Sunday, March 20, 2011
15/03 50,000 Potassium Iodide Pills Donated to Japan
Approximately 50,000 potassium iodide tablets have been donated by Nukepills.com to Tokushukai Hospital in Tokyo, Japan for immediate distribution to those affected by Japan's nuclear reactor crisis. This effort was facilitated by Dr. Alisa Suzuki Han, Radiologist at Brigham and Women's Hospital, a teaching facility of Harvard Medical School, in Boston, MA. The radiation-blocking drug, currently en route to Japan, will be distributed by the Tokushukai Medical Aid Team. "We are very pleased that these tablets will be given to people directly affected by the nuclear crisis," stated Troy Jones, President of Nukepills.com.
"The efforts of Dr. Han and the Tokushukai Medical Aid Team are a wonderful example of professionals coming together to ensure the health and livelihood of those most in need." Stockpiling of potassium iodide is recommended by health officials worldwide to prevent thyroid cancer of those exposed to radioactive iodine in the event of a nuclear reactor accident or detonation of a nuclear bomb. FDA approved in 1982, potassium iodide is available without a prescription. More information about FDA approved potassium iodide can be found online at http://www.nukepills.com.
Nukepills.com, celebrating its 12th year in business, is an Internet-based supplier of radiation emergency preparedness products that protect against dirty bomb radiation, nuclear reactor accidents and nuclear weapon fallout, and are used for radiation therapy/decontamination in hospitals. The company was founded in 1999 as a means of supplying FDA approved Iosat(TM) Potassium Iodide directly to the general public and now has international sales programs throughout Canada, Europe, Asia and the Middle East. In early 2009, Nukepills.com sold 5.4 million doses of FDA approved ThyroShield(TM) Liquid Potassium Iodide to Kuwait's Ministry of Health and expects Government Emergency Preparedness grants and civilian orders to continue to drive sales of all of its products well into 2011.
24/1/2010 Tu sĩ Nhật phục vụ rượu và hát rap để thu hút tín đồ
Trọng Hoàng (dịch)
Đã đọc: 3261
Hip hop monks in Japan .Phật giáo ngày nay vẫn duy trì những nét đặc trưng trong nhiều thế kỷ qua, nhưng một nhóm tu sĩ tại Nhật Bản đang thêm nét hấp dẫn cho tôn giáo này bằng cách hướng về rượu và nhạc ráp để thu hút tín đồ. Các sư gọi đó là Đạo Phật 2010.
Kansho Tagai, một tu sĩ Phật giáo tin rằng đã đến lúc thay đổi cho tương lai và không ngại nếu bỏ tụng kinh theo lối truyền thống và đưa nhạc ráp vào.
Tagai cũng thích được gọi với tên đường phố hơn – ngài hạnh phúc.
Nhiều người tranh luận rằng hiểu kinh Phật là khó, nhưng nếu kinh Phật được diễn dịch theo cách hát hiện đại như nhạc ráp thì những người trẻ có thể chấp nhận Phật giáo, theo Tagai.
"Thu hút người trẻ quay trở về là yếu tố trọng yếu để đạo Phật tồn tại," Tagai nói với CNN.
"Ở Nhật Bản, Phật giáo đang gặp khủng hoảng."
Mỗi năm, hàng trăm ngôi chùa đóng cửa ở Nhật Bản, và các tôn giáo khác trên thế giới cũng gặp tình cảnh tương tự.
Số giáo dân Ki-tô giáo ở Mỹ giảm 11% qua mỗi thế hệ.
Một ý tưởng khác mà các vị sư hi vọng sẽ kéo được thêm người trẻ là phối hợp giữa Phật giáo với sự vui vẻ tại nơi nào đó, ví dụ như Quán bar Sư.
Quán bar hiện đại này phụ vụ đồ uống có cồn đồng thời với giảng dạy kinh Phật, theo Zenshin Fujioka.
"Điều này gần gũi hơn với những điều mà đạo Phật đã dự định làm," Zenshin nói.
"Ngày nay, các ngôi chùa không kết nối với mọi người."
Giống như hầu hết tu sĩ, Zenshin được đào tạo bằng ngôn ngữ cổ mà hầu hết người Nhật không hiểu nhiều, nhưng trong một quán bar hiện đại, các tu sĩ này cho biết việc nói pháp trở nên thoải mái trong việc nói chuyện về các vấn đề.
Trong khi những người theo truyền thống có thể chỉ trích cả Quán bar Tu sĩ và phong cách đọc kinh hip hop, những ý tưởng này có vẻ đang mang lại kết quả.
"Số người đến Chùa tăng gấp hai lần, đặc biệt là người trẻ," Tagai nói.
"Thậm chí các vị sư khác còn gọi điện để xin lời khuyên."
Kansho Tagai, một nhà sư ở Nhật, cho rằng đạo Phật tại đây đang rơi vào khủng hoảng và cần lôi kéo thanh niên. Do đó, ông thường biểu diễn hip hop và đọc rap để truyền bá giáo lý nhà Phật. Nhiều người coi đây là sáng kiến cần phát huy, số khác lại chỉ trích điều đó sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm của đạo Phật
Nguồn: phattuvietnam.net
15/03 Ăn Cơm Tàu, Ở Nhà Tây, Lấy Vợ Nhật
(ATKS) Không biết thành ngữ (*) ấy có từ khi nào, nhưng hầu như ở Việt Nam ta ai cũng biết.
Ăn cơm Tàu thì đúng rồi, vì cơm Trung Hoa vốn rất phong phú, sơn hào hải vị đủ cả, nhiều món độc đáo, nổi tiếng là cầu kỳ, thậm chí có những món “ghê rợn”… Là nước phát triển qua mấy nghìn năm với chục triều đại mà mỗi triều đại kéo dài trên dưới 300 năm, như Tống, Nguyên, Minh, Thanh, đất nước Trung Hoa rộng lớn, không những có nhiều trường phái ẩm thực dân gian phong phú(1) mà thức ăn, nước uống nơi chốn cung đình cũng có hàng trăm món “độc chiêu”, như não hầu, sâm thử, trảm mã trà(2)…
Đó là chưa nói đến các loại sơn hào hải vị quí hiếm như tay gấu, bào ngư, vi cá, yến sào, pín cọp, bò cạp… phục vụ cho khẩu vị phức tạp chốn cung đình. Tất tật, cái gì cũng có thể đưa vào miệng. Trên rừng, dưới biển, ở đâu có động vật, thực vật là có thể biến thành món ăn, nếu cần thì cho gia vị cho thơm hơn, ngọt hơn, tùy sự khéo léo của đầu bếp. Nhờ vậy con đường tơ lụa xuyên sa mạc, xuyên thảo nguyên kéo dài hàng ngàn km cũng là con đường gia vị, nơi giao thoa giữa các nền văn minh phương Tây, phương Đông và Lưỡng Hà. Nhờ vậy, những món ăn của Trung Quốc đã đi rất xa, thậm chí biến thể thành thức ăn của người phương Tây ngày nay, như các loại mì thành món Spagetti mà người Ý rất thích.
Nói vậy để thấy cụm từ “Ăn cơm Tàu…” trong thành ngữ nói trên không có gì lạ. Tất nhiên trong mối giao lưu với thế giới thì bên cạnh những món ăn Trung Hoa còn có hàng trăm món ăn của các nước khác đã du nhập vào nước ta. Sự hiện diện các các nhà hàng các nước phương Tây, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mehico… ngày nay ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội đã chứng minh điều đó. Thế nhưng, nếu nhìn về đời sống ẩm thực của phần đông dân chúng thì thức ăn Tàu vẫn phổ biến vì được người Việt chấp nhận.
Ở nhà Tây
Từ khi tiếp xúc với người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…, người Trung Quốc gọi người da trắng nói chung là Tây Dương, từ đó chữ “Tây” ở tiếng Việt hay tiếng Nhật cũng mang nghĩa tương tự. Cụm từ “ở nhà Tây” là để chỉ những ngôi nhà cao to, biệt thự đẹp đẽ, được hiểu là nơi ở sang trọng, bề thế, đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt là khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta thì phàm cái gì to, cao, có thứ được nhập khẩu, thì người Việt mình gọi là “tây” như hành tây, khoai tây, gà tây… Nếu so sánh với nhà ba gian hai chái hay nhà rường ở Huế, ở miền Trung thì rõ ràng nhà ở của người Việt ngày xưa khiêm tốn hơn nhiều so với “nhà Tây”, cho nên phải chăng “ở nhà Tây” (nhà to) cũng là thể hiện mơ ước của người nghèo.
Hơn thế nữa, xem hình ảnh kiến trúc của Tây Dương qua sách vở thời đó thì rõ ràng các dinh thự, lâu đài ở các nước Châu Âu quá ư hùng vĩ, cho nên ấn tượng “nhà Tây” đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, như món ăn Trung Hoa, đã “ăn cơm Tàu” rồi thì phải “ở nhà Tây” mới xứng!
