Theo giadinh.net.vn - 10 giờ trước
"Không rắn mặt- không trụ nổi"
Ở cái thời xe nhiều hơn khách, các nữ lơ xe ở phải ra tận trước cổng bến tìm bắt khách cho kín ghế. Nhận diện đội ngũ lơ nữ này không khó, chỉ cần một ai bước chân xuống bến thì nhanh như cắt đã được các lơ vây lấy. Nhao nhao những câu mời như lập trình: "Sài Gòn hả em? Xe còn rộng lắm, 10 phút nữa chạy rồi; "Đà Nẵng hả chị? Lên nhanh, xe chạy luôn. Không vòng vèo"...
Chưa kịp nói thêm ngoài câu trả lời: "Đà Nẵng", tôi đã bị một "bóng hồng" dáng gầy nhỏ chộp lấy tay kéo mạnh lên xe, ấn xuống ghế. Đã đến giờ xuất bến, xe đóng cửa, bác tài nhấn ga. Lơ nữ lên ngồi gác cửa xe, bảo chồng đang cầm vô lăng: "Bật máy lạnh cho khách thoải mái đi anh". Rồi tiếp lời như quảng cáo: "Các cô bác cứ yên tâm. Xe tui chạy một mạch, không vòng vèo bắt khách nhồi nhét như xe khác đâu!". Đến đoạn qua cầu Lai Phước gặp đường xấu, xe xóc lên, nhồi xuống, làm tấm thân mảnh mai của lơ nữ cứ lắc rung lên.
Lơ nữ tên Xí, theo phụ chồng tài xế đã 6 năm nay. Vừa là chủ chiếc Ford gắn BKS 74K - 4..., chị kiêm luôn công việc của một lơ xe gồm: Mời khách, thu tiền và "ngoại giao" với cảnh sát giao thông. Chị bộc bạch: "Những ngày đầu theo xe, tôi nôn thốc tháo vì không chịu được mùi xăng, nhồi xóc. Đã định bỏ, cho ổng chạy một mình. Nhưng rồi lại cố. Đi riết, thành quen".
Chịu được mùi xăng, nhồi xóc, chị lại phải học được các "luật lệ" làm ăn trong bến bãi. Chị Xí kể chuyện cũ như một bài học: Lần ấy, xe chị đang nghỉ trong bến Đà Nẵng, chuẩn bị chạy ra. Một cụ già đã ngồi xe bên kia, nhưng vì nhồi nhét quá đã bỏ xuống, sang xe chị và được chị đồng ý. Lập tức, ba bốn tay "anh chị" của bến ào tới, toan "làm luật". "May lúc đó, trong xe có khá nhiều khách bất bình lên tiếng can ngăn. Chứ không thì tôi "ăn đủ" rồi..." - chị Xí nhớ lại.
Chính những vòng bánh lăn, những "luật lệ" đã "luyện" cho những phận "liễu yếu đào tơ" theo nghề lơ trang bị thêm cho mình sự dạn dày kinh nghiệm. "Phải biết gồng lên mà bảo vệ lấy mình thôi!" - Lơ Xí phân trần. Xe rong ruổi trên những chặng đường, gặp khách đàng hoàng thì ổn, chứ gặp phải “thượng đế” khó tính, say xỉn hay mấy tay anh chị giang hồ có khi ngoài "xù" tiền xe mà còn gây gổ nữa...
Lấy xe… làm nhà
Nghiệp lơ nữ không báo trước những tai nạn bất ngờ. Dì Hảo - một lơ xe khác chuyên chạy tuyến Bến xe Miền Đông (TP Hồ Chí Minh) xót xa kể: "Mấy hôm trước, tôi còn chuyện trò với xế và lơ (chiếc 30F-75..., chạy tuyến Hà Nội - bến Miền Đông) trong bữa cơm tối ở bến. Họ còn hẹn lúc nào rảnh sẽ vào Quảng Trị thăm chơi. Ngờ đâu, mai xe ra Quốc lộ 1A, xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc, TP. Hồ Chí Minh) thì gặp tai nạn, tài xế bị thiệt mạng tại chỗ, lơ xe bị thương nặng...".
