Monday, May 30, 2011

Forgetting Why We Remember


OP-ED CONTRIBUTOR

Owen Freeman



Hiện tượng “nhậu” xét như một vấn đề của xã hội



Trần Hữu Quang

(TBKTSG) - LTS: Có cả ngàn lý do để người ta nhậu, kể ra không hết. Tuy nhiên điều có thể khẳng định là hiện tượng nhậu ngày càng tràn lan như hiện nay đã trở thành một vấn nạn xã hội. Xin giới thiệu bài phân tích dưới đây của nhà nghiên cứu xã hội học TRẦN HỮU QUANG với bạn đọc để khép lại diễn đàn về nhậu đã được khởi đăng trên TBKTSG từ số báo 18 (29-4-2011).
Trong vòng hai thập niên qua, tức kể từ đầu thời kỳ đổi mới đến nay, người Việt Nam uống bia và rượu ngày càng nhiều hơn. Số liệu thống kê cho thấy tốc độ gia tăng rất nhanh của ngành sản xuất rượu bia trên cả nước. Năm 1990, sản lượng rượu các loại mới chỉ đạt 80 triệu lít và bia các loại 100 triệu lít, nhưng đến năm 2010, sản lượng rượu đã lên tới 387 triệu lít (tăng gấp 4,8 lần) và bia 2.377 triệu lít (tăng gấp 24 lần trong 20 năm).
Tính riêng bia năm 2010, nếu chia đều cho dân số từ 15 tuổi trở lên thì bình quân cả nam lẫn nữ mỗi người được 37 lít bia, tức gần năm két bia một năm (tính mỗi két 24 lon 330 ml). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm là những con số trên chưa tính tới số rượu bia sản xuất không đăng ký, nhất là rượu đế ở nông thôn mà có người ước lượng có thể chiếm tới 70% tổng sản lượng rượu cả nước.
Sự chuyển hóa của ngôn từ
Thực ra, chữ “nhậu” xuất hiện đã lâu ở Nam bộ, ít ra từ khoảng thế kỷ 18, và hồi đó nhậu chỉ đơn giản có nghĩa là uống, thí dụ nhậu nước là uống nước, nhậu rượu là uống rượu, ăn nhậu là ăn uống(1). Sau đó, vào thập niên 1960, chữ nhậu dần dà chuyển hẳn sang ý nghĩa uống rượu (2).
Mức độ tiêu thụ rượu bia
Cuộc điều tra năm 2005 của WHO cho biết bình quân một người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ 3,77 lít cồn nguyên chất/năm (trong đó, 1,07 lít rượu bia có đăng ký, và 2,7 lít rượu bia không đăng ký). Nếu chỉ tính riêng những người có uống rượu và bia thì mức tiêu thụ là 16,1 lít cồn nguyên chất/năm nơi nam giới, và 11,6 lít nơi nữ giới (*).Điều đáng nói là ở Việt Nam, cũng theo số liệu của WHO, mức tiêu thụ số rượu bia không đăng ký kinh doanh so với số rượu bia có đăng ký bằng 252% tức gấp 2,5 lần, cao nhất vùng Đông Nam Á và Đông Á, cao hơn cả Campuchia. Con số này ở Campuchia là 169%, Lào 17%, Thái Lan 11%, Philippines 46%, Trung Quốc 40%, Hàn Quốc 25%, Nhật Bản 2%. Điều này cho thấy tình hình nấu rượu đế thủ công và sản xuất chui các loại “bia lên cơn” ở nước ta, nhất là khu vực nông thôn, quả thực hết sức đáng báo động!
___________
(*) Rượu bia “có đăng ký” là sản phẩm của những công ty có đăng ký kinh doanh, và ngược lại, số “không đăng ký” là những sản phẩm không đăng ký kinh doanh. Xem WHO, Global Status Report on Alcohol and Health 2011, Geneva, WHO Press, 2011, tr. 273-277.

