Monday, November 15, 2010

02/11 Nữ sinh liều mình bán thân nuôi... 'dế'

Khám phá điện thoại học sinh-Kỳ 2: Nữ sinh liều mình bán thân nuôi... 'dế'
Cập nhật lúc 07:42, Thứ Ba, 02/11/2010 (GMT+7)

- Để có tiền "nuôi dế" hoặc đổi điện thoại sành điệu để bằng bạn bằng bè, có teen nữ đã chấp nhận "bán thân". M.N là một ví dụ, ban đầu cô bé chỉ "làm" vì trả món nợ "bắn thẻ điện thoại", nhưng sau đó, mỗi lần thiếu tiền tiêu, N. lại nhắm mắt "làm liều".

>> Khám phá ’điện thoại đen’ trên ghế nhà trường

"Bán thân" để nuôi “dế”

Những cô cậu bé đang đến tuổi đến trường, số tiền có được là gom góp từ tiền tiêu vặt hàng tháng mà bố mẹ cho. Với những em gia đình có điều kiện thì không quá khó để “nuôi dế”, nhưng với nhiều em khi bố mẹ chặt chẽ hơn trong các khoản chi tiêu thì lại phải xoay đủ cách để kiếm tiền.
Phương Minh (quận Đống Đa, Hà Nội) đang ở "diện" vừa học vừa làm. Cô bé hiện đang là cộng tác viên cho một trang web dành cho giới trẻ. Minh cho biết ban đầu em đi làm cũng mục đích chỉ có tiền đi shopping và buôn điện thoại.


Nhiều teen sẵn sàng "bán thân" nuôi "dế" - (Ảnh minh họa)

Em tìm việc qua một diễn đàn trên mạng và bắt đầu đi làm. Cô bé hồ hởi chia sẻ: “Dù nhuận bút không được bao nhiêu nhưng em cũng đã tự mình làm được tiền tiêu vặt không phải xin mẹ tiền nạp thẻ điện thoại hàng tuần nữa”. So với nhiều bạn cùng trang lứa, Minh đã biết tự lao động, để kiếm tiền tiêu, ít nhất là trang trải cho "dế" yêu mà hiện nay học sinh nào hầu như cũng sở hữu một cái.

Ngược lại, câu chuyện của M.N lại là một điển hình của sự sa ngã quá dễ dãi. Chỉ vì thiếu tiền nạp điện thoại, M.N đã trượt dài đến không ngờ.

Gia đình không quá khó khăn, nhưng ba mẹ lại rất khắt khe trong chuyện quản lí tiền nên M.N đã vay bạn bè để nạp thẻ hàng tháng. Khoản nợ này dần lớn lên, đến khi bạn bè đòi M.N mới sợ hãi nghĩ đủ mọi cách để kiếm tiền.

Cô bé lên mạng lân la làm quen với nhiều nick chat và nhờ các anh bạn “hờ” trên mạng "bắn" tiền qua số điện thoại, bù lại sẽ có những "trao đổi riêng".

Ban đầu, M.N chỉ "làm" vì trả món nợ ban đầu, nhưng sau đó những lần thiếu tiền tiêu, M.N lại nhắm mắt "làm liều".

Cho đến một ngày, mẹ cô bé tưởng con gái đã đi học nên mở cửa phòng để dọn dẹp thì đập ngay vào mắt là cảnh cô con gái yêu đang lả lơi trước màn hình máy tính, trên người không một mảnh vải che thân.

Người mẹ hoảng quá ngất xỉu ngay cửa phòng. Còn M.N sau đó bị tịch thu hết từ điện thoại, latop… đến niềm tin với bố mẹ cô cũng đánh mất nốt.

Không hiếm những em học sinh bớt xén tiền học phí, bớt xén tiền đóng góp... để “nuôi di động”. Chị Vinh (TP Vinh, Nghệ An) đã bất ngờ khi cô giáo chủ nhiệm thông báo cậu con trai đầu của mình vẫn chưa đóng học phí.

Sau khi họp phụ huynh từ đầu năm, chị đã cho con tiền đi đóng các khoản, nhưng đến cuối kì lại nhận được giấy thông báo từ cô giáo chủ nhiệm.