Lấy vợ Nhật
Với cụm từ “lấy vợ Nhật” thì có lẽ người viết không đủ tư cách để “chứng minh” mà chỉ dám “miêu tả”. Vì cơm Tàu thì đã được thưởng thức đây đó, nhà Tây thì cũng đã “đi đông đi tây” nhìn ngắm thoải mái, thậm chí đã được “ở ké” ngôi nhà đồ sộ của ông cậu ruột làm Giám đốc Sở Hỏa xa (xe lửa) khi vào học ở Sài Gòn, nhưng cái khoản “vợ Nhật” thì chỉ là “mì ngắm cháo ngó”, khảo sát từ xa, mặc dù đã có hơn 30 năm lang thang trên đất Phù Tang!
Không biết nhà văn, nhà thơ nào cho rằng lấy vợ Nhật là “nhất” hay đã chứng minh được qua thực tế, nhưng theo tôi thì có lẽ có người có địa vị trong xã hội thời trước đã nhìn thấy những cô gái Nhật mắt một mí, xúng xính trong bộ Kimono kín đáo, tóc vén cao lộ chiếc cổ trắng, đi rón rén trên đôi guốc gỗ đã tạo ấn tượng khó quên cho họ. Trong tranh Ukiyoe cổ điển(3) của Nhật Bản thì hình ảnh thiếu nữ Nhật đúng như thế, vì vậy người ta mơ ước lấy vợ Nhật chăng?
Nhưng có lẽ nguyên nhân sau mới là chính: Truyền thống “phu xướng phụ tùy” (tam tòng tứ đức) vẫn còn đậm nét trong đời sống của người phụ nữ Nhật luôn khép nép bên chồng, luôn phục vụ chồng, chăm lo “nâng khăn sửa túi” cho chồng khác hẳn với “sư tử Hà Đông” (Kakadenka)(4) ở xứ ta, cho nên nhiều đàn ông Việt ước mơ lấy được người vợ hiền thục, đoan trang như thế. Bên Trung Quốc, tương truyền rằng, hoàng đế Càn Long (1736-1795), vị vua phong lưu đa tình số một này đã cho chiêu mộ về Trung Quốc nhiều mỹ nữ khắp thế giới, trong đó người đẹp Nhật Bản được ông ta sủng ái nhất, bởi thùy mỵ và ngoan ngoãn hơn các cung tần nước ngoài khác. Tiếng lành đồn xa này cũng có thể đã lan sang nước ta, trở thành một phần của thành ngữ trên chăng?
Người chồng Nhật gọi vợ mình là “Kanai”(nội tướng), hay “Oku” (nhà sâu bên trong), hoặc “Tsuma”(thê), “Nyobo” (người nữ lo phòng trong), cho thấy vị trí khiêm tốn của người phụ nữ Nhật Bản trong gia đình. Ở xã hội phong kiến thì người phụ nữ được xem là “thứ yếu”, phụ thuộc vào đàn ông (phu xướng phụ tùy), cuộc đời của họ chỉ quanh quẩn trong một phạm vi nhỏ hẹp, không có cuộc sống xã hội và tình trạng nầy kéo dài đến thời Minh Trị Duy Tân mới được “giải phóng”. Từ đó, phụ nữ được ăn học, tham gia vào các công việc chính trị - xã hội (quyền tham chính), dần dà bình đẵng với nam giới. Cuối thế kỷ 19, Bộ Giáo dục Nhật Bản khuyến khích xây dựng hình ảnh “vợ ngoan, mẹ hiền” (Rýosai kenbo) trong gia đình, xem đó là chuẩn mực của phụ nữ để họ chuyên tâm quản lý gia đình và chăm lo con cái để người chồng yên lòng ra trận trong chiến tranh Nhật - Trung (1894-1895). Tư duy này đã ăn sâu trong xã hội Nhật tận đến ngày nay.
Từ sau 1945, khi Nhật bản thất trận trong thế chiến thứ hai, xã hội Nhật Bản hấp thụ văn minh và nếp sống Âu - Mỹ một cách nhanh chóng, thì sinh hoạt của phụ nữ đã dần dà thay đổi, họ trở nên hoạt bát, độc lập và tự tin hơn. Hình ảnh Ukiyoe ngày xưa chỉ còn trong hội họa, phim ảnh, giá trị đạo đức “xuất giá tòng phu” cực đoan không còn ảnh hưởng lên họ, vì vậy số cặp ly hôn trong xã hội Nhật ngày càng tăng, nhất là khi người phụ nữ độc lập về kinh tế, điều kiện làm việc của nữ giới được mở rộng. Theo điều tra của Đại học Ôchanomizu (Tokyo) thì tỷ lệ ly hôn năm 2000 đã lên đến 24%, tức 5 cặp thì có một cặp ly hôn, tập trung ở lứa tuổi 40-55, trong đó nhiều nhất lại là những cặp vợ chồng ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka… Ngày nay, số vụ ly hôn ở Nhật không hề giảm, có năm lên trên 33%. Điều đó cho thấy đời sống văn minh, hiện đại phát triển đã tạo điều kiện cho phụ nữ Nhật Bản không còn bám víu vào người chồng như xưa. Tuy vậy, ngày nay chứng kiến người vợ Nhật cung kính tiễn chồng đi làm, vẫn thấy “thế nào ấy”. Có lẽ do trước khi đi lấy chồng, các cô gái đã tham dự mấy khoá "học làm dâu” (thêu thùa, nấu ăn, cắm hoa…, gọi là Hanayome shugyo).
Như trên đã nói, hình ảnh người phụ nữ “nâng khăn sửa túi”cho chồng qua việc chăm sóc áo quần, giày dép cho chồng vẫn là tập quán của người vợ Nhật, họ xem đó là cách biểu hiện sự ấm cúng, hạnh phúc (chứ chẳng phải là sự đày đoạ miệt thị hay bất hạnh) gia đình.Vì vậy khi gặp một người lạ, người Nhật thường chú ý đến đôi giày hay áo quần có tươm tất để đánh giá gia đình người ấy có êm âm hay không, từ đó có nên bắt tay hợp tác làm ăn hay từ chối, vì theo họ, một gia đình không êm ấm thì khó có thể ổn định để làm ăn lâu dài.
Hình ảnh người phụ nữ Nhật trong mắt người Việt nói chung là rất tốt, được ca ngợi đến độ chính họ cũng ngạc nhiên khi nghe thành ngữ “… lấy vợ Nhật”. Chúng ta biết chị Nakamura Nobuko đã theo chồng, nhà nông học Lương Định Của về Việt Nam khi nước ta đang trong thời kỳ kháng Pháp khốc liệt nhất những năm đầu thập niên 50 của thế kỉ trước và đã sinh sống ở miền Bắc suốt mấy mươi năm, trong thời kỳ chống Mỹ ác liệt, trở thành phát thanh viên tiếng Nhật của Đài Tiếng nói Việt Nam. Hơn thế nữa, 1/3 du học sinh Việt Nam ở Nhật trước 1975 đã lập gia đình với người Nhật (khoảng một trăm cặp) nhưng cho đến nay chỉ có một vài căp ly hôn. Điều đó cho phép người viết kết luận là lập gia đình với phụ nữ Nhật cũng bền vững không kém.
Tôi hỏi một người bạn thân lấy vợ Nhật từ khi anh học đại học, nay đã là giáo sư và có ba người con thành đạt: “Anh lấy vợ Nhật thấy có gì trục trặc không?”, anh chỉ tay vào bà (đã hơn 60 tuổi), rằng, “Goran no toori desu” (Như anh thấy đấy!), còn bà thì “Totemo kekko deshita”(Thế là được quá rồi) với nụ cười kín đáo, khó hiểu của một Yamato Nadeshiko (kiều nữ Nhật bản vẹn toàn)(5) như nàng La Joconde của Leonard de Vinci.
(*) Một loại tục ngữ đặc biệt, tự nó chưa có ý nghĩa đầy đủ, chỉ là những cách nói đã định sẵn (set expressions) để mô tả sự vật chứ không biểu thị phán đoán hay khuyên bảo.
1) Tám nhóm chủ yếu: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ Nam, An Huy…mỗi nơi lại chia thành nhiều trường phái theo phong thổ, đặc sản, âm dương, ngũ hành, phong thuỷ, dược dụng
(2) Buổi tiệc Tết Nguyên đán Canh Tý (1874) của Từ Hy Thái Hậu kéo dài 7 ngày 7 đêm gồm 140 món, trong đó có 7 món “độc khẩu” như trảm mã trà (cỏ phương chi cho ngựa ăn rồì lấy ra phơi khô), sâm thử (chuột nuôi bằng sâm 3 đời), tượng tinh (tinh khí của voi), khổng noãn (trứng công), trư vương (heo quý), sơn dương trùng (con dòi dê núi), não hầu (óc khỉ). (Nghe nói ở Hương Khê, Hà Tĩnh nước ta ngày nay vẫn còn bán món não hầu này)
(3) Ukiyoe: Nghệ thuật vẽ tranh khắc trên gỗ phổ biến thời Edo (1600-1868) mô tả “đời sống trôi nổi”trong xã hội Nhật Bản
(4) Ở Nhật, phụ nữ vùng tỉnh Gunma được ví là “Kakadenka” (sư tử Hà Đông) vì nơi này có nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa nổi tiếng mà phụ nữ là người cai quản, làm chủ gia đình.
