Sunday, September 25, 2011

25/09 EDITORIAL: Work together to enhance Japan's defenses against cyber-attacks

2011/09/25

A number of Japanese defense contractors have been targeted by large-scale cyber-attacks from overseas.

Among those was Mitsubishi Heavy Industries Ltd., Japan's largest defense company, where some 80 computers and servers were infected with computer viruses. One was a remotely controlled program designed to leak internal information.

The incident appears to have been a "targeted attack," a type of hacking becoming increasingly common around the world. In such an attack, spyware or other malicious software ("malware") designed to collect information about users without their knowledge is implanted in the servers of specific organizations or individuals via e-mail.

The number of reported malware attacks has increased sixfold in the past four years, according to the Ministry of Economy, Trade and Industry. In the latest series of cyber-attacks against the defense industry, some 900 individual cases have been reported to the National Police Agency so far.

Given the scale and sophistication of the hacking, it is clear that the government and businesses need to take urgent measures to protect their computer systems.

Yet despite the long-known dangers involved in such targeted attacks, both the government and private companies have been alarmingly slow to respond.

One major factor behind the lag is the tendency among Japanese companies to avoid publicizing the fact they have been targeted by hackers, and to try dealing with cyber-attacks in secret instead.

This reluctance to report attacks to the authorities, due mainly to the companies' fear that such a revelation may weaken public confidence in them, has made it difficult for governmental entities and the police to get a clear picture of the problem.

Defense contractors are different from other companies in that they have access to classified information from Japanese and foreign militaries, even though they are part of the private sector.

Yet there is no provision that clearly gives the Defense Ministry or any other part of the government the legal powers required for an effective policy response. It is left to individual companies to protect their information networks.

Companies that have become victims of cyber-attacks should cooperate with police and the government in finding out how their systems were penetrated, and should use the experience to strengthen society's defenses against such intrusions.

Japan can learn a lot from the efforts of the United States, which has experienced various cyber-attacks against its government and private companies.

In May, the Defense Department launched an experimental system that allows the Pentagon and defense contractors to share confidential information concerning cyber-attacks.

Japan has started to take steps forward. In August, the National Police Agency began to operate a network to share relevant information with some 4,000 private-sector companies that could potentially be targeted by hackers.

Computer networks are indispensable not only for the defense industry, but also for many other industries, including financial systems and public transportation.

Unless effective measures to defend industries against hacking are established, society will remain seriously vulnerable to hacker attacks that can cause enormous damage.

With cyber-attacks becoming increasingly sophisticated, it is naturally important to develop the technologies and human resources needed to counter them. But it is also vital to establish a system that enables the swift sharing of information, underpinned by a powerful monitoring network.

The ability to immediately identify new hacking techniques or methods as they emerge can help prevent attacks and damage being done to a large number of victims.

The government should take the lead in efforts to expand necessary cooperation between the public and the private sectors, as well as between domestic companies and the international community.

--The Asahi Shimbun, Sept. 24

25/09 Ông Lê Vân vẫn ngủ với "xác vợ"

Theo giadinh.net.vn - 2 giờ trước
Đến nay người đàn ông ôm bức tượng chứa xác vợ ngủ gây xôn xao dư luận cách đây 2 năm, khăng định ông vẫn ngủ với xác vợ.
Đã hơn 2 năm kể từ ngày dư luận xôn xao việc ông Lê Vân (SN 1954, trú thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình - Quảng Nam) ôm bức tượng chứa xác vợ ngủ hơn 7 năm trời; đến nay, ông khẳng định vẫn ngủ với "xác vợ".
Tìm đến nhà ông Lê Vân, chúng tôi nhận thấy phía trong căn phòng ngủ chật hẹp, cửa đóng kín bưng vẫn còn bức tượng hình người phụ nữ. Ông Vân cho biết đã gần 9 năm nay, ông và đứa con trai út đêm nào cũng ngủ trong căn phòng này cùng với xác của vợ ông.

“Để trở về kiếp trước...”
 
Đó là câu khẳng định của ông Lê Vân với phóng viên Báo Người Lao Động khi được hỏi về lý do mang xác vợ về để trong nhà. Ông luôn miệng cho rằng việc làm này đúng với đạo đức làm người chứ không phải do quá yêu thương vợ như các báo đã đăng.
Ông Lê Vân vẫn ngủ với
Ông Lê Vân và con trai bên cạnh bức tượng mà ông cho là xác của vợ trong căn phòng ngủ.
  
Ông còn xin số điện thoại của chúng tôi để nhắn tin nói rõ lý do. Nguyên văn tin nhắn là: “Thế chiến vì đạo đức làm người này. Lê Vân ta đã chịu gần hết 58 cú đấm bởi những thứ hình người dạ thú. Chỉ vài cú đấm  nữa thôi là đã trọn kiếp người. Tu luyện vì đạo đức làm người để bước lên võ đài vinh quang nhất thế giới loài người vì đạo đức làm người”.
  
Ông khẳng định: “Kiếp trước tôi không phải là người nhưng vì mắc tội gì đó nên mới phải làm người. Kiếp này phải tu luyện để quay trở về kiếp trước” và cho rằng mang xác vợ về nhà là một trong các hành động “tu luyện”. 
 
Theo lời kể của ông, vợ ông mất lúc ông và người con trai lớn đang đi làm ăn ở Tây Nguyên hồi tháng 1/2003. Khi quay trở về, mỗi đêm ông ra mộ vợ ngủ đến tận 3 - 4 giờ sáng mới về nhà. 
 
22 tháng sau ngày mai táng vợ, ông Lê Vân đã bí mật đào mộ và mang xác vợ về nhà bỏ trong bức tượng thạch cao làm sẵn. Sau khi báo chí thông tin, chính quyền đã vào cuộc để vận động ông chôn xác vợ trở lại. Tuy nhiên, ông quả quyết với chúng tôi bức tượng kia có chứa bộ hài cốt của vợ mình và hoàn toàn không có chuyện mai táng lại.
Ông Lê Vân vẫn ngủ với
Ông sẵn sàng mang bức tượng có chứa hài cốt của vợ ra ngoài để chụp hình để chứng tỏ việc này hoàn toàn có thật.
 
Bình thường thôi!
Tượng không chứa hài cốt
Ông Phan Đức Thanh, Phó trưởng Công an huyện Thăng Bình, khẳng định bức tượng ở nhà ông Lê Vân không hề chứa hài cốt bên trong. Việc này công an huyện đã xác minh từ 2 năm trước.
Không chỉ ông Vân, đứa con trai út Lê Hoàng Quốc Tuấn cũng cho rằng bức tượng kia chính là mẹ của mình. Tuấn hồn nhiên nói: “Khi mẹ mới mất thì em thương và nhớ mẹ nhưng kể từ ngày bố mang về nhà thì hết nhớ vì mẹ nằm đấy chứ có đi đâu”.
 
Chúng tôi gặp người con gái Lê Thị Thu Cường hỏi chuyện thì chị chỉ cười nói: “Việc này bình thường thôi, không có gì để nói”.