Ban đầu chị nghĩ cô giáo nhầm lẫn nên đến trường để hỏi cho rõ, cô giáo đưa danh sách ra chị mới vỡ lẽ. Chàng “quý tử” đã đem số tiền của mẹ cho để tiêu. Gặng hỏi mãi, cậu mới thú nhận phần lớn là để nạp tiền điện thoại "buôn" với cô bạn gái.

Điện thoại chỉ để “cắm”Bố giám đốc công ty xây dựng, mẹ là trưởng phòng tại một ngân hàng, là con trai “độc” nên Nguyễn Minh (Giảng Võ, Hà Nội) không phải lo bất cứ vấn đề tiền nong nào. Tuy nhiên, lên đến cấp 3, do bị cô giáo chủ nhiệm suốt ngày nhắc nhở nên bố Minh đã cắt mọi khoản chi tiêu của cậu.


Cứ hết tiền tiêu là Minh lại mang điện thoại để “đi mượn tiền”. Cứ chuộc về được vài hôm, thiếu tiền cậu lại ra hiệu cầm đồ - (Ảnh minh hoạ)

Bởi vậy, bất cứ khoản thu chi nào chỉ khi có giấy chứng nhận của cô giáo cậu mới được bố mẹ cho.

Ấm ức và quen thói xài sang, Minh tìm đủ mọi cách để xoay tiền tiếp tục ăn chơi với hội bạn. Bao nhiêu điện thoại bố mẹ mua cho thuộc hàng đắt tiền trước đây, Minh đều "gửi" vào hiệu cầm đồ để nhanh chóng có tiền bao cho lũ bạn.

Vì thương con, người mẹ lại dấm dúi mỗi lần đưa cho Minh một ít để ra hiệu chuộc lại.

Minh hồn nhiên: “Sợ ông già về không thấy điện thoại lại làm ầm ĩ lên nên cứ lần nào “dế” nằm ngoài hiệu cầm đồ là y như rằng bà già lại chuộc về cho”.

Minh từng tuyên bố với bạn bè: “Mình không bao giờ nhắn tin, chỉ gọi thôi, bạn nào trong lớp hết tiền cứ nháy máy mình gọi lại”. Cả lớp nhìn Minh bằng con mắt đầy ngưỡng mộ. Và để trả giá cho sự ngưỡng mộ ấy, Minh suốt ngày đến tiệm cầm đồ.

Bởi vậy, cứ hết tiền tiêu là Minh lại mang điện thoại để “đi mượn tiền”. Cứ chuộc về được vài hôm, thiếu tiền cậu lại ra hiệu cầm đồ.

Những người như Minh không thiếu trong các trường PTTH ở Hà Nội, khi "dế" trở thành vật "bất ly thân" của học sinh hiện nay.

Bản điều tra về hiện trạng HS Hà Nội sử dụng điện thoại di động do VietNamNet thực hiện tại 4 trường THCS Kim Liên, Nguyễn Tất Thành, Lô mô nô xốp, Đoàn Thị Điểm và 4 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Đình Phùng, Chu Văn An, Nguyễn Trãi (800 phiếu phát ra/ 800 phiếu nhận về với 20 câu hỏi/1 phiếu). Thời gian điều tra từ 6/5/2010 đến 20/5/2010.

Trong 800 em được hỏi, có 38,5% nhắn dưới 5 tin/ 1 ngày, 29% nhắn trên 10 in/ngày, 13,8% nhắn 30 đến 40 tin/ngày; 29% liên lạc với bố mẹ nhiều nhất, còn lại 71% là liên lạc với bạn bè; 58.7% xin tiền bố mẹ nạp thẻ, 40% dành tiền riêng để nạp; 82% dùng điện thoại di động trong giờ học, số còn lại thỉnh thoảng, còn 0,1% là chưa bao giờ dùng trong giờ học


Hồng Khanh
Ngọc Trang - Hồng Kiều

Kỳ 3: 1001 "mưu" dối phụ huynh, "lừa" cô giáo để dùng di động
>> Khám phá ’điện thoại đen’ trên ghế nhà trường