Nhưng chữ nhậu theo cách hiểu bây giờ có lẽ không chỉ có nghĩa là uống rượu, mà là vừa uống rượu vừa ăn lai rai món gì đó (thí dụ: “nhậu một bữa thật say”, “mua đồ nhậu”(3)), và đáng chú ý hơn, chữ nhậu còn bao hàm cả ý nghĩa là ăn và uống rượu cùng với người khác, vì như cổ nhân nói, “trà tam rượu tứ” (thí dụ: “đãi một chầu nhậu”, “rủ nhau đi nhậu”; ai mà nói “đi nhậu một mình” thì bạn bè sẽ ngờ rằng người này đang có vấn đề !). Bản thân chữ nhậu không có nghĩa xấu, còn khi nói “nhậu nhẹt” hay “bợm nhậu” thì mới hàm ý chê bai.

Như vậy, từ chỗ ngày xưa chỉ có nghĩa là uống, nội hàm của từ nhậu bây giờ đã chuyển thành một loại hình sinh hoạt đặc trưng không chỉ ở vùng Nam bộ mà còn trên cả nước, và có lẽ rất khó mà dịch được ra tiếng nước ngoài. Sự chuyển hóa của ngôn từ này chắc hẳn không diễn ra một cách ngẫu nhiên, mà chủ yếu xuất phát từ sự phổ cập của hiện tượng “nhậu” trong những năm qua.
Nhậu là một hành vi xã hội
Nhìn dưới góc độ xã hội, nhậu hiển nhiên không phải là một hành vi ăn uống đơn thuần. Nếu nhậu luôn luôn là nhậu với ai đó, thì chắc hẳn cần nhìn nhận đây là một hành vi xã hội, tức là một hành vi hướng đến người khác, bao hàm những mối tương giao xã hội với người khác trong bữa nhậu, trong đó quan trọng nhất là các hành vi truyền thông và giao tiếp với nhau (trao đổi, kể chuyện, tâm sự, tranh luận...).
Người ta có thể tổ chức một bữa tiệc để mời bạn bè lâu ngày hội ngộ đến nhậu chơi, để làm đám giỗ, đám cưới, để mừng sinh nhật, mừng thi đậu, tạ ơn ân nhân, để chia vui hoặc giải sầu với bạn bè, để mừng trúng số hoặc trúng mánh, để bàn chuyện làm ăn, hay thậm chí để mua chuộc hay chạy chọt... Có cả ngàn lý do để nhậu kể ra không hết, dù vậy tựu trung bữa nhậu bao giờ cũng là cơ hội để gặp gỡ, tức là để hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao bây giờ người ta lại nhậu nhiều hơn so với trước? Phải chăng do thu nhập bây giờ khá hơn (do dư giả, do phú quí sinh lễ nghĩa, nhưng ngược lại cũng có những người càng nghèo lại càng nhậu!), do các mối quan hệ xã hội ngày càng rộng hơn, hay do những nguyên nhân tâm lý xã hội xuất phát từ những điều kiện kinh tế-xã hội đặc thù nào đó?
Để trả lời được những câu hỏi trên, hẳn nhiên cần tiến hành những cuộc khảo sát và nghiên cứu về chủ đề này nơi các giới, các lứa tuổi, các tầng lớp xã hội, nơi nông thôn và đô thị... với các lối tiếp cận xã hội học, tâm lý học xã hội và nhân học.
Tuy nhiên, điều có thể khẳng định là hiện tượng nhậu ngày càng tràn lan đã thực sự trở thành một vấn đề xã hội. Ở đây, chúng tôi chỉ thử nêu lên một vài ý tưởng mang tính chất giả thuyết về vấn đề này.
Hiện tượng nhậu xét như một vấn đề xã hội
Trên báo chí và các diễn đàn khác nhau, người ta thường đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau về hiện tượng nhậu và các hậu quả có thể có của nó, nhưng tựu trung đáng chú ý nhất có hai luận điểm: (a) nhậu là nguyên nhân của sự suy thoái, thậm chí của hành vi tội phạm; (b) nhậu không phải là nguyên nhân, mà là do suy thoái cá nhân nên dẫn đến chuyện nhậu thường xuyên. Chúng tôi cho rằng cả hai luận điểm này đều chưa ổn thỏa vì quá giản lược và chỉ đúng một phần.
Trước hết, chúng ta cần lưu ý rằng chữ nhậu không bao hàm một thực thể duy nhất đồng dạng, bởi lẽ có nhiều dạng và nhiều mức độ nhậu khác nhau. Do vậy, sự phê phán không thể bỏ hết mọi thứ vào trong một cái rọ, mà cần phân biệt từng loại hình cụ thể.
“Nhậu” và “xỉn”
Cao Tự Thanh, nhà nghiên cứu văn học Hán-Nôm, đã đưa ra một cách giải thích về nguồn gốc của chữ nhậu như sau: “Từ nhẩm chẩu (ẩm tửu, uống rượu) có lẽ vì được nói lè nhè với giọng say rượu nên đã bị chập và biến âm thành nhậu, đưa lại cho hành vi sinh hoạt này của người Nam bộ một dáng cách và ý vị riêng” (a).
Thường đi kèm với chữ nhậu là chữ xỉn. Cũng theo Cao Tự Thanh, xỉn là một từ có gốc tiếng Hoa, đọc theo âm Hán-Việt là trình (có nghĩa là: bệnh vì rượu, say ba ngày mới tỉnh), phát âm theo giọng của người Hoa Quảng Đông ở Nam bộ là xỉn (b).
___________________________
(a) Cao Tự Thanh, “Những yếu tố Hoa trong phương ngữ Nam bộ”, Tạp chí Hán Nôm, số 2, 2000. (b) Xem bài của Trần Thanh Giao, “‘Xỉn”từ đâu ra ?”,http://tranthanhgiao.com.