Chiếc Huyndai 54 chỗ chạy tuyến vào bến Miền Đông do dì Hảo và bác Kiệm (tài xế) làm, đôi vợ chồng này có thâm niên theo nghề nhất trong bến Đông Hà. Họ đã có với nhau bốn đứa con, đứa lớn đã học năm cuối đại học. Ngày trước, dì ở nhà bán hàng tạp hoá, bác Kiệm lúc ấy chỉ là một anh xế thuê. Năm 2003, chắt chiu mãi được ít vốn, thêm vay mượn, thế chấpngân hàng mới tậu được chiếc xe giá 680 triệu đồng để làm ăn.
Dì Hảo cho biết, nghệ thuật mời bắt khách là một yếu tố quyết định. Để khách đi xe mình thường xuyên là điều không dễ trong ngày một, ngày hai. Những tháng đầu, khách trên chiếc xe 54 chỗ ngồi của dì chỉ lưa thưa vài khách. Tiền thu không đủ bù xăng. Nhưng nay, nhiều người đã nhớ rất rõ giờ nhập, xuất bến của xe dì.
Là phái đẹp, dễ vừa lòng khách hơn những cánh mày râu, nên đa số các bác tài ở bến Đông Hà đều chọn lơ nữ. Vòng bánh lăn bám đường cũng kéo theo đủ chuyện rắc rối... "Gặp đàn ông nóng nảy là càng căng hơn. Nhưng mà gặp mấy bà nhỏ nhẹ là êm hết. Kể cả những lần bị Cảnh sát giao thông "tuýt" lại vì một lỗi nhỏ. Cô ấy nói ngọt một vài tiếng, mấy ông cảnh sát cũng dễ rộng tay xử nhẹ hơn" - chồng lơ Xí bộc bạch. Trên xe mà có lơ nữ thì bác tài chỉ việc chú tâm ôm vô lăng thẳng tiến cho an toàn. Hành khách đi xe mang theo hành lý nặng cũng chỉ việc lên xe ngồi. Mọi việc bưng bê, sắp xếp đã có các lơ nữ quán xuyến.
Ngàn lẻ chuyện đời lơ...
Chiều. Bến xe Đông Hà không còn tấp nập như buổi sáng. Mấy lơ nữ tranh thủ thời gian chờ làm thủ tục với Ban Quản lý bến, quét dọn lại xe, tính toán lỗ lãi. Tay kì cọ sàn xe, một lơ tên Hồng cho hay: "Ở đây, lơ nữ nhiều nhất là các tuyến ngắn như đi Huế, Đà Nẵng... Người có thâm niên, dày kinh nghiệm mới đủ "tiêu chuẩn" theo chuyến dài".
Cuộc đời của những lơ nữ lấy xe làm nhà, Họ buồn, vui theo những chặng đường. Sống với nghiệp, họ đã chứng kiến không hiếm những chuyện bi, hài, cười ra nước mắt và có cả những nỗi niềm riêng.
Chị Lê Thị Hoài Thanh (34 tuổi) là chủ xe, kiêm lơ bắt khách cho chiếc xe 16 chỗ, chạy tuyến Đông Hà - Đà Nẵng. Chuyện của chị làm người nghe vừa cười vừa ngán ngẩm: Sáng sớm, một thượng đế trạc ngũ tuần, dáng đi xiêu vẹo, chui lên xe rồi ngủ khì. Khi xe đến thị trấn Lăng Cô (TT-Huế), lơ Thanh gọi dậy để thu tiền. Ngớ ngẩn thay, nhà ông này ở sát bến xe. Đêm qua gặp mấy bạn nhậu, chén đến sáng, rồi đi thẳng vào bến... Tỉnh lại thì không biết mình đang đi đâu. Trong túi thượng đế kia chẳng còn một xu lẻ. Lơ Thanh phải dúi cho ông khách hụt kia 4 chục ngàn đồng để ra lại Đông Hà.