04/11 Hành trình clip đen trong “dế” của teen

Khám phá điện thoại học sinh-Kỳ 4:
Hành trình clip đen trong “dế” của teen
Cập nhật lúc 06:57, Thứ Năm, 04/11/2010 (GMT+7)

, - Với một chú “dế” có khả năng quay phim chụp ảnh trong tay, teen có thể “hóa thân” thành một nhà quay phim, đạo diễn nghiệp dư của hàng loạt clip “lạ, độc và sốc” bất cứ lúc nào. Những chiếc điện thoại được bố mẹ sắm cho để tiện bề quản lý con cái đang trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ cho những thú tiêu khiển không chút lành mạnh của teen.


>> Lời thầy cô lẫn tiếng... ’trẻ khóc, chó sủa’
>> Nữ sinh liều mình bán thân nuôi... ’dế’
>> Khám phá ’điện thoại đen’ trên ghế nhà trường


Những hành trình… “siêu tốc”

Từ khi những chú “dế” yêu trở thành “một phần tất yếu” trong cuộc sống, thì với nhiều teen, việc chia sẻ những ứng dụng thú vị trong điện thoại dường như trở thành một thú vui “bất tận”.



Tại các lớp học, bluetooth trong điện thoại của học sinh luôn được bật thường xuyên để truyền tải một game mới, một đoạn nhạc chuông “độc”, một bộ phim cấp 3 hay những clip “chỉ có ở teen”.

N. (một nam sinh trường PTTH V.Đ, Hà Nội) tình cờ quay được cảnh cô bé hàng xóm và bạn trai đang “abc” trên sân thượng, bên cạnh đống sách vở vứt bừa bãi. Biết mình “tóm” được cảnh “độc”, N. đã sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng mục đích là mang đến “khoe” với lũ bạn.


Những clip nữ sinh đánh nhau, clip nữ sinh đánh bài "cởi áo" trong lớp học được teen quay bằng điện thoại di động và tung lên mạng. Hậu quả là có những học sinh đã bị khởi tố, có những nữ sinh mang mặc cảm một thời gian dài vì hình ảnh "xấu xí" được công khai trước dư luận



Clip không chỉ được “tán thưởng” nhiệt tình với lượt xem lên đến… 3 chữ số, mà “dế” của N. luôn trong tình trạng bật Bluetooth vì nhu cầu được chia sẻ của bạn bè tăng chóng mặt.

Kể từ đó, việc “săn” các clip “độc” để trang bị cho “dế” đã trở thành “niềm đam mê” của N. N không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào kể cả là “chôm” cảnh “hớ hênh” của các bạn nữ trong lớp để làm giàu kho tàng clip “độc” cho “dế” yêu.

"Tiêu chí của những clip được lựa chọn phải là clip quay bằng điện thoại di động để đảm bảo độ “trung thực” và phải thỏa mãn một trong 3 yêu cầu “lạ, độc hoặc sốc” - anh chàng này nói.

Còn chú dế của C. học sinh lớp 10 trường THPT NTK (Hà Nội) lại được xem như một “bách khoa tuyển tập những clip sốc”, vì ai muốn xem clip “sốc” loại nào “dế” của C. đều đáp ứng đủ cả.

Từ clip “quay trộm em xinh tươi tắm tiên”, clip nam sinh “đọ hàng” trong WC, clip nữ sinh đánh nhau lột sạch đồ, hay cả những clip học sinh “mây mưa” với nhau trong nhà nghỉ”.

Theo như teen boy này, thì nhiều người thích xem những clip tự quay bằng “dế”, vì nó rất thật, dù có thể bị rung và hình ảnh đôi khi không được rõ nét.

Teen boy này cho biết thêm: hiện nay có không ít các trang web dành riêng để up những clip độc được các teen quay bằng điện thoại. Web là nơi teen “chia sẻ” với nhau những clip “độc”, “sốc”. Đặc biệt lượng thành viên tham gia cũng như thường xuyên truy cập web rất lớn, thậm chí còn có cả những “diễn đàn” để các thành viên tha hồ cũng nhau “đàm đạo”, khen chê các tác phẩm của mình.