Mặt khác, việc nhậu nói chung hay rượu bia nói riêng tự chúng chẳng có gì xấu hay đáng lên án. Rượu thường được xem là có tác dụng gây hưng phấn, cũng như việc bạn bè thỉnh thoảng gặp nhau đi nhậu tự nó là một sinh hoạt bình thường và lành mạnh.
Lẽ tất nhiên, uống quá chén thì đâm ra say xỉn, và nếu uống đều đều hàng ngày đến mức nhậu nhẹt bí tỉ, nhậu quắc cần câu, nhậu tới bến, thì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ về bệnh tật, tai nạn giao thông, và thậm chí có thể đi đến những trục trặc trong quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Xét về mặt thể lý, có thể nói rượu có tác dụng phần nào tương tự như ma túy, tức là đã nghiện rồi thì khó lòng từ bỏ, từ cảm giác lâng lâng ban đầu dễ dẫn đến những ảo giác khi quá chén, mụ đầu óc, và có thể khiến mất tự chủ bản thân.
Tuy nhiên, dù vậy, theo thiển ý chúng tôi, vẫn không ổn khi cho rằng men rượu tự nó là thủ phạm gây ra tệ nạn hay tội ác. Thông thường những hành vi loại này thực ra không chờ đến khi có rượu bia mới phát sinh mà thường đã có mầm mống từ trước, bắt nguồn từ những hoàn cảnh xã hội, những mối quan hệ xã hội, cũng như từ một số đặc trưng nhất định trong tiểu sử cá nhân, và rượu bia lúc này chỉ là một thứ chất xúc tác trực tiếp cuối cùng mà thôi. Hẳn do vậy mà có một số người hay “mượn rượu” để có cớ chửi bới hoặc la lối... Vả lại, cho dù Nhà nước có cấm hẳn rượu bia thì cũng khó lòng mà hình dung xã hội sẽ không còn tệ nạn và tội phạm.
Chúng tôi nghĩ rằng không đúng khi lên án nhậu là một căn bệnh, và cũng không phải do suy thoái cá nhân nên người ta đâm ra nhậu nhẹt say sưa, bởi lẽ suy cho cùng, hiện tượng nhậu nhẹt có lẽ chỉ là triệu chứng của một số căn bệnh nào đó trong bản thân xã hội, tức là bắt nguồn từ sự suy thoái của xã hội chứ không phải từ sự suy thoái của cá nhân.
Dĩ nhiên, vì những hậu quả thể lý lẫn hậu quả xã hội có thể có của chất cồn nếu uống thái quá, nên cần phải có những biện pháp nhằm hạn chế việc tiêu thụ rượu bia trong tình hình hiện nay. Nhưng vì nhậu cũng là một hành vi xã hội và hiện tượng nhậu đã trở thành một vấn đề xã hội, nên chúng ta còn cần phải đi tìm những căn nguyên sâu xa của vấn đề này trong các mối quan hệ xã hội và không gian xã hội, chứ không phải chỉ đơn giản quy tội cho chất men hay bản thân bàn nhậu.
Lai rai với chuyện nhậu
Ngày trước, nhậu chỉ có ở giới bình dân, ít tiền, hoặc lính tráng thắng trận, thua trận. Công chức, giáo chức, bác sĩ gần như không có nhậu mà chỉ có tiệc, chủ yếu tại nhà, uống ít nhưng phải là rượu ngon... Đáng nói hơn là tuyệt đối không có chuyện dùng tiền công (thuế của nhân dân) để nhậu, không có cảnh ngành tỉnh này tiếp ngành tỉnh kia, hết sân nhà tới sân khách.
Ngày nay giới nào cũng nhậu, cũng la lối om sòm trong tiệc. Người nhậu đa phần là công chức. Người lãnh lương thấp cũng nhậu. Vì sao người ta nhậu nhiều, vừa tốn nhiều thì giờ vừa hao tổn sức khỏe.
Vì sao ít người dành thời gian ấy để nghiên cứu, học tập, rèn luyện thể lực, thụ cảm nghệ thuật. Phải chăng không cần những thứ đó, họ vẫn có nhiều tiền, vẫn thăng quan tiến chức?
Trần Chí Kông