Rồi chuyện lơ Mai làm nhiều người ứa nước mắt. Chuyến đi Vinh chiều ấy, xe chị gặp một ông bố xin ra Nghĩa Đàn (Nghệ An). Ông vào thăm con trai ở trại giam Bình Điền (TT-Huế) đang thụ án ma tuý. Đã chuẩn bị đủ tiền để đi đường nhưng thương con quá, ông dốc sạch tiền mua đồ ăn, đồ dùng cho nó. Đang thăm con thì được tin mẹ ốm nặng, đường về quê hơn 400 km mà trong túi ông chỉ còn... 10 ngàn đồng. "Đến Vinh là ông phải xuống, lên xe khác để lên Nghĩa Đàn. Mình cùng khách trong xe bàn nhau góp tiền để ông tự trang trải. Tội nghiệp, đầu hai thứ tóc mà vẫn còn lận đận" - lơ Mai lắc đầu ái ngại.
Nhìn vẻ ngoài có phần lì lợm của những lơ nữ, ít ai biết, ẩn sau đó là sự nhẫn nại, hy sinh... Ăn uống tạm bợ, ngủ trên xe, con cái cả tuần mới thấy mặt. Bà Nguyễn Thị S., theo lơ tuyến vào bến xe Miền Đông kể trong nước mắt: "Gần Tết năm trước, xe tui phải chạy tăng cường chuyến vì khách đông, không có thời gian chăm lo con cái. Thằng cu thứ hai nhà tui theo bọn nghiện hút rồi lao vào "ngập" nặng, rồi còn buôn bán ma tuý để lấy tiền hút nữa. Hai năm rồi vẫn còn trong trại".
Nghĩ đến thiên chức làm mẹ, làm vợ, làm dâu... các lơ nữ đành phải nuốt vào lòng sâu những giọt nước mắt. Lơ Thu (28 tuổi) tâm sự: "Con gái mới 5 tháng tuổi đã phải gửi sang ông bà trông giúp. Cả tuần chỉ ngủ với con được 3 đêm thôi. Về nhà là ôm con ngay. Nhưng có khi, nó chẳng vui mừng vì... lạ". Chị Xí thêm chuyện: "Có hôm về nhà, nhìn 3 đứa con nhếch nhác, thương con đến phát khóc ..".
GiadinhNet - Vì miếng cơm manh áo, họ chấp nhận mọi nguy hiểm, gian truân.
Trên hành trình của những chuyến xe khách dọc dặm trường thiên lý Bắc - Nam, ngày càng có nhiều phụ nữ theo nghiệp lơ xe. Vì miếng cơm manh áo, họ chấp nhận mọi nguy hiểm, gian truân, thậm chí cả sự hy sinh, đánh đổi…
Trước nay tôi cứ ngỡ: Nghiệp lơ xe (theo phụ tài xế) là cái nghề chỉ thuộc sở hữu của cánh mày râu có "số má". Nhưng hoá ra không phải vậy! Ở Bến xe khách liên tỉnh Đông Hà (TP. Đông Hà, Quảng Trị), đội ngũ lơ xe nữ lại rất hùng hậu và chiếm phần đông. Điều khác lạ đã hút tôi bỏ ra một thời gian dài, lăn lóc theo nhiều chuyến làm khách đi xe để tiếp cận, chứng kiến việc họ làm - cái nghề lắm trần ai và dường như chẳng hợp với những "bóng hồng".
"Không rắn mặt- không trụ nổi"
"Số lơ nữ trong bến chúng tôi hiện nay đang chiếm đa số. Hàng năm, Banquản lý bến thường phối hợp với Sở Giao thông vận tải Quảng Trị và Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam để tổ chức các lớp tập huấn và cấp chứng chỉ cho người đi theo phục vụ trên xe. Đa số các chị em ở đây đều đạt các tiêu chuẩn" - ông Nguyễn Hữu Phước - Giám đốc Trung tâm quản lý Bến xe khách Đông Hà cho biết. |
6g sáng, thời tiết cuối thu đã xe lạnh - Bến xe Đông Hà đã nhộn lên với những chiếc xe khách đủ hiệu, đủ loại nối tiếp nhau ra vào...