(5)Yamato Nadeshiko: Một loài hoa có màu hồng tía quanh cánh hoa có màu trắng, tên khoa học Dianthus Superbus. Từ này được dùng để chỉ người phụ nữ truyền thống Nhật Bản (Yamato) đầy nữ tính,tận tuỵ với chồng, hiền thục, tế nhị, liễu yếu đào tơ (như đoá hoa Nadeshiko).
Hồng Lê Thọ (Tokyo)
• Món Huế Nơi Xứ Người (07-03-2011)
• Đôi Nét Tìm Hiểu Về Ẩm Thực Hàn Quốc (01-03-2011)
• Sao Việt Trên Núi Thơm (16-02-2011)
• Quà Quê (09-02-2011)
• Chùa Hương Vào Hội (26-02-2010)
• Mùa Hè Đi Chơi Hội Gióng (03-11-2009)
• Đền Vàng WAT PRATHAT (03-11-2009)
• Tham Quan Thánh Địa Đất Tổ Cao Đài (03-11-2009)
• Quyến Rủ Chùa Dơi... (03-11-2009)
• Quê Hương Của Nhiều Đình Chùa, Lễ Hội (03-11-2009)
• Thảo Thơm Khói Bếp Quê Nhà (28-04-2009)
• Xin Chữ… (23-01-2008)
• Ký Ức Rau Đồng (23-01-2008)
• TRâu Ơi, Ta Bảo Trâu Này… (23-01-2008)
• Trang Phục Của Đàn Ông Xưa (23-01-2008)
• Ước Gì Ngày Nào Cũng Là Tết! (23-01-2008)
• Rau Ranh, Ốc Đá (13-08-2008)
• Thơm Ngọt Đào Mẫu Sơn (30-07-2008)
• Tháng Bảy, Thèm Cá Nục (26-07-2008)
• Vịt Quay Nghi Lương (21-07-2008)
17/03 Chùa Nisshin Kutsu giúp đỡ người Việt tại Nhật Bản trong cơn thảm họa
Thanh Tùng - Minh Sơn
Cuộc gặp mặt tại chùa Nisshin Kutsu (Ảnh: Minh Sơn/TTXVN) .
Thông qua ni cô Tâm Trí, lão hòa thượng được biết Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã đưa các sinh viên và thực tập sinh Việt Nam từ các tỉnh Fukushima, Miyagi và Iwate sơ tán an toàn về Tokyo. Biết hoàn cảnh khó khăn của những người Việt Nam chạy nạn động đất, lão hòa thượng đã mời họ về tạm trú tại chùa Nisshin Kutsu.
Chiều 16/3, cả ba đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản được cử tới các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa động đất và sóng thần và vùng có nhà máy điện hạt nhân đang gặp sự cố ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản đã về tới thủ đô Tokyo cùng với 84 người, trong đó có 83 công dân Việt Nam và một người mang quốc tịch Đức. Tất cả những người này đều không bị nhiễm phóng xạ.
Trong số 84 người được sơ tán khỏi vùng thảm họa có 18 thực tập sinh Việt Nam và một em bé 2 tuổi ở tỉnh Fukushima – nơi đặt nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đang gặp sự cố của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO); 41 sinh viên và thực tập sinh kỹ thuật cùng một người mang quốc tịch Đức đang sống và làm việc ở thành phố Sendai, thủ phủ tỉnh Miyagi; và 23 người khác đang sống ở thành phố Morioka, thủ phủ tỉnh Iwate.
Trong số này, khoảng 20 người đã tự tìm chỗ trú an toàn ở nhà người thân hoặc bạn bè ở thủ đô Tokyo hoặc tiếp tục di chuyển tới các tỉnh phía Nam nhằm đề phòng khả năng phóng xạ phát tán từ Nhà máy Điện Nguyên tử Fukushima số 1 phát tán tới thủ đô Tokyo. Số còn lại đã được bố trí tạm trú tại chùa Nisshin Kutsu ở trung tâm thủ đô Tokyo, với sự giúp đỡ của ni cô Tâm Trí – một người Việt đang theo học tại Trường Đại học Taisho và là đệ tử của Đại lão Hòa thượng Daichi Yoshimizu trụ trì ngôi chùa này.
Ngay sau khi đến chùa Nisshin Kutsu, các công dân Việt Nam đã được các chuyên gia của Công ty Fuji Denki kiểm tra an toàn phóng xạ. Kết quả kiểm tra sơ bộ cho thấy không có ai trong số những người đang tạm trú ở ngôi chùa này, kể cả các thực tập sinh làm việc tại Nhà máy Sanshi Kijouku cách Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima số 1 khoảng 35-40km, bị nhiễm phóng xạ.
Sau đó, những người này đã tham gia vào lễ cầu nguyện cho những người bị thiệt mạng trong thảm họa động đất và sóng thần vừa qua ở Nhật Bản và cầu bình an cho những người còn đang sống ở trong vùng thảm họa. Tham dự buổi lễ này còn có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình và ông Kunihiko Kitoh – người đã hỗ trợ công tác kiểm tra an toàn phóng xạ cho các công dân Việt Nam.
Phát biểu với các phóng viên TTXVN, Đại lão Hòa thượng Yoshimizu nói lão hòa thượng biết có nhiều người Việt Nam ở Tokyo và các tỉnh lân cận khác như Kanagawa, Saitama và Chiba nhưng không biết về cộng đồng người Việt ở phía Đông Bắc Nhật Bản. Thông qua ni cô Tâm Trí, lão hòa thượng được biết Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã đưa các sinh viên và thực tập sinh Việt Nam từ các tỉnh Fukushima, Miyagi và Iwate sơ tán an toàn về Tokyo. Biết hoàn cảnh khó khăn của những người Việt Nam chạy nạn động đất, lão hòa thượng đã mời họ về tạm trú tại chùa Nisshin Kutsu.
Theo Đại lão Hòa thượng Yoshimizu, lão hòa thượng đã chuẩn bị đồ bếp để có thể nấu ăn cho 100 người. Ông nói rằng họ có thể ở đây thoải mái đến khi nào thu xếp được về Việt Nam hoặc tìm được người thân, bạn bè ở chỗ ở khác.
Trong khi đó, ni cô Tâm Trí cho biết ni cô đã nhận được thông tin về việc có khoảng 60 sinh viên Việt Nam đã vượt qua thử thách trong thảm họa động đất và sóng thần vừa qua ở Nhật Bản và đang trên đường trở về Tokyo. Ni cô đã thông báo với đoàn rằng ni cô sẵn sàng đón đoàn nghỉ lại tại chùa Nisshin Kutsu bất cứ khi nào họ cần.
Ông Kitoh, hiện đang làm đại diện Công ty Bảo Việt Securities Japan, nói: “Tôi được Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản thông báo các sinh viên và tu nghiệp sinh đang được sơ tán về Tokyo từ ba tỉnh phía Đông Bắc Nhật Bản. Những người này đang lo lắng không biết có nhiễm xạ hay không. Vì vậy, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã nhờ tôi giúp đỡ. Với trách nhiệm người đại diện Công ty Bảo Việt Securities Japan, tôi muốn giúp đỡ những người bạn Việt Nam.”
Theo ông Itoh, Công ty Fuji Denki là một trong những công ty hàng đầu ở Nhật Bản trong lĩnh vực giám sát phóng xạ. Vì vậy, ông đã đề nghị họ giúp đỡ mang 2 máy kiểm tra nồng độ phóng xạ tới chùa Nishin Kutsu để kiểm tra cho từng người. Ông rất vui mừng vì kết quả kiểm tra cho thấy không ai bị nhiễm phóng xạ.
Phát biểu với những người tham dự, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình đã bày tỏ sự cảm ơn những tấm lòng nghĩa hiệp của Đại lão Hòa thượng Yoshimizu và ông Kitoh cũng như các bạn bè Nhật khác đã giúp các công dân Việt Nam đang gặp khó khăn trong bối cảnh nước Nhật vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của thảm họa động đất và sóng thần vừa qua. Đại sứ cũng khẳng định Chính phủ và Nhà nước sẽ hỗ trợ hết sức cho tất cả những người vừa trở về từ khu vực thảm họa.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, bạn Nguyễn Sơn Hải, một thực tập sinh làm việc tại Nhà máy Sanshi Kijouku vừa trở về từ tỉnh Fukushima, cho biết bạn thật sự lo lắng về những người vẫn còn ở trong khu vực nguy hiểm ở tỉnh Fukushima và mong muốn họ cũng được sơ tán tới nơi an toàn. Bạn cũng mong muốn Chính phủ hỗ trợ về vốn để lập nghiệp hoặc đào tạo nghề cho những tu nghiệp sinh phải trở về nước do ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản.
