Cần tăng cường tham gia hoạt động xã hội để tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào FB - Ảnh: T.V |
Có một bộ phận giới trẻ đã lạm dụng Facebook (FB) bằng cách “trải chiếu nằm dài” từng phút, từng giờ, thậm chí mất ăn, mất ngủ trên mạng xã hội này…
Bứt rứt vì thiếu Facebook
“Em trực tuyến FB ít nhất 20 giờ mỗi ngày”, Kim Ngân, HS lớp 12 trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.Tân Bình, TP.HCM) thú thật.
Câu chuyện của Ngân không ngoại lệ, bởi hiện nay không ít bạn trẻ “ghiền” FB đến độ dành hơn nửa thời gian mỗi ngày để trực tuyến FB bình luận hình ảnh, tán gẫu… với bạn bè. Thậm chí có nhiều người không ngần ngại cho rằng mình đã “nghiện” FB nặng và liên tục trực tuyến FB 20/24 giờ.
Vì “nghiện” FB từ lâu nên Minh Trang, SV trường ĐH Hùng Vương TP.HCM có thể kể chân dung của những ai “nghiện” FB giống mình. Theo đó, người “nghiện” FB đều có những đặc điểm chung: “ôm” FB mọi lúc, mọi nơi dù với bất kỳ phương tiện nào; FB là trang web được mở đầu tiên khi lên mạng nhưng được tắt cuối cùng và có khi lên mạng chỉ để vào FB; điện thoại luôn để sẵn chế độ trực tuyến FB; xuất hiện ở hầu hết FB của bạn bè bằng cách bấm nút “like” (thích), bình luận ở tất cả câu nói của bạn bè; kết bạn vô tội vạ với những người không quen biết…
Nhiều thành viên lạm dụng FB đến mức dù đang vui hay buồn cũng đều trải lòng lên FB; vừa mua bộ váy đẹp cũng vội chụp hình đăng tải trên FB để… chém gió, xem ý kiến của mọi người; thậm chí đang ăn cơm, uống cà phê ở quán cũng tranh thủ viết lên FB cho mọi người cùng biết. Mọi cảm xúc diễn ra ở bất kỳ tình huống nào cũng vội vã bật máy lên và cập nhật liên tục trên FB. Từ khi máy tính bảng trở thành thông dụng, những người “nghiện” FB càng có cơ hội để “ôm” FB thường xuyên hơn. Ngồi cà phê vỉa hè, quán ăn, hay thậm chí trên lớp học… cũng không thể ngăn cản họ bật máy tính có kích thước nhỏ ra và hí hoáy.Nhờ thay mật khẩu để “cai” FB Một bài viết được đăng tải trên tờ The New York Times có đề cập đến câu chuyện của cô gái Nikar Salmasi, 17 tuổi, học sinh trường trung học ở Ann Arbor, bang Michigan, Mỹ. Vì quá “nghiện” FB, khiến ảnh hưởng đến việc học tập, cô đã nghĩ ra một cách để “cai”. Đó là nhờ chị gái thay đổi mật khẩu FB của mình vào tối chủ nhật và chỉ tiết lộ nó cho cô vào tối thứ sáu tuần sau. Kết quả học tập của Nikar nhờ đó đã được cải thiện rõ rệt. |
“Mỗi lần viết câu gì đó hoặc bình luận xong cũng đều căng mắt, hồi hộp, ngồi canh thông báo của FB xem ai bình luận. Rồi mình phải bình luận lại. Cứ thế ngồi “tám” với nhau hàng giờ”, Hoàng Oanh, HS trường THPT Hàn Thuyên (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) kể. Bạn cũng “hiến kế”, phải thường xuyên vào FB của mọi người, bình luận ảnh, viết lời hỏi thăm… để tạo sự chú ý cho người khác vào FB mình; nên viết những câu nói độc đáo, vui hoặc gây sốc thì mới thu hút bình luận của bạn bè.