Ở cái thời xe nhiều hơn khách, các nữ lơ xe ở phải ra tận trước cổng bến tìm bắt khách cho kín ghế. Nhận diện đội ngũ lơ nữ này không khó, chỉ cần một ai bước chân xuống bến thì nhanh như cắt đã được các lơ vây lấy. Nhao nhao những câu mời như lập trình: "Sài Gòn hả em? Xe còn rộng lắm, 10 phút nữa chạy rồi; "Đà Nẵng hả chị? Lên nhanh, xe chạy luôn. Không vòng vèo"...
Chưa kịp nói thêm ngoài câu trả lời: "Đà Nẵng", tôi đã bị một "bóng hồng" dáng gầy nhỏ chộp lấy tay kéo mạnh lên xe, ấn xuống ghế. Đã đến giờ xuất bến, xe đóng cửa, bác tài nhấn ga. Lơ nữ lên ngồi gác cửa xe, bảo chồng đang cầm vô lăng: "Bật máy lạnh cho khách thoải mái đi anh". Rồi tiếp lời như quảng cáo: "Các cô bác cứ yên tâm. Xe tui chạy một mạch, không vòng vèo bắt khách nhồi nhét như xe khác đâu!". Đến đoạn qua cầu Lai Phước gặp đường xấu, xe xóc lên, nhồi xuống, làm tấm thân mảnh mai của lơ nữ cứ lắc rung lên.
Lơ nữ tên Xí, theo phụ chồng tài xế đã 6 năm nay. Vừa là chủ chiếc Ford gắn BKS 74K - 4..., chị kiêm luôn công việc của một lơ xe gồm: Mời khách, thu tiền và "ngoại giao" với cảnh sát giao thông. Chị bộc bạch: "Những ngày đầu theo xe, tôi nôn thốc tháo vì không chịu được mùi xăng, nhồi xóc. Đã định bỏ, cho ổng chạy một mình. Nhưng rồi lại cố. Đi riết, thành quen".
Chịu được mùi xăng, nhồi xóc, chị lại phải học được các "luật lệ" làm ăn trong bến bãi. Chị Xí kể chuyện cũ như một bài học: Lần ấy, xe chị đang nghỉ trong bến Đà Nẵng, chuẩn bị chạy ra. Một cụ già đã ngồi xe bên kia, nhưng vì nhồi nhét quá đã bỏ xuống, sang xe chị và được chị đồng ý. Lập tức, ba bốn tay "anh chị" của bến ào tới, toan "làm luật". "May lúc đó, trong xe có khá nhiều khách bất bình lên tiếng can ngăn. Chứ không thì tôi "ăn đủ" rồi..." - chị Xí nhớ lại.
Chị Xí và một lơ khác đang đứng ăn qua loa, chuẩn bị gấp cho chuyến đi sớm Đông Hà - Đà Nẵng. |
Chính những vòng bánh lăn, những "luật lệ" đã "luyện" cho những phận "liễu yếu đào tơ" theo nghề lơ trang bị thêm cho mình sự dạn dày kinh nghiệm. "Phải biết gồng lên mà bảo vệ lấy mình thôi!" - Lơ Xí phân trần. Xe rong ruổi trên những chặng đường, gặp khách đàng hoàng thì ổn, chứ gặp phải “thượng đế” khó tính, say xỉn hay mấy tay anh chị giang hồ có khi ngoài "xù" tiền xe mà còn gây gổ nữa...
Lấy xe… làm nhà
Nghiệp lơ nữ không báo trước những tai nạn bất ngờ. Dì Hảo - một lơ xe khác chuyên chạy tuyến Bến xe Miền Đông (TP Hồ Chí Minh) xót xa kể: "Mấy hôm trước, tôi còn chuyện trò với xế và lơ (chiếc 30F-75..., chạy tuyến Hà Nội - bến Miền Đông) trong bữa cơm tối ở bến. Họ còn hẹn lúc nào rảnh sẽ vào Quảng Trị thăm chơi. Ngờ đâu, mai xe ra Quốc lộ 1A, xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc, TP. Hồ Chí Minh) thì gặp tai nạn, tài xế bị thiệt mạng tại chỗ, lơ xe bị thương nặng...".
