Wednesday, June 15, 2011

14/06 Xẩm, ca trù, quan họ... vào đại học


Thứ Ba, 14/06/2011, 05:24 (GMT+7)
TT - Lần đầu tiên các loại hình âm nhạc dân gian của khu vực đồng bằng Bắc bộ như xẩm, ca trù, hát văn - trống quân và quan họ được đưa vào đào tạo chính quy và cấp bằng đại học.
Hát xẩm - một trong những nội dung được đưa vào đào tạo và cấp bằng đại học - Ảnh: Trung Giang
Đợt tuyển sinh đầu tiên bắt đầu từ ngày 9 đến 11-7 tại Học viện âm nhạc Huế với 20 chỉ tiêu trong năm học 2011- 2012. Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam (gọi tắt là trung tâm) được giao nhiệm vụ đào tạo chuyên môn cho các ngành học này trên cơ sở phối hợp với Học viện Âm nhạc Huế.
Giáo sư Phạm Minh Khang - giám đốc trung tâm - nói: “Từ xưa đến nay, tại các học viện âm nhạc ở Việt Nam chỉ có khoa đào tạo âm nhạc truyền thống chứ chưa hề có các lớp đào tạo chính quy về những hình thức dân ca nhạc cổ như ca trù, hát văn, hát xẩm...”.
Giáo sư Phạm Minh Khang - Ảnh: H.Điệp
* Đây là lần đầu tiên trung tâm và Học viện Âm nhạc Huế có sự liên kết về đào tạo bậc đại học cho các loại hình âm nhạc dân gian Bắc bộ. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về chương trình liên kết này?
- Chức năng của Học viện Âm nhạc Huế là đào tạo âm nhạc di sản và dân tộc nhạc học. Vừa qua, họ cũng đã đào tạo về cồng chiêng Tây nguyên và nhã nhạc cung đình. Đào tạo những môn học trên là nền tảng để sinh viên có thể đi vào nghiên cứu dân tộc nhạc học.
Để phát huy hiệu quả của những môn học âm nhạc dân gian Bắc bộ, Học viện Âm nhạc Huế cũng đã kết hợp với trung tâm đào tạo bậc đại học cho đàn và ca dân gian.
Lâu nay, tại các trường đào tạo về âm nhạc, sinh viên cũng được học các nhạc cụ dân tộc và được nghe nói qua về âm nhạc dân gian nhưng để được đào tạo như một môn, một ngành học thì chưa ở đâu làm cả. Mục đích đào tạo của chúng tôi là không chỉ đào tạo ra các nghệ sĩ nắm được lý luận mà còn đào tạo nên các nhà nghiên cứu môn dân tộc nhạc học nắm được thực tiễn.
* Tại sao trung tâm không liên kết với Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam?
- Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hiện đã có khoa âm nhạc truyền thống đào tạo cách chơi các nhạc cụ dân tộc và các môn lý thuyết, còn chúng tôi có nhu cầu dạy các sinh viên tự đàn, tự ca và hòa tấu. Có nghĩa là các em phải học những bộ môn lý luận khác như lịch sử âm nhạc, xướng âm, âm nhạc dân gian, âm nhạc thế giới... và phần chuyên môn sẽ là học hát. Ví dụ, học hát văn thì phải biết đánh đàn nguyệt, học hát ca trù thì phải biết gõ phách... Trước đây, các nghệ nhân truyền dạy nhau theo cách truyền nghề chứ không phải đào tạo nên một người có tri thức âm nhạc đầy đủ, toàn diện.
* Tại sao trung tâm lại nghĩ đến việc phối hợp đào tạo âm nhạc dân gian trong khi việc giữ gìn các môn nghệ thuật này ngay tại địa phương cũng rất khó khăn và Nhà nước cũng chưa có chính sách đãi ngộ gì?
- Việc bảo tồn vốn âm nhạc cổ truyền hiện nay đang mai một và có nhiều nơi đào tạo cải biên làm méo mó nên chúng tôi muốn bảo tồn một cách đích thực, đúng với nguyên bản. Một lý do khác nữa là chúng tôi làm việc này không phải vì tiền mà vì văn hóa cổ truyền. Nếu không ai làm, các vốn văn hóa dân tộc sẽ bị mất đi.
* Sau sáu năm thành lập trung tâm, tổ chức đào tạo và biểu diễn miễn phí âm nhạc dân tộc, ông có nhận thấy sự thay đổi gì về nhận thức của một số bộ phận công chúng đối với các loại hình âm nhạc dân gian?
- Qua quá trình trung tâm dạy miễn phí và biểu diễn tại phố đi bộ Hà Nội trước chợ Đồng Xuân, tôi thấy rất nhiều người trẻ yêu thích âm nhạc truyền thống, dù khi mới thành lập, chúng tôi hướng đến lớp công chúng lớn tuổi. Chúng tôi đã và đang tiến hành biểu diễn thêm mỗi tuần ba buổi tại các địa điểm khác: đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào), đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc) và đền Quan Đế (28 Hàng Buồm), nâng số buổi biểu diễn của trung tâm hằng tuần lên 4 buổi/tuần. Tại tất cả các địa điểm chúng tôi đều biểu diễn miễn phí, không chỉ quảng bá cho nghệ thuật truyền thống mà còn để quảng bá cho các di tích này. 
HOÀNG ĐIỆP thực hiện