Ông sẵn sàng mang bức tượng có chứa hài cốt của vợ ra ngoài để chụp hình để chứng tỏ việc này hoàn toàn có thật
 
Người dân huyện Thăng Bình cũng đã dần quên câu chuyện đình đám một thời này. Một người phụ nữ bán hàng nước cách nhà ông Vân khoảng 100 m xác nhận lâu nay ông Vân vẫn ngủ chung với bức tượng. Người này cho hay ông Vân rất thương vợ nên có thể đã bị sốc nặng khi vợ mất. 
 
Tuy hành động kỳ quặc nhưng ông Vân vẫn đối đãi với hàng xóm bình thường và lịch sự nên mọi người cũng không còn quan tâm đến chuyện này nữa. 
 
Người phụ nữ này còn cho rằng nếu mang xác vợ về để trong nhà có ô nhiễm môi trường thì cũng chỉ ảnh hưởng đến gia đình ông Vân mà thôi.
Theo Bích Vân
NLĐ

25/09 Cổ tự Viên Đình và những xá lợi bí ẩn

Theo giadinh.net.vn - 1 giờ trước
GiadinhNet - Từ xa xưa, chùa Viên Đình (Đông Lỗ, Ứng Hoà, Hà Nội) đã nổi tiếng là ngôi cổ tự linh thiêng.
Từ xa xưa, chùa Viên Đình (Đông Lỗ, Ứng Hoà, Hà Nội) đã nổi tiếng là ngôi cổ tự linh thiêng vì được xây dựng trên nền đất có hai cây duối khổng lồ. Ngày nay, Viên Đình được biết đến nhiều hơn bởi đây là nơi còn giữ được gần như nguyên vẹn những nét kiến trúc cổ xưa và quả chuông đồng ngót ngét nghìn năm tuổi. Hơn thế nữa, đây cũng là chùa duy nhất Việt Nam có rất nhiều xá lợi Phật và xá lợi thánh tăng.

“Thần mộc hộ quốc”

Chúng tôi tìm về Ứng Hoà trong những ngày Hà Nội nhuốm sắc thu. Những cơn mưa xối xả như muốn lau sạch mọi bụi bặm, nóng bức của mùa hạ. Ngôi chùa nằm sát ngay làng đàn Đào Xá – làng có truyền thống làm các loại đàn nổi tiếng của miền Bắc.

Hướng mặt ra cánh đồng bát ngát màu xanh của thôn Viên Đình, tổ đình Vĩnh Long (một tên gọi khác của chùa Viên Đình – PV) nằm khép mình dưới những hàng cây sanh đại thụ. Ở đây hoàn toàn không có những hàng cột sơn son thiếp vàng, không có những toà tiền đường đỏ thắm màu ngói... Tĩnh lặng trong tự tại là những hàng cột gỗ cũ kỹ, mái chùa cũng cong vút đầu đao xỉn màu rêu và những toà tiền đường nối tiếp nhau trầm mặc.
Cổ tự Viên Đình và những xá lợi bí ẩn
 Viên Đình được xây dựng từ thời nhà Lý nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc cổ xưa. Ảnh: TG

Theo đại đức Thích Chơn Phương – trụ trì chùa Viên Đình: Chùa được một vị vua nhà Lý cho xây dựng ở đây là bởi nó gắn liền với sự tích về hai cây duối. Chuyện kể rằng, vào đầu thời nhà Lý, để phát triển đạo Phật, đích thân nhà vua đã vi hành đến những vùng quê để tìm thế đất xây chùa. Khi đi đến vùng đất này, nhìn thấy hai cây duối đại thụ đứng cạnh nhau, mang dáng dấp của một cặp “vợ chồng” rồng rất lạ (chính vì thế mà chùa còn có tên là tổ đình Vĩnh Long – phát thịnh lâu dài hoặc bay lên như rồng- PV), vua bèn cho xây dựng chùa trên nền đất có hai cây duối và sắc phong cho cặp duối đại thụ này là “Thần mộc hộ quốc”. Sau khi chùa xây dựng xong, nhà vua còn cho đúc quả chuông đồng nặng hơn hai tấn và khắc lên đó một bài minh.

Theo dân gian: Đầu thế kỷ XV (vào thời Hậu Lê – PV), trên vùng đất Đông Lỗ đột nhiên xuất hiện nhiều yêu ma về càn quấy khiến cho cảnh sống nơi đây trở nên tiêu điều, xơ xác. Nhiều người dân vì quá sợ hãi đã phải bỏ làng, bỏ xứ đi nơi khác. Một đêm, trong làng có người thanh niên tên Huỳnh Huệ nằm mơ thấy một vị thần báo mộng cho biết, chỉ có tiếng chuông trong chùa Viên Đình mới có thể đuổi hết yêu ma. Từ đó, tiếng chuông chùa liên tiếp được ngân vang mỗi khi người dân trong vùng bị nhiều sự không may ập đến. Người thanh niên Huỳnh Huệ cũng đã xuống tóc tu ngay tại chùa Viên Đình, hầu mong trả nghiệp duyên với cuộc đời. Trải qua bao biến đổi thăng trầm của thời gian, hai cây duối đại thụ và quả chuông ngàn tuổi vẫn còn nguyên vẹn ngay trong khuôn viên của chùa.

Nhờ nhân duyên đưa đẩy, đến năm 2002, đại đức Thích Chơn Phương được được cử về làm trụ trì tại chùa và cũng từ đây, mối lương duyên giữa ngôi chùa cổ với những hạt xá lợi được cho là hiện thân của đức Phật, của thánh tăng... được nối dài thêm. Để chưa đầy 10 năm sau, đã được Trung tâm kỷ lục Việt Nam tôn vinh: Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có nhiều xá lợi Phật nhất.

Cổ tự Viên Đình và những xá lợi bí ẩn
 Toàn cảnh tủ thờ 30 bảo tháp chứa xá lợi đức Phật và xá lợi các
 vị thánh tăng ở chùa Viên Đình.
Cổ tự Viên Đình và những xá lợi bí ẩn
 Đại đức Thích Chơn Phương bên bảo tháp chứa xá lợi do ngài
Tăng thống Myanma cúng dường.

Những viên xá lợi kỳ bí

Dẫn chúng tôi đến bên tủ kính có những bảo tháp chứa xá lợi đức Phật, đặt ở ban thờ các vị tổ sư, Đại đức Thích Chơn Phương mỉm cười hiền từ bảo chúng tôi ngắm cho thật kỹ. Nhìn những bảo tháp lung linh với muôn hình dáng, bên trong là những xá lợi to nhỏ đủ kích thước và màu sắc, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Có những xá lợi như hạt sỏi nhưng lại nặng và rất cứng. Có những xá lợi tròn như hòn bi nhưng đặt xuống một tờ giấy phẳng lại chỉ đứng một chỗ chứ không lăn đi. Có những viên tưởng chừng đặt lên lòng bàn tay sẽ rất dễ dàng, ấy vậy mà không dễ cầm được... 