Với công nghệ bluetooth, chỉ cần 30s - teen đã có một clip "đen" trong điện thoại (ảnh minh họa - nguồn Zing)




Sự phát tán các clip trong điện thoại của học sinh nhanh chẳng kém gì... virus. 30 giây “bắn” Bluetooth là có thêm một clip mới cho “dế". Và thêm chưa đầy một phút để clip “chễm chệ” ngồi trên mạng, chờ cả ngàn người “tham quan”. Vì thú vui “quái dị” này của một số teen, mà không ít người bất đắc dĩ trở nên “nổi tiếng” trên mạng.

Kho "sex" trong điện thoại của teen?

L. nữ sinh một trường THPT tại quận Hoàng Mai tâm sự: “Con gái lớp em luôn phải cảnh giác mỗi khi một bạn trai nào trong lớp giơ “dế” lên, chẳng may mình có gì “sơ xuất” mà bị “chộp” thì người này truyền người kia, chỉ một lúc là mình sẽ thành trò vui cho cả trường”

Còn chị Q. (nhà ở Quận Cầu Giấy) đã suýt…chết ngất khi cô con gái 5 tuổi tò mò hỏi: “Họ đang làm gì?” và chỉ vào chiếc điện thoại chị mới sắm chưa lâu cho cậu con trai, trên màn hình là cảnh “mây mưa” trong một bộ phim cấp 3


Giáo viên cũng nằm trong "tầm ngắm" của những chiếc điện thoại


“Tôi đã sốc thực sự khi trong điện thoại của con trai không chỉ có một clip loại này. Cho “nó” một trận và cấm tiệt chuyện dùng điện thoại là việc tôi làm ngay lúc đó. Nhưng giờ tôi vẫn còn lo lắng không biết “nó” đã bị tiêm nhiễm bao nhiêu những hình ảnh đó vào đầu” -chị Q. lo lắng tâm sự.

Không chỉ có chị Q, nhiều bậc phụ huynh đang không khỏi lo lắng trước sự lây lan với tốc độ chóng mặt của các clip “bẩn” trong điện thoại của teen.

Trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội, những câu chuyện về việc phát hiện “kho clip sex” trong điện thoại của các cô, cậu quý tử cũng không phải là ít.

Nickname sab..cdg bày tỏ: “Con mình luôn ngoan ngoãn, chăm học, lại là con gái nên mình rất yên tâm khi sắm cho nó điện thoại để tiện việc liên lạc. Đến khi phát hiện trong máy con có clip sex, nó còn ngây ngô bảo: điện thoại của các bạn trong lớp ai cũng có cả, khiến mình chết lặng”.

Một thành viên khác thông cảm: “Không mua cho con điện thoại thì tội nghiệp nó tủi thân vì kém bạn kém bè. Hơn nữa, có điện thoại cũng tiện hơn trong việc quản lý con cái, nhưng quả thật không dễ chút nào để quản lý được hết những gì có trong chiếc điện thoại đó”.

Thời gian gần đây, khi không ít những clip được quay bằng điện thoại như clip “cô chửi trò 30 phút”, clip “nữ sinh đánh bạn hội đồng” tại Hà nội, Nghệ An, Quảng Ninh,…nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận, thì chuyện teen sử dụng điện thoại ra sao tiếp tục được rất nhiều người bàn luận.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực tế, các clip nữ sinh đánh nhau được teen quay và up lên mạng với mục đích tiêu khiển, chứ không phải dùng làm bằng chứng trình báo với cơ quan chức năng để người phạm tội bị xử lý hay để lên tiếng chống bạo lực học đường.

Vậy nên, rất nhiều người cho rằng, vấn đề không phải ở chỗ có nên cho học sinh dùng điện thọai di động hay không, mà là việc học sinh dùng điện thoại như thế nào.

