Sunday, October 30, 2011

Cambodge et Laos en Images et en Musique

Voyage au Cambodge et au Laos
Cambodge et Laos en images et en musique.
Images et Musique : Quach Vinh Thien.

Temple Angkor Thom – Siem Reap au Cambodge :

9 hóa chất thường gặp có thể gây vô sinh

9 hóa chất thường gặp có thể gây vô sinh

Tình trạng vô sinh ngày nay phổ biến hơn ta nghĩ. Và các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với lượng hóa chất dù rất nhỏ thôi cũng có thể gây xáo trộn hệ thống sinh sản.
Dù ngày nào chúng ta cũng có thể gặp phải những hóa chất gây rối loạn nội tiết tố dưới đây nhưng có một tin tốt lành là nếu bạn tránh xa chúng, chúng sẽ chẳng làm gì được bạn:

Chuyện về cái "Hotmail"


     Chuyện về cái  "Hotmail"

Quả là danh bất hư truyền. Hiện nay trên thế giới hầu như có trên 22 triệu người xử dụng hộp thư điện tử email của Microsoft Company trong phần Internet Exlporer, mà ai ai cũng biết danh, chúng ta gọi là "HotMail".. Ai ai cũng thích danh từ: "Hot Meal" (thức ăn nóng hổi vừa thổi vừa ăn), dĩ nhiên ngon lành hơn "Cool Meal" (thức ăn nguội ngắt).

Những thực phẩm giúp giảm huyết áp


 
Hy vọng là một message nầy giúp đỡ cho quý thân hữu

Hột CHIA hạ áp huyết nhanh nhất.

Một đồng nghiệp của tôi chỉ cho bà 2 muỗng cà phê mỗi lần. Nhưng bà chơi 2 muỗng canh. Hậu quả là bà ngất xỉu khoảng một giờ sau khi uông chở vào bệnh viện. Áp huyết too low
Uống hai lần một ngày ngoài việc diet, giảm cân còn hạ áp huyết.
Ai low ap huyet thì xin đừng uống.


Một phần trăm là những ai?

Một phần trăm là những ai?
Friday, October 28, 2011 7:01:31 PM
Ngô Nhân Dụng
Phong trào Chiếm Wall Street (Occupy Wall Street) đã lan khắp nước Mỹ và thế giới, và đã đưa một nạn nhân đầu tiên vào bệnh viện trong cảnh mê man.
 Anh Scott Olsen, 24 tuổi, cựu thủy quân lục chiến, đã từng dự chiến tranh ở Iraq. Anh bị cảnh sát bắn đạn mã tử trúng đầu, trong cuộc biểu tình "Chiếm Oakland".

Áp suất đang tăng

30/10/2011

Bà Marie-Antoinette của Damas

Alastair Beach, Courrier international 27/10/ 2011
Phạm Toàn dịch
Thưa bạn đọc, chỉ vì tôi đã dịch tiểu thuyết CHÍN MƯƠI BA của Victor Hugo, nên tôi đã dừng lại đọc bài báo này, vì thấy tác giả gọi bà ta là nữ hoàng Marie-Antoinette. Xin bạn đọc coi hai hình bên dưới đây: một hình MÁY CHÉM và một hình vẽ bà vợ vua Louis XVI Marie-Antoinette trước khi nàng lên máy chém.
Trong bài báo này, Marie-Antoinette là tên đem đặt cho vợ viên Tổng thống Syria, kẻ cho tới hôm nay, sau bảy tháng "đối đãi" với dân chúng nổi dậy, đã giết chết ba trăm ngàn người biểu tình. [Ba trăm ngàn dân, bằng một huyện của tỉnh Thái Bình? Hay bằng một huyện của tỉnh Long An? Hay bằng số học sinh tiểu học của một tỉnh bất kỳ nào đó?]
Tại sao tôi chọn dịch bài báo này? Thói thường báo chí hay đưa tin tức về một sự kiện vào lúc kết thúc. Tôi muốn đưa tin để bạn đọc được SỐNG cái tâm trạng của các nhân vật và nhân chứng khi tất cả đang trên đường đi tới chỗ kết thúc. Một tấn bi kịch xảy ra ở thời kỳ mọi việc đang diễn ra chứ không chỉ ở phút cuối cùng, như lúc Gadhafi bị một chàng trai bắn chết "như một con chó" (tin các báo).
Thực tình, tôi là người ác, chứ không hiền. Tôi giống con mèo thích lăn đi lăn lại con chuột (một cặp vợ chồng chuột) trước khi xơi tái.
Phạm Toàn

Hương thành phú quý

From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "exryu-ww-forum@yahoogroups.com" <exryu-ww-forum@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, October 30, 2011 10:11 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Hương thành phú quý

