Sunday, October 30, 2011

Hương thành phú quý

From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "exryu-ww-forum@yahoogroups.com" <exryu-ww-forum@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, October 30, 2011 10:11 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Hương thành phú quý

----- Forwarded Message -----
From: Hai Nguyen <

Hương thành phú quý
Viết cho các con và các cháu của tôi
Nguyễn Hải Sơn
Có thể, ý nghĩ của tôi sai quấy. Có thể, tôi chưa thông hiểu lịch sử đạo giáo đem ra vơ đủa cả nắm. Có thể, tôi mang trong đầu một ý tưởng điên rồ về tôn giáo. Dù thế nào đi nữa, tôi luôn luôn tin, Đạo Phật là một tôn giáo phát xuất từ đất Trung Hoa. Một loại tôn giáo tổng hợp từ đạo thờ cúng tổ tiên, đạo thuần phục thần linh, đạo tin về thế giới huyền bí, đạo tin ma quái của thế giới vô hình, đạo mượn tên Thích Ca Mâu Ni, một hiền triết người Ấn Độ (nhân gian Việt gọi là Bụt), làm "giáo chủ" và vay một số nhận định triết thuyết của ông, được dùng gọi là "Giáo Pháp Phật Giáo".
Đạo Phật truyền bá lan tới Việt Nam (Đạo Bụt đến trước đó rồi), gần như hoàn toàn tin tưởng về gốc đạo Phật, không thay đổi, từ miền Bắc qua miền Trung. Phương Nam, hầu như tạp chủng, cách tin tôn giáo kỳ lạ.
Nhưng, đạo Phật Trung Hoa gặp nhiều biến thái, lúc du nhập đất Cao Ly và Nhật Bản. Họ thay đổi lễ nghi, dựa theo phong tục văn hóa, hình thành đạo, theo lối khác. Một số nước lân cận Trung Hoa, vẫn giử nguyên truyền thống cũ, nền tảng triết thuyết Bụt, lúc bắt đầu.
Vì thế, không nên đồng hóa "triết thuyết của Bụt" với "Đạo Phật Trung Hoa" là một. Lý do, nhận biết bắt nguồn từ hai quan điểm khác biệt, "độ sanh"do Thích Ca Mâu Ni chủ trương và "độ tử" do các vị tổ Phật Giáo Trung Hoa sáng chế và truyền thừa tiếp tục cho đến ngày nay. Bởi lẽ, việc thờ thần linh, cúng ma quái được sát nhập chung với tư tưởng triết lý Bụt, qua luật nhân quả, nghiệp báo, tính luôn vòng luân hồi, trong đó cầu nguyện van xin, cúng tế, là chính. Nghi lễ Phật Giáo như đạo Bà La Môn, Bụt từng tìm cách xóa bỏ. Nghĩa là không có thần linh hiện diện ban ơn giáng họa, không ai trợ giúp trốn tránh nghiệp báo do mình tạo ra, bằng việc cúng tế.
Lúc hiện tiền, Thích Ca Mâu Ni chưa hề dạy môn đệ ý tưởng xây dựng chùa chiềng nguy nga và nghi thức cúng kiếng bái lạy. Chủ đích của Bụt hành đạo, không tự xưng giáo chủ tôn giáo, như đạo Bà La Môn hiện hữu tại xứ Ấn Độ vào thời điểm này.
Bụt chỉ thừa nhận mình, như một vị thầy khai sáng, giúp chúng sanh phá màn u minh, sẽ tìm thấy chân lý. Chân lý liên quan đến khổ đau trầm luân, cần phải chận lại, tức bàn đến "độ sanh". Bụt dùng phương tiện, dựa vào căn cơ từng chúng sanh, chỉ lối tìm đạo giải thoát. Đây, hình thức độ sanh, con đường thoát luân hồi nghiệp báo.