•Cao Thùy Thơm
Kỳ 5: Bi hài teen phố núi "chơi" di động

13/11 Những màn khóa môi nóng bỏng của học trò

Cập nhật lúc 16:21, Thứ Bảy, 13/11/2010 (GMT+7)

, - Những màn khóa môi nóng bỏng, những cái vuốt ve, âu yếm mạnh mẽ đến "ngượng"… những cử chỉ mà nhiều người vẫn nghĩ chỉ có trong các bộ phim lãng mạn của Hollywood thì giờ bước ra đời thực tại các trường học Việt Nam với diễn viên chính là những em học sinh. Các em đã công khai và “tự nhiên” quá mức khi biến lớp học thành chốn riêng tư.

TIN BÀI KHÁC

"Đứng tim" những pha chém người đẫm máu trên phố
Hà Nội: Thanh thép bất ngờ đâm thủng taxi
Kinh hoàng xe buýt lại cán nát ngực phụ nữ


Tự nguyện cởi áo để bạn trai hôn

Chỉ cần bằng một cụm từ khóa, một cái click chuột, hàng loạt các clip quay cảnh học sinh ôm hôn nhau ngay trong lớp học sẽ được liệt kê với con số hàng chục trang. Các em đa phần là học sinh cấp 2, cấp 3, hay thậm chí chỉ là học sinh tiểu học. Nhiều người đặt ra nghi vấn lẽ nào sự phấn khích đẩy lên đến cao trào khiến các em mạnh bạo bày tỏ tình cảm ngay trong lớp hay xem đây là một màn quảng cáo để “đánh bóng” tên tuổi của mình?



Màn hôn nhau nóng bỏng của một cặp học sinh được cho là mới chỉ học cấp 2

Có lẽ clip xuất hiện vào tháng 5/2008 của một đôi học sinh cấp 2 đã mở màn cho trào lưu tung clip “nóng” của học sinh lên mạng. Trong đoạn clip dài 16 giây, đôi bạn học sinh còn đeo khăn quàng đỏ tự nhiên hôn nhau trước mặt “bàn dân thiên hạ” trong lớp. Thậm chí, cậu bạn trai còn ghì chặt cô bạn gái trên bàn để hôn một cách chuyên nghiệp và đầy đắm đuối. Một clip sốc cho những ai lần đầu được xem clip này trên mạng.

Một thành viên với nickname Quoccuong đã chia sẻ thái độ vô cùng tức giận trên trang Youtube rằng “Tại sao các bạn không biết tiếp thu cái tốt mà toàn đi học theo những cái xấu vậy? Dù sao mình cũng là người Á Đông nên chuyên này gây phản cảm lắm đó các bạn! Hãy suy nghĩ trước những gì mình làm để biết người khác nghĩ gì về mình”.

Cứ ngỡ đó là clip hôn nhau shock nhất của 9X Việt Nam thời nay thì một năm sau đó giới trẻ cả nước tiếp tục ngỡ ngàng với một đoạn clip dài 14 giây miêu tả chi tiết cảnh một nữ sinh tự nguyện cởi áo cho bạn trai hôn ngực ngay trong lớp.



Nữ sinh cởi áo để bạn trai hôn ngực

Nhiều lời bình luận cho rằng đây là do cá cược nhưng nếu quan sát kỹ có thể thấy cô nữ sinh mặc đồng phục áo cộc màu xanh nhạt tỏ ra vô cùng tự tin khi dùng tay cởi từng chiếc nút áo sau đó còn thực hiện những động tác xoa tay hết sức khêu gợi khiến cậu bạn trai lập tức hạ mình, cúi xuống ...mải miết.

Ngay sau khi xem đoạn clip này, nhiều bạn học sinh đã nhận ra nhân vật nữ chính là một học sinh của trường tư thục Trương Vĩnh Ký (TP.HCM). Khi nhiều người ngỡ ngàng trước hiện tượng biểu lộ “tình yêu” một cách táo tợn như vậy thì một vài conment lại chậc lưỡi nói rằng đó là “chuyện thường như cơm bữa”, khiến người ta rùng mình về văn hóa của thế hệ tương lai.