----- Forwarded Message -----
From: Hai Nguyen <

Hương thành phú quý
Viết cho các con và các cháu của tôi
Nguyễn Hải Sơn
Có thể, ý nghĩ của tôi sai quấy. Có thể, tôi chưa thông hiểu lịch sử đạo giáo đem ra vơ đủa cả nắm. Có thể, tôi mang trong đầu một ý tưởng điên rồ về tôn giáo. Dù thế nào đi nữa, tôi luôn luôn tin, Đạo Phật là một tôn giáo phát xuất từ đất Trung Hoa. Một loại tôn giáo tổng hợp từ đạo thờ cúng tổ tiên, đạo thuần phục thần linh, đạo tin về thế giới huyền bí, đạo tin ma quái của thế giới vô hình, đạo mượn tên Thích Ca Mâu Ni, một hiền triết người Ấn Độ (nhân gian Việt gọi là Bụt), làm "giáo chủ" và vay một số nhận định triết thuyết của ông, được dùng gọi là "Giáo Pháp Phật Giáo".
Đạo Phật truyền bá lan tới Việt Nam (Đạo Bụt đến trước đó rồi), gần như hoàn toàn tin tưởng về gốc đạo Phật, không thay đổi, từ miền Bắc qua miền Trung. Phương Nam, hầu như tạp chủng, cách tin tôn giáo kỳ lạ.
Nhưng, đạo Phật Trung Hoa gặp nhiều biến thái, lúc du nhập đất Cao Ly và Nhật Bản. Họ thay đổi lễ nghi, dựa theo phong tục văn hóa, hình thành đạo, theo lối khác. Một số nước lân cận Trung Hoa, vẫn giử nguyên truyền thống cũ, nền tảng triết thuyết Bụt, lúc bắt đầu.
Vì thế, không nên đồng hóa "triết thuyết của Bụt" với "Đạo Phật Trung Hoa" là một. Lý do, nhận biết bắt nguồn từ hai quan điểm khác biệt, "độ sanh"do Thích Ca Mâu Ni chủ trương và "độ tử" do các vị tổ Phật Giáo Trung Hoa sáng chế và truyền thừa tiếp tục cho đến ngày nay. Bởi lẽ, việc thờ thần linh, cúng ma quái được sát nhập chung với tư tưởng triết lý Bụt, qua luật nhân quả, nghiệp báo, tính luôn vòng luân hồi, trong đó cầu nguyện van xin, cúng tế, là chính. Nghi lễ Phật Giáo như đạo Bà La Môn, Bụt từng tìm cách xóa bỏ. Nghĩa là không có thần linh hiện diện ban ơn giáng họa, không ai trợ giúp trốn tránh nghiệp báo do mình tạo ra, bằng việc cúng tế.
Lúc hiện tiền, Thích Ca Mâu Ni chưa hề dạy môn đệ ý tưởng xây dựng chùa chiềng nguy nga và nghi thức cúng kiếng bái lạy. Chủ đích của Bụt hành đạo, không tự xưng giáo chủ tôn giáo, như đạo Bà La Môn hiện hữu tại xứ Ấn Độ vào thời điểm này.
Bụt chỉ thừa nhận mình, như một vị thầy khai sáng, giúp chúng sanh phá màn u minh, sẽ tìm thấy chân lý. Chân lý liên quan đến khổ đau trầm luân, cần phải chận lại, tức bàn đến "độ sanh". Bụt dùng phương tiện, dựa vào căn cơ từng chúng sanh, chỉ lối tìm đạo giải thoát. Đây, hình thức độ sanh, con đường thoát luân hồi nghiệp báo.
Khi vài môn đệ của Bụt đến Trung Hoa truyền giảng triết lý và cách hành đạo. Dân Trung Hoa quá mê tín, quá hãi sợ thần linh ma quái. Thủ tục cúng kiếng, bái lạy, nhiều tập tục phi lý, vẫn được duy trì như sự trấn an con người đối với quyền lực kẻ khuất mặt. Họ sẽ không làm hại, nếu cúng kiếng đầy đủ, như một cách hối lộ thường thấy, trong cuộc sống hàng ngày, giữa người cai trị và kẻ bị trị, cho thần linh ma quái, mưu cầu "tai qua nạn khỏi".
Biến đền, miếu thờ thần, ra chùa chiềng, thờ Phật. Đề cao Thích Ca Mâu Ni, thành vị thần, có sức mạnh vạn năng. Do đó, mới nẫy sinh việc cầu an, cầu siêu và nhiều nghi thức khác, được gọi chung "Nghi Thức Phật Giáo". Lễ cầu nguyện tụng đọc kinh kệ, lời Chư Phật. (Phật Thích Ca chỉ là một ông Phật trong vô số ông Phật, các Phật khác không giáo pháp để lại). Biến sự bố thí thành cúng dường, biến kêu gọi đóng góp cho chùa, thành "ruộng phước", biến người tu thành "Phật báu" tạm thời, biến miếu đền thành chùa, cần xây cho to cho lớn, mới chính là hiểu đạo.
Trong khi triết thuyết Bụt bàn về "tu tâm dưỡng tánh" thành thứ yếu. Biến nhà sư thành Phật, cung phụng như ông hoàng bà chúa. Hy vọng thầy tu cấp một tấm vé lên thuyền Bát Nhã sau khi chết, trôi về "bến giác".
Cho nên, vào chùa, bạn có bao giờ thấy, ông Phật mở mắt chưa. Ông có bao giờ muốn, khói hương nghi ngút, làm cay mắt đâu. Ông không mấy vui, vì mùi hương làm nghẹt thở. Nên chổ nào, ông đều ngồi im lặng, mặc cho con rối bày trò.
Hình như ông có chút buồn phiền, khi sự sống không lo, mà lo sự chết. Tham, sân, si cần tránh; "trì giới luật" ông đề ra, hầu như nhà sư, tự nhận sứ giả Như Lai, bỏ quên đâu đó trong các tạng kinh điển. Khuyên người "làm lành tránh dữ" không quan trọng, hơn chuyện cúng dường góp tài vật, lập ngôi chùa cho lớn. Không biết để làm gì? "Tu hành" hay thỏa mãn tài kinh doanh "buôn bán đức tin".
Nếu bạn chịu khó nhìn một cách thấu đáo, người Mỹ tới đâu, dân bản địa không mấy ưa, ngoại trừ, tiền họ viện trợ (chưa tới tay họ bao nhiêu). Thật ra, dân Mỹ đa số hiền hòa và đầy tấm lòng nhân ái nhất hành tinh. Nếu không, làm sao họ chịu đóng góp tiền viện trợ cho xứ khác, không hề than oán. Số người hảo tâm làm từ thiện quá nhiều so với dân số các nước khác.
