằng Bờm, nói với chúng ta thông điệp gì? Bờm không chỉ giữ vững nhân cách trước những cám dỗ vật chất, nhưng Bờm còn sáng lên nhiều phẩm tính đẹp khác, Bờm không sợ hãi, không quỵ lụy, trước phú ông (kẻ giàu có, quyền lực), Bờm biết rõ giá trị cái mình có và không đánh mất giá trị đó (cái quạt- có người bảo đó là cuộc sống thanh thảnh nhàn nhã). Bờm có cách ứng xử khôn khéo khi từ chối phú ông bằng nụ cười im lặng. Nụ cười vượt lên tất cả. Có người bảo nụ cười của Bờm là nụ cười của Thiền Sư :" Nụ cười của Bờm quả là nụ cười của thiền sư, vì trở thành câu hỏi cho nhiều người. Hãy thử hình dung vào buổi trưa hè ấy, ngài cầm quạt mo, cử chỉ ung dung tự tại, an lạc..."," Chẳng thấy đức Phật, các vị cao tăng đắc đạo, nét mặt luôn hoan hỉ, lúc nào cũng cười đó sao? (2). Xin thưa rằng, bài ca dao không thể hiện tư tưởng Thiền, không viết bằng thi pháp Thiền mà đặc trưng là vô ngôn, vì thế không thể áp đặt nụ cười của Bờm là nụ cười Thiền được.(Xin cứ so sánh với thơ Thiền Lý-Trần)(3)
Quả là thú vị. Bài ca dao thằng Bờm gợi mở ra nhiều điều cho bạn đọc. Đó là sự giao thoa về thi pháp giữa kiểu truyện hiện thực và kiểu ngụ ngôn, có những điều nghịch lý trong truyện so với hiện thực, khiến cho thật khó nắm bắt ý nghĩa đích thực của bài ca dao (phú ông năn nỉ xin đổi một gia tài lớn để lấy cái quạt chẳng có giá trị gì, nghịch lý về sự giảm giá), một kết thúc mở bằng nụ cười đa nghĩa của thằng Bờm (Bờm đồng ý- Bờm từ chối- Bờm Thiền sư…). Bản thân tôi hiểu đơn giản Bờm là "bờm", và mỗi lần làm việc gì, tôi phải hết sức ý tứ nếu không lại được nghe người bạn đường cười cười bảo "Bờm ơi là bờm!!!"
Ôi! thằng Bờm thật đáng yêu.
Tháng 5.2012
Bác nông dân hàng ngày dắt trâu đi cày. Con trâu đi trước kéo cái cày thật nặng theo sau. Dù công việc nặng
nhọc nhưng trâu ta vẫn vui vẻ đi làm.

Một hôm, sau buổi cày, bác nông dân đang ngồi nghỉ dưới gốc cây, cho trâu ăn cỏ bên bờ ruộng. Cọp đến hỏi trâu rằng: "Này trâu, sao mày to xác như vậy mà lại để cho một thằng người bé nhỏ xỏ mũi kéo, đánh đập, mà mày cứ chịu lép vế". Trâu trả lời cọp: "Tuy người bé nhỏ, nhưng nó có trí khôn".

Cọp đến chỗ bác nông dân chặn hỏi: "Nghe trâu nói là người tuy bé nhỏ nhưng có trí khôn. Vậy trí khôn đâu, cho ta xem với". Bác nông dân đáp: "Trí khôn tôi để ở nhà". Cọp bảo: "Hãy về nhà lấy trí khôn cho ta xem". Bác nông dân trả lời: "Được chứ... Nhưng e rằng trong lúc tôi vắng mặt, thì ông cọp ăn mất trâu của tôi thì sao?"

Cọp không biết trả lời thế nào. Bác nông dân thấy vậy nói: "Vậy, cọp có bằng lòng cho tôi trói lại đã, rồi tôi về nhà lấy trí khôn cho mà xem?". Cọp ta bằng lòng. Bác nông dân bèn lấy dây thừng, cột cọp thật kỹ vào gốc cây, lấy tay cày đập vào đầu cọp rồi châm lửa đốt. Bác vừa đốt, vừa nói rằng: "Trí khôn của tao đây... Trí khôn của tao đây".

Trâu thấy vậy, nó cười ngã nghiêng, cắm đầu xuống đất, gãy mất hàm răng trên. Lửa cháy làm đứt sợi dây trói, cọp thoát được. Từ đó trên mình cọp có vết vằn, cọp sợ lửa là vậy.
(1) http://rongmotamhon.net/mainpage/detail.php?ID=500&p_id=16&tg=2
(2) Thơ Thiền Lý-Trần
Không Lộ Thiền Sư
Ngôn hoài
Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
Tỏ lòng
Kiểu đất long xà chọn được nơi
Tình quê nào chán suốt ngày vui
Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời.
(Người dịch: Phan Võ)
Mãn Giác Thiền Sư:
告疾示眾
Cáo tật thị chúng
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Có bệnh bảo mọi người
Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai
(Người dịch: Ngô Tất Tố)
Vạn Hạnh Thiền Sư
示弟子
Thị đệ tử
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Dặn học trò
Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cho thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.
(Người dịch: Ngô Tất Tố)
 
Bùi Công Thuấn
 
 


__._,_.___
Recent Activity:
.sg

.

__,_._,___