Để đảm bảo lương thực cho những người đang trú tại chùa Nishin Kutsu, bạn Nguyễn Ngọc Tú, Chủ tịch Hội Thanh niên-Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA), cho biết VYSA đã trích một phần tiền từ Quỹ Tấm lòng Vàng VYSA để mua lương thực và đồ ăn cho những người Việt Nam vừa sơ tán khỏi các vùng nguy hiểm. Trước đó, gần chục thành viên khác của VYSA ở Tokyo và các tỉnh lân cận đã chở đồ quyên góp như quần áo và lương thực tới cho những người đang trú tại ngôi chùa này.
Theo các thông tin từ phía những người sơ tán, hiện vẫn còn khoảng 40 người, trong đó có chủ yếu là sinh viên, vẫn ở lại tỉnh Iwate. Hơn chục người khác vẫn đang còn ở hai tỉnh còn lại là Fukushima và Miyagi.
Ba đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã xuất phát từ thủ đô Tokyo vào lúc 19 giờ tối 15/3, với quyết tâm sơ tán công dân Việt Nam ra khỏi các tỉnh bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất và sóng thần kinh hoàng vừa qua./.
(Vietnam+)
* Tựa đề do BBT đặt lại.
19/03 Sự cố tại Fukushima I qua cái nhìn chuyên gia
'Khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima I vẫn tiếp diễn, nhưng thời gian đang đứng về phía con người, sự căng thẳng vẫn còn nhưng tôi tin mọi việc sẽ ổn thoả', tiến sĩ Hà Ngọc Tuấn viết tiếp.
> Phần I: Thảm hoạ qua cái nhìn người trong cuộc
Trong phần này tôi xin giải thích diễn biến, cơ chế khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima I và lý do vì sao tôi có niềm tin như vậy.
Hình ảnh hư hại lớp vỏ ngoài của lò phản ứng số 1, nhà máy Fukushima I sau vụ nổ. Ảnh: AFP
Sơ lược về nhà máy điện nguyên tử Fukushima
Nhà máy Fukushima 1 thuộc thế hệ đầu tiên của ngành năng lượng hạt nhân của Nhật. Nó được xây dựng và đưa tổ máy số 1 vào vận hành vào tháng 3/1971, chỉ hơn tôi có vài tháng tuổi và với tuổi đời này người ta vẫn nghĩ có thể mọi thứ đã hết hạn sử dụng. Thực tế thì không phải như vậy!
40 đến 50 năm là tuổi đời thiết kế của nhà máy điện nguyên tử. Nhà máy như thế này qua rất nhiều lần bảo dưỡng kiểm tra định kỳ theo qui định nghiêm ngặt của Nhật. Có lẽ chỉ các kết cấu bê tông cốt thép và phần lò phản ứng là không thay đổi, tất cả các hệ thống khác liên quan đến vận hành và an toàn nhà máy đã được thay bởi thế hệ thiết bị mới chế tạo trong 40 năm qua.
Loại lò sử dụng trong nhà máy này là Boiling Water Reactor (BWR) hay có thể tạm gọi là lò phản ứng nước sôi. Các nhà máy của điện lực Tokyo (TEPCO) sử dụng loại lò này. Một loại lò khác cũng được sử dụng ở Nhật là Pressurized water reactors (PWR) hay gọi là Lò áp lực nước.
Fukushima 1 có 6 tổ máy với tổng công suất lên đến 4696MW, gấp gần 3 lần công suất nhà máy thủy điện Hòa Bình của chúng ta. Tổ máy đầu tiên do General Electric (GE) của Mỹ sản xuất, nhưng sau đó người Nhật đã tự chế tạo được lò cho mình. Toshiba là hãng có lịch sử gắn bó lâu dài với điện lực Tokyo và họ cung cấp lò cho hãng này.
Diễn biến khủng hoảng Fukushima
Khủng hoảng tại Fukushima 1 có thể nói là duy nhất, vì cùng một lúc người ta gặp vấn đề với hai nhà máy với nhiều lò phản ứng, nhiều hiện tượng sự cố cùng lúc và ngay cả trong lúc xử lý sự cố vẫn phải hứng chịu dư chấn liên tục. Có thể nói sự cố điện nguyên tử này dù không gây ra thảm họa nhiễm xạ trên diện rộng thì cũng sẽ viết một trang mới cho các bài học về hệ thống an toàn điện nguyên tử, cũng như xử lý trong tình trạng khẩn cấp mà trong đó tên tuổi các kỹ sư và nhân viên vận hành nhà máy Fukushima sẽ được ghi tên vào lịch sử.
Cuộc chạy đua với khủng hoảng chưa kết thúc nhưng theo dõi những gì diễn ra, một lần nữa tôi thêm tự tin rằng thời gian đang ủng hộ con người. Ít nhất nhiệt trong các lò phản ứng đang trong tầm kiểm soát. 50 con người dũng cảm vẫn tại vị trí làm việc.Vị giám đốc nhà máy Fukushima I vẫn trong tư thế lãnh đạo toàn bộ cuộc chạy đua với áp suất, nhiệt độ mà công cụ là nước biển.
Đoàn cán bộ chính phủ từ bộ Kinh Tế Công Thương Nhật bản (METI) có mặt thường trực tại trung tâm đầu não của TEPCO ở Tokyo để cùng họ ra những quyết định quan trọng. Nội các của thủ tướng Kan đoàn kết và bình tĩnh. Toàn thể người dân Nhật cũng vậy họ kiên nhẫn tuân thủ lệnh chính phủ không hốt hoảng hay kêu ca một lời nào.
Nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng
Câu trả lời tất nhiên là do động đất và sóng thần. Dù được thiết kế từ hơn 40 năm trước, nhà máy Fukushima I có khả năng chống động đất ở mức cao nhưng không phải cho một trận 9.0 độ Richter như thế này. Để trả lời được phần nào những câu hỏi liên quan đến tai nạn, tôi thấy cần phải nói qua về cấu tạo và nguyên lý vận hành của lò phản ứng nhà máy Fukushima này.
Nhiên liệu và lò phản ứng
Nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân là chất uranium. Khoáng uranium thiên nhiên sẽ được tinh chế để làm ra thỏi nhiên liệu (pelet) như thấy ở hình trên. Kích thước thỏi hình trụ này là 10x10mm nặng khoảng 10gram với thành phần gồm uranium 235 và 238 trộn với tỷ lệ thích hợp. 350 thỏi nhiên liệu này được nhồi vào một thanh nhiên liệu (fuel rod). Các thanh nhiên liệu lại được bó thành bó nhiên liệu (fuel assembly). Rồi các bó nhiên liệu được đưa vào lò phản ứng (reactor). Chẳng hạn ở tổ máy số 1 của Fukushima 1 có 400 bó nhiên liệu như vậy.
Ngoài các bó nhiên liệu người ta còn đưa vào lõi lò các thanh điều khiển (control rod). Những thanh này làm bằng chất Boron có tính chất có thể "bắt" được các neutron là tác nhân gây ra phản ứng hạt nhân dây truyền (chain reactor). Dùng thanh này người ta có thể kiểm soát được mức độ phản ứng cũng như dừng hoàn toàn phản ứng trong lò.
Các bó nhiên liệu được đưa vào lò để khởi động phát điện khi đó người ta sẽ cho quá trình phản ứng dây chuyền có kiểm soát (giảm tốc độ và khống chế lượng neutron) diễn ra trong lò. Phản ứng dây chuyền xảy ra khi các hạt neutron bắn phá vào các nguyên tử uranium 235. Mỗi hạt neutron bắn vào một nguyên tử U235 sẽ khiến nó phân hạch tức là vỡ ra thành các nguyên tử nhẹ hơn và là sản phẩm của phản ứng dây chuyền (fission products).
Quá trình trên phát sinh ra nhiệt và sinh ra 2 neutron. Người ta sẽ dùng thanh điều khiển nói trên để "bắt" một neutron vừa phát sinh như vậy lượng neutron trong lò sẽ không đổi. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa một quả bom nguyên tử và lò phản ứng nguyên tử. Ở vụ nổ nguyên tử sự phát sinh theo cấp số nhân của neutron trong phản ứng sẽ nhanh chóng sinh ra một phản ứng dây truyền không kiểm soát và lượng nhiệt khổng lồ trong giây lát. Một phản ứng có kiểm soát sẽ sinh lượng nhiệt như ý muốn của con người.
Khi "đốt" lò như thế nhiệt sẽ giải phóng xung quanh các thanh nhiên liệu. Người ta bơm nước vào lò để "đun". Nước có nhiệt độ và áp suất cao sẽ được chuyển thành hơi đẫn theo ống để "thổi" tuốc bin phát điện. Sau đó nước này được ngưng tụ bằng một hệ thống làm lạnh dùng nước biển và lại quay lại tâm lò trong một vòng tuần hoàn kín để không cho phóng xạ lọt ra ngoài.