Khi vài môn đệ của Bụt đến Trung Hoa truyền giảng triết lý và cách hành đạo. Dân Trung Hoa quá mê tín, quá hãi sợ thần linh ma quái. Thủ tục cúng kiếng, bái lạy, nhiều tập tục phi lý, vẫn được duy trì như sự trấn an con người đối với quyền lực kẻ khuất mặt. Họ sẽ không làm hại, nếu cúng kiếng đầy đủ, như một cách hối lộ thường thấy, trong cuộc sống hàng ngày, giữa người cai trị và kẻ bị trị, cho thần linh ma quái, mưu cầu "tai qua nạn khỏi".
Biến đền, miếu thờ thần, ra chùa chiềng, thờ Phật. Đề cao Thích Ca Mâu Ni, thành vị thần, có sức mạnh vạn năng. Do đó, mới nẫy sinh việc cầu an, cầu siêu và nhiều nghi thức khác, được gọi chung "Nghi Thức Phật Giáo". Lễ cầu nguyện tụng đọc kinh kệ, lời Chư Phật. (Phật Thích Ca chỉ là một ông Phật trong vô số ông Phật, các Phật khác không giáo pháp để lại). Biến sự bố thí thành cúng dường, biến kêu gọi đóng góp cho chùa, thành "ruộng phước", biến người tu thành "Phật báu" tạm thời, biến miếu đền thành chùa, cần xây cho to cho lớn, mới chính là hiểu đạo.
Trong khi triết thuyết Bụt bàn về "tu tâm dưỡng tánh" thành thứ yếu. Biến nhà sư thành Phật, cung phụng như ông hoàng bà chúa. Hy vọng thầy tu cấp một tấm vé lên thuyền Bát Nhã sau khi chết, trôi về "bến giác".
Cho nên, vào chùa, bạn có bao giờ thấy, ông Phật mở mắt chưa. Ông có bao giờ muốn, khói hương nghi ngút, làm cay mắt đâu. Ông không mấy vui, vì mùi hương làm nghẹt thở. Nên chổ nào, ông đều ngồi im lặng, mặc cho con rối bày trò.
Hình như ông có chút buồn phiền, khi sự sống không lo, mà lo sự chết. Tham, sân, si cần tránh; "trì giới luật" ông đề ra, hầu như nhà sư, tự nhận sứ giả Như Lai, bỏ quên đâu đó trong các tạng kinh điển. Khuyên người "làm lành tránh dữ" không quan trọng, hơn chuyện cúng dường góp tài vật, lập ngôi chùa cho lớn. Không biết để làm gì? "Tu hành" hay thỏa mãn tài kinh doanh "buôn bán đức tin".
Nếu bạn chịu khó nhìn một cách thấu đáo, người Mỹ tới đâu, dân bản địa không mấy ưa, ngoại trừ, tiền họ viện trợ (chưa tới tay họ bao nhiêu). Thật ra, dân Mỹ đa số hiền hòa và đầy tấm lòng nhân ái nhất hành tinh. Nếu không, làm sao họ chịu đóng góp tiền viện trợ cho xứ khác, không hề than oán. Số người hảo tâm làm từ thiện quá nhiều so với dân số các nước khác.
Thử nhìn một đại gia Việt Nam, trả tiền cho một bữa nhậu hay chạy chọt lo công việc đút lót người có chức quyền; đủ giúp cho một số người khốn cùng do thiên tai, có chén cơm ăn, ít ra trong vài ngày, vì đói, vì rét, vì mất mát.
Một điều, tôi tự hỏi mình, đúng hay sai, nhìn một việc. Tôi hỏi, một thanh niên, sao không thích mua một vé ăn, tổ chức bữa cơm chay gây quỷ xây chùa, giá mười đồng. Trong khi sẵn sàng, trả bốn mươi đồng, cho một chổ nhảy đầm. Anh ta trả lời tỉnh bơ: "Ăn, lúc nào chả được. Nhảy đầm, năm khi mười họa, mới có tổ chức. Khác biệt, dù vé đắt gấp bốn gấp năm, vẫn mua. Vì vui mà". Từ đó tôi hiểu thêm mới hiểu thêm một điều, tại sao cửa hàng 7-11 bán món đồ giá đắt gấp đôi so với siêu thị. Người ta vẫn mua. Vì, người ta không đủ kiên nhẫn chờ đợi, sắp hàng trả tiền, quá lâu, do thì giờ là tiền bạc.