Thử nhìn một đại gia Việt Nam, trả tiền cho một bữa nhậu hay chạy chọt lo công việc đút lót người có chức quyền; đủ giúp cho một số người khốn cùng do thiên tai, có chén cơm ăn, ít ra trong vài ngày, vì đói, vì rét, vì mất mát.
Một điều, tôi tự hỏi mình, đúng hay sai, nhìn một việc. Tôi hỏi, một thanh niên, sao không thích mua một vé ăn, tổ chức bữa cơm chay gây quỷ xây chùa, giá mười đồng. Trong khi sẵn sàng, trả bốn mươi đồng, cho một chổ nhảy đầm. Anh ta trả lời tỉnh bơ: "Ăn, lúc nào chả được. Nhảy đầm, năm khi mười họa, mới có tổ chức. Khác biệt, dù vé đắt gấp bốn gấp năm, vẫn mua. Vì vui mà". Từ đó tôi hiểu thêm mới hiểu thêm một điều, tại sao cửa hàng 7-11 bán món đồ giá đắt gấp đôi so với siêu thị. Người ta vẫn mua. Vì, người ta không đủ kiên nhẫn chờ đợi, sắp hàng trả tiền, quá lâu, do thì giờ là tiền bạc.
Nếu tin một điều, không một ai sau khi sinh ra, đều có thể "thoát chết" hay "trốn chết". "Chết" như việc tự nhiên của sinh vật. Quan trọng "chết, không biết có thể mang theo được vật gì bên mình", kể luôn tiền tài, tài sản, danh vọng, địa vị xã hội ban tặng cho một người. Câu hỏi, có thật sau cái chết, không thể mang theo mình, mọi thứ đang có, đi về cỏi nào đó, là đúng hay sai?
Nếu điều trên đúng, chúng ta không nên phí công, phí sức, bon chen, gây thù chuốc oán với mọi người; để tạo dựng cơ nghiệp to tác, cho hao tổn thân thể và tinh thần. Tức là "của thiên trả địa".
Nếu điều trên sai, dĩ nhiên không ai trốn "chết", dù vua chúa đến dân ngu khu đen. Tuy nhiên, đời sống con người không thể một sớm một chiều; mà có thể chết ngay. Vì, còn trả "nợ đời" và "nghiệp chướng" tạo ra, không rõ nguồn gốc. Do vậy, cần phải chiến đấu cho sự sống thân xác, trước khi hơi thở cuối cùng ngưng lại. Có gì sai trái phải không?
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Của cho thì còn, của ăn thì hết" nghĩa ra làm sao?
Sự hiểu thông thường, "của cho" chia làm hai loại: cho có chủ đích và tặng không chủ đích.
Thế nào sự "cho có chủ đích"? Hối lộ là một hình thức của sự cho, có chủ đích. Món hàng biếu không của công ty khuyến mãi, sẽ là chủ đích trao đổi mua bán sau này. Viện trợ vũ khí tới một quốc gia, ngoài nghĩa đồng minh giúp nhau tự vệ. Chủ đích chính, tạo sự gây chiến tranh tương lai, theo chiêu bài chính trị. Một người giàu có, sống nước tiền tiến, có thể, vì phải đóng thuế lợi tức quá cao, sinh lòng bồ tát, đem cho tiền bạc bớt, vào từ thiện, trong chủ đích trốn thuế, giảm thuế và mua danh nhà hảo tâm.
"Thi ân bất cầu báo" là một sự "cho không chủ đích". Một người nhận con nuôi, là sự cho không chủ đích, giúp trẻ bất hạnh được sống. Một người cho nội tạng hay hiến máu, đều là một người cho từ tấm lòng nhân ái. Một vị thiện nguyện, làm tận lòng công việc từ trái tim bác ái. Họ là người cho, không cần ai nhớ ơn. Có thể nói, dân Mỹ số người "thi ân bất cầu báo" quá nhiều; mới cho chúng ta, tá túc xứ này hơn ba mươi năm.
Nhìn lại "của ăn thì hết", thật sự không sai chút nào. Đó là một kết quả từ sự ích kỷ và tính đố kỵ. Mọi thứ, đều muốn chiếm đoạt, làm của riêng. Lý do đó, lẽ ra, sau khi ngưng tiếng súng hơn ba mươi năm, xứ Việt vẫn còn tồi tệ hơn trước cuộc chiến, nạn "Xóa đói giảm nghèo" chưa hề biến mất.
Triết thuyết của Thích Ca Mâu Ni để lại cho nhân loại, cho chúng ta nhiều suy ngẩm, nhiều hơn bất cứ giáo pháp nào, của bất cứ tôn giáo nào, đông đảo tín đồ tin theo. Đó là sự "Bố Thí".
Sự bố thí xãy ra dưới nhiều dạng thức như vật thí, pháp thí và vô úy thí. Nói chung, bố thí là một sự cho. Sự cho luôn luôn đòi hỏi, như một điều kiện cần thiết, hội đủ, bao gồm kẻ cho, người nhận và dạng thức sự cho riêng rẽ hay hổn hợp.
Bốn mươi chín ngày tọa thiền dưới cội Bồ Đề, ông Cồ Đàm quán chiếu thấy, nguồn gốc khổ đau của chúng sanh, không riêng gì loài người; mà mọi loài đều chung số phận.
[Trong quá trình tu chứng 49 ngày cuối cùng, Đức Phật không dựa vào thần quyền, không cầu nguyện van vái. Mà Ngài đã trải qua những chặng đường chuyển hóa nội tâm "chứng được quả Túc Mệnh Thông, tức thấy rõ tất cả khoảng đời quá khứ của mình trong tam giới. Đến nửa đêm, Ngài chứng được quả Thiên Nhãn Minh, thấy được bản thể của vũ trụ và nguyên nhân cấu tạo của nó. Đến canh tư, Ngài chứng được quả Lậu Tận Minh, rõ biết nguồn gốc của khổ đau và phương pháp diệt trừ đau khổ, để giải thoát khỏi sinh tử, luân hồi."  Và cuối cùng Ngài vẫn còn phải chiến đấu với những níu kéo ghê gớm của Ái - Dục, vốn gắn chặt với kiếp người, biểu hiện qua cuộc chiến đấu với Ma Vương.