Trong hơn 30 bảo tháp, mỗi tháp chứa hàng chục đến hàng trăm xá lợi to nhỏ khác nhau. Khi tôi hỏi về những viên xá lợi, Đại đức chia sẻ: “Tất cả những xá lợi mà chùa có được tôi không hề xin, cũng không gợi ý, hoàn toàn do các tăng ni phật tử tự nguyện phát tâm...”.
Cổ tự Viên Đình và những xá lợi bí ẩn
Cổ tự Viên Đình và những xá lợi bí ẩn

Đại đức Thích Chơn Phương kể, mối lương duyên với những “báu thân” của đức Phật được bắt đầu kể từ lần hành hương thăm đất Phật Ấn Độ đầu tiên vào năm 2003. Trong lần đi ấy, Đại đức đã có duyên kỳ ngộ với hoà thượng Thích Huyền Diệu – Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới, trụ trì Việt Nam Phật Quốc Tự tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ - Nepal. Sau khi đã tường tận về nguồn cội thiêng liêng của cổ tự Viên Đình, hoà thượng Thích Huyền Diệu đã phát tâm Bồ Đề cung tiến một viên xá lợi  của đức Thích Ca Mâu Ni cho đại đức Thích Chơn Phương. Đây là một trong những viên xá lợi hiếm hoi được thỉnh từ Nepal – từ chính 8.400 báu thân của đức Thích Ca Mâu Ni khi ngài hoá diệt. 

Duyên kỳ ngộ

Khỏi phải nói cảm giác vui mừng đến tột độ khi nhận được báu vật linh thiêng này “Lễ đón nhận xá lợi hôm đó được bà con Phật tử hoan hỷ tổ chức lớn chưa từng thấy. Đây là phước duyên lớn lao mà không phải ngôi chùa nhỏ nào cũng có được. Xá lợi này hiện đang được tôn thờ trong ngôi bảo tháp lớn nhất của chùa” – đại đức Thích Chơn Phương chia sẻ. Sau đó, Hoà thượng Thích Huyền Diệu cũng đã đích thân về thăm chùa và tặng chùa thêm một cây bồ đề lấy từ Ấn Độ.

Như được khởi duyên, trong vòng chưa đầy 10 năm, đại đức Thích Chơn Phương đã có dịp đi tới 54 quốc gia trên thế giới. Ngay cả những đất nước có Phật giáo phát thịnh như: Nepal, Sry Lanka, Ấn Độ, Myanmar, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản... ngài cũng đã đi tới mấy lần. Và lạ kỳ thay, những lần đến những nơi này, Đại đức đều được các quý thầy hoặc Phật tử tự nguyện phát tâm cúng dường xá lợi. Cho đến nay, chùa Viên Đình đã có hơn 30 tháp xá lợi Phật, xá lợi các bậc A la hán và xá lợi Thánh tăng... do 8 nước cúng dường với 9 lần nghinh đón. Trong số xá lợi chùa hiện có, có cả xá lợi máu, xá lợi não, xá lợi xương, xá lợi tóc...

Chỉ vào những hạt ngọc tròn trĩnh, long lanh chứa trong bảo tháp, Đại đức cho hay: “Theo kinh Phật, xá lợi là hiện thân của đức Phật và các vị thánh tăng đắc đạo, chính vì vậy xá lợi rất nhiệm mầu. Xá lợi sẽ tự bay đi nếu đến nơi nào đó không hợp duyên và xá lợi sẽ tự sinh sôi hoặc chuyển hoá màu sắc nếu công năng tu tập nơi đó rốt ráo.

Kỷ niệm đáng nhớ, ngoài lần đầu tiên được nhận xá lợi thì với đại đức Thích Chơn Phương, chính là một lần ngài vào TP Hồ Chí Minh tham dự một pháp hội thì được công chúa Thái Lan cúng dường y pháp và sau đó được chính công chúa cùng đoàn tuỳ tùng thỉnh xá lợi từ Thái Lan mang về tận chùa cúng dường. Cùng với xá lợi, công chúa Thái Lan còn cúng dường một pho tượng Phật ngọc dát vàng. Ngay cả ngài Tăng thống Myanmar cũng đã từng về viếng thăm chùa ba lần. Lần cung nghinh xá lợi gần đây nhất là lần đại đức qua Butan để được truyền trao thụ quán đỉnh A xà lê. Khi chuẩn bị về nước thì lại có một quý thầy phát tâm cúng dường ngọc xá lợi. Như vậy, tính sơ sơ mỗi năm chùa lại có cơ duyên được cung nghinh xá lợi đức Phật một lần.
Hà Tùng Long

25/09 Phận gái lơ xe

Theo giadinh.net.vn - 10 giờ trước
GiadinhNet - Vì miếng cơm manh áo, họ chấp nhận mọi nguy hiểm, gian truân.
Trên hành trình của những chuyến xe khách dọc dặm trường thiên lý Bắc - Nam, ngày càng có nhiều phụ nữ theo nghiệp lơ xe. Vì miếng cơm manh áo, họ chấp nhận mọi nguy hiểm, gian truân, thậm chí cả sự hy sinh, đánh đổi…
Trước nay tôi cứ ngỡ: Nghiệp lơ xe (theo phụ tài xế) là cái nghề chỉ thuộc sở hữu của cánh mày râu có "số má". Nhưng hoá ra không phải vậy! Ở Bến xe khách liên tỉnh Đông Hà (TP. Đông Hà, Quảng Trị), đội ngũ lơ xe nữ lại rất hùng hậu và chiếm phần đông. Điều khác lạ đã hút tôi bỏ ra một thời gian dài, lăn lóc theo nhiều chuyến làm khách đi xe để tiếp cận, chứng kiến việc họ làm - cái nghề lắm trần ai và dường như chẳng hợp với những "bóng hồng".

"Không rắn mặt- không trụ nổi"
"Số lơ nữ trong bến chúng tôi hiện nay đang chiếm đa số. Hàng năm, Banquản lý bến thường phối hợp với Sở Giao thông vận tải Quảng Trị và Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam để tổ chức các lớp tập huấn và cấp chứng chỉ cho người đi theo phục vụ trên xe. Đa số các chị em ở đây đều đạt các tiêu chuẩn" - ông Nguyễn Hữu Phước - Giám đốc Trung tâm quản lý Bến xe khách Đông Hà cho biết.
6g sáng, thời tiết cuối thu đã xe lạnh - Bến xe Đông Hà đã nhộn lên với những chiếc xe khách đủ hiệu, đủ loại nối tiếp nhau ra vào...

Ở cái thời xe nhiều hơn khách, các nữ lơ xe ở phải ra tận trước cổng bến tìm bắt khách cho kín ghế. Nhận diện đội ngũ lơ nữ này không khó, chỉ cần một ai bước chân xuống bến thì nhanh như cắt đã được các lơ vây lấy. Nhao nhao những câu mời như lập trình: "Sài Gòn hả em? Xe còn rộng lắm, 10 phút nữa chạy rồi; "Đà Nẵng hả chị? Lên nhanh, xe chạy luôn. Không vòng vèo"...