Về nguyên tắc một nhà máy nhiệt điện thông thường và một nhà máy điện nguyên tử có nguyên lý vận hành như nhau chỉ khác ở chỗ là đun bằng "bếp" than hay "bếp" nguyên tử mà thôi.
Xin nhắc lại là quá trình phản ứng sinh ra các sản phẩm là các chất phóng xạ. Đây là điểm căn bản giải thích vì sao sau khi "tắt" lò vẫn nóng. Khi tắt lò thông thường hoặc do sự cố người ta sẽ đưa tất cả các thanh kiểm soát vào tâm lò khi đó phản ứng sẽ ngừng và không có nhiệt sinh ra từ phản ứng dây truyền nữa. Tuy nhiên các sản phẩm phản ứng là các chất phóng xạ (cesium và iodine là ví dụ) sinh ra do "đốt" lò vẫn tiếp tục quá trình phân rã phóng xạ (Radioactive decay). Như vậy hai bước quan trọng khi dừng lò là "tắt" lò và làm nguội.
Nguyên lý an toàn của lò phản ứng
Bài học mang tính giáo khoa cho thiết kế nhà máy nguyên tử là bảo vệ 5 lớp gồm:
Lớp 1: Thỏi nhiên liệu (pellet) được chế tạo nén cứng để các chất phóng xạ phát sinh luôn bị "nhốt" trong các thỏi này.
Lớp 2: Thanh nhiên liệu (fuel rod) có chức năng như vỏ kín "nhốt" các chất phóng xạ và khí phát sinh khi nó thoát ra khỏi các thỏi nhiên liệu.
Lớp 3: Lò phản ứng (reactor). Là một cái "nồi" thép có vỏ dày 16 cm bằng kim loại. Lò này ngăn các chất phóng xạ thoát ra ngoài khi phóng xạ thoát ra từ các thanh nhiên liệu.
Lớp 4: Thùng lò (pressure vessel) làm bằng kim loại có vỏ dày 3 cm. Trong trường hợp xấu nhất khi lò phản ứng "vỡ" thùng lò sẽ ngăn phóng xạ ra ngoài.
Lớp 5: Vỏ bê tông cốt thép. Đây là kết cấu bê tông cốt thép có bề dày 1,5 mét, được thiết kế với một mục đích duy nhất là khi tất cả thành phần kim loại nằm trong nó chảy ra trong một sự cố nóng chảy lò giống như ở nhà máy Three Mile Island của Mỹ vào tháng 3/1979 thì phóng xạ vẫn bị "nhốt" trong vỏ này.
Trên thực tế ở nhà máy Fukushima 1 còn có một lớp "áo" ngoài cùng là nhà lò. Kết cấu này chỉ có mục đích che các kết cấu bên trong khỏi tác động của thời tiết. Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng nó là kết cấu "kín bưng". Hai vụ nổ ở lò phản ứng số 1 và số 3 ở nhà máy Fukushima I đều xảy ra ở lớp ngoài cùng này. Các vụ nổ đó chưa làm ảnh hưởng đến lớp phòng vệ bên trong.
Nếu xem xét như trên thì chúng ta thấy vấn đề ở Fukushima 1 chưa đến mức nghiêm trọng và qui mô của vấn đề khó có thể lớn hơn được nữa. Theo thang đo INES (International Nuclear and Radiological Event Scale) của cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế sự cố này có cấp 4 trong thang 7 cấp, tức là sự cố có tính chất cục bộ. Cần nhắc đến là Chernobyl là sự cố có mức rất nghiêm trọng lớn nhất từ trước tới nay và xếp vào cấp 7. Cấp 6 là sự cố nghiêm trọng. Cấp 5 là sự cố có diện rộng trong thang đo này.
Vỏ ngoài lò phản ứng số 3 nhà máy Fukushima I sau vụ nổ. Ảnh: AFP
Trục trặc ở hệ thống làm mát lò
Một nhà máy điện nguyên tử như Fukushima I được thiết kế chống động đất và tính toán đến ảnh hưởng của sóng thần rất tốt. Nó cũng được trang bị không phải một mà là nhiều hệ thống làm mát với nguyên lý làm việc khác nhau độc lập với nhau cùng với các nguồn điện độc lập. Nhiều kịch bản về sự cố được xây dựng để có các thủ tục đối phó.
Kịch bản ở Fukushima chính vì thế không mới. Điều bất ngờ là sóng thần quá lớn đã phá hỏng các máy phát điện dự phòng diezen nguồn năng lượng huyết mạch cho công tác làm lạnh. Trên thực tế các máy diezen ở nhà máy Fukushima I đều làm việc ngay những phút đầu tiên khi nhà máy mất điện lưới do động đất gây ra. Chúng hoạt động tốt cho đến khi sóng thần ập đến.
Dù thế không có nghĩa là mất hết nguồn điện. Mọi chuyện không đơn giản như thế! Các nhà thiết kế cũng đã tính cả đến khả năng này và họ đặt một nguồn điện khác trong vỏ lò nơi sóng thần không thể đến được. Nguồn này là pin có khả năng duy trì năng lượng cho các máy bơm của hệ thống làm mát lò trong 8 giờ với tính toán rằng với từng đó thời gian các nguồn cấp điện di động đã được vận chuyển đến nhà máy qua đường bộ. Và tính toán này diễn ra đúng kịch bản các pin này đã làm việc như thiết kế.
Tuy nhiên kịch bản bị vỡ ở một điểm là các xe phát điện di động của TEPCO không thể đến hiện trường sớm như dự tính. Bạn biết vì sao rồi đó. Làm gì còn đường xá cầu cống qua cơn sóng thần vừa rồi đó là cái không tính được! Nhưng họ vẫn đã đến chỉ có điều đến muộn. Và giống như bất kỳ vụ đến muộn nào khác sẽ có ai đó tức giận đến đỏ mặt. Nhiên liệu trong các lò không được làm mát do mất nguồn điện đã làm nước trong lò sôi lên bốc hơi và áp suất trong các lò đã tăng lên hơn nhiều so với thiết kế.
Nổ do phản ứng hóa học
Do không kịp bơm nước vào tâm lò để làm lạnh do mất nguồn điện cho hệ thống bơm nhiệt trong lò làm nước bốc hơi trong lò. Mực nước trong lò hạ xuống làm các thanh nhiên liệu không còn ngập hết trong nước nữa. Bên ngoài khu vực nhà máy lúc này đã phát hiện ra sự có mặt của sản phẩm phản ứng trong lò bao gồm các chất cesium (Cs) và iodine (I).
Điều này là cơ sở để phán đoán rằng nhiệt độ nhiên liệu đang rất cao vì các chất trên trong nhiên liệu đã bốc hơi và giải phóng ra ngoài khi nhóm vận hành buộc phải xả khí ra ngoài để bào vệ lò. Nếu như vậy nhiệt độ có thể cao hơn 2000 độ C vì nhiên liệu chỉ nóng chảy khi nhiệt độ đạt mức này. Điều này đồng nghĩa là vỏ của thanh nhiên liệu đã nóng chảy. Zircaloy nóng chảy dưới xúc tác của môi trường nước nhiệt độ cao trong lò đã gây ra phản ứng sinh ra hydro.
Việc Hydro sinh ra không nằm ngoài dự đoán chỉ có điều do độ tin cậy của các thiết bị đo mực không được khẳng định, tổng lượng hydro phát sinh là bao nhiêu không nắm được. Hơn thế nữa việc xả khí trong lò ra là bất khả kháng vì rủi ro nổ lò là không thể chấp nhận được bởi khi đó phóng xạ sẽ ồ ạt tràn ra môi trường. Khí được xả ra không gian nhà lò, nơi như nói trên là không gian được thiết kế kín với mục đích chống rò rỉ bất kỳ khí nào từ trong lò xả ra. Hydro nhẹ sẽ bốc lên trần nhà lò tích tụ ở đấy tới khi nồng độ của nó đạt mức tới hạn. Khi đó hydro sẽ phản ứng với ô-xi trong không khí phát nổ.
Hai cú nổ do phản ứng này đã thổi tung mái nhà lò số 1 và số 3 của nhà máy Fukushima I có cơ chế như vừa giải thích trên đây. Cũng cần nói thêm rằng trong lò phản ứng không có ô-xi cho nên không thể có phản ứng nổ như vậy và như đã nhắc đến ở trên vụ nổ không làm hư hại đến thùng lò như đã khẳng định bởi TEPCO.
Cháy do các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng
Diễn biến thảm họa ở Fukushima I đã trở nên quá kịch tính khi ngay cả tổ máy đang dừng hoạt động từ trước động đất cũng bốc cháy. Sau đó người ta phát hiện ra nguyên nhân của việc này là do nhiệt từ các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng đang được ngâm trong các bể làm mát ở tầng 4 nhà lò. Mỗi một bể làm mát này có sức chứa khoảng 2000 mét khối nước ngâm trong đó là các bó nhiên liệu có chiều cao 4 mét. Những bó này để dưới sâu đáy bể với mức nước ngập cao hơn nó chừng 20 mét.