Trong suốt 45 năm hành đạo, thu nhận, dạy dỗ đệ tử, Đức Phật chỉ nói về những gì Ngài trải qua và chứng đắc, không thêm, không bớt và không giữ lại cho mình bất cứ điều gì. Giáo pháp của Ngài là một kho tàng tư tưởng nhân bản, lý luận phong phú, dùng ẩn dụ, dùng toán học, khúc triết, có dẫn chứng, có so sánh để khai mở trí tuệ. Ngoài danh hiệu " Đấng Từ Phụ", Đức Phật còn là một triết gia, một nhà giáo dục, một tâm lý gia vĩ đại mổ xẻ những khúc mắc tâm lý của con người.] (trích từ bài viết của Đào Văn Bình, nhan đề "Trí tuệ: sinh mệnh của đạo Phật", ngày 4-3-2011 đăng Việt Báo Online)]
Đều có nguyên do và hệ lụy của nó, cứ chạy vòng vòng như bánh xe luân hồi. Vì thế, muốn thoát khỏi, việc đầu tiên làm ngay, chính là xóa màn u minh. Muốn xóa không đơn giản, cần thời gian tỉnh tọa chiêm nghiệm và thực hành. Người ta không chịu hiểu, rồi cho triết thuyết của Thích Ca, thuộc về yếm thế, chán nợ đời, lấy lý do vô thường, "sắc bất dị không, không bất dị sắc". Sự nhận thức này trở nên vấn đề lớn, trong tư tưởng nhân loại và càng sai lạc hơn, do những người nhân danh Thích Ca làm sai lệch điều ông chỉ dạy.
Các kinh tế gia thế giới ở các thế kỷ trước lo ngại "nạn nhân mãn"; vì "thực phẩm sản xuất theo cấp số cộng, con người sinh sản theo cấp số nhân". Sự thiếu hụt khó bù đắp theo thời gian, khởi nguồn cho chiến tranh, tranh chấp quyền lợi và quyền lực, thảm họa chiếm lấn đất đai của nhau, không sao tránh khỏi. Oán thù chồng chất và tàn bạo trở nên hung bạo hơn. Vũ khí hủy diệt phát triễn hơn. Lổi ấy do ai tạo nên? Con người tham vọng trong địa cầu chật hẹp.
Điều đó, Thích Ca Mâu Ni quán chiếu, nhìn thấy từ lâu. Nên Ông mới đề ra vấn đề "xuất gia". Nghĩa, nhằm "diệt dục" dẫn đến ngăn chận sự bành trướng sinh sản của loài người. Hạn chế sinh sản, người ta không nhìn thấy, một sự cần thiết tránh nạn diệt vong do thiếu hụt nhu cầu thực phẩm.
Trên thế giới hai nước đông dân số nhất là Trung Hoa và Ấn Độ. Vào lúc "Bụt" hiện tiền, dân số thế giới chừng vài chục triệu, chứ không như bây giờ, con số lên tới 7 tỉ người. Tại hai nước này, tôn giáo trở nên giáo điều, chủ đích tạo sự trầm trọng vấn đề nhân sinh văn hóa. Thứ tôn giáo kềm chế sinh hoạt đời sống, trong dân chúng, khó ra khỏi vòng vây giáo điều.
Tại xứ Ấn Độ, ngay sau khi Ông Cồ Đàm ngộ đạo, tìm ra chân lý về luân hồi. Triết thuyết của Thích Ca Mâu Ni (tên mới của Ông Cồ Đàm hay Bụt) gặp sự chống đối mãnh liệt của Đạo Bà La Môn. Đạo Bà La Môn vốn có từ lâu đời, tư tưởng của đạo gần như cấm đoán hoàn toàn mọi ý tưởng khác biệt nẫy sinh. Lý do, phá vở quyền lực cùng quyền lợi của giới tu sĩ; đảo lộn giai cấp xã hội thành lập bấy lâu nay thành nếp rồi. Thêm vào các lễ nghi cúng bái thần linh bị phá hoại, do hủy hoại mù quáng đức tin.
Triết thuyết Thích Ca Mâu Ni đưa ra hai cứ điểm quan trọng, Đạo Bà La Môn tìm cách phỉ báng, cố tâm làm sai lệch tư tưởng phóng khoáng, không để tư tưởng biến thái cơ hội nẩy sinh trong dân chúng: Sự bình đẳng, không giai cấp trong xã hội. Bác bỏ sự tin quyền phép của thần linh, dẫn đến việc cúng tế phi lý (tức không có thần linh nào cả), phá bỏ quyền lợi của giới giáo sĩ.
Đaọ Bà La Môn đưa luận cứ cố chấp, con người sinh ra, được thần linh giao cho đẳng cấp nhất định. Không thể thoát xác, thay đổi đẳng cấp, theo ý muốn. Nay, tư tưởng Thích Ca Mâu Ni đưa ra sự "bình đẳng" giữa con người với nhau, tức xóa hẵn tình trạng giai cấp. Quyền lợi và quyền lực giữa các giai cấp không còn lý do tồn tại nữa. Chế độ thống trị và người bị trị bị thay đổi, do con người sự sống không bao giờ khác nhau, dù sinh trưởng như thế nào. Giới giáo sĩ không còn độc tôn cai trị, xã hội người quyền lực bị lung lay. Như thế, lý do bình đẳng không bao giờ chấp nhận với đạo Bà La Môn.
Con người tự quyết định đời mình, không một thần linh nào có thể sai áp được. Tất nhiên, không có thần linh nào cả. Như vậy cúng tế thần linh là sự sai trái, mê tín phi lý.
Đạo Bà La Môn luôn đề ra thế giới vô hình do thần linh cai quản. Muốn khỏi bị thần linh quở phạt, phải hiến tế cúng bái. Sinh vật bị giết cho tế lễ, kể cả sinh mạng con người, do vấn đề hiến tế trở nên tác hại phi lý. Đây một đặc quyền về quyền lợi của giới giáo sĩ đạo Bà La Môn dễ bị triệt hạ, nếu dân chúng không còn tin quyền phép thần linh. Vì triết thuyết Thích Ca Mâu Ni không bao giờ công nhận, thần linh; mà do con người tự tạo nghiệp và trả nghiệp mà thôi.
Một lý do khác, khiến người ta hiểu lầm, sự "xuất gia". Nếu nam nữ ai nấy, đều đi tu theo Bụt, tức loài người không còn sinh sản nữa; đồng nghĩa nhân loại bị diệt vong. Cho nên, mới gán cho triết lý Bụt, chính là trốn nợ đời, bi quan yếm thế. Đạo Bà La Môn không muốn, tín đồ mình nhìn thấy, nạn nhân mãn, gây chết choc, tiêu diệt sau này. Nên cố làm sai lệch tư tưởng, để tạo cơ hội phỉ báng.