Và vào tháng 7/2010, nối tiếp trong một chuỗi các clip tình tứ của học sinh, người lớn lại giật mình khi thấy một đôi nam nữ chừng lớp 6, lớp 7 hôn nhau đắm đuối trên sân thượng xuất hiện trong một đoạn clip dài đến hơn 2 phút.





Cảnh 2 học sinh hôn nhau trên sân thượng


Cả 2 vẫn còn mặc đồng phục áo trắng của trường nhưng đã tỏ ra vô cùng thuần thục trong các động tác ôm, hôn, cứ như thể các em đang là diễn viên chính trong một bộ phim “người lớn” vậy. Tuy nhiên danh tính 2 bạn học sinh trên đến nay vẫn chưa xác định được.

Cho đến cưỡng ép vì cá cược

Đành rằng những clip xuất phát tình cảm tự nguyện từ 2 phía thì nồng nàn, đắm đuối hơn tuy nhiên một vài clip “bất đắc dĩ” được hình thành do những trò cá cược, thách thức cũng ướt át không kém, thậm chí có phần còn mãnh liệt hơn như để thể hiện bản lĩnh, lòng sỹ diện.



Hai học sinh trường Hoàng Diệu thể hiện màn "liếm lưỡi"


Vào tháng 2/2009, một đoạn clip dài 47giây ghi lại cảnh hai học sinh trường Hoàng Diệu (Hà Nội) thực hiện công đoạn “liếm lưỡi” nhau qua lời thách đố của bạn cùng lớp khiến cộng đồng mạng xôn xao. Theo nhiều người phỏng đoán có lẽ cậu học sinh mập ú và cô bạn gái đã thua trong một vụ cá cược nào đấy và bây giờ phải thực hiện yêu cầu của người thắng cuộc, tức là phải... liếm vào lưỡi nhau trước sự chứng kiến của cả lớp và hàng loạt các camera và máy ảnh.

Nam sinh lúc đầu còn rụt rè ngượng nghịu từ chối định lùi bước nhưng sau lời hối thúc, khích lệ, kích bác của bạn bè, cậu này đã đồng ý thực hiện màn “biểu diễn” trên. Tiếng vỗ tay nổ lên bắt nhịp cũng những tiếng hú, tiếng huýt sáo của nhiều bạn học sinh trong lớp khiến nhiều người ở ngoài lầm tưởng trong lớp đang diễn ra một sự kiện liên hoan gì rầm rộ lắm.

Tuy nhiên điều đáng nói nữa trong đoạn clip này là trong khi màn biểu diễn đang diễn ra thì những “khán giả” bên ngoài đã văng ra vô số lời tục tĩu và phản cảm. Thật khó để ai đó tình cờ nghe được những câu nói này lại nghĩ nó được phát ra từ chính miệng những cô cậu học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Thật đáng buồn và rùng mình cho sự bạo dạn không đáng có của lứa tuổi vốn “ngây thơ” và “trong sáng”.

Chỉ một tháng sau đó, một đoạn clip khác được cho là của học sinh trường Cần Giuộc (Long An) tiếp tục làm các bậc phụ huynh và ngành giáo dục sửng sốt.



Màn hôn bấm giờ của học sinh trường Cần Giuộc


Trong đoạn clip này, đôi học sinh hôn nhau vô cùng tình cảm. Cả hai cùng mặc đồng phục của trường, cô bạn gái mặc áo dài trắng. Như để kiểm chứng cho một lời thách đố, cá cược nào đó, đại diện lớp còn cử người bấm thời gian. Đáp lại tiếng cổ vũ của bạn bè, cặp đôi này đã ôm xiết lấy nhau, hôn đắm đuối như thể quên thời gian.

Các lời bình luận xoáy sâu cho rằng có thể cặp đôi này yêu nhau, nhưng vì lời thách đố xem hôn được bao lâu nên mới có clip này. Vì trong đoạn clip có chi tiết hai bạn này che tay lại nhưng vẫn hôn nhau đắm đuối chứ không phải hôn “nửa vời” để chống đối.

Tuy nhiên dù có vậy đi chăng nữa thì các em cũng đá khiến người lớn vô cùng thất vọng và thấy xót xa khi từng ngày, từng ngày những clip tương tự như thế cứ lan truyền trên mạng mà các em không nắm rõ được những hậu quả có thể xảy ra.