So với sự kiện trong tâm lò thì sự kiện ở các bể làm nguội vật liệu này phức tạp hơn ở khía cạnh ngăn ngừa phóng xạ. Kịch bản xảy ra như ở các bể này có lẽ chưa bao giờ được đặt ra. Các thanh nhiên liệu qua sử dụng có các chất phóng xạ, sản phẩm của phản ứng dây chuyền chúng phân rã sinh nhiệt và các tia phóng xạ, trong khi đó chúng không nằm trong vỏ lò mà hoàn toàn bị lộ ra khí quyển lúc này do mái các tòa nhà lò đã bị phá hủy.
Lý do gì dẫn đến sự tăng nhiệt ở các thanh nhiên liệu đã sử dụng trong các bể chứa là điều tôi cũng đang muốn biết nhưng tôi phán đoán rằng vụ nổ ở lò thứ 3 đã làm mất một lượng lớn nước trong bể của nó cũng như bể chứa ở lò số 4. Sau vụ nổ lò số 3 người ta phát hiện tòa nhà lò số 4 cũng bị tổn thất nghiêm trọng.
Nguy cơ và mức độ rò rỉ phóng xạ
Mức độ ảnh hưởng của liều phóng xạ SV (Sievert) vào cơ thể người
- Liều trên 7000 mSv gây tử vong cho tất cả mọi người bị nhiễm xạ
- Liều 3000 đến 5000 mSv gây tử vong 50\% người bị nhiễm xạ
- Liều 1000 mSv gây nôn mửa tại chỗ và là nguyên nhân ung thư về lâu dài
- Liều 500 mSv sẽ gây ra hiện tượng giảm các tế bào limpho trong máu người
- Liều 6.9 mSv là lượng nhiễm xạ sau một lần cắt lát CT khi kiểm tra sức khỏe
- Liều 1.0 mSv là lượng nhiễm xạ tự nhiên từ phóng xạ mặt trời và đất đá thiên nhiên trong một năm
- Một lần chụp X-quang sẽ có một liều 0.5 mSv
Trong ngày đầu tiên trước khi lò số 1 phát nổ người ta đã đo được nồng độ phóng xạ trong khu vực nhà máy ở mức hoàn toàn chưa có ảnh hưởng lên con người, do đó lệnh di tản dân ra khỏi bán kính 3 km được đưa ra như biện pháp phòng ngừa sớm. Có thể thấy rằng nồng độ này là do việc phóng xạ phát tán do việc xả hơi và khí trong lò để bảo vệ lò phản ứng. Mặc dù bộ lọc phóng xạ khi một thao tác xả khí như thế được thiết kế tốt một liều nhất định phóng xạ ra môi trường là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên sau vụ nổ lò số 3 rồi sau đó vụ cháy phát hiện lò số 4 do các nhiên liệu đã qua sự dụng nồng độ phóng xạ đã tăng lên. Đặc biệt nồng độ này bị tăng vọt sau khi bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng với gần 2000 tấn nước ở tầng 4 của lò số 3 sôi ùng ục tỏa một lượng bơi nước lớn lên trời đến mức ống kính kênh NHK từ 30 km có thể quay rõ đám hơi nước này.
Từ việc sử dụng đơn vị microsievert ban tình trạng khẩn cấp đã thông báo với dân chúng Nhật nồng độ bằng millisiverts chứng tỏ liều phóng xạ đã tăng lên cả ngàn lần so với ban đầu. Nồng độ lớn nhất đo được giữa hai tổ máy 2 và 3 là 400mSv. Với liều này các tế bào lympho trong máu người sẽ bị giảm đột ngột ảnh hưởng đến sức khỏe, tình hình đưa đến quyết định rút toàn bộ cán bộ vận hành khỏi nhà máy nhất thời khi đó.
Vào lúc 12h30 ngày 17/3, nồng độ nhiễm xạ tại khu vực nhà máy khoảng 3500 $\mu$Sv (3.5 mSv). Với nồng độ này quân đội Nhật Bản đã quyết định dùng trực thăng quân sự CH47 đổ nước từ trên cao để làm nguội các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng ở lò số 3 và 4. Phi công được trang bị bảo hộ an toàn phóng xạ đeo máy đo nồng độ xạ cá nhân để tiến hành công việc này.
Theo lãnh đạo của quân đội Nhật liều lượng qui định để chấm dứt nhiệm vụ này là 50 mSv, thực tế phi công đã đo được nồng độ khá cao ở một thời điểm là 80 mSv vì thế việc dội nước từ trên cao bằng trực thăng tạm dừng. Kiểm tra sức khỏe của phi công sau khi rời hiện trường cho thấy họ không bị nhiễm xạ sau nhiệm vụ vừa rồi. Sau phương pháp làm nguội bằng trực thăng, người ta đang cử các xe bơm áp lực cao đang đứng chờ cách nhà máy 20 km tiếp cận các lò này để bơm trực tiếp bằng cần bơm. Phương pháp sẽ có hiệu quả hơn vì nước dễ bơm đến các vị trí mong muốn hơn so với cách trực thăng CH47 vừa thực hiện.
Tới lúc này có thể thấy được nguy cơ nhiễm xạ phải đối diện hiện nay không phải từ trong lòng các lò phản ứng nơi mà áp suất nhiệt độ đã phần nào được kiểm soát. Tuy nhiên nhiệm vụ nặng nề phải thực hiện lại là cuộc chạy đua với nhiệt của các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng. Nguy cơ nhiễm xạ ở mức độ nhất định là có nhưng con người vẫn đang nắm kiểm soát. Người Nhật đang chạy đua với thời gian sự tham gia của quân đội và cảnh sát sử dụng các phương tiện của họ đã giúp TEPCO một lần nữa thêm tự tin trong cuộc đấu cam go này.
Trực thăng vận tại CH47 của quân đội Nhật đưa túi nước thả xuống lò phản ứng tại Fukushima I. Ảnh: AFP
Khủng hoảng sẽ đi đến đâu
Có thể nói câu hỏi cho thì tương lai này không ai có thể trả lời chắc chắn được trong một tình huống như thế này. Rất nhiều người trên khắp thế giới lo lắng và cầu nguyện cho nước Nhật. Nhưng từ trong lòng nước Nhật với những thông tin cập nhật liên tục từng phút tôi có thể tin tưởng mà nói với độc giả rằng khủng hoảng sẽ đi đến kết thúc và Fukushima I sẽ nằm trong vòng kiểm soát hoàn toàn của con người.
Với các bể chứa nhiên liệu qua sử dụng, phương pháp làm lạnh ít nhất đã có giải pháp. Các xe máy bơm áp lực cao đang tiến sát về nhà máy theo tính toán những xe này sẽ bơm nước vào các bể chứa từ khoảng cách 50 mét với góc 30 độ như tính toán để đạt hiệu quả nhất cho việc cấp nước cho các bể chứa. Chỉ cần bể có nước các thanh nhiên liệu nguội đi phóng xạ sẽ chấm dứt.
Cả nước Nhật vẫn bình tĩnh, không thấy hoảng loạn, kêu khóc, trộm cắp, hôi của. Người Nhật chia nhau cơm nắm để vượt khó, các cửa hàng giảm giá để khách hàng có đồ ăn thức uống. Công ty truyền thông cấp miễn phí các điện thoại vệ tinh cho công tác cứu trợ và tìm người thân. Viện trợ nhanh chóng tới các điểm lánh nạn trong vùng bị thiên tai.
Quốc tế cũng đã có mặt để giúp nước Nhật đáng kể nhất là sự hiện diện của người Mỹ với tàu hàng không mẫu hạm Ronald Regan. Thủ tướng Naoto Kan lệnh cho quân đội tăng quân số tham gia cứu hộ từ 20.000 người lên 100.000 người. Như vậy trung bình sẽ có 10 người lính giúp đỡ khoảng 5 người bị nạn nếu như thống kê 15.000 có thể chết và mất tích và 35.000 người đang trong hoàn cảnh tị nạn là chính xác.
Điện dù vẫn đang bị cắt luôn phiên nhưng trung tâm đầu não Tokyo đã dần dần quay lại hoạt động. Ngân hàng Nhật đã đưa ra một lượng tiền lớn để ổn định thị trường. Các nhà băng đã hồi phục lại hệ thống dịch vụ. Tàu cao tốc đã chạy...
Hà Ngọc Tuấn
(từ Fukuoka, Nhật Bản)
17/03 Những anh hùng thầm lặng tại Nhật
> Giúp Nhật Bản
Người dân Nhật Bản trong một trại sơ tán theo dõi tin tức về nhà máy điện hạt nhân Fukushima I trên đài truyền hình hôm 17/3. Ảnh: AP.
Vài chục nghìn người sống quanh nhà máy Fukushima I đã sơ tán do lo ngại bụi phóng xạ phát tán từ các lò phản ứng gặp sự cố sau trận động đất, sóng thần hôm 11/3.