Chưa kịp nói thêm ngoài câu trả lời: "Đà Nẵng", tôi đã bị một "bóng hồng" dáng gầy nhỏ chộp lấy tay kéo mạnh lên xe, ấn xuống ghế. Đã đến giờ xuất bến, xe đóng cửa, bác tài nhấn ga. Lơ nữ lên ngồi gác cửa xe, bảo chồng đang cầm vô lăng: "Bật máy lạnh cho khách thoải mái đi anh". Rồi tiếp lời như quảng cáo: "Các cô bác cứ yên tâm. Xe tui chạy một mạch, không vòng vèo bắt khách nhồi nhét như xe khác đâu!". Đến đoạn qua cầu Lai Phước gặp đường xấu, xe xóc lên, nhồi xuống, làm tấm thân mảnh mai của lơ nữ cứ lắc rung lên.

Lơ nữ tên Xí, theo phụ chồng tài xế đã 6 năm nay. Vừa là chủ chiếc Ford gắn BKS 74K - 4..., chị kiêm luôn công việc của một lơ xe gồm: Mời khách, thu tiền và "ngoại giao" với cảnh sát giao thông. Chị bộc bạch: "Những ngày đầu theo xe, tôi nôn thốc tháo vì không chịu được mùi xăng, nhồi xóc. Đã định bỏ, cho ổng chạy một mình. Nhưng rồi lại cố. Đi riết, thành quen".

Chịu được mùi xăng, nhồi xóc, chị lại phải học được các "luật lệ" làm ăn trong bến bãi. Chị Xí kể chuyện cũ như một bài học: Lần ấy, xe chị đang nghỉ trong bến Đà Nẵng, chuẩn bị chạy ra. Một cụ già đã ngồi xe bên kia, nhưng vì nhồi nhét quá đã bỏ xuống, sang xe chị và được chị đồng ý. Lập tức, ba bốn tay "anh chị" của bến ào tới, toan "làm luật". "May lúc đó, trong xe có khá nhiều khách bất bình lên tiếng can ngăn. Chứ không thì tôi "ăn đủ" rồi..." - chị Xí nhớ lại.
Phận gái lơ xe
 Chị Xí và một lơ khác đang đứng ăn qua loa, chuẩn bị gấp cho chuyến đi sớm Đông Hà - Đà Nẵng.

Chính những vòng bánh lăn, những "luật lệ" đã "luyện" cho những phận "liễu yếu đào tơ" theo nghề lơ trang bị thêm cho mình sự dạn dày kinh nghiệm. "Phải biết gồng lên mà bảo vệ lấy mình thôi!" -  Lơ Xí phân trần. Xe rong ruổi trên những chặng đường, gặp khách đàng hoàng thì ổn, chứ gặp phải “thượng đế” khó tính, say xỉn hay mấy tay anh chị giang hồ có khi ngoài "xù" tiền xe mà còn gây gổ nữa...

Lấy xe… làm nhà

Nghiệp lơ nữ không báo trước những tai nạn bất ngờ. Dì Hảo - một lơ xe khác chuyên chạy tuyến Bến xe Miền Đông (TP Hồ Chí Minh) xót xa kể: "Mấy hôm trước, tôi còn chuyện trò với xế và lơ (chiếc 30F-75..., chạy tuyến Hà Nội - bến Miền Đông) trong bữa cơm tối ở bến. Họ còn hẹn lúc nào rảnh sẽ vào Quảng Trị thăm chơi. Ngờ đâu, mai xe ra Quốc lộ 1A, xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc, TP. Hồ Chí Minh) thì gặp tai nạn, tài xế bị thiệt mạng tại chỗ, lơ xe bị thương nặng...".
Phận gái lơ xe
 Dì Hảo, lơ xe tuyến Đông Hà - bến xe Miền Đông đang mua một vài thứ lặt vặt, chuẩn bị cho chuyến đi mới.
Ảnh: ĐV

Chiếc Huyndai 54 chỗ chạy tuyến vào bến Miền Đông do dì Hảo và bác Kiệm (tài xế) làm, đôi vợ chồng này có thâm niên theo nghề nhất trong bến Đông Hà. Họ đã có với nhau bốn đứa con, đứa lớn đã học năm cuối đại học. Ngày trước, dì ở nhà bán hàng tạp hoá, bác Kiệm lúc ấy chỉ là một anh xế thuê. Năm 2003, chắt chiu mãi được ít vốn, thêm vay mượn, thế chấpngân hàng mới tậu được chiếc xe giá 680 triệu đồng để làm ăn.
"Để bám nghề vì cơm áo và cả hạnh phúc gia đình họ chấp nhận đối mặt với tất cả. Hầu hết người theo lơ xe đều mắc các chứng bệnh như về lưng, khớp, viêm xoang do hít nhiều khói bụi... Phụ nữ theo nghề thì còn cực hơn nữa" - anh Nguyễn Quốc Toàn, một lơ nam hiếm hoi trong bến Đông Hà ngậm ngùi…
Thời gian đầu, lời lãi bao nhiêu bác Kiệm đều đưa về để vợ lo toan. Nhưng rồi bỗng dưng cái khoản ấy tự dưng ít dần. Nhiều chuyến về, bác Kiệm nhẵn túi và đổ lỗi cho... giá xăng tăng, khách ít. Dì té ngửa người ra khi biết bác Kiệm lại dính vô cái món bài phỏm, xóc xỉa "hên xui" gần bến Miền Đông. Bao nhiêu lời lãi đều dốc vào đó. Dì đành phải để bốn đứa con ở nhà tự bảo nhau lo học hành, ăn uống, để theo chồng làm lơ thay đứa em trai, mong sao cải thiện được... bác tài! Nhiều lúc, dì tưởng phải bỏ cuộc. Nhưng cứ nghĩ đến ông chồng không có vợ đi cùng, dì Hảo đành cắn răng. Bác Kiệm như khoe: "Từ ngày bà ấy đi, tui đã lọc được cái máu đỏ đen. Cũng bởi tại xa vợ, xa con ba bốn ngày. Buồn quá mà sinh dại!".

Dì Hảo cho biết, nghệ thuật mời bắt khách là một yếu tố quyết định. Để khách đi xe mình thường xuyên là điều không dễ trong ngày một, ngày hai. Những tháng đầu, khách trên chiếc xe 54 chỗ ngồi của dì chỉ lưa thưa vài khách. Tiền thu không đủ bù xăng. Nhưng nay, nhiều người đã nhớ rất rõ giờ nhập, xuất bến của xe dì.

Là phái đẹp, dễ vừa lòng khách hơn những cánh mày râu, nên đa số các bác tài ở bến Đông Hà đều chọn lơ nữ. Vòng bánh lăn bám đường cũng kéo theo đủ chuyện rắc rối... "Gặp đàn ông nóng nảy là càng căng hơn. Nhưng mà gặp mấy bà nhỏ nhẹ là êm hết. Kể cả những lần bị Cảnh sát giao thông "tuýt" lại vì một lỗi nhỏ. Cô ấy nói ngọt một vài tiếng, mấy ông cảnh sát cũng dễ rộng tay xử nhẹ hơn" - chồng lơ Xí bộc bạch. Trên xe mà có lơ nữ thì bác tài chỉ việc chú tâm ôm vô lăng thẳng tiến cho an toàn. Hành khách đi xe mang theo hành lý nặng cũng chỉ việc lên xe ngồi. Mọi việc bưng bê, sắp xếp đã có các lơ nữ quán xuyến.

Ngàn lẻ chuyện đời lơ...