Một bữa nhậu có thể có tác dụng giải tỏa những ức chế mà người ta thường gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, khiến người ta dễ giãi bày tâm sự để chia sẻ với bạn bè hay đồng nghiệp (nhưng phải nói thêm là cũng có những trường hợp muốn “giải sầu” nhưng “rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh, nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm!”).
Đối với một số tầng lớp nào đó, cuộc nhậu cũng có thể chỉ là một thứ giết thời giờ vì không biết làm gì khác, về nhà thì không có gì để làm, cũng chẳng thích đọc sách, dạy con học thì dạy không nổi... thực chất là nhằm khỏa lấp sự thiếu hụt hay đúng hơn là sự trống rỗng trong đời sống tinh thần, không biết đầu tư thời gian vào cái gì, và cũng chẳng có sự nghiệp gì để dồn công sức vào.
Nhưng nếu bây giờ hiện tượng nhậu ngày càng tràn lan thì phải chăng đó là do những dạng tâm trạng ức chế khác nhau đã lan ra phổ biến trong các tầng lớp xã hội, và chuyện đi nhậu trở thành như một thứ lối thoát tiêu cực, một sự chạy trốn hay che mắt khỏi thực tại? Phải chăng đây là biểu hiện của một tình trạng vong thân hay tha hóa, hiểu theo nghĩa triết học chứ không phải theo nghĩa đạo đức, khi mà người ta thấy bất an và mất đi sự tự tin, không cảm thấy phát triển được và tự khẳng định được trong không gian lao động và không gian xã hội vốn còn nhiều nghịch lý và bất trắc, mà ngược lại chỉ nhận ra bản thân mình khi ăn nhậu bù khú với bạn bè?
Nếu quả đúng như vậy thì hiện tượng nhậu ngày nay không còn chỉ là một vấn đề xã hội mà đúng hơn đã trở thành một vấn đề của xã hội.
___________________________________________________________
(1) Xem Tự vị Annam-Latinh năm 1772-1773 của Pigneaux de Béhaine, do Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu, tr.341; Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quấc âm tự vị, tập II, Sài Gòn, Imprimerie Rey, Curiol&Cie, 1896, tr. 127.
(2) Cuốn Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến đức xuất bản năm 1931 vẫn còn giải thích chữ nhậu là uống, như nhậu rượu, nhậu nước (tr. 409). Nhưng đến cuốn Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị ấn hành năm 1958 thì bắt đầu định nghĩa chữ nhậu là “uống, thường là uống rượu” (tr. 967). Và đến cuốn Việt Nam tân từ điển minh họa cũng của Thanh Nghị in năm 1967 thì chữ nhậu chỉ còn lại một nghĩa là “uống rượu”, thí dụ: rủ nhau đi nhậu (tr. 1.010).
(3) Xem Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên), Viện Ngôn ngữ học, tr. 715.