Nếu tin một điều, không một ai sau khi sinh ra, đều có thể "thoát chết" hay "trốn chết". "Chết" như việc tự nhiên của sinh vật. Quan trọng "chết, không biết có thể mang theo được vật gì bên mình", kể luôn tiền tài, tài sản, danh vọng, địa vị xã hội ban tặng cho một người. Câu hỏi, có thật sau cái chết, không thể mang theo mình, mọi thứ đang có, đi về cỏi nào đó, là đúng hay sai?
Nếu điều trên đúng, chúng ta không nên phí công, phí sức, bon chen, gây thù chuốc oán với mọi người; để tạo dựng cơ nghiệp to tác, cho hao tổn thân thể và tinh thần. Tức là "của thiên trả địa".
Nếu điều trên sai, dĩ nhiên không ai trốn "chết", dù vua chúa đến dân ngu khu đen. Tuy nhiên, đời sống con người không thể một sớm một chiều; mà có thể chết ngay. Vì, còn trả "nợ đời" và "nghiệp chướng" tạo ra, không rõ nguồn gốc. Do vậy, cần phải chiến đấu cho sự sống thân xác, trước khi hơi thở cuối cùng ngưng lại. Có gì sai trái phải không?
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Của cho thì còn, của ăn thì hết" nghĩa ra làm sao?
Sự hiểu thông thường, "của cho" chia làm hai loại: cho có chủ đích và tặng không chủ đích.
Thế nào sự "cho có chủ đích"? Hối lộ là một hình thức của sự cho, có chủ đích. Món hàng biếu không của công ty khuyến mãi, sẽ là chủ đích trao đổi mua bán sau này. Viện trợ vũ khí tới một quốc gia, ngoài nghĩa đồng minh giúp nhau tự vệ. Chủ đích chính, tạo sự gây chiến tranh tương lai, theo chiêu bài chính trị. Một người giàu có, sống nước tiền tiến, có thể, vì phải đóng thuế lợi tức quá cao, sinh lòng bồ tát, đem cho tiền bạc bớt, vào từ thiện, trong chủ đích trốn thuế, giảm thuế và mua danh nhà hảo tâm.
"Thi ân bất cầu báo" là một sự "cho không chủ đích". Một người nhận con nuôi, là sự cho không chủ đích, giúp trẻ bất hạnh được sống. Một người cho nội tạng hay hiến máu, đều là một người cho từ tấm lòng nhân ái. Một vị thiện nguyện, làm tận lòng công việc từ trái tim bác ái. Họ là người cho, không cần ai nhớ ơn. Có thể nói, dân Mỹ số người "thi ân bất cầu báo" quá nhiều; mới cho chúng ta, tá túc xứ này hơn ba mươi năm.
Nhìn lại "của ăn thì hết", thật sự không sai chút nào. Đó là một kết quả từ sự ích kỷ và tính đố kỵ. Mọi thứ, đều muốn chiếm đoạt, làm của riêng. Lý do đó, lẽ ra, sau khi ngưng tiếng súng hơn ba mươi năm, xứ Việt vẫn còn tồi tệ hơn trước cuộc chiến, nạn "Xóa đói giảm nghèo" chưa hề biến mất.
Triết thuyết của Thích Ca Mâu Ni để lại cho nhân loại, cho chúng ta nhiều suy ngẩm, nhiều hơn bất cứ giáo pháp nào, của bất cứ tôn giáo nào, đông đảo tín đồ tin theo. Đó là sự "Bố Thí".