Tại đất Trung Hoa, thờ cúng thần linh ma quái và kẻ khuất mặt của thế giới vô hình, đã ăn sâu trong tư tưởng dân chúng. Một thứ văn hóa, không thể gọt rữa, cúng bái thần phục, ra khỏi tư tưởng thâm căn cố đế. Bên cạnh, lý thuyết Khổng Mạnh, tạo giềng mối cho giai cấp thống trị với lập luận an sinh xã hội, kỷ cương phép tắc, dẫn đến hài hòa trong đời sống, bảo đảm sự trật tự, một điều chế độ phong kiến cần có và phải có. Trong đó khẩu hiệu "đông con nhà có phúc" khiến dân số tăng vọt không thuốc chữa. Đưa việc "trọng nam khinh nữ" làm xã hội chao đảo giống tính, một thói tục đa thê, coi rẻ phụ nữ, xem họ như vật giải quyết sinh lý hơn nhân bản của con người.
Sự chạm trán tư tưởng thành một vấn đề đáng ngại. Vì nhân mãn, con người mới mưu cầu quyền lực và quyền lợi, mới phát sinh chiến tranh chém giết lẫn nhau. Họ trở thành bản năng con thú hơn thực sự con người có tư tưởng.
Vì thế, Bụt nói đến "từ bi". Tại sao cần từ bi trong cuộc sống? Thế nào từ bi mới đúng nghĩa thực sự. Câu trả lời không dễ dàng như định nghĩa ghi trong sách. Tại sao Thích Ca Mâu Ni nói đến "từ bi" và "trí tuệ". Hai từ này luôn luôn đi chung với nhau trong ý nghĩ cũng như hành động.
"Từ" có thể cho niềm vui. "B"i có thể bạt sự khổ. Từ bi là hai chữ, trong bốn chữ, của "Vô Lượng Tâm". Hai chữ kia là Hỷ Xã. "Hỹ" là tâm vui vẻ. "Xả" là tâm buông xả. Đó là cơ bản cho một người muốn tu theo con đường Bụt dạy. Nếu hành thiện như vậy sự xa lìa khổ ách không còn chướng ngại.
Nhưng, tại sao lại cần trí tuệ?
Trí tuệ xây dựng căn bản triết lý của Bụt, dùng sự giác ngộ, thông qua sự hiểu biết, áp dụng sức mạnh của lý trí, áp đảo mê tín.  Với mục đích để giải quyết vấn đề tâm linh của con người, vấn nạn của xã hội, mà không dựa vào Thần Linh hay bất cứ quyền phép vô hình nào cả.
Theo đó, từ bi trí tuệ không thể tách riêng khi hành động hay quyết định. Vấn đề này là chủ yếu trước tiên của hạnh "bố thí". Bố thí là cơ hội tình thương nở hoa. Bố thí làm rực sang trí não nhân từ. Bố thí là món quà do trái tim thương yêu luân lưu huyết quả. Bố thí là hình thực chận chiến tranh bộc phát.
Do đó, chết có mang theo mình được gì? Có, không phải vật chất chôn chung trong quan tài. Vật mang theo chính là tình thương, truyền lại trong tim óc hậu duệ ý nghĩa cao đẹp. Mang theo trái tim nhân hậu cho người khác, nhìn thấy giá trị tình thương như thế nào.
Hương thơm trong bố thí gồm những thứ chúng ta cần đến:
Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Rất nhiều người nói với tôi, họ vô cùng thất vọng khi về làm từ thiện tại Việt Nam. Người dân nghèo không chịu suy nghĩ vì sao mình nghèo. Người giàu không chịu tin vì sao mình giàu. Xã hội sinh ra nhiều quái thai tư tư tưởng. Trẻ thơ và thói tính xấu xa luân lưu trong máu theo thời gian lớn lên. Chúng biến thành lực lượng ngu xuẩn trong tư tưởng. Sự tham lam đổi lổi do nghèo. Sự sân si tự cho xã hội tạo nên. Đáng buồn tôn giáo là nơi cần giúp đở tinh thần, lại bị vật chất đè bẹp không thương tiếc.
Tôi không rõ đão giáo khác, tôi chỉ thấy nơi tôn giáo tôi tin tưởng bấy lâu. Người tu hành bị nghiệp chướng vật chất chiếm hết tư tưởng. Mặc chiếc áo cho có mặc, trái tim hạnh nguyện hình như rong chơi nơi đô hội với ánh đèn màu.
Không những thế tràn qua đây, đưa mọi thứ cặn bả như thắp sang đức tin về tham sân si nhiều hơn. Tôi nhớ ngôi chùa đầu tiên lập đường 16 tại thủ đô Hoa Kỳ năm 1975. Ai qua đều ghé thủ đô thường ghé đó thắp ba cây nhang. Họ cầu nguyện đất nước thanh bình, cầu nguyện gặp lại người thân.
Nay tôi đến ngôi chùa ấy, tráng lệ hơn, rộng rãi hơn. Nhưng lời cầu nguyện ấy không còn. Tại sao tôi không rõ. Vì thần vật chất của thế giới tư bản thống trị trong cảm nghĩ cùng hành động. Họ không còn họ của năm xưa "di tản". Họ người mới mất rồi. Họ chỉ còn lại sự ích kỷ do học hỏi từ láng giềng, học tin theo chân tu vọng ngữ. Họ giúp tay bọn người nuôi giấc mơ phú quý xứ người, trở nên hội chứng lường gạt xảo trá. Con đường Bụt không còn mây trắng lững lờ. Con đường Bụt đảo lộn thân khẩu ý từ người mặc áo cà sa. Tôi tự nhiên ngậm ngùi với chính mình.
Bạn tôi gởi tôi bản kết toán, tính tình và đặc tính người Mỹ gốc Việt. Đọc xong, tôi xóa và không chuyễn đi như khi nhận bài hay. Tôi không đau lòng với nghiên cứu nhận xét của người viết bản tin. Tôi không hề buồn nghe tin quê nhà lâm nạn thiên tai.
Điều tôi buồn biết đến bao giờ bản chất xấu xa trong tư tưởng người Việt biến mất và làm sao biến mất. Ông bạn tôi kể cho tôi nghe câu chuyện không nên nghe. Tôi im lặng.
Hương thơm ngào ngạt đất Già Lam bổng dưng nổi chứng. Phú Quý nở hoa vô cùng khốn khó trong lòng tham, đầu bảng Bụt lo ngại. Theo đó, chết mang theo gì nữa ngoài tiếng xấu không xóa hết.
Tôi nhớ một lần xưa lắm, cô giáo dạy tôi lớp ba nói: "Thật thà là một đóa hoa không bao giờ héo. Nhưng, các em đừng bao giờ đem "nước thật thà", tưới cho hoa. Hoa héo nhanh lắm".
Cô ơi! Nay em mới hiểu.
Như Hà Nguyễn Hải-Sơn
Orlando 29-10-2011
 