Trước khi động đất xảy ra, tổng số người làm việc trong nhà máy là 1.800. Hai người thiệt mạng trong trận động đất, 22 người bị thương bởi sóng thần và các vụ nổ, hai người mất tích.
"Các bạn là những người duy nhất có thể giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân. Vì thế rút lui là điều các bạn không được phép nghĩ tới", Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nói về lực lượng lao động trong nhà máy.
Mặc dù vậy, các báo đưa tin chỉ khoảng 180 tới 200 người ở lại nhà máy để cứu các lò phản ứng. Họ bao gồm các chuyên gia, cảnh sát, nhân viên cứu hộ, binh sĩ, công nhân, lính cứu hỏa. Khi quyết định ở lại, họ biết rằng họ có thể mất mạng nếu lõi lò phản ứng nổ. Ngay cả khi chiến dịch cứu nhà máy thành công, họ vẫn có thể chết sớm vì bụi phóng xạ.
Do không ai được phép ở trong nhà máy Fukushima I quá 15 phút, nhóm người ở lại làm việc theo chế độ luân phiên để đảm bảo rằng luôn có 50 người cùng xuất hiện trong nhà máy. Vì thế giới truyền thông gọi họ là nhóm "Fukushima 50". Với trang phục bảo hộ cồng kềnh trên người và đèn pin trên tay, họ dùng sức để bơm nước vào lò phản ứng, sửa chữa các đường ống dẫn nước và trám các khe nứt trên thành bể nén, New York Post đưa tin.
“Những người ở lại nhà máy Fukushima I đang thực hiện một hành động anh hùng. Tại một số nơi trong nhà máy, nồng độ phóng xạ có thể đe dọa tính mạng”, Robert Alvarez, một cựu quan chức của Bộ Năng lượng Mỹ, nói trên CNN.
Giáo sư Keiichi Nakagaw, một chuyên gia về phóng xạ hạt nhân của Đại học Tokyo tại Nhật Bản, gọi công việc của nhóm "Fukushima 50" là sứ mệnh liều chết.
"Tôi không biết phải diễn đạt bằng cách nào khác, song quả thực những con người đó giống như lính cảm tử trong chiến tranh", ông bình luận.
Báo chí Nhật Bản hầu như không tiết lộ thông tin nào về những người ở lại nhà máy, chỉ nói rằng trong đó có nhiều người được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng về điện hạt nhân và các vấn đề an toàn.
"Cha tôi làm việc trong nhà máy Fukushima I. Sau khi ông quyết định ở lại nhà máy tôi thấy mẹ tôi khóc rất lâu. Chưa bao giờ bà khóc nhiều đến thế. Mẹ tôi nói rằng những người trong nhà máy chấp nhận hy sinh để cứu tôi. Bà tin cha tôi sẽ sống sót trở về", một cư dân mạng có nick "nekkonekonyaa" chia sẻ trên Twitter.
Đài truyền hình Nhật Bản công bố nội dung thư điện tử do con gái của một người tình nguyện ở lại nhà máy gửi tới. Bức thư có đoạn: "Cha tôi vẫn đang làm việc trong đó. Ông và các đồng đội không còn thức ăn. Tình hình rất khó khăn. Cha tôi nói ông chấp nhận số phận".
"Chồng tôi ở lại dù biết anh ấy có thể nhiễm bụi phóng xạ. Anh ấy gửi thư điện tử cho tôi để nói rằng hãy cố gắng sống tốt, vì anh ấy phải vắng nhà một thời gian", một phụ nữ nới với ABC News.
Richard Wakeford, một chuyên gia của Viện Nguyên tử Dalton thuộc Đại học Manchester ở Anh, nhận xét rằng, đối với nhiều người trong số họ, việc ở lại là vấn đề bình thường, giống như làm thêm một ngày vậy.
“Những người ở lại nhà máy coi đó là một phần công việc của họ. Nhìn chung người Nhật rất tận tụy với trách nhiệm và những người ở lại coi cứu nhà máy là trách nhiệm”, ông nói.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, một người bình thường phơi nhiễm vối khoảng 3 millisievert (đơn vị liều lượng chiếu xạ, viết tắt là “mSv”) chất phóng xạ mỗi năm từ dược phẩm, không khí và các nguồn tự nhiên khác.
Nhưng trong nhà máy Fukushima I, nồng độ phóng xạ ở nhiều vị trí lên tới 400 mSv mỗi giờ - mức nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
"Với tình hình hiện nay, nhóm người trong nhà máy Fukushima I đang phơi nhiễm với lượng phóng xạ mà một công nhân điện hạt nhân tại Mỹ hứng chịu trong suốt sự nghiệp", David Richardson, một giáo sư về bệnh học của Đại học North Carolina tại Mỹ, so sánh.
Nồng độ phóng xạ từ 1.000 mSv trở lên có thể gây bệnh. Do những người trong nhà máy bị phơi nhiễm phóng xạ toàn thân nên họ có nguy cơ mắc một số dạng ung thư, như ung thư máu, bạch cầu và tuyến giáp.
“Nếu tôi là họ tôi sẽ lo lắng hơn về những vụ nổ khí hydro. Những vụ nổ như thế luôn có sức công phá khủng khiếp – đủ lớn để thổi bay mái của hai lò phản ứng. Đó mới là mối đe dọa lớn nhất của những người lao động trong nhà máy Fukushima I”, Wakeford nhấn mạnh.
Wakeford nói các chuyên gia và kỹ sư luôn ý thức rằng một ngày nào đó họ sẽ phải đối mặt với tình huống nguy hiểm như hiện nay. Vì thế mà quyết định ở lại nhà máy của họ khiến mọi người khâm phục.
"Họ là những anh hùng. Chẳng ai bàn cãi về điều đó. Thật đáng tiếc là công chúng không biết nhiều thông tin hơn về họ. Tôi cúi đầu trước những con người anh hùng này", ông bày tỏ.
Minh Long
18/03 Thảm hoạ Nhật qua cái nhìn người trong cuộc
VnExpress.net xin giới thiệu bài phân tích của Tiến sĩ ngành kháng chấn Hà Ngọc Tuấn, một nhà khoa học người Việt làm việc tại Nhật trong thời gian xảy ra thảm hoạ động đất sóng thần.
> Chưa có người Việt bị nhiễm xạ
> Bạn đọc VnExpress quyên góp giúp Nhật Bản
Hai người Nhật đứng nhìn cảnh hoang toàn còn lại sau động đất và sóng thần ở tỉnh Iwate, đông bắc Nhật Bản, ngày 17/3. Ảnh: AFP
Tôi bắt tay vào viết bài này vào 13h24' ngày 14/3, gần hai giờ sau khi vụ nổ thứ hai tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima I xảy ra do hậu quả của trận động đất và sóng thần lớn nhất trong lịch sử đo đạc Nhật gây ra. Tin tức này đã được truyền hình trên khắp thế giới và chúng ta được chứng kiến những hình ảnh thảm hoạ thiên nhiên và những hậu quả mà nó gây ra trực tiếp trên truyền hình.
Nhưng có thể chính những hình ảnh đó đã ám ảnh và gây ra nỗi lo sợ cho hàng triệu người trên thế giới khi truyền thông chỉ đưa được những mặt tiêu cực nhất của nó. Tôi ở đây, tại miền nam nước Nhật 1.200 km từ tâm chấn, may mắn nằm ngoài vùng ảnh hưởng của trận đại hồng thuỷ vừa xảy ra.
Có thể chính vì thế tôi phần nào là người ngoài cuộc và đủ trấn tĩnh để viết bài này. Tôi muốn chuyển tải đến các bạn một thông điệp khác, điều mà truyền thông ngoài nước Nhật có thể không đề cập tới cũng như những thông tin về kỹ thuật có thể không phải lúc nào các bạn cũng được tiếp cận.
Đại động đất phía đông Nhật Bản
Chiều thứ sáu ở thành phố Fukuoka, khí hậu mùa xuân làm cho mấy cậu đồng nghiệp của tôi la đà trong văn phòng. Cái vô tuyến lúc nào cũng tắt tiếng và nhấp nháy tin thời sự thì chẳng ai để ý đến. Nhưng lúc 14h49' thì mọi thứ bỗng dưng thay đổi. Tin động đất và sóng thần phát trên tất cả các kênh truyền hình.
Chưa đầy 3 phút sau động đất nhìn màn hình TV thấy báo độ lớn 7,9 Richter và vị trí tâm chấn tương đối gần bờ xảy ra vào lúc 14h46'. Vị trí tâm chấn được xác định thông qua 3 điểm đo để xác định toạ độ không gian, tức là vị trí trên bề mặt trái đất và cả chiều sâu, cách Kesennuma, một thành phố nhỏ có 74.000 dân, khoảng 100 km. Tâm chấn cách thành phố khác là Rikizentadaka nhỏ hơn với 20.000 dân cũng trong khoảng cự ly này. Đây là hai thành phố có khoảng cách đến tâm chấn gần nhất, nên cũng là nơi sóng thần phát sinh do động đất ập đến sớm nhất.