Chiều. Bến xe Đông Hà không còn tấp nập như buổi sáng. Mấy lơ nữ tranh thủ thời gian chờ làm thủ tục với Ban Quản lý bến, quét dọn lại xe, tính toán lỗ lãi. Tay kì cọ sàn xe, một lơ tên Hồng cho hay: "Ở đây, lơ nữ nhiều nhất là các tuyến ngắn như đi Huế, Đà Nẵng... Người có thâm niên, dày kinh nghiệm mới đủ "tiêu chuẩn" theo chuyến dài".

Cuộc đời của những lơ nữ lấy xe làm nhà, Họ buồn, vui theo những chặng đường. Sống với nghiệp, họ đã chứng kiến không hiếm những chuyện bi, hài, cười ra nước mắt và có cả những nỗi niềm riêng.

Chị Lê Thị Hoài Thanh (34 tuổi) là chủ xe, kiêm lơ bắt khách cho chiếc xe 16 chỗ, chạy tuyến Đông Hà - Đà Nẵng. Chuyện của chị làm người nghe vừa cười vừa ngán ngẩm: Sáng sớm, một thượng đế trạc ngũ tuần, dáng đi xiêu vẹo, chui lên xe rồi ngủ khì. Khi xe đến thị trấn Lăng Cô (TT-Huế), lơ Thanh gọi dậy để thu tiền. Ngớ ngẩn thay, nhà ông này ở sát bến xe. Đêm qua gặp mấy bạn nhậu, chén đến sáng, rồi đi thẳng vào bến... Tỉnh lại thì không biết mình đang đi đâu. Trong túi thượng đế kia chẳng còn một xu lẻ. Lơ Thanh phải dúi cho ông khách hụt kia 4 chục ngàn đồng để ra lại Đông Hà.
Phận gái lơ xe
 Cứ đến chuyến theo xe làm lơ phụ chồng, lơ Mai phải gửi đứa con trai mới 3 tuổi đầu cho bà ngoại trông coi.
Phận gái lơ xe
 Tính toán hàng hoá cho khách, lỗ lãi xăng dầu sau những chuyến đi dài rong ruổi.
Phận gái lơ xe
 Chờ bắt mãi, rồi cũng có một người liên hệ gửi ít hàng theo xe vào Đà Nẵng.
Phận gái lơ xe
 Lơ Thanh sắp xếp đồ đạc, chỗ ngồi cho các thượng đế.

Rồi chuyện lơ Mai làm nhiều người ứa nước mắt. Chuyến đi Vinh chiều ấy, xe chị gặp một ông bố xin ra Nghĩa Đàn (Nghệ An). Ông vào thăm con trai ở trại giam Bình Điền (TT-Huế) đang thụ án ma tuý. Đã chuẩn bị đủ tiền để đi đường nhưng thương con quá, ông dốc sạch tiền mua đồ ăn, đồ dùng cho nó. Đang thăm con thì được tin mẹ ốm nặng, đường về quê hơn 400 km mà trong túi ông chỉ còn... 10 ngàn đồng. "Đến Vinh là ông phải xuống, lên xe khác để lên Nghĩa Đàn. Mình cùng khách trong xe bàn nhau góp tiền để ông tự trang trải. Tội nghiệp, đầu hai thứ tóc mà vẫn còn lận đận" - lơ Mai lắc đầu ái ngại.

Nhìn vẻ ngoài có phần lì lợm của những lơ nữ, ít ai biết, ẩn sau đó là sự nhẫn nại, hy sinh... Ăn uống tạm bợ, ngủ trên xe, con cái cả tuần mới thấy mặt. Bà Nguyễn Thị S., theo lơ tuyến vào bến xe Miền Đông kể trong nước mắt: "Gần Tết năm trước, xe tui phải chạy tăng cường chuyến vì khách đông, không có thời gian chăm lo con cái. Thằng cu thứ hai nhà tui theo bọn nghiện hút rồi lao vào "ngập" nặng, rồi còn buôn bán ma tuý để lấy tiền hút nữa. Hai năm rồi vẫn còn trong trại".

Nghĩ đến thiên chức làm mẹ, làm vợ, làm dâu... các lơ nữ đành phải nuốt vào lòng sâu những giọt nước mắt. Lơ Thu (28 tuổi) tâm sự: "Con gái mới 5 tháng tuổi đã phải gửi sang ông bà trông giúp. Cả tuần chỉ ngủ với con được 3 đêm thôi. Về nhà là ôm con ngay. Nhưng có khi, nó chẳng vui mừng vì... lạ". Chị Xí thêm chuyện: "Có hôm về nhà, nhìn 3 đứa con nhếch nhác, thương con đến phát khóc ..".
Đình Văn

25/09 Cựu diễn viên cải lương tiết lộ quá khứ lây lan HIV

Theo zing.vn - 9 giờ trước
"Trước khi quan hệ, tôi đều nói nửa đùa nửa thật với khách là tôi sợ có thai, mặt khác tôi đang bị nhiễm HIV, nhưng nhiều người đã bất chấp tất cả, quan hệ với tôi mà không dùng bao cao su", Hồng kể lại.

Từng là diễn viên cải lương tại Hà Nội, Hồng trở thành gái bán dâm. Cô tiếp khách hằng ngày dù biết mình nhiễm HIV.

Khi chúng tôi đến thăm, Hồng đang nằm co ro trên chiếc giường tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội. Hồng thều thào: "Các em biết chị bị bệnh gan và HIV giai đoạn cuối mà không sợ khi tiếp xúc với chị à? Chị như ngày hôm nay cũng là do quả báo mà thôi. Trước đây khi biết mình có H, chị vẫn ra đường Hùng Vương để bán dâm. Mỗi ngày trung bình chị tiếp khoảng 5- 6 người. Nhiều người trong số họ đã quan hệ không an toàn với chị...".

Là con út trong một gia đình có 8 anh chị em không ai theo nghệ thuật nhưng ngay từ nhỏ, Nguyễn Thị Hồng (42 tuổi) đã tỏ ra là người có năng khiếu với cải lương. Mỗi khi nghe thấy một câu cải lương nào là Hồng đã cố nhẩm và học thuộc ngay. Học hết lớp 8/10 (hệ 10 năm), Hồng nghỉ học và theo đoàn cải lương của Sở văn hoá truyền thông Hà Nội đi lưu diễn khắp trong Nam, ngoài Bắc. Tuy không qua trường lớp đào tạo chính quy, nhưng với năng khiếu, sự tập luyện không mệt mỏi của mình, Hồng cũng được bao người mến mộ.

Là một người trẻ đẹp, hát hay nên biết bao người muốn được lấy Hồng về làm vợ. Tuy nhiên, Hồng chỉ đem lòng thương yêu một người buôn bán nhỏ ngay gần nhà. Tình yêu của Hồng và người con trai ấy được cả hai bên gia đình ủng hộ hết mức. Yêu nhau được một năm thì hai người tính đến chuyện kết hôn. Nhưng, khi đã có cơi trầu dạm ngõ, ngày cưới đã được ấn định sẵn, Hồng mới cay đắng nhận ra người con trai kia đã lừa dối chị, cặp bồ với một người con gái khác. Không thể chấp nhận sự thật chua chát ấy, Hồng đã không ngần ngại huỷ bỏ cuộc hôn nhân trước sự ngỡ ngàng của hai bên gia đình.