Sự bố thí xãy ra dưới nhiều dạng thức như vật thí, pháp thí và vô úy thí. Nói chung, bố thí là một sự cho. Sự cho luôn luôn đòi hỏi, như một điều kiện cần thiết, hội đủ, bao gồm kẻ cho, người nhận và dạng thức sự cho riêng rẽ hay hổn hợp.
Bốn mươi chín ngày tọa thiền dưới cội Bồ Đề, ông Cồ Đàm quán chiếu thấy, nguồn gốc khổ đau của chúng sanh, không riêng gì loài người; mà mọi loài đều chung số phận.
[Trong quá trình tu chứng 49 ngày cuối cùng, Đức Phật không dựa vào thần quyền, không cầu nguyện van vái. Mà Ngài đã trải qua những chặng đường chuyển hóa nội tâm "chứng được quả Túc Mệnh Thông, tức thấy rõ tất cả khoảng đời quá khứ của mình trong tam giới. Đến nửa đêm, Ngài chứng được quả Thiên Nhãn Minh, thấy được bản thể của vũ trụ và nguyên nhân cấu tạo của nó. Đến canh tư, Ngài chứng được quả Lậu Tận Minh, rõ biết nguồn gốc của khổ đau và phương pháp diệt trừ đau khổ, để giải thoát khỏi sinh tử, luân hồi."  Và cuối cùng Ngài vẫn còn phải chiến đấu với những níu kéo ghê gớm của Ái - Dục, vốn gắn chặt với kiếp người, biểu hiện qua cuộc chiến đấu với Ma Vương.
Trong suốt 45 năm hành đạo, thu nhận, dạy dỗ đệ tử, Đức Phật chỉ nói về những gì Ngài trải qua và chứng đắc, không thêm, không bớt và không giữ lại cho mình bất cứ điều gì. Giáo pháp của Ngài là một kho tàng tư tưởng nhân bản, lý luận phong phú, dùng ẩn dụ, dùng toán học, khúc triết, có dẫn chứng, có so sánh để khai mở trí tuệ. Ngoài danh hiệu " Đấng Từ Phụ", Đức Phật còn là một triết gia, một nhà giáo dục, một tâm lý gia vĩ đại mổ xẻ những khúc mắc tâm lý của con người.] (trích từ bài viết của Đào Văn Bình, nhan đề "Trí tuệ: sinh mệnh của đạo Phật", ngày 4-3-2011 đăng Việt Báo Online)]
Đều có nguyên do và hệ lụy của nó, cứ chạy vòng vòng như bánh xe luân hồi. Vì thế, muốn thoát khỏi, việc đầu tiên làm ngay, chính là xóa màn u minh. Muốn xóa không đơn giản, cần thời gian tỉnh tọa chiêm nghiệm và thực hành. Người ta không chịu hiểu, rồi cho triết thuyết của Thích Ca, thuộc về yếm thế, chán nợ đời, lấy lý do vô thường, "sắc bất dị không, không bất dị sắc". Sự nhận thức này trở nên vấn đề lớn, trong tư tưởng nhân loại và càng sai lạc hơn, do những người nhân danh Thích Ca làm sai lệch điều ông chỉ dạy.
Các kinh tế gia thế giới ở các thế kỷ trước lo ngại "nạn nhân mãn"; vì "thực phẩm sản xuất theo cấp số cộng, con người sinh sản theo cấp số nhân". Sự thiếu hụt khó bù đắp theo thời gian, khởi nguồn cho chiến tranh, tranh chấp quyền lợi và quyền lực, thảm họa chiếm lấn đất đai của nhau, không sao tránh khỏi. Oán thù chồng chất và tàn bạo trở nên hung bạo hơn. Vũ khí hủy diệt phát triễn hơn. Lổi ấy do ai tạo nên? Con người tham vọng trong địa cầu chật hẹp.