Cách tâm chấn khoảng 130 km là thành phố Sendai với dân số khoảng 1 triệu người. Fukushima là một thành phố lớn khác, tuy trung tâm của nó nằm sâu trong đất liền không ảnh hưởng bởi sóng thần nhưng hai nhà máy điện nguyên tử tại đây nằm bên bờ biển, cách tâm chấn chừng 140 km, đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề từ động đất.
Tất cả những trung tâm dân cư trên nằm rải rác tại 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima, nơi bị sóng thần và động đất tàn phá nặng nề. Thủ đô Tokyo, Chiba cách tâm chấn 370 km theo đường chim bay cũng rung chuyển rất mạnh nhưng không có thiệt hại do sóng thần gây ra.
Trong những thông báo đầu tiên, Cơ quan khí tượng thuỷ văn Nhật Bản (JMA) gọi trận động đất này là Sanrikuoki là tên vùng biển nơi có tâm chấn. Tên gọi này ngay lập tức bị lu mờ do qui mô của trận động đất. Truyền thông Nhật Bản nay đã gọi là Higashinihondaizishin (nghĩa là đại động đất đông Nhật Bản).
Cảnh báo động đất và sóng thần thì không có gì lạ nếu bạn sống ở Nhật. Chuyện này xảy ra như cơm bữa ở đây. Hơn nữa hệ thống cảnh báo sóng thần của Nhật rất hiện đại, chỉ những con sóng vài chục cm cũng được báo và báo rõ ràng sẽ đến đâu vào giờ nào.
Sự rối trí của JMA
Nhưng thứ sáu tuần trước mọi việc khác hẳn. Lần đầu tiên tôi chứng kiến Trung tâm khí tượng thủy văn Nhật Bản (JMA) bối rối với việc báo chính xác độ lớn của trận động đất và chiều cao sóng thần. Sau hơn hai ngày, JMA đã tính toán lại độ lớn thành 9,0 độ Richter, mặc dù các con số 7,9, 8,4 và 8,8 đã được đưa ra. Ai đã từng làm về địa chấn chắc đều biết sự khác biệt giữa một đơn vị Richter có ý nghĩa to lớn thế nào. Để hiểu được điều này xin minh hoạ bằng hình dưới đây.
Trục hoành của đồ thị trên chỉ độ lớn của một trận động đất bằng đơn vị Richter. Ta có thể thấy ở thang đo này trận địa chấn lớn nhất lên đến 9,5 độ Richter. Đây là trận động đất lớn nhất ghi lại được trong lịch sử nhân loại, xảy ra ở biển Chile ngày 22/5/1960.
Để các bạn có hình ảnh hơn nữa về độ lớn, xin chỉ ra rằng động đất gây sóng thần Sumatra ở Indonesia có độ lớn 9,1 độ Richter xảy ra vào năm 2004 đã làm thiệt mạng 230.000 người trên 14 nước quay mặt vào Ấn Độ Dương. Không có trận động đất nào 10 độ Richter, vì một trận động đất với năng lượng đó sẽ có quy mô toàn cầu và có thể xoá sạch sự sống.
Trục tung bên phải của đồ thị chỉ năng lượng mà trận động đất giải phóng ra xung quanh bằng joule (J). Như vậy một trận động đất 3,5 độ Richter có năng lượng tương đương với một vụ nổ của một tấn thuốc nổ TNT.
Ngày hôm đó JMA đã rối trí khi đưa ra tính toán độ lớn ban đầu là 7,9 độ Richter. Sau đó khoảng 2 giờ trong bài phát biểu của thủ tướng Nhật con số đó được điều chỉnh thành 8,4 độ Richter và sau đó hơn 2 ngày, con số 9,0 độ Richter được chính thức chốt lại.
Như vậy là ngay những giây phút đầu tiên độ lớn của chấn động có thể đã làm bối rối JMA, một cơ quan có hệ thống đo đạc, tính toán và cảnh báo động đất, sóng thần tốt nhất trên thế giới và ít khi có những đánh giá bất nhất như vậy. Chỉ riêng điều này đã báo hiệu vấn đề của thảm hoạ vừa qua.
Truyền thông thế giới sử dụng kết quả tính toán của cơ quan địa chấn Mỹ USGS cho rằng, trận động đất vừa qua có độ lớn 8,9 độ Richter. Như vậy đại động đất phía đông Nhật Bản dù là 8,9 hay 9,0 độ Richter cũng đã lọt vào top các trận động đất lớn nhất trong lịch sử ghi chép của nhân loại.
Hệ thống đo địa chấn và cảnh báo dày đặc
Có thể nói Nhật Bản có hệ thống và mạng lưới đo đạc địa chấn dày đặc nhất thế giới. Ngoài các mạng quan trắc chuyên môn của cơ quan khí tượng, Nhật còn có các mạng quan trắc độc lập khác mà ngay cả người bình thường cũng có thể tiếp cận được. Kyoshin net là một ví dụ. Một mạng như thế này có tới hàng trăm các máy gia tốc kế rải khắp lục địa và thềm biển Nhật Bản. Nó cho phép theo dõi gia tốc nền mọi cơn địa chấn theo thời gian thực nếu bạn tiếp cận vào hệ thống.
Nhật Bản có một hệ thống như vậy không phải là điều ngạc nhiên. Đất nước mặt trời mọc này nằm trên giao tuyến của bốn mảng lục địa, lần lượt là mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mỹ, mảng Eurasian và mảng Philipin. Có thể nói đây là nơi nóng nhất của cái gọi là “Vành đai lửa” nơi mà các hoạt động kiến tạo mà cụ thể hơn là va chạm của các mảng lúc địa gây ra động đất liên tục ở đất liền và thềm biển Nhật Bản.
Như chúng ta thấy ở hình trên mô tả giao tuyến bốn mảng lục địa cắt qua nước Nhật. Chúng di chuyển tương đối nhạy với tốc độ rất nhỏ (bằng tốc độ mọc móng tay của bạn). Tuy nhiên theo thời gian năng lượng khổng lồ (áp lực) tích tụ ở nền đá gốc tại giao tuyến các mảng này và khi áp lực đó vượt quá cường độ của đá gốc dưới lòng đất nền đá này sẽ vỡ tung, giải phóng thế năng trong nó thành động năng là các cơn sóng địa chấn.
Trận động đất ngày 11/3 vừa qua là kết quả của sự kiện như vậy do tương tác của hai mảng lục địa Bắc Mỹ và Thái Bình Dương. Chính vì nằm trên vành đai lửa này nước Nhật hứng chịu liên tục các cơn địa chấn và cần một ngành kháng chấn với hệ thống quan trắc phát triển để phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai.
Cùng với hệ thống quan trắc địa chấn này, Nhật Bản phát triển hệ thống cảnh báo sóng thần. Khi phát hiện ra tâm chấn ngoài biển, nhờ vào công cụ tính toán mô phỏng nhanh cộng với các thiết bị đo biển, JMA có thể đưa ra cảnh báo trong vòng vài phút. Các cảnh báo này ở dạng bản đồ trực quan cho thấy vị trí tâm chấn các vùng duyên hải có sóng thần và độ cao con sóng.
Thông tin này được truyền trực tiếp lên các kênh truyền hình, đài phát thanh, điện thoại di động để người dân nhanh chóng rời khỏi bờ biển khi có sóng cao. Tất cả quá trình đó từ khi có động đất đến khi người dân nhận ra nguy hiểm chỉ trong vòng vài phút. Báo động bằng loa phóng thanh và còi hú cũng được tiến hành ở các miền duyên hải, xe tuần tra dọc bờ biển sẽ gọi mọi người tránh xa bờ. Một mạng lưới các camera an ninh ven biển sẽ nối trực tuyến với truyền hình để theo dõi tình hình sóng vào bờ.
Diễn biến trận sóng thần
Lúc 14h51', màn hình vô tuyến chuyển sang các hình ảnh trực tiếp từ các camera ven biển tỉnh Iwate. Lúc này mọi sự vẫn bình yên trên màn hình, trong phút đầu tiên chiều cao sóng ở dọc bờ biển hai tỉnh Iwate là 3 mét, Miyagi được dự báo cao nhất là 6 mét và Fukushima là 3 mét.
Dựa vào khoảng cách từ tâm chấn đến các thành phố và khu dân cư nói trên có thể tính được vận tốc lan truyền sóng vào khoảng 400 đến 500 km/h. Trên thực tế trận sóng thần vừa qua lan tới Mỹ, bờ bên kia của Thái Bình Dương cách Nhật Bản khoảng 8000 km trong 10h. Nếu tính trên quãng đường dài này, tốc độ lan truyền sóng có thể lên đến 800 km/h. Nếu bạn cất cánh ở Nhật khi có động đất và bay sang bờ tây nước Mỹ bạn sẽ đón được con