Tình yêu dang dở, có những lúc tưởng chừng như Hồng có thể tìm đến cái chết. Nhưng khi định tâm lại, Hồng đã quyết định dồn hết tâm sức vào đam mê của mình đó là hát cải lương. "Lúc ấy, đau đớn trước tình yêu bị phụ bạc, muốn cứu rỗi bản thân, tôi chỉ còn biết tìm đến cải lương để quên đi tất cả mọi thứ mà thôi", Hồng tâm sự. Lao vào đam mê của mình, Hồng không ngại những chuyến lưu diễn xa, dài ngày nên tên tuổi của chị cũng được nhiều người biết hơn. Và trong những chuyến lưu diễn ấy, Hồng đã quen Hiếu, một diễn viên múa. Hồng bảo: "Vì mối tình đầu bị lừa dối nên khi gặp Hiếu, chị đã không thể mở lòng ngay được. Nhưng trước tình cảm chân thật của anh, chị cũng xiêu lòng".

Cựu diễn viên cải lương tiết lộ quá khứ lây lan HIV
Hồng trò chuyện cùng phóng viên.

Lĩnh tội nợ từ chồng

Năm 1996, sau một năm yêu nhau, họ đã tổ chức một đám cưới hoành tráng trước sự chúc phúc của toàn thể người thân, anh em, bạn bè của hai người. "Sau khi cưới, thấy đi diễn vất vả mà chỉ kiếm được ba cọc, ba đồng nên tôi đã xin nghỉ để ở nhà buôn bán kiếm đồng ra, đồng vào. Lúc ấy chồng tôi vẫn đi diễn quanh năm suốt tháng, thỉnh thoảng mới về thăm vợ một vài ngày. Đùng cái, chồng tôi bị bắt đi cai nghiện tập trung. Tôi đau khổ tràn trề khi biết chồng tôi đã nghiện rất lâu trước khi cưới tôi...", Hồng kể lại trong nước mắt.

Thời gian chồng bị đi cai nghiện tập trung, mặc dù giận, Hồng vẫn đều đặn hằng tháng lên thăm và động viên chồng. 6 tháng trong trại cai nghiện tập trung, ra trại, Hiếu không theo đoàn nghệ thuật nữa mà ở nhà giúp vợkinh doanh. "Cuộc sống lúc ấy tuy khó khăn nhưng có lẽ đó là thời gian hạnh phúc trong đời tôi. Năm 1998, tôi mang thai và sinh được một cô công chúa xinh xắn, khoẻ mạnh. Hạnh phúc tột cùng, nhưng cũng chính năm ấy, chồng tôi lại bị bắt đi cai nghiện tập trung do dùng ma tuý", Hồng ngậm ngùi nói.

Chồng bị bắt đi cải tạo, một mình Hồng phải chăm con và cáng đáng mọi chuyện trong gia đình. Năm 2000, chồng chị cai được hoàn toàn ma tuý. "Tôi cứ nghĩ sóng gió gia đình tôi đã qua, khi anh Hiếu hứa đoạn tuyệt hoàn toàn với ma tuý và rất chăm chỉ đỡ đần công việc nhà cửa, kinh doanh cùng tôi. Nhưng vào tháng 6 năm 2000, tôi choáng váng khi nhận được kết quả xét nghiệm: cả hai vợ chồng tôi nhiễm HIV. Cuộc sống trước mắt tôi lúc ấy như màu đen tăm tối", Hồng run rẩy kể lại.

Hồng kể tiếp: "Biết mình nhiễm HIV, chồng tôi chẳng những không động viên, an ủi tôi mà quay sang chửi bới, đánh đập hai mẹ con một cách thậm tệ. Không những thế, anh ấy sống buông thả, bập sâu hơn vào ma tuý". Hồng còn bị chồng bắt phải dùng ma tuý với anh ta. Số tiền từ quầy bán hoa quả chẳng thấm vào đâu với số tiền hai vợ chồng Hồng dùng ma tuý hằng ngày. Con nhỏ, hai vợ chồng cùng nghiện, không có tiền, Hồng quyết định ra đường Hùng Vương để bán dâm.

Lời bao biện dửng dưng

Hồng nhẩm tính thời ấy, mỗi ngày trung bình cô tiếp 5 - 6 lượt khách. Hàng tá đàn ông trong số đó quan hệ không an toàn. Nhiều người tuy được cô nói cho biết mình nhiễm HIV nhưng vẫn một mực đòi quan hệ không sử dụng bao cao su. Hồng thú nhận, một số người tuy dùng bao cao su nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp sự cố bao rách. "Làm cái nghề bán trôn nuôi miệng ấy cũng nhục lắm. Nhưng không làm thì tôi chẳng biết kiếm đâu tiền để nuôi con nhỏ và để thoả mãn cơn nghiện của mình cả. Bình quân mỗi ngày tôi tiếp 5 - 6 lượt khách, mỗi lượt 100.000 - 200.000 đồng, gặp khách sộp thì có thể được nhiều hơn", Hồng kể.

Hồng cho biết thêm, ngoài bán dâm, cô còn cặp bồ với rất nhiều người theo kiểu già nhân ngãi, non vợ chồng. "Chị có cảm thấy an hận không vì biết đâu trong những lần đi khách, chị có thể lây nhiễm HIV cho người khác?", tôi hỏi. "Trước khi quan hệ, tôi đều có nói nửa đùa nửa thật với khách là tôi sợ có thai, mặt khác tôi đang bị nhiễm HIV. Nhưng nhiều người đã bất chấp tất cả, quan hệ với tôi mà không dùng bao cao su. Nếu họ có 'dính' thì đó cũng là tại họ thôi"- Hồng thản nhiên nói.

Tưởng chừng như Hồng đã chai sạn nhưng khi nhắc đến con gái, cha mẹ, vậy mà chỉ mới nói tới, Hồng đã bật khóc. Những giọt nước mắt lăn trên khuôn mặt đen sạm: "Khi biết tôi nhiễm HIV, nghiện ma tuý, đi bán dâm, mẹ tôi đã bị tai biến mạch máu não, phải nằm liệt một chỗ. Bố tôi ốm liên miên. Con gái tôi đi học bị xa lánh. Nhiều lúc nghĩ lại tôi thấy ân hận vô cùng. Nhưng tất cả bây giờ là quá muộn".

Năm 2003, chồng chết, Hồng phải bươn chải kiếm tiền nuôi con và thoả mãn cơn nghiện của mình. Đến năm 2004, Hồng bị đưa vào Trung tâm giáo dục xã hội số 2 Ba Vì. Sau thời gian cải tạo tại trung tâm, Hồng đã được lãnh đạo giữ lại để chăm sóc, động viên những người khác có cùng cảnh ngộ. "Làm ở trung tâm tuy lương không cao nhưng cảm thấy thanh thản vì mình đã làm được những việc tốt để chuộc lại những lỗi lầm khi xưa. Con gái tôi hiện đang ở nhà chị gái tôi, nó rất thương mẹ, ngoan ngoãn và học giỏi", Hồng nói.