08/01 Thị trường bia, nước giải khát nóng từng ngày



Minh Tâm - Thái Hằng
Thứ Bảy,  8/1/2011, 16:36 (GMT+7)
Nhu cầu mua đang tăng mạnh, giá bia, nước giải khát tăng từng ngày. Ảnh: Kinh Luân

(TBKTSG Online) - Năm, nào cũng vậy, cứ cận kề Tết Nguyên đán, thị trường bia, nước giải khát lại trở nên rất sôi động, lượng tiêu thụ tăng mạnh một phần do nhu cầu biếu tặng và tiêu dùng ngày Tết. Năm nay dù các công ty đều khẳng định hàng nhiều nhưng giá lại đang tăng mỗi ngày. Khả năng bia, nước ngọt tăng giá vài chục phần trăm rất có thể sẽ xảy ra.
Mỗi ngày một giá
Ngày 8-1, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online thử khảo sát giá cả mặt hàng bia và nước giải khát tại một số đại lý bán sỉ ở một số tuyến đường như Lê Quang Sung (quận 6); Nguyễn Thông (quận 3) trên địa bàn TPHCM. Còn 25 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng tình trạng tăng giá mỗi ngày đã diễn ra.
Giá một số loại bia, nước ngọt thông dụng trên thị trường hiện ở mức khá cao. Ví dụ, bia Heineken ở mức từ 330.000-335.000 đồng/thùng; bia Tiger ở mức 225.000-228.000 đồng/thùng; bia 333 mức 192.000-197.000 đồng/thùng; nước ngọt Coca- cola từ 148.000-152.000 đồng/thùng; Pepsi, 7 up: 146.000- 150.000 đồng/thùng; xá xị Chương Dương: 100.000- 104.000 đồng/thùng; trà xanh 0 độ: 140.000-145.000 đồng/thùng; trà Dr Thanh: 165.000-170.000 đồng/thùng… So với thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12-2010, các mức giá này đã tăng khoảng 10- 15% khi các nhà sản xuất, nhập khẩu điều chỉnh giá với lý do giá đầu vào tăng.
Do giá cả biến động từng ngày theo hướng hôm sau cao hơn hôm trước nên đa số các đại lý bia nước ngọt chỉ dám “bao giá” trong ngày, không chắc chắn mức giá sẽ như thế nào vào những ngày tiếp theo. Nhân viên bán hàng của đại lý Bình Lan (16 Lê Quang Sung, quận 6) nhấn mạnh: “Mua ngày nào tính giá ngày đó. Ví dụ như Heineken, hôm qua tôi bán ra ba trăm ba mươi ngàn nhưng nay tăng thêm 5 ngàn nữa rồi. Ngày mai chưa biết là bao nhiêu”.
Theo các cửa hàng, lý do không thể giữ giá trong nhiều ngày là vì các công ty cung ứng cũng liên tục đổi giá theo chiều hướng tăng, buộc họ phải tăng theo. Và cũng vì lý do này, hầu hết các đại lý đều không chấp nhận hình thức đặt tiền trước, lấy hàng sau để giữ giá.
“Chị muốn mua bao nhiêu, đặt đủ tiền nhưng hôm nào lấy hàng thì tính giá hôm đó, không thể tính giá ngày đặt hàng được. Tụi tôi không thể chủ động nguồn hàng vì đâu biết lúc nào công ty sẽ ngừng giao. Thấy thị trường hút hàng là họ tìm cách găm hàng đẩy giá liền. Lúc thì bận họp, khi thì liên hoan cuối năm… Nhận rồi giá lên, chúng tôi lỗ sao?”, nhân viên cửa hàng Dủ Nguyên (số 1 Lê Quang Sung, quận 6) nói.
Cũng theo các cửa hàng, một điều khá chắc chắn là càng cận Tết, giá bia, nước ngọt càng tăng do nhu cầu lớn, giá có thể đội lên cả 50-70% so với giá thời điểm đầu tháng Chạp này. Chủ một cửa hàng trên đường Nguyễn Thông, quận 3 cho rằng, thời điểm cận tết là lúc người tiêu dùng lẻ bắt đầu mua hàng, đẩy cầu lên. Tuy nhiên, đây lại là lúc các công ty bia cũng như các đại lý cấp 1 chuyên lấy lý do hết hàng, chưa sản xuất kịp để giảm luợng hàng bán ra. “Hàng khan thì đẩy giá cỡ nào chẳng được. Bao nhiêu năm nay đều thế dù năm nào nhà sản xuất cũng nói tăng sản lượng”, chủ cửa hàng này kết luận.