Dì Hảo, lơ xe tuyến Đông Hà - bến xe Miền Đông đang mua một vài thứ lặt vặt, chuẩn bị cho chuyến đi mới. Ảnh: ĐV |
Chiếc Huyndai 54 chỗ chạy tuyến vào bến Miền Đông do dì Hảo và bác Kiệm (tài xế) làm, đôi vợ chồng này có thâm niên theo nghề nhất trong bến Đông Hà. Họ đã có với nhau bốn đứa con, đứa lớn đã học năm cuối đại học. Ngày trước, dì ở nhà bán hàng tạp hoá, bác Kiệm lúc ấy chỉ là một anh xế thuê. Năm 2003, chắt chiu mãi được ít vốn, thêm vay mượn, thế chấpngân hàng mới tậu được chiếc xe giá 680 triệu đồng để làm ăn.
"Để bám nghề vì cơm áo và cả hạnh phúc gia đình họ chấp nhận đối mặt với tất cả. Hầu hết người theo lơ xe đều mắc các chứng bệnh như về lưng, khớp, viêm xoang do hít nhiều khói bụi... Phụ nữ theo nghề thì còn cực hơn nữa" - anh Nguyễn Quốc Toàn, một lơ nam hiếm hoi trong bến Đông Hà ngậm ngùi… |
Thời gian đầu, lời lãi bao nhiêu bác Kiệm đều đưa về để vợ lo toan. Nhưng rồi bỗng dưng cái khoản ấy tự dưng ít dần. Nhiều chuyến về, bác Kiệm nhẵn túi và đổ lỗi cho... giá xăng tăng, khách ít. Dì té ngửa người ra khi biết bác Kiệm lại dính vô cái món bài phỏm, xóc xỉa "hên xui" gần bến Miền Đông. Bao nhiêu lời lãi đều dốc vào đó. Dì đành phải để bốn đứa con ở nhà tự bảo nhau lo học hành, ăn uống, để theo chồng làm lơ thay đứa em trai, mong sao cải thiện được... bác tài! Nhiều lúc, dì tưởng phải bỏ cuộc. Nhưng cứ nghĩ đến ông chồng không có vợ đi cùng, dì Hảo đành cắn răng. Bác Kiệm như khoe: "Từ ngày bà ấy đi, tui đã lọc được cái máu đỏ đen. Cũng bởi tại xa vợ, xa con ba bốn ngày. Buồn quá mà sinh dại!".
Dì Hảo cho biết, nghệ thuật mời bắt khách là một yếu tố quyết định. Để khách đi xe mình thường xuyên là điều không dễ trong ngày một, ngày hai. Những tháng đầu, khách trên chiếc xe 54 chỗ ngồi của dì chỉ lưa thưa vài khách. Tiền thu không đủ bù xăng. Nhưng nay, nhiều người đã nhớ rất rõ giờ nhập, xuất bến của xe dì.
Là phái đẹp, dễ vừa lòng khách hơn những cánh mày râu, nên đa số các bác tài ở bến Đông Hà đều chọn lơ nữ. Vòng bánh lăn bám đường cũng kéo theo đủ chuyện rắc rối... "Gặp đàn ông nóng nảy là càng căng hơn. Nhưng mà gặp mấy bà nhỏ nhẹ là êm hết. Kể cả những lần bị Cảnh sát giao thông "tuýt" lại vì một lỗi nhỏ. Cô ấy nói ngọt một vài tiếng, mấy ông cảnh sát cũng dễ rộng tay xử nhẹ hơn" - chồng lơ Xí bộc bạch. Trên xe mà có lơ nữ thì bác tài chỉ việc chú tâm ôm vô lăng thẳng tiến cho an toàn. Hành khách đi xe mang theo hành lý nặng cũng chỉ việc lên xe ngồi. Mọi việc bưng bê, sắp xếp đã có các lơ nữ quán xuyến.
Ngàn lẻ chuyện đời lơ...
Chiều. Bến xe Đông Hà không còn tấp nập như buổi sáng. Mấy lơ nữ tranh thủ thời gian chờ làm thủ tục với Ban Quản lý bến, quét dọn lại xe, tính toán lỗ lãi. Tay kì cọ sàn xe, một lơ tên Hồng cho hay: "Ở đây, lơ nữ nhiều nhất là các tuyến ngắn như đi Huế, Đà Nẵng... Người có thâm niên, dày kinh nghiệm mới đủ "tiêu chuẩn" theo chuyến dài".