Mất việc, tai nạn vì FB
Vì “nghiện” FB, để có thể luôn lên FB mọi lúc, mọi nơi, nhiều người đã tìm chọn cho mình những loại điện thoại có thể lên mạng, trực tuyến FB được. Cũng chính vì “nghiện” FB một cách quá đáng mà không ít thành viên của mạng xã hội này đã gặp sự cố.
FB Truong Khoa than vãn chỉ vì trực tuyến FB khi đang chạy xe mà bạn vừa bị giật mất điện thoại. Còn FB Thoi Dieu Linh thì kể đã hai lần bị cảnh sát giao thông phạt bởi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. Ngoài ra còn nhiều tình huống khác mà nhiều bạn gặp phải như: đánh rớt điện thoại dưới đường, hoặc tông vào người đi đường, đâm vào đuôi xe buýt, xe taxi… chỉ vì mải mê bình luận trên FB; làm rớt điện thoại trong nhà tắm vì vừa tắm vừa lên FB (“bởi không thể dừng lại cuộc “tám” trên FB được” như lời kể của FB Van Le); bị giáo viên thu điện thoại, phải viết bản kiểm điểm vì lên FB trong giờ học… Hoàng Sự, một bạn trẻ làm thêm ở hệ thống nhà sách Fahasa kể, chỉ vì quá tập trung vào FB mà quên công việc đang làm nên đã bị khiển trách, nhưng vì không thể “cai nghiện” FB được dẫn đến tái phạm nhiều lần khiến bị đuổi việc.
Mỗi khi thoát FB mình bỗng thấy dường như có điều gì đó thiếu thiếu và bứt rứt khó chịu | ||
SV Thùy Trang | ||
“Có nhiều hôm mình nằm lì trên FB từ 5 giờ chiều đến tận 4 giờ sáng hôm sau bởi bị các bình luận “mê hoặc”, không thể ngưng lại được. Sáng hôm sau phải ngủ bù chứ không thể nào dậy đi học nổi”, Thúy Uyên, SV trường ĐH Sài Gòn, bộc bạch. Còn Minh Trang, có những lúc cố gắng hoàn thành bài tập, nhưng lỡ để trực tuyến FB đã không thể tập trung làm bài mà say sưa trò chuyện, bình luận…
Trên cộng đồng mạng, nhất là các diễn đàn của học sinh, SV cũng đang chia sẻ nhau về những cách cai nghiện FB. Đó là gián tiếp ngắt kết nối (xóa trình duyệt điện thoại, dùng dịch vụ mạng chặn FB), hạn chế tương tác (bình luận, nhấn like vô tội vạ…) với bạn bè, loại bỏ kết bạn với những người không quen biết; “nghiện” lại những thứ khác, dùng các ứng dụng phần mềm hay trang web hay khác để thay thế. Ngoài ra, cần chú tâm học tập, làm việc, tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện thể dục thể thao… thì có thể không lạm dụng FB.
Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe “Không phủ nhận FB là mạng xã hội có nhiều tiện ích trong kết nối bạn bè. Nhưng bên cạnh đó, mạng này cũng có nhiều mối lo. Sẽ hết sức nguy hiểm khi giới trẻ đốt nhiều thời gian cho nó. Nếu kéo dài, sẽ dẫn đến nghiện. Hiện tượng nghiện đang định hình ngày càng rõ, khi không ít người ngày đêm vùi đầu vào FB. Từ việc “nghiện” dẫn đến không tập trung trong quá trình học, ảnh hưởng đến năng suất công việc, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, làm đảo lộn cuộc sống. Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý và truyền thông cộng đồng) Có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần Sử dụng FB quá mức sẽ không tốt cho sức khỏe. Một số nghiên cứu khác cho thấy, thanh thiếu niên tham gia mạng xã hội có liên quan đến vấn đề bắt nạt trên mạng, hành vi bạo lực ở ngoài đời, hay có mối quan hệ với những nguy cơ như lạm dụng tình dục, lừa gạt, mất an toàn... Nghiện internet có liên quan đến một số rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, ám ảnh, sợ xã hội... Thạc sĩ Lê Minh Công(Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2) Minh Luân (ghi) |
N.T.Nan - Đ.Nguyên
No comments:
Post a Comment