 
 


__._,_.___
Recent Activity:
MARKETPLACE
.

__,_._,___


Những Bản Hùng Ca

From: nguyen phong quang <nguyen_phongquang@yahoo.fr>
To: exryu-ww forum <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; Exryu WW <exryu-ww@yahoogroups.com>; "Exryu-DaiHoi@yahoogroups.com" <Exryu-DaiHoi@yahoogroups.com>; exryu-france <exryu-france@yahoogroupes.fr>
Sent: Saturday, October 29, 2011 5:37 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Những Bản Hùng Ca

 
Những Bản Hùng Ca
Giao Chỉ
October 27, 2011 10:08 PM
http://nguoivietboston.com/?p=1036
 
(Bài này không phải là tài liệu phê bình văn nghệ, không phải là điểm phim. Đơn thuần chỉ là tâm tư của một khán giả, yêu thương những bản hùng ca, đem niềm xúc động trải trên trang giấy)
 
Nhớ lại chuyện xưa (1975)
 
Tôi vừa đọc lại cuốn sách của anh Hoa, đại tá Phạm Bá Hoa viết ký sự trong tù. Anh bạn này thực sự có trí nhớ rất tốt đã viết lại đời sống của 500 đại tá đi tù. Kể tên và chức vụ từng người. Nhớ lại chiều 29 tháng 4-75, khi ông xếp của chúng tôi là tướng Đồng Văn Khuyên đi một vòng doanh trại tổng tham mưu lần cuối trước khi qua DAO thì Phạm Bá Hoa còn ngồi ở văn phòng. Tổng thống và thủ tướng đi lâu rồi. Đại tướng tổng tham mưu trưởng đi theo sau. Bây giờ đến tướng Khuyên tham mưu trường bộ tổng tham mưu được Mỹ đưa qua Tân Sơn Nhất. Trước khi lặng lẽ lên xe, ông nói, hạm đội Mỹ đón thuyền ngoài biển. Đài Mỹ chơi bản Tuyết Trắng giữa mùa hè Sài Gòn. Phạm Bá Hoa bình tĩnh ngồi lại. Anh tính bài khác, nhưng rồi giờ chót trở tay không kịp. Nhưng Đài trở tay kịp. Chúng tôi trải qua đêm 29 dài nhất đời người. Đại tá Nguyễn Hồng Đài, con rể ông Dương Văn Minh nói với anh em Tổng Tham Mưu. Ông Già hết thuốc chữa, bảo gia đình con gái đi theo hải quân. Tôi bèn đưa anh em xuống bến tàu Khánh Hội. Đi theo giang đoàn quân vận, nối đuôi đoàn tàu của hải quân. Tháng 6-75 anh Hoa trình diện đi tập trung lao cải được chở lên Long Giao. Cũng tháng 6-75 tôi mới từ đảo Guam vào Cali, ở trại Pendleton. Hai người kẻ Nam người Bắc, cùng phục vụ trong trại Trần Hưng Đạo, bây giờ nghìn trùng xa cách. Chuyện anh Hoa, các bạn có thể đọc ký sự trong tù. Phần tôi vào trại tỵ nạn, sống ở lều bên cạnh một anh sỹ quan chiến tranh chính trị. Anh này có được các bản hùng ca, chính huấn ca và tình ca. Ngày đêm anh sang các bài hát bằng cassette phổ biến cho những người ra trại. Có bạn ngồi chép lại lời ca để kèm theo băng nhạc. Phần lớn khách hàng là cựu chiến binh. Có anh theo bảo trợ là họ đạo nhà thờ về Wisconsin, North Carolina, hay Illinois. Tỵ nạn giải đều 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Tên các địa phương cũng khó đọc mà chẳng biết nơi đến là chỗ nào. Có những anh lính gia đình kẹt ở Việt Nam, đang phân vân nửa ở nửa về. Cầm tờ giấy ra trại từ Cali mà không biết Utah là chỗ nào. Anh lấy một băng nhạc hùng ca bỏ vào máy mới mua trên PX, nước mắt chảy dài, nằm trên ghế bố, dưới lều vải, bài ca vang vang.. "Ngày bao hùng binh tiến lên, bờ cõi vang lừng câu quyết chiến".
Giấy ra trại tỵ nạn năm 1975 ở Cali tiếng Mỹ mầu trắng. Ghi là nghề nghiệp cựu quân nhân. Cái giấy ra trại tiếng Việt mầu vàng với tội đại tá của anh Phạm Bá Hoa phải 13 năm sau mới có được. Ở lều bên cạnh, 36 năm về trước anh sỹ quan chiến tranh chính trị vẫn tiếp tục sang băng. Bài ca bất hủ "Trên đầu súng quê hương, tổ quốc đã vươn mình" nghe như tiếng thở than dưới bầu trời trại 6.
 
Rồi 5 năm sau (1980)
Cuối năm 75 người Việt tại Hoa kỳ có được 150,000 nhưng đến cuối năm 1980 thì con số lên gần gấp đôi. Bà con từ các quốc gia Tây Âu kéo về Mỹ đoàn tụ. Thuyền nhân ra đi trong đợt đầu đã bắt đầu vào Mỹ. Sau 5 năm thôn tính miền Nam, giấc mộng vàng của thiên đường Cộng sản xụp đổ. Đất nước lầm than và lùi lại hơn 15 năm chậm tiến. Người đi càng ngày càng đông dù năm ăn năm thua. Người về không có là bao. Nam Lộc vào làm social worker cho cơ quan tỵ nạn. Việt Dzũng viết bài ca gửi quà về quê hương qua tiếng khóc than. Thanh niên Trúc Hồ vượt biên đường bộ. Thầy giáo Trầm Tử Thiêng đi đường biển. Người Việt hải ngoại bắt đầu bàn chuyện giải phóng quê hương. Muốn đấu tranh võ trang phải tìm về ba biên giới. Phần còn lại tham dự vào công cuộc đấu tranh chính trị. Có người nói rằng phải chăng bây giờ thành lập được một tổng cục chiến tranh chính trị. Ý kiến này làm tôi nhớ lại các bản hùng ca từ trong trại tỵ nan năm 1975. Chiến đấu bằng văn hóa và chính trị, được lắm, nhưng vũ khí ở đâu?
Mong sao có được tờ báo phổ biến khắp thế giới. Có được đài phát thanh gửi về cho cả 2 miền Nam Bắc,Việt Nam. Làm sao có TV, có bản nhạc, có movie, có video đưa ngọn lửa đấu tranh, đưa tin tức đến toàn cầu. Và tìm đâu những bản hùng ca.
Con đường chinh phục lòng người, phát huy chính nghĩa mạnh mẽ và trực tiếp nhất là văn nghệ, với lời ca tiếng nhạc. Phải phổ biến rộng rải, liên tục và bền bỉ. Phải có một thứ gì tương tự như tổng cục chiến tranh chính trị của Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại. Nghe hợp lý đấy, nhưng thực sự chỉ là ước mơ vô vọng vào thời kỳ 80.
 