Điều đó, Thích Ca Mâu Ni quán chiếu, nhìn thấy từ lâu. Nên Ông mới đề ra vấn đề "xuất gia". Nghĩa, nhằm "diệt dục" dẫn đến ngăn chận sự bành trướng sinh sản của loài người. Hạn chế sinh sản, người ta không nhìn thấy, một sự cần thiết tránh nạn diệt vong do thiếu hụt nhu cầu thực phẩm.
Trên thế giới hai nước đông dân số nhất là Trung Hoa và Ấn Độ. Vào lúc "Bụt" hiện tiền, dân số thế giới chừng vài chục triệu, chứ không như bây giờ, con số lên tới 7 tỉ người. Tại hai nước này, tôn giáo trở nên giáo điều, chủ đích tạo sự trầm trọng vấn đề nhân sinh văn hóa. Thứ tôn giáo kềm chế sinh hoạt đời sống, trong dân chúng, khó ra khỏi vòng vây giáo điều.
Tại xứ Ấn Độ, ngay sau khi Ông Cồ Đàm ngộ đạo, tìm ra chân lý về luân hồi. Triết thuyết của Thích Ca Mâu Ni (tên mới của Ông Cồ Đàm hay Bụt) gặp sự chống đối mãnh liệt của Đạo Bà La Môn. Đạo Bà La Môn vốn có từ lâu đời, tư tưởng của đạo gần như cấm đoán hoàn toàn mọi ý tưởng khác biệt nẫy sinh. Lý do, phá vở quyền lực cùng quyền lợi của giới tu sĩ; đảo lộn giai cấp xã hội thành lập bấy lâu nay thành nếp rồi. Thêm vào các lễ nghi cúng bái thần linh bị phá hoại, do hủy hoại mù quáng đức tin.
Triết thuyết Thích Ca Mâu Ni đưa ra hai cứ điểm quan trọng, Đạo Bà La Môn tìm cách phỉ báng, cố tâm làm sai lệch tư tưởng phóng khoáng, không để tư tưởng biến thái cơ hội nẩy sinh trong dân chúng: Sự bình đẳng, không giai cấp trong xã hội. Bác bỏ sự tin quyền phép của thần linh, dẫn đến việc cúng tế phi lý (tức không có thần linh nào cả), phá bỏ quyền lợi của giới giáo sĩ.
Đaọ Bà La Môn đưa luận cứ cố chấp, con người sinh ra, được thần linh giao cho đẳng cấp nhất định. Không thể thoát xác, thay đổi đẳng cấp, theo ý muốn. Nay, tư tưởng Thích Ca Mâu Ni đưa ra sự "bình đẳng" giữa con người với nhau, tức xóa hẵn tình trạng giai cấp. Quyền lợi và quyền lực giữa các giai cấp không còn lý do tồn tại nữa. Chế độ thống trị và người bị trị bị thay đổi, do con người sự sống không bao giờ khác nhau, dù sinh trưởng như thế nào. Giới giáo sĩ không còn độc tôn cai trị, xã hội người quyền lực bị lung lay. Như thế, lý do bình đẳng không bao giờ chấp nhận với đạo Bà La Môn.
Con người tự quyết định đời mình, không một thần linh nào có thể sai áp được. Tất nhiên, không có thần linh nào cả. Như vậy cúng tế thần linh là sự sai trái, mê tín phi lý.
Đạo Bà La Môn luôn đề ra thế giới vô hình do thần linh cai quản. Muốn khỏi bị thần linh quở phạt, phải hiến tế cúng bái. Sinh vật bị giết cho tế lễ, kể cả sinh mạng con người, do vấn đề hiến tế trở nên tác hại phi lý. Đây một đặc quyền về quyền lợi của giới giáo sĩ đạo Bà La Môn dễ bị triệt hạ, nếu dân chúng không còn tin quyền phép thần linh. Vì triết thuyết Thích Ca Mâu Ni không bao giờ công nhận, thần linh; mà do con người tự tạo nghiệp và trả nghiệp mà thôi.