Sẽ nhập thêm 350.000 thùng bia?
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Maximart, chủng loại, mẫu mã của mặt hàng bia, nước giải khát nhập khẩu năm nay đa dạng, phong phú hơn hẳn mọi năm. “Chưa có năm nào nhiều hàng mới như năm nay. Nào là bia Tiệp, bia Đức, bia Mỹ, bia Ý… đủ loại cả”, bà Hồng nói. Thêm vào đó, các nhà máy bia cho biết đều đã chạy hết công suất. Nhưng thực tế, giá bia trên thị trường vẫn “nóng” từng ngày, liệu có phải do cung cầu mất cân đối tạm thời trong dịp Tết?
Vừa qua, công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam (VBL - công ty sản xuất hàng loạt nhãn hàng như Heineken, Fosters, Tiger, Carlsberg và San Miguel) đã xin Uỷ ban Nhân dân TPHCM cho nhập khẩu 350.000 thùng bia Heineken lon trong các tháng 11,12-2010 và tháng 1-2011 để “đáp ứng nhu cầu thị trường phát sinh các tháng cuối năm 2010 và cận tết”. Riêng trong 2 tháng: 12-2010 và tháng 1-2011, công ty này xin nhập khoảng 150.000 thùng bia Heineken/tháng, trị giá 900.000 đô la Mỹ/đợt.
Theo giải thích của liên doanh này, sản lượng bia của công ty hiện đã được nâng lên thêm 300.000 lít/năm nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu quá lớn trong dịp Tết. “Nhà máy đã chạy hết công suất mà vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường”, VBL cho biết.
Tuy nhiên, UBND TPHCM chưa đồng ý đề nghị của VBL với lý do bia rượu không phải là mặt hàng thiết yếu, nếu nhập với số lượng lớn sẽ tác động đến kim ngạch nhập khẩu của thành phố. Sự việc đang tiếp tục được xem xét trong khi VBL kêu rằng, công ty này đã đặt hàng 400.000 thùng bia từ đối tác Singapore và Thái Lan từ giữa năm 2010 và có thể bị phạt nếu không được phép nhập số hàng đó.
Trong khi đó, một trong những nhà sản xuất trong nước là Tổng công ty bia rượu và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), - đơn vị chiếm trên 30% thị phần - đặt mục tiêu tiêu thụ 1 tỉ lít bia trong năm 2010, tăng hơn 10% so với năm 2009 (với 895 triệu lít sản phẩm các lọai). Đến cuối tháng 11-2010, công ty này công bố đã hoàn thành kế hoạch trên.
Về sản lượng trong dịp tết, ông Lê Hồng Xanh, Giám đốc điều hành marketing Sabeco trả lời trên một tờ báo rằng, công ty này sẽ cung cấp ra thị trường từ 100-120 triệu lít bia, tăng 30% so với mùa tết năm ngoái và sản xuất dự trữ tăng thêm 20-30% nên không có chuyện thiếu hàng.
Theo ước tính, sản lượng bia của các nhà máy bia Việt Nam đến hết năm 2010 vào khoảng 3,5 tỉ lít/năm, thị phần chủ yếu vẫn nằm trong các công ty có vốn Nhà nước là Sabeco (khoảng 34%) và Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội tức Habeco (khoảng 19%), còn lại thuộc về các liên doanh, đáng kể nhất là VBL.Ngoài ra, số liệu mới nhất của Cục Hải quan TPHCM cho thấy, trong tháng 11-2010, kim ngạch nhập khẩu bia qua các cửa khẩu của thành phố là hơn 110.000 đô la Mỹ, nâng tổng kim ngạch lũy kế trong 11 tháng đầu năm lên gần 800.000 đô la Mỹ.