Trung Tâm Asia ra đời
 
Đó là năm 1981 do nhạc sĩ Anh Bằng thành lập. Ông là một nhạc sĩ tình ca rất hiền lành. Anh Bằng đã viết một bài nhạc với lời ca tưởng chừng dành riêng cho anh em chúng tôi khóa Cương Quyết Đà Lạt 1954. Lời ca như vận vào đời các tân sinh viên sỹ quan giã từ miền Bắc vào Nam. "Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu". Đó là câu thứ nhất của 1954. "Bao nhiêu mộng đẹp tan ra thành khói, bay theo mây chiều". Đó là câu thứ hai của tháng 4-1975, 21 năm sau.
Vâng, chính cái ông Anh Bằng làm lời ca như thế đã thành lập Trung tâm Asia 1981. Trong suốt 10 năm đầu Asia cũng chỉ là một trung tâm sản xuất băng nhạc như thường lệ. Qua thập niên 90 nhạc sĩ Anh Bằng lui vào hậu trường để cho cô con gái Thy Vân quản trị. Ở quận Cam có đôi bạn t ỵ nạn vong viên, một già một trẻ, người đường bộ, người đường biển, gặp nhau qua cà phê thuốc lá bắt đầu hợp tác với Asia. Chàng thanh niên Trương Anh Hùng tức nhạc sĩ Trúc Hồ trong lớp tuổi 20 của trại tỵ nạn Thái Lan bước vào Asia cùng với sự hỗ trợ tinh thần của Trầm Tử Thiêng, người viết Kinh Khổ với ca từ trầm luân của một đời Việt Nam. Người đã cùng soạn với Trúc Hồ bài ca bất hủ Bên Em Đang Có Ta.
Tiếp theo giữa thập niên 90 Nam LộcViệt Dzũng vào cộng tác với Asia. Từ đó Trung tâm Asia đã tìm thấy đường đi tới và mở ra một chân trời mới. Mười năm đầu chỉ là trung tâm băng nhạc. 20 năm sau trở thành một trung tâm đấu tranh. Lấy công việc thương mại làm nền móng, Asia mở mặt trận phát huy chính nghĩa bằng văn hóa, lời ca tiếng nhạc. Chỉ với 5 người, một thứ tổng cục chiến tranh chính trị của VNCH hải ngoại đã hình thành.
Trong khoảng thời gian 20 năm từ 1991 đến 2011 Asia đã cho ra đời 80 Video và DVD. Trong đó chen lẫn vào tình ca là những đề tài hết sức tâm lý chiến và chính huấn. Xin nhắc lại một số tiêu biểu: Saigon Nỗi Nhớ, Lá Thư Từ Chiến Trường, Cánh Hoa Thời Loạn, Xuân Chinh Chiến, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến, Hành Trình 30 năm, Người Lính, Hành Trình Tìm Tự Do, Tình Khúc Thời Chinh Chiến, Chiến Tranh và Hòa Bình….
Sau cùng bây giờ là Hùng Sử Ca Việt.
Qua 20 năm sản xuất 80 bộ phim, trung bình một năm 4 cuốn Asia đã xây dựng nền móng cho tổ chức, quy tụ một đội ngũ nghệ sĩ xuất sắc và bắt đầu mở rộng qua lãnh vực truyền hình với SBTN có mặt toàn thế giới, kể cả ở VN và 24 giờ một ngày liên tục.
 
"Tổng cục 5 người"
 
Thy Vân giám đốc sản xuất, hậu duệ của bác Anh Bằng là người cầm cân nẩy mực giữa nghệ thuật và thương mại. Nhạc sĩ Trúc Hồ, người viết 100 bản nhạc, nhiệt thành giữa đấu tranh và nghệ thuật, làm giám đốc điều hành. Nghệ sĩ Việt Dzũng vừa là MC bốc lửa, vừa là nhạc sĩ và ca sĩ, với một ý chí đấu tranh quyết liệt. Nam Lộc, người viết kịch bản, và cũng là gạch nối giữa hai thế hệ, là nhịp cầu giữa bên trong và bên ngoài, đồng thời là niên trưởng trung niên của trung tâm. Đó là 4 thành viên cột trụ của Asia. Sau cùng linh hồn của Asia là bàn thờ ông thầy dạy triết Trầm Tử Thiêng đặt trong trung tâm cùng với một chương mục dành tài khoản tựa đề "Bên Em Đang Có Ta". Khi Asia dùng những bản nhạc của ông thì trích ra một khoản tác quyền bỏ vào đây. Dùng tiền này để dành cho việc xã hội. Với ý nghĩa trên, Trầm Tử Thiêng luôn luôn là cây cột trụ thứ 5 của Asia. Bên các em "luôn luôn có ta". Với tinh thần đó và từ ý nghĩa đó, Asia phát hành DVD lần thứ 80 với các bản hùng ca.
 
Hùng Ca Sử Việt
 
Một ban nhạc đại hòa tấu Hoa Kỳ. Ban hợp xướng Ngàn Khơi, Việt Nam. 20 ca sĩ Asia, 4 Mcs. Đó là tập hợp trình diễn 20 bản hùng ca của một thời Việt Nam Cộng Hòa và một số sáng tác tại hải ngoại. Quay ngay tại phim trường của Asia và SBTN.

Sau cùng DVD đã phát hành, một bản dành cho Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose. DVD này cùng với bích chương của nó, với Flyer lời ca của 20 bài nhạc sẽ được đặt cạnh những băng nhạc cassete phát hành năm 1975 tại trại 6 Camp Pendleton.