Kết cục đau xót

Trên đây chỉ là một vài trong số hàng chục các clip tình tứ khác của học sinh. Tuy nhiên bất kể các clip đó là tự quay, bị quay trộm hay là thành quả bất đắc dĩ của một trò đùa thì các em cũng đã vô tình hay cố ý trở thành nạn nhân của mạng xã hội. Hàng ngày, hàng giờ gương mặt của các em bị hàng trăm, hàng nghìn người soi xét, ngó nghiêng. Cha mẹ các em sẽ bàng hoàng, xót xa, tủi hổ, bực tức ra sao khi nhận ra nhân vật, diễn viên chính trong các clip này chính là con em mình?

Khi nguyên nhân cho rằng tuổi trẻ còn bồng bột không làm thuyết phục được dư luận thì lý do cho rằng do sự phát triển không ngừng của internet cuốn theo hàng loạt các hình ảnh trụy lạc khiến giới trẻ “tò mò” và muốn thử xem ra được nhiều người chấp nhận.

Trong khi các biện pháp khuyên răn, nhắc nhở từ nhà trường không đạt được hiệu quả vì cho rằng “chỉ làm được đến thế và không còn cách xử lý nào” thì xem chừng sự bất lực của ngành giáo dục đang dần xen lấn vào cả việc quản lý và giáo dục học sinh – một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, đào tạo con người. Tuy nhiên trách nhiệm giáo dục từ phía gia đình là điều không thể phủ nhận vì trên thực tế, giáo dục phải bắt nguồn từ cả 2 phía gia đình và xã hội.

•Thiên Thư

15/11 Chân dung 'nữ hoàng YouTube' gốc Việt

Thứ hai, 15/11/2010, 10:50

Thiếu nữ 24 tuổi này được hàng triệu người trên toàn cầu biết đến dù chưa bao giờ đóng phim, dẫn chương trình truyền hình, có bản nhạc hit, giành huy chương vàng hay viết sách.
>Bốn người Việt 'hot' nhất YouTube