Hiện Hồng bị bệnh gan phải điều trị tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội. Hồng cho biết: “Tôi không biết mình có thể sống được đến bao giờ. Điều tôi trăn trở nhất là tôi chết rồi, con tôi sẽ sống ra sao? Những người đàn ông trước kia quan hệ với tôi có ai bị lây nhiễm HIV từ tôi không? Khi nhiễm rồi, họ có lây sang người khác hay không?. Nếu thời gian quay trở lại, tôi nhất định sẽ không đi bán dâm để reo rắc căn bệnh thế kỷ cho người khác”.

25/09 “Dịch” ngôn ngữ 9X

Theo giadinh.net.vn - 8 giờ trước
GiadinhNet - Rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng vì không thể hiểu nổi về ngôn ngữ của con cái mình.
Không chỉ dừng ở những tiếng lóng như "chuối, mít ướt, leng keng, bùn, khoái lém", ngôn ngữ của thế hệ 9x ngày nay đã "tiến một bước dài" đến nỗi người lớn khó mà đọc trôi chảy. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh "bó tay" không thể dịch nổi những dòng nhắn trên máy điện thoại, trên máy tính của con mình.
Dịch…  tiếng Việt!

Một thời, người ta đã "choáng" với ngôn ngữ 8X kiểu như: Đúng roài (đúng rồi), bùn (buồn), chảnh (kiêu căng), khoái lém (khoái lắm), hic hic (thể hiện trạng thái buồn), thik (thích), xưa rồi Diễm ơi (chỉ chuyện đã cũ lắm), chuối (hành động nhàm chán không đâu vào đâu), sến (tình cảm ướt át), dở hơi ăn cám lợn (kỳ cục) v.v... Những cách nói chệch đi ấy phần nào vẫn còn dễ suy luận.

Nhưng với ngôn ngữ 9X hiện nay thì không chỉ các bậc phụ huynh mà ngay cả nhiều người thuộc thế hệ 7X hoặc người sinh vào những năm đầu thập niên 80 cũng phải "căng đầu" suy nghĩ mới hiểu na ná nội dung tin mà 9X muốn nhắn gửi.
Dịch ngôn ngữ 9X
 Một tin nhắn với ngôn ngữ tiếng lóng của 9X.

 Anh N.T.T sinh năm 1980 ở Cầu Diễn, Hà Nội đang theo đuổi một cô gái trẻ sinh năm 1989 kể: "Tuy cùng thế hệ 8X nhưng mình thuộc hàng "lão làng" sinh vào đầu thập niên, thực ra cách nói năng của thế hệ mình giống với 7X hơn nên nhiều khi người yêu nhắn mà phải luận mãi mới hiểu được. Những tin nhắn kiểu như: E hem bit nua, pun pun a wua nha e di, hoặc như Hum ni hok bit lèm j, đg ngồi pùn, a wua e di... thì nói thật là tôi cũng chỉ hiểu na ná nghĩa của nó mà thôi, chứ không thể dịch nội dung một cách đúng nghĩa được. Mấy lần định hỏi nhưng sợ cô ấy cười là... quê nên thôi. Đành bấm bụng mà học dần ngôn ngữ của nàng". 
Rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng vì không thể hiểu nổi về ngôn ngữ của con cái mình. Tuy nhiên, theo nhiều nhà tâm lý, người lớn cũng không nên quá khắt khe gây ức chế cho các em, ép các em sống ngược với tuổi trẻ của mình. Điều quan trọng là phải xác định được cho các em giới hạn giữa cách nói vui thông thường và thô tục, đồng thời hạn chế tối đa những cách nói xiên xẹo khỏi ngôn ngữ thông thường.

Theo bật mí của cô gái sinh năm 1990 tên P.A ở Khương Trung, Hà Nội: Cách nói chệch đi của giới trẻ đều có những quy đổi về ngữ nghĩa. Ví như: "thía" thay cho "thế", "hok" thay cho "không", bit - biết, lèm - làm, j - gì, kam - cám, kug - cũng, lm - làm, kom - cơm, ak - ạ, hum ni - hôm nay, hok bit gì mờ bì đek - không biết gì mà bày đặt, ngồi pùn hem bik lèm j - Ngồi buồn không biết làm gì, bik oj mì đến đéy rùi đợi tau - biết rồi, mày đến đó rồi đợi tao v.v...

Ngoài cách viết tắt này, giới trẻ còn tận dụng tối đa các biểu tượng hoặc ký tự, dấu câu và con số trên bàn phím để làm thông điệp cho nhau mà có "lỡ" bị phụ huynh đọc được thì cũng "bó tay" không dịch nổi. Cô gái P.A cũng tiết lộ, về cơ bản, quy tắc dùng tiếng lóng của các bạn tuổi "teen" là giữ nguyên chữ cái đầu rồi nói chệch đi các nguyên âm, phụ âm đi sau. Ví như như "hok" là hông, "bit" là biết, "ah" nghĩa là à, ko nghĩa là không, "of" được hiểu là của, "at" được hiểu là với, "thik" nghĩa là thích, "bih" nghĩa là bây giờ, "en" có nghĩa là ăn, "wa" được hiểu là quá, "thía" thay cho từ thế.

Những dấu như @, $, /, * thường được giới trẻ dùng khi muốn biểu lộ cảm xúc vui, buồn nào đó. Khi nội dung tin có biểu tượng $_$ thì có nghĩa là vui như được tiền, 8_0 có nghĩa là... bị sốc, # # # nghĩa là thăng rồi, $%  phải hiểu là thật 100%.

Bó tay với  "ngôn ngữ 9x" Tây - Ta…

Tuy nhiên, những ngôn ngữ trên vẫn thuộc loại "thuần Việt", dù không hiểu trơn tru ngữ nghĩa của từng từ thì vẫn có thể suy ra được phần nào nội dung. Nhưng với thứ ngôn ngữ pha tạp Anh - Việt lẫn lộn thì người lớn quả thực là "bó tay" không thể hiểu nổi nếu không  được giải thích.

 Những ngôn ngữ một thời "đình đám" của thế hệ 8X như Like afternoon - thích thì chiều, Know die no - biết chết liền, No four go - vô tư đi, dường như trở nên "lạc hậu" so với ngôn ngữ của thế hệ 9X bây giờ. Nhiều phụ huynh "toát mồ hôi hột" khi đọc được dòng tin nhắn trên máy con gái: "E hem bit nua, pun pun a wua nha e di. Ilu".

Chị Phạm Huệ Anh là giảng viên một trường đại học lớn ở Hà Nội đã phải điện thoại đến Trung tâm tư vấn tâm lý "Người bạn tri kỷ" khi thấy trên máy điện thoại của cô con gái lớn dòng chữ: "Ilu, Sul, G9" thì mới biết lớp trẻ bây giờ có trào lưu sử dụng ngôn ngữ "riêng", pha trộn lẫn lộn giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Sau khi chép lại dòng tin và nhờ cô cháu gái ruột sinh năm 1992 giải nghĩa hộ thì chị mới tá hoả khi biết nghĩa thực của dòng chữ "Ilu, Sul, G9" là: "I love you, see you later, good night" dịch ra tiếng Việt là: Em yêu anh, hẹn gặp lại anh sau, chúc ngủ ngon nhé!. 