Cuộc đời của những lơ nữ lấy xe làm nhà, Họ buồn, vui theo những chặng đường. Sống với nghiệp, họ đã chứng kiến không hiếm những chuyện bi, hài, cười ra nước mắt và có cả những nỗi niềm riêng.
Chị Lê Thị Hoài Thanh (34 tuổi) là chủ xe, kiêm lơ bắt khách cho chiếc xe 16 chỗ, chạy tuyến Đông Hà - Đà Nẵng. Chuyện của chị làm người nghe vừa cười vừa ngán ngẩm: Sáng sớm, một thượng đế trạc ngũ tuần, dáng đi xiêu vẹo, chui lên xe rồi ngủ khì. Khi xe đến thị trấn Lăng Cô (TT-Huế), lơ Thanh gọi dậy để thu tiền. Ngớ ngẩn thay, nhà ông này ở sát bến xe. Đêm qua gặp mấy bạn nhậu, chén đến sáng, rồi đi thẳng vào bến... Tỉnh lại thì không biết mình đang đi đâu. Trong túi thượng đế kia chẳng còn một xu lẻ. Lơ Thanh phải dúi cho ông khách hụt kia 4 chục ngàn đồng để ra lại Đông Hà.
Cứ đến chuyến theo xe làm lơ phụ chồng, lơ Mai phải gửi đứa con trai mới 3 tuổi đầu cho bà ngoại trông coi. |
Tính toán hàng hoá cho khách, lỗ lãi xăng dầu sau những chuyến đi dài rong ruổi. |
Chờ bắt mãi, rồi cũng có một người liên hệ gửi ít hàng theo xe vào Đà Nẵng. |
Lơ Thanh sắp xếp đồ đạc, chỗ ngồi cho các thượng đế. |
Rồi chuyện lơ Mai làm nhiều người ứa nước mắt. Chuyến đi Vinh chiều ấy, xe chị gặp một ông bố xin ra Nghĩa Đàn (Nghệ An). Ông vào thăm con trai ở trại giam Bình Điền (TT-Huế) đang thụ án ma tuý. Đã chuẩn bị đủ tiền để đi đường nhưng thương con quá, ông dốc sạch tiền mua đồ ăn, đồ dùng cho nó. Đang thăm con thì được tin mẹ ốm nặng, đường về quê hơn 400 km mà trong túi ông chỉ còn... 10 ngàn đồng. "Đến Vinh là ông phải xuống, lên xe khác để lên Nghĩa Đàn. Mình cùng khách trong xe bàn nhau góp tiền để ông tự trang trải. Tội nghiệp, đầu hai thứ tóc mà vẫn còn lận đận" - lơ Mai lắc đầu ái ngại.
Nhìn vẻ ngoài có phần lì lợm của những lơ nữ, ít ai biết, ẩn sau đó là sự nhẫn nại, hy sinh... Ăn uống tạm bợ, ngủ trên xe, con cái cả tuần mới thấy mặt. Bà Nguyễn Thị S., theo lơ tuyến vào bến xe Miền Đông kể trong nước mắt: "Gần Tết năm trước, xe tui phải chạy tăng cường chuyến vì khách đông, không có thời gian chăm lo con cái. Thằng cu thứ hai nhà tui theo bọn nghiện hút rồi lao vào "ngập" nặng, rồi còn buôn bán ma tuý để lấy tiền hút nữa. Hai năm rồi vẫn còn trong trại".
Nghĩ đến thiên chức làm mẹ, làm vợ, làm dâu... các lơ nữ đành phải nuốt vào lòng sâu những giọt nước mắt. Lơ Thu (28 tuổi) tâm sự: "Con gái mới 5 tháng tuổi đã phải gửi sang ông bà trông giúp. Cả tuần chỉ ngủ với con được 3 đêm thôi. Về nhà là ôm con ngay. Nhưng có khi, nó chẳng vui mừng vì... lạ". Chị Xí thêm chuyện: "Có hôm về nhà, nhìn 3 đứa con nhếch nhác, thương con đến phát khóc ..".
Đình Văn
No comments:
Post a Comment