Natalie Tran không nổi tiếng theo cách thông thường. Nhưng vẫn có người nhận ra cô trên đường, tiến đến và phản ứng như cách họ vẫn chào một ngôi sao: "Ôi chúa ơi. Đúng là bạn rồi. Gượm đã. Tôi phải gọi bạn tôi. Cô ấy sẽ không tin tôi vừa gặp bạn". Natalie mỉm cười, trò chuyện vui vẻ và chụp chung một bức ảnh. Cô gọi họ là "những người bạn tôi chưa gặp" và số bạn này đã lên tới gần 800.000. Đây là số người đăng ký theo dõi (subscriber) kênh YouTube của Natalie, giúp cô thành người có số subscriber đông thứ 27 trên trang chia sẻ video hàng đầu thế giới (xếp thứ 4 trong số các thành viên nữ).
Xem những video mới nhất của Natalie Tran
Các video do Natalie thực hiện đã thu hút 305 triệu lượt xem. Thành công này đã được "chuyển hóa" về mặt tài chính do chính sách chia sẻ lợi nhuận quảng cáo của YouTube. Một khảo sát khẳng định cô có thu nhập năm 2009 là 101.000 USD. Natalie cho rằng nghiên cứu này "nực cười" dù số tiền cũng "tương đối chính xác".
Video "cây nhà lá vườn" cũng đưa cô nổi tiếng toàn thế giới và gây ấn tượng với nhà sản xuất Brian Glazer của Hollywood, hay cô cũng được mời đến hội thảo của New Media, nơi có sự xuất hiện của Matt Groening, nhà làm phim Simpsons.
"Thật tuyệt khi kiếm được tiền. Nhưng tôi đã tham gia YouTube từ lâu, từ thời tôi chưa kiếm được xu nào. Và tôi không muốn mọi người cho rằng đây chính là động lực để tôi làm video", Natalie khẳng định.
Cô bắt đầu đăng những đoạn phim ngắn trên YouTube từ năm 2006 khi thế giới xôn xao về hiện tượng Lonely Girl - một cô gái 16 tuổi lên mạng kể về cuộc sống rắc rối của mình trước khi bị phát hiện là giả (Lonelygirl15 thực ra là một nhóm người muốn tạo cơn sốt trên YouTube rồi sau đó làm phim thật về nhân vật này).
Những clip của "Nữ hoàng YouTube Australia" rất khó mô tả. Cô không phải là Justin Bieber dùng YouTube làm bệ phóng cho sự nghiệp ca sĩ. Cô cũng không mang nội dung gây cười như chó trượt patin hay em bé nhảy múa để mua vui cho các nhân viên văn phòng đang buồn chán với công việc. Cô viết kịch bản, nhận xét về cuộc sống thường ngày một cách hài hước. Cô thi thoảng quay phim tại công viên, ngoài phố nhưng đa số được thực hiện ngay trong căn nhà mà cô đang sống cùng bố mẹ ở Sydney.
Trước khi tới Australia vào năm 1981, cha cô là giảng viên văn học còn mẹ cô là luật sư tại Việt Nam. Hiện ông là giáo viên còn bà làm tại bưu điện. Natalie Tran học ngành sư phạm 2 năm, sau đó tham gia một khóa học về truyền thông số. Cô không thể nhớ khi nào những clip của mình trở thành "hiện tượng trên mạng". Một ngày, YouTube đăng một trong những clip của cô lên trang chủ, ở phần video nổi bật (Featured Video) và số subscriber bắt đầu tăng lên.
Natalie biết cách cân bằng cuộc sống trước sự nổi tiếng trên Internet. Ảnh: SMH.
Natalie biết cách cân bằng cuộc sống trước sự nổi tiếng trên Internet. Ảnh: SMH.
Cô gái gốc Việt này đã trả lời một vài cuộc phỏng vấn nhưng đây là lần đầu tiên cô đồng ý nói chi tiết về bản thân với báo Sydney Morning Herald. Khi được hỏi cuộc sống của một người nổi tiếng và giàu có như thế nào, Natalie cười: "Nổi tiếng ư? Không. Giàu có ư? Tất nhiên không. Nhưng chắc chắn, tôi được nhiều người biết đến. Dù khác với thông thường. Tôi nghĩ mình chỉ là một người bạn đối với họ. Tôi không nghĩ bất cứ thứ gì trên Intetnet cũng chuyển hóa thành đời thực".
Natalie không đánh giá thấp thành công, cũng không coi nó nghiêm trọng và không tin nó kéo dài mãi mãi. "Tôi rất thiếu tham vọng. Nếu mọi việc không trôi chảy, tôi sẽ quay lại với nghề dạy học", Natalie mô tả về mình. "Tôi không thay đổi thế giới. Tôi là 2 phút video khi bạn đang chờ đợi ai đó, khi bạn không biết làm gì, khi bạn đang trong giờ nghỉ trưa. Tôi là 2 phút giúp bạn thư giãn lúc ôn bài. Tôi là 2 phút trước bữa tối. Và tôi hạnh phúc với điều đó".
Châu An
Theo dòng sự kiện:
Những clip ấn tượng và hấp dẫn nhất (26/06)
10 clip 'hot' nhất trên Internet trong tuần từ 19/6 đến 26/6 (26/06)
Con khỉ nhảy break-dance bất ngờ thành 'sao' trên YouTube (23/06)
Clip 'kẻ đồng tính cướp chú rể' hot nhất Internet trong tuần (19/06)
Màn ảo thuật đặc sắc trên 3 máy nghe nhạc (13/06)
10 clip 'hot' nhất trên Internet trong tuần từ 5/6 đến 12/6 (12/06)
Màn ảo thuật trên iPad chạy iOS 5 (06/06)
Cuộc đua đầy gay cấn của 5 smartphone cao cấp (06/06)
Clip 'ông bố tồi' hot nhất trên Internet trong tuần (05/06)
5 clip 'dàn dựng' gây sốt trên mạng (04/06)
Những em bé nổi tiếng nhất trên Internet đầu năm 2011 (01/06)