06/05 Nhậu - căn bệnh nan y?


Nguyễn Văn Mỹ (*)
Thứ Sáu,  6/5/2011, 16:21 (GMT+7)

Người ta có thể nhậu mọi lúc, mọi nơi. Ảnh: Lê Hồng Thái.
(TBKTSG) - LTS: TBKTSG ngày 28-4-2011 có bài viết “Nhậu: từ tập quán văn hóa đến tệ nạn” đề cập tình trạng nhậu nhẹt hiện đã trở thành tệ nạn phổ biến trong xã hội. Tuần này, chúng tôi tiếp tục đăng tải ý kiến bạn đọc nói tiếp vấn đề đang được quan tâm này.
Rượu bia dùng trong các bữa ăn hay buổi tiệc là một nét văn hóa ẩm thực của nhiều nước. Nếu chỉ uống một lượng vừa đủ sẽ giúp bữa ăn ngon miệng hơn, kích thích tiêu hóa tốt hơn.


Nhưng nhậu thì khác! Nhậu ở xứ ta có thể thấy ở mọi lúc mọi nơi và uống là chính, ăn chỉ là phụ. “Lai rai” thì còn chấp nhận được chứ nhậu “tới bến” đến say xỉn, mất tự chủ thì quả là tệ nạn.
Không phải tự nhiên các nước đạo Hồi cấm tiệt rượu bia. Chẳng phải vô lý khi một số nước đánh thuế “khủng” vào các loại thức uống chứa cồn. Tôi làm nghề du lịch, có dịp đi khắp đất nước, đến nhiều quốc gia, chẳng thấy ở đâu nhậu nhiều như ở nước ta. Cả nam lẫn nữ, mọi độ tuổi, mọi thành phần đều nhậu. Có người còn nghĩ nhậu là sành điệu, nhậu càng nhiều càng bản lĩnh, tửu lượng ngày càng cao càng được nể phục! Nhậu trở thành “bản sắc văn hóa” (hay tệ nạn - có người gọi là quốc nạn). Số liệu từ các nhà máy rượu bia cho biết bình quân mỗi người Việt Nam uống 15,8 lít bia và 3,9 lít rượu/năm. Nhưng còn rượu lậu, bia chui? Số lượng bia rượu đã được uống chắc chắn còn lớn hơn nhiều. Ở các nước khác chỉ có quán rượu còn ở nước ta có cả phố nhậu, làng nhậu nằm đan xen với các khu phố văn hóa, trong các phường, xã văn hóa!
Vừa rồi đi Hà Giang, ghé chợ Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, thấy bà con dân tộc uống rượu mà phát hoảng! Rượu uống bằng tô, uống chay, từng “can” 20 lít. Cả đàn ông, đàn bà và thiếu niên, uống say rồi nằm la liệt. Hèn gì thể trạng người miền núi ngày càng quắt lại? Từ mười năm trước, tôi đã từng bàng hoàng khi thấy một bé trai hai tuổi, ở truồng, uống rượu như nước ở bản Tả Phìn - Sapa. Vừa rồi có một đoàn du khách đi xe lửa ra Nha Trang, đoàn chỉ có hơn 20 người mà nốc sạch 15 thùng bia. Đi với bà con nông dân thì họ mang theo mấy can rượu, lên xe là “uống tới bến”. Đến cả thầy giáo, bác sĩ, công an, cán bộ Đoàn, cán bộ Đảng... cũng không hề kém cạnh.
Nhậu, từ sáng tới trưa, từ chiều tới tối, từ chạng vạng đến khuya, kéo theo vô vàn hệ lụy. Không chỉ là “rượu vào lời ra” mà còn tăng độ liều mạng trong mọi hành động, trong giao thông cho đến quan hệ đồng loại và cả đạo đức xã hội.
Có lần, tôi hỏi thăm vài... bợm nhậu: “Sao nhậu dữ vậy?”. “Buồn quá!”. “Thế nhậu có bớt buồn không?”. “Lúc nhậu thì quên”. “Còn sau đó?”. “Càng buồn hơn!”. Vậy thì nhậu làm gì hả Trời? Tháng trước về miền Tây, gặp một em học trò cũ bị chồng nhậu xỉn đánh bầm mặt, vừa khóc vừa kể khổ. Tôi hỏi: “Sao em biết nó nhậu nhiều mà còn lấy?”. “Thầy thử tìm giùm em một thanh niên ở xã này, có ai không nhậu?”. Tôi chỉ biết lặng im.