15/06 Tiếp tục phát sóng Huyền sử thiên đô


Thứ Tư, 15/06/2011, 06:01 (GMT+7)
TT - 22 tập tiếp theo của bộ phim truyền hình lịch sử Huyền sử thiên đô (dài 72 tập) sẽ được phát sóng sau khi tập 20 kết thúc vào ngày 29-6.
Cảnh trong phim Huyền sử thiên đô  - Ảnh: WS cung cấp
Ðó là thông tin mới nhất mà đạo diễn Nguyễn Hữu Trọng chia sẻ với Tuổi Trẻ. Sau khi cùng Công ty Sao Thế Giới (WS) thương thảo nhiều ngày với VTV, đạo diễn cho biết: "Riêng về bản hợp đồng quanh các giá trị kinh tế vẫn đang được bàn bạc. Nhưng dù có chiếu 22 tập tiếp theo, chúng tôi cũng chỉ hi vọng gỡ được phần nào vốn sản xuất mà thôi".
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Bình Minh - tổng giám đốc Ðài truyền hình Việt Nam - cho biết nhà đài sẽ có thông tin chính thức với báo chí sau khi TVAD (Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình) hoàn tất hợp đồng với nhà sản xuất trong tuần này.
Tuy nhiên, việc phim được tiếp tục phát sóng khiến nhiều người trong cuộc vừa mừng lại vừa lo. Dù đã hoàn tất 70 tập kịch bản, Huyền sử thiên đô mới chỉ tạm xong 42 tập (kéo dài hai tập so với dự định ban đầu là 40 tập). Kinh phí sản xuất 30 tập còn lại đang là bài toán quá khó đối với nhà sản xuất.
Ðạo diễn Ðặng Tất Bình - người vừa giao 22 tập phim mới cho VTV - bày tỏ: "Cho dù phát hết tập 42 thì câu chuyện mà bộ phim đề cập vẫn chưa thể coi là hoàn chỉnh. Chỉ khi nào làm nốt 30 tập còn lại mới có thể coi chúng ta đã có một Huyền sử thiên đô trọn vẹn. Nếu ngay bây giờ chúng ta có đủ tiền để tiếp tục quay thì tôi bảo đảm sau tập 42 sẽ làm các tập tiếp theo. Nhưng cái khó vẫn lại là... tiền!".
Vị đạo diễn đồng thời là giám đốc Hãng Phim truyện I này cũng ngỏ ý: "Nếu sản xuất 30 tập tiếp theo, Hãng Phim truyện I sẵn sàng là đối tác đồng hành với WS (chứ không chỉ là đơn vị gia công như hiện nay). Tuy không thể đóng góp bằng tiền mặt nhưng Hãng Phim truyện I sẵn sàng cung cấp cơ sở vật chất, làm tiền kỳ, hậu kỳ, thậm chí... thù lao đạo diễn trả sau cũng được".
Ðã qua khoảng thời gian bối rối quanh việc chiếu tiếp hay tạm dừng, trao đổi với chúng tôi, đại diện phòng phim WS vẫn cho biết một thực tế: "Với kinh phí đầu tư và nguồn thu như hiện tại (do thị trường quảng cáo còn thấp vì trong thời kỳ bão giá, các đơn vị đều phải cân đối thu chi và bóp chặt về kinh phí quảng cáo), bài toán thu hồi vốn đầu tư đang rất khó khăn, nên có thể nói 30 tập tiếp theo WS khó lòng đầu tư - sản xuất tiếp nếu như không có sự hợp tác, đồng hành của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các nhà đầu tư khác".
Và trong trường hợp bất thành về kêu gọi nguồn vốn, "bộ phim sẽ dừng lại ở tập 42 với một kết thúc mở trước khi có kinh phí làm tiếp" - đại diện của WS nói.
NGA LINH