Một lý do khác, khiến người ta hiểu lầm, sự "xuất gia". Nếu nam nữ ai nấy, đều đi tu theo Bụt, tức loài người không còn sinh sản nữa; đồng nghĩa nhân loại bị diệt vong. Cho nên, mới gán cho triết lý Bụt, chính là trốn nợ đời, bi quan yếm thế. Đạo Bà La Môn không muốn, tín đồ mình nhìn thấy, nạn nhân mãn, gây chết choc, tiêu diệt sau này. Nên cố làm sai lệch tư tưởng, để tạo cơ hội phỉ báng.
Tại đất Trung Hoa, thờ cúng thần linh ma quái và kẻ khuất mặt của thế giới vô hình, đã ăn sâu trong tư tưởng dân chúng. Một thứ văn hóa, không thể gọt rữa, cúng bái thần phục, ra khỏi tư tưởng thâm căn cố đế. Bên cạnh, lý thuyết Khổng Mạnh, tạo giềng mối cho giai cấp thống trị với lập luận an sinh xã hội, kỷ cương phép tắc, dẫn đến hài hòa trong đời sống, bảo đảm sự trật tự, một điều chế độ phong kiến cần có và phải có. Trong đó khẩu hiệu "đông con nhà có phúc" khiến dân số tăng vọt không thuốc chữa. Đưa việc "trọng nam khinh nữ" làm xã hội chao đảo giống tính, một thói tục đa thê, coi rẻ phụ nữ, xem họ như vật giải quyết sinh lý hơn nhân bản của con người.
Sự chạm trán tư tưởng thành một vấn đề đáng ngại. Vì nhân mãn, con người mới mưu cầu quyền lực và quyền lợi, mới phát sinh chiến tranh chém giết lẫn nhau. Họ trở thành bản năng con thú hơn thực sự con người có tư tưởng.
Vì thế, Bụt nói đến "từ bi". Tại sao cần từ bi trong cuộc sống? Thế nào từ bi mới đúng nghĩa thực sự. Câu trả lời không dễ dàng như định nghĩa ghi trong sách. Tại sao Thích Ca Mâu Ni nói đến "từ bi" và "trí tuệ". Hai từ này luôn luôn đi chung với nhau trong ý nghĩ cũng như hành động.
"Từ" có thể cho niềm vui. "B"i có thể bạt sự khổ. Từ bi là hai chữ, trong bốn chữ, của "Vô Lượng Tâm". Hai chữ kia là Hỷ Xã. "Hỹ" là tâm vui vẻ. "Xả" là tâm buông xả. Đó là cơ bản cho một người muốn tu theo con đường Bụt dạy. Nếu hành thiện như vậy sự xa lìa khổ ách không còn chướng ngại.
Nhưng, tại sao lại cần trí tuệ?
Trí tuệ xây dựng căn bản triết lý của Bụt, dùng sự giác ngộ, thông qua sự hiểu biết, áp dụng sức mạnh của lý trí, áp đảo mê tín.  Với mục đích để giải quyết vấn đề tâm linh của con người, vấn nạn của xã hội, mà không dựa vào Thần Linh hay bất cứ quyền phép vô hình nào cả.
Theo đó, từ bi trí tuệ không thể tách riêng khi hành động hay quyết định. Vấn đề này là chủ yếu trước tiên của hạnh "bố thí". Bố thí là cơ hội tình thương nở hoa. Bố thí làm rực sang trí não nhân từ. Bố thí là món quà do trái tim thương yêu luân lưu huyết quả. Bố thí là hình thực chận chiến tranh bộc phát.
Do đó, chết có mang theo mình được gì? Có, không phải vật chất chôn chung trong quan tài. Vật mang theo chính là tình thương, truyền lại trong tim óc hậu duệ ý nghĩa cao đẹp. Mang theo trái tim nhân hậu cho người khác, nhìn thấy giá trị tình thương như thế nào.