Đưa du khách nước ngoài qua các phố nhậu, họ chỉ lắc đầu. Chẳng biết là họ thán phục hay ngao ngán? Có mấy người đã đến Việt Nam nhiều lần còn hiểu nhầm rằng “Nhà nước Việt Nam khuyến khích (hoặc ngấm ngầm cổ xúy) người dân uống rượu, bởi chẳng nước nào được uống rượu thoải mái như ở đây??? Nhậu cũng thể hiện sự bế tắc, mất niềm tin vào thực tại và tương lai. Tôi nhớ ngày xưa Nguyễn Ái Quốc từng lên án chế độ thực dân Pháp dùng rượu để mê muội dân tộc, làm tê liệt nhuệ khí thanh niên, lây lan tâm lý xao lãng và bất cần thực tại.
Nhiều người lý giải: “Nhậu là để ngoại giao, để làm ăn, để ký hợp đồng... Không nhậu không được!”. Nhưng đó cũng có thể là sự ngụy biện.
Nhậu là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác! Không thể cấm nhậu nhưng có thể hạn chế bằng đánh thuế mạnh vào bia rượu như ở Singapore. Ở đảo quốc sư tử, giá một lon bia bán ngoài đường là 4 đô la Mỹ, còn trong khách sạn 3 sao là 15 đô la Mỹ và không phải chỗ nào cũng có. Giá rượu lại càng đắt và khó mua hơn. Nên cấm bán - uống rượu trong giờ hành chính và phạt thật nặng những kẻ vi phạm, người say xỉn. Và cán bộ, đảng viên lại càng phải nêu gương.
Số tiền mua bia rượu và số tiền phải bỏ ra để khắc phục hậu quả của nhậu (từ bệnh tật đến tai họa, tai nạn...) chắc chắn không nhỏ. Thời gian nhậu nếu dành để học hành, nghỉ ngơi, chơi thể thao, tập thể dục, quan tâm người thân thì chắc hẳn xã hội sẽ bớt nhiễu nhương hỗn loạn. Nghiêm trọng hơn, nhậu không chỉ “đầu độc cả một thế hệ” mà còn làm suy yếu cả một dân tộc.
__________
(*) Lửa Việt & Tavitours

29/05 French state secretary resigns on sex charges

English.news.cn 2011-05-29 20:06:04

PARIS, May 29 (Xinhua) -- Georges Tron, French state secretary (junior minister) for civil service accused of having sexually harassed two women, announced his resignation from the government, French Prime Minister Francois Fillon said in a statement on Sunday.

"Mr Georges Tron ... today has informed Prime Minister Francois Fillon of his resignation from the government," the premier's office said in a brief statement.

"The Prime Minister, in accordance with the President of the Republic, noted this decision, which doesn't prejudice at all the following accusations given by the justice against Georges Tron, who contests the ground of it (the charges)," the statement added.

French prosecutors said Wednesday they have opened an inquiry into the allegations after the lawyer of two female ex-staff working under Tron filed complaints against him on sexual harassment.

On Saturday, the accused minister denied all the wrong doings but said he didn't want to be a burden to the government, so he was considering a resignation.

Tron was the first French senior official on fire over sex cases after the former chief of the International Monetary Fund Dominique Strauss-Kahn, one of the most influential French personality in the world, resigned over charges of an allegedly unattempted rape on a hotel maid in the United States earlier this month.

Editor: Fang Yang