Dịch ngôn ngữ 9X
 Có rất nhiều cách để giới trẻ thể hiện cái Tôi.

Cậu thanh niên N.H.N, sinh năm 1993 ở Lò Đúc, Hà Nội bật mí:  Để tránh bị phụ huynh kiểm soát, nhiều bạn trẻ đã ngầm thoả thuận với nhau những qui ước để đổi chữ cái tiếng Việt sang thành con số. Phụ huynh đọc được thì cũng chịu không luận nổi hàng dãy dài những con số như một phép toán học nào đó. Ví như chữ cái A được viết tắt thành số 1, chữ cái B được viết tắt thành số 2, chữ cái C được viết tắt thành số 3. Hoặc khi muốn gửi thông điệp "hài thế" thì viết số 2 với dấu huyền ở trên, chữ "lắm" thì viết thành số 5 với dấu sắc ở trên.

Thậm chí, giới trẻ 9X còn viết tắt cả tiếng Anh như chữ hello, hi (xin chào) thì được quy đổi thành số "2", U là viết tắt của chữ you (anh), "G9" là viết tắt chữ "good night". Nếu một ngày nào đó, phụ huynh thấy trên máy của con mình có dòng tin nhắn chỉ gồm 3 chữ cái đơn giản là "ILU" thì có nghĩa là anh yêu em hoặc em yêu anh (I Love U). Nếu là dòng chữ ILU, SUL, G9 thì thông điệp ấy được hiểu là: Anh yêu em, hẹn gặp lại em, chúc em ngủ ngon (I Love you, see you later, good night). Hoặc đơn giản hơn một chút là chữ "pls" chính là viết tắt của từ please trong tiếng Anh, thì được giới trẻ hiểu ngầm với nhau là "làm ơn đi mà" hoặc "thôi mà, xin em đấy" .

Không chỉ có vậy, một bộ phận 9X bây giờ thậm chí còn dùng tiếng Anh theo kiểu "độc" mà bất cứ vị phụ huynh nào dù có biết khá nhiều về tiếng Anh cũng phải "choáng". Ví như câu nói cửa miệng của nhiều cậu thanh niên hiện nay là "No have water mother", sẽ phải được hiểu theo kiểu dịch từng từ với nghĩa là: "Chẳng có nước m. gì". Hoặc câu "truyền thống" của nhiều thanh niên "Give me beg a word soldier black peace" mà giới 9X giải nghĩa ra là "Cho tôi xin một chữ binh huyền (bình) yên"!.
Dịch ngôn ngữ 9X
Tạo ấn tượng khác người cũng là cách thể hiện bản lĩnh của giới trẻ.

Có hẳn trang web về tiếng… lóng

Không những thế, hiện trong một bộ phận giới trẻ còn tự làm mới ngôn ngữ ngay trong chính những câu giao tiếp hàng ngày là dùng các loại tính từ, danh từ, động từ để nhấn mạnh hoặc với dụng ý tạo tính hài hước cho cuộc giao tiếp của mình. Đó là những từ như a kay (chỉ sự cay cú), chim cú (sự cay cú), cá trê (chê bai, từ chối điều gì đó), xà lách tởm (đi xe luồn lách trên đường), buồn như con chuồn chuồn, chán như con gián, nhỏ như con thỏ, mày đớp chưa, cô em kia ngon chưa v.v... Những câu nói gần như phổ biến trong đại bộ phận giới trẻ như: Đồ kẹo kéo, thằng đó kẹo lắm, sao mày kẹo thế - đều để chỉ sự kiệt sỉ, ki bo; phim "số em xui" thì được giải nghĩa là phim sex (phim liên quan đến tình dục).
Dịch ngôn ngữ 9X
 Tiếng lóng có những thuật ngữ không hề có trong
 từ điển Tiếng Việt.

Không chỉ dừng ở trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, trong tin nhắn, trong trò chuyện trên mạng mà tiếng lóng còn được "cổ suý" bằng cả một trang web chuyên về tiếng lóng với tiêu chí "định nghĩa những câu, từ thuộc ngôn ngữ Việt Nam nhưng không có trong từ điển tiếng Việt" - đó chính là tiếng lóng.

Trang web này hiện có tới 2.207 số lượng từ lóng trên 222 mục từ và có hẳn một mục luôn cập nhật những từ lóng mới nhất trên giao diện trang chủ. Trên giao diện cập nhật 20 từ lóng mới nhất thời điểm này có những từ như: Tàn đời cô Lựu (chỉ những người bị dồn tới bước đường cùng không còn tìm được lối thoát), kệ mẹ thằng Vệ (chỉ những người cái tôi cá nhân quá lớn), ha oai nghĩa là tinh tướng, lợn rừng (dừng lại đi); hay như từ "quần" cũng được giải nghĩa tiếng lóng là một từ bậy để chửi, giống như "thằng l., "thằng hà", "thằng bựa"...
99 từ lóng ngẫu nhiên cũng được cập nhật trên trang web này như: Dạt vòm, tả, hàng độc, hoành tá tràng, úp nơm, tắc tị, bồ kết, cạch, móm, đụng hàng, sò, dẹo, thiếu iod, ăn tạp, ộp pa, trả bài, bóc tem... Với số lượng "chuyên gia tiếng lóng" lên tới 1.141, dường như trang web này ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng cư dân mạng.

Dịch ngôn ngữ 9X
Sự "sáng tạo" trong ngôn ngữ này thực chất đã đóng một vai trò quan trọng giúp những người trẻ cảm thấy xích lại gần nhau hơn, tạo cảm giác mới mẻ cho những người trong cuộc. Ngôn ngữ lóng thường được sử dụng trong blog, chat, nhắn tin qua điện thoại di động... Tuy nhiên, càng ngày những ngôn ngữ dạng này càng trở nên phổ biến trong giao tiếp hàng ngày và nhiều người ở giới trẻ đang dùng những ngôn ngữ đó theo cách thô tục.
Lã Xưa

25/09 Nằm dài trên… Facebook


25/09 'Bản đồ tư duy Việt Nam' lập kỷ lục Guinness thế giới


Chủ nhật, 25/9/2011, 20:00 GMT+7

Bức tranh ghép "Bản đồ tư duy Việt Nam" được thiết kế theo hình bông sen hồng 6 cánh tượng trưng cho các lĩnh vực gồm con người, địa lý, lịch sử, văn hóa, giáo dục, kinh tế của Việt Nam đã lập kỷ lục Guinness thế giới.

Ngày 25/9, tổ chức Guinness thế giới đã công nhận bức "Bản đồ tư duy Việt Nam" lập kỷ lục bức tranh ghép bản đồ tư duy lớn nhất, nhiều mảnh nhất thế giới.
Toàn cảnh bức tranh ghép
Toàn cảnh bức tranh ghép "Bản đồ tư duy Việt Nam". Ảnh: Tá Lâm.

BBC - World Tonight



All posts on "The Editors" in the category: World Tonight