Hương thơm trong bố thí gồm những thứ chúng ta cần đến:
Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Rất nhiều người nói với tôi, họ vô cùng thất vọng khi về làm từ thiện tại Việt Nam. Người dân nghèo không chịu suy nghĩ vì sao mình nghèo. Người giàu không chịu tin vì sao mình giàu. Xã hội sinh ra nhiều quái thai tư tư tưởng. Trẻ thơ và thói tính xấu xa luân lưu trong máu theo thời gian lớn lên. Chúng biến thành lực lượng ngu xuẩn trong tư tưởng. Sự tham lam đổi lổi do nghèo. Sự sân si tự cho xã hội tạo nên. Đáng buồn tôn giáo là nơi cần giúp đở tinh thần, lại bị vật chất đè bẹp không thương tiếc.
Tôi không rõ đão giáo khác, tôi chỉ thấy nơi tôn giáo tôi tin tưởng bấy lâu. Người tu hành bị nghiệp chướng vật chất chiếm hết tư tưởng. Mặc chiếc áo cho có mặc, trái tim hạnh nguyện hình như rong chơi nơi đô hội với ánh đèn màu.
Không những thế tràn qua đây, đưa mọi thứ cặn bả như thắp sang đức tin về tham sân si nhiều hơn. Tôi nhớ ngôi chùa đầu tiên lập đường 16 tại thủ đô Hoa Kỳ năm 1975. Ai qua đều ghé thủ đô thường ghé đó thắp ba cây nhang. Họ cầu nguyện đất nước thanh bình, cầu nguyện gặp lại người thân.
Nay tôi đến ngôi chùa ấy, tráng lệ hơn, rộng rãi hơn. Nhưng lời cầu nguyện ấy không còn. Tại sao tôi không rõ. Vì thần vật chất của thế giới tư bản thống trị trong cảm nghĩ cùng hành động. Họ không còn họ của năm xưa "di tản". Họ người mới mất rồi. Họ chỉ còn lại sự ích kỷ do học hỏi từ láng giềng, học tin theo chân tu vọng ngữ. Họ giúp tay bọn người nuôi giấc mơ phú quý xứ người, trở nên hội chứng lường gạt xảo trá. Con đường Bụt không còn mây trắng lững lờ. Con đường Bụt đảo lộn thân khẩu ý từ người mặc áo cà sa. Tôi tự nhiên ngậm ngùi với chính mình.
Bạn tôi gởi tôi bản kết toán, tính tình và đặc tính người Mỹ gốc Việt. Đọc xong, tôi xóa và không chuyễn đi như khi nhận bài hay. Tôi không đau lòng với nghiên cứu nhận xét của người viết bản tin. Tôi không hề buồn nghe tin quê nhà lâm nạn thiên tai.
Điều tôi buồn biết đến bao giờ bản chất xấu xa trong tư tưởng người Việt biến mất và làm sao biến mất. Ông bạn tôi kể cho tôi nghe câu chuyện không nên nghe. Tôi im lặng.
Hương thơm ngào ngạt đất Già Lam bổng dưng nổi chứng. Phú Quý nở hoa vô cùng khốn khó trong lòng tham, đầu bảng Bụt lo ngại. Theo đó, chết mang theo gì nữa ngoài tiếng xấu không xóa hết.
Tôi nhớ một lần xưa lắm, cô giáo dạy tôi lớp ba nói: "Thật thà là một đóa hoa không bao giờ héo. Nhưng, các em đừng bao giờ đem "nước thật thà", tưới cho hoa. Hoa héo nhanh lắm".
Cô ơi! Nay em mới hiểu.
Như Hà Nguyễn Hải-Sơn
Orlando 29-10-2011
 
 
 


__._,_.___
Recent Activity:
MARKETPLACE
.

__,_._,___


No comments:

Post a Comment