15/06 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2011


Thứ Tư, 15-06-2011 - 10:40 SATheo vnexpress
Những nơi đắt đỏ nhất thế giới không chỉ ở thành phố của các quốc gia giàu có mà còn có ở Luanda, Angola - một nước Châu Phi. Bữa ăn trưa nhanh tại đây có giá tới 52,4 USD.
1. Tokyo, Nhật Bản
Mức giá cao hơn so với trung bình thế giới: 35,3%
Bữa ăn trưa nhanh: 20,8 USD
1kg gạo: 9,8 USD
Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng ở Tokyo đã giảm kể từ năm 2009, nhưng theo Cục thống kê của Nhật, thành phố này vẫn là nơi đắt đỏ nhất thế giới
2. Oslo, Na Uy
Mức giá cao hơn so với trung bình thế giới: 27,1%
Bữa ăn trưa nhanh: 45,20 USD
1kg gạo: 6,10 USD
Thủ đô của Na Uy là một trung tâm thương mại, tài chính, tàu bè và là nơi có Sở giao dịch chứng khoán Oslo. Oslo cũng nằm trong số những thành phố đắt nhất thế giới trong nhiều năm.
3. Nagoya, Nhật Bản
Mức giá cao hơ so với trung bình thế giới: 20,5%
Bữa ăn trưa nhanh: 19 USD
1kg gạo: 8,5 USD
Nagoya là một trong những trung tâm công nghiệp, công nghệ, nổi tiếng về chất lượng sống cao và chi phí kinh doanh cạnh tranh. Không giống như những thành phố lớn khác của Nhật Bản, Nagoya không bị ảnh hưởng nhiều của suy thoái kinh tế toàn cầu và vẫn duy trì được tăng trưởng của mình.
4. Stavanger, Na Uy
Mức giá cao hơn so với trung bình thế giới: 15,5%
Bữa ăn trưa nhanh: 32,30 USD
1kg gạo: 5,7 USD
Stavanger chủ yếu là một cộng đồng ngư dân cho tới khi dầu được phát hiện ở Biển Bắc trong những năm 60, biến nó thành một thành phố lớn của Na Uy. Ngày nay, Na Uy là nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp này đã trở thành trung tâm của nền kinh tế địa phương và thu hút nhiều cư dân từ nhiều nước khác.
5. Yokohama, Nhật Bản
Mức giá cao hơn so với trung bình thế giới: 14,9%
Bữa ăn trưa nhanh: 16,90 USD
1kg gạo: 4,20 USD
Là thành phố lớn thứ 2 Nhật Bản sau Tokyo, Yokohama có đường tàu tới Tokyo một cách mau chóng. Thành phố cảng này là nơi ở của hơn 300 công ty công nghệ thông tin và có nền công nghệ sinh học phát triển. Yokohama có 9 quận và xuất khẩu nhiều xe hơi cũng như các bộ phận của xe hơi.
6. Zurich, Thụy Sĩ
Mức giá cao hơn so với trung bình thế giới: 11,5%
Bữa ăn trưa nhanh: 32,90 USD
1kg gạo: 3,70 USD
Tài chính là phần quan trọng của nền kinh tế ở Zurich, thành phố này nơi có Sở giao dịch chứng khoán Thụy Sĩ. Zurich cũng là trung tâm giao thông và hãng Mercer đã xếp đây là thành phố có chất lượng cao thứ 2 trên thế giới.
7. Luanda, Angola
Mức giá cao hơn so với mức trung bình thế giới: 10,6%
Bữa ăn trưa nhanh: 52,4 USD
1kg gạo: 4,60 USD
Luanda là thành phố đắt đỏ nhất thế giới theo xếp hạng của ECA International năm 2009. Năm ngoái, nó đã trượt xuống vị trí thứ 3 và năm nay tụt xuống vị trí thứ 7.
8. Geneva, Thụy Sĩ