Đó là lịch sử con đường của những bản hùng ca VNCH. Khởi đi từ những thập niên 50, lưu lạc qua trại tỵ nạn, đi khắp thế giới. Nhưng rồi những lời ca tiếng mất tiếng còn. Ngày nay được ghi lại trọn vẹn với âm thanh hùng tráng, kèn trống tưng bừng. Cả một ban hợp xướng Ngàn Khơi nhiệt thành và điêu luyện, các ca sĩ trẻ trung và nổi tiếng của làng nghệ thuật Việt Nam hải ngoại. Hình ảnh của các nghệ sĩ nghiêm túc cất tiếng mạnh mẽ. Những ánh mắt vui tươi nhưng không một giây phút cười đùa làm hỏng ý nghĩa của hùng ca.

Để thực hiện một chương trình như vậy, Asia phải dựa vào uy tín của 30 năm thành lập và 20 năm tên tuổi với 80 tác phẩm đã phát hành. Một trong các ưu điểm là với thành quả của nhiều năm hoạt động mới có thể được sự cộng tác của các danh ca nam nữ lên sân khấu hát hùng ca, ngàn cánh tay giơ lên và kêu gọi công dân đáp lời sông núi.
Thêm vào đó phải có đủ nhiệt tâm với lý tưởng đấu tranh mới vượt qua yếu tố thương mại để phát hành hùng ca trên một thị trường bao năm chỉ quen nghe tình ca đi đôi với từng ca sĩ tên tuổi.

Hùng Ca Sử Việt là một thử thách của Asia, đồng thời cũng là một thử thách của lòng người Việt hải ngoại còn nghĩ đến chuyện non sông. Dù là trung tâm thương mại, nhưng đôi khi lợi nhuận không phải nhiên liệu cho lý tưởng.


Với Hội Nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang gợi nhớ cho người Việt cái họa Bắc Phương trong quá khứ lịch sử và ngay cả trong thế kỷ 21 hiện tại.
Những bản Con Rồng Cháu Tiên, Một Ngày Việt Nam, Việt Nam Việt Nam nhắc nhở nguồn gốc của tiền nhân trong niềm hãnh diện dân tộc.
Bản Trên Đầu Sóng, Đáp Lời Sông Núi, Chiến Sĩ Vô Danh, Anh Về Thủ Đô, Gót Chinh Nhân, Xuất Quân… ghi dấu một thời chinh chiến với biết bao hy sinh của quân dân miền Nam trong thế kỷ 20. Hòn Vọng Phu là bài ca lịch sử nhắc đến sự hy sinh của chiến binh ngàn năm trước. Với Đáp Lời Sông Núi, Bài Ca Tuổi Trẻ, Hận Vong Quốc, Thiên Thần Trong Bóng Tối là những hùng ca của thế hệ hiện nay. Phải nói đến tác phẩm Cám Ơn Anh cùng với sự đóng góp hết sức hữu hiệu của Asia trong các chương trình cứu trợ Thương Phế Binh tại Việt Nam nhiều năm qua.
Những hình ảnh sau cùng của DVD Hùng Sử Ca là ghi dấu của cuộc đấu tranh ngay tại Việt Nam bày tỏ lòng yêu nước của người dân Việt chống sự gây hấn của Bắc phương.


Bài ca mở đầu của DVD đã được Nam Lộc nhắc đến hoàn cảnh ngày xưa của triều đình nhà Trần trước nguy cơ giặc xâm lược phương Bắc nên đã tổ chức Hội Nghị Diên Hồng để trưng cầu dân ý.
Phải nói một cách đơn giản là hoàn cảnh Việt Nam hiện nay rõ ràng là lúc cần có một Hội Nghị Diên Hồng và Hùng Ca Sử Việt chính là thông điệp số 1 của Asia nhắn gửi về quê hương.


Với bài ca kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam đừng sợ hãi đã được soạn ra không phải từ lời kêu gọi tại hải ngoại. Hải ngoại làm sao có tư thế kêu gọi trong nước đừng sợ hãi.Đừng sợ hãi chính là lời kêu gọi từ các nhà đấu tranh trong nước nhắn nhủ với thế hệ tuổi trẻ ngay tại Việt Nam.
Ý nghĩa của lời kêu gọi hào hùng này phát xuất từ quê hương đang bị cai trị bởi độc tài độc đảng mới đòi hỏi tuổi trẻ đừng sợ hãi. Tôi hiểu rằng Asia hải ngoại chỉ làm công việc chuyển tải lời kêu gọi từ quê hương để gửi lại cho chính tuổi trẻ tại quê hương Việt Nam.

Dùng bài quốc ca VNCH để kết thúc là một sáng kiến can đảm đáp ứng được nhu cầu mở và đóng của nghệ thuật trình diễn.

Qua những thành quả công tác như chiến dịch Cám Ơn Anh và Hùng Ca Sử Việt, vỏn vẹn có 4 nhân vật điều hợp và 1 niên trường đã ra đi, với sự cộng tác của nhiều nghệ sĩ, và hàng ngàn khán giả bốn phương Asia chính là một tổng cục chiến tranh chính trị VNCH hải ngoại mà chúng ta trông đợi. Xin gửi tặng các bạn huy chương dân sự vụ bội tinh dành cho 30 năm hoạt động. Xã hội bội tinh hạng nhất cho chương trình Cám Ơn Anh và sau cùng một đệ nhất tâm lý chiến bội tinh dành cho Hùng Ca Sử Việt.
.
Cảm ơn bác Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng và các bạn trẻ. Thy Vân, Trúc Hồ, Nam Lộc, Việt Dzũng, các bạn đã làm đẹp trang sử tỵ nạn, đem di sản trân quí của trăm năm trước để lại ngàn năm sau. Đem quá khứ huy hoàng, gửi tương lai vĩnh cửu.
Tác phẩm của các bạn bây giờ lại trở thành một bản Hùng Ca
 
Giao Chỉ, San Jose
Viện Bảo Tàng Thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa
 
__._,_.___
Recent Activity:
MARKETPLACE
.

__,_._,___


MOT BAI VIET THAT HAY, Kim Thu tùy bút

FYI



Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

The best tidbits from the Steve Jobs bio

The best tidbits from the Steve Jobs bio


http://www.cnn.com/2011/10/24/tech/innovation/steve-jobs-biography/index.html
"Steve Jobs," an eagerly awaited biography of the late Apple-co-founder, went on sale Monday.



(CNN) -- "Steve Jobs,' the biography of the late tech visionary that went on sale Monday, has already produced plenty of headlines: How Jobs met his birth father without knowing who he was, how he swore bitter revenge on Google for developing its competing Android system, and how he waited too long after his cancer diagnosis to get surgery that might have saved him.