Mức giá cao hơn so với mức trung bình thế giới: 9,8%
Bữa ăn trưa nhanh: 33,70 USD
1kg gạo: 4,70 USD
Geneva là nơi ở của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Chữ thập đỏ. Đây là trung tâm của ngân hàng, công nghệ, các cơ quan chính phủ. Geneva thu hút nhiều chuyên gia cũng như khách du lịch.
9. Kobe, Nhật

Mức giá cao hơn so với trung bình thế giới: 8,3%
Bữa ăn trưa nhanh: 15,60 USD
1kg gạo: 9,30 USD
Kobe là một trong những cảng biển bận rộn nhất Nhật Bản và là trung tâm sản xuất đồ gia dụng, thực phẩm, thiết bị giao thông.
10. Bern, Thụy Sĩ
Mức giá cao hơn so với trung bình thế giới: 4,4%
Bữa ăn trưa nhanh: 28,80 USD
1kg gạo: 4,70 USD
Thủ đô Bern của Thụy Sĩ là trung tâm của các cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp thiết kế và công nghiệp chính của Thụy Sĩ. Đây cũng là trung tâm sản xuất đồng hồ và các công nghệ sử dụng trong y tế, công nghệ thông tin, ô tô.
Nguồn tin :  http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/06/10-thanh-pho-dat-do-nhat-the-gioi-nam-2011/
Từ khóa bài viết: thành phốquốc giachi phí

15/06 余録:一昨年、300人以上の死者を出し…

 一昨年、300人以上の死者を出し、6万人が被災したイタリア中部地震の時のことだ。被災地を視察したベルルスコーニ首相は独テレビのインタビューにこう言った。「テント生活を送る人は週末のキャンプをしていると思えばいい」▲その失言癖と裁判がらみの醜聞、そしてメディアを支配下に置く財力ではどの国の指導者にも負けぬベルルスコーニ首相だ。国民投票では原発再開の賛否と共に、首相の公判出廷義務を免除した法の是非も一緒に問われた▲その彼が有権者にボイコットを呼びかけた国民投票は久々に50%を超える投票率を示し成立した。イタリア国民は圧倒的な高率によって出廷引き延ばしで時効に逃げ込む首相の得意技を封じ、全世界注目の原発再開に対しては明快に「反対」の意思を示したのである▲ベルルスコーニ首相の影響下のメディアは事前に無視の姿勢を見せていた国民投票だ。だが約1カ月前のローマではネットを介した地震予言のデマで大規模な避難騒動もあったイタリアである。一昨年の記憶も生々しい国民には「フクシマの衝撃」は小さくなかった▲原発災害での「週末のキャンプ」はごめんだと突きつけられた首相に、さすがに放言の余裕はなく、あっさり原発断念を表明した。原油高や温暖化対策で原発計画再開へ進んでいた欧州の空気を一変させ、独、スイスに続く原発の放棄をもたらした「3・11」である▲これで脱原発と原発推進の真っ二つに分かれた欧州諸国だ。ただ忘れてはいけない。歴史的な岐路では、対立する原理のダイナミックな角逐を通して新たな時代の扉を開くのが欧州文明の生理である。
毎日新聞 2011年6月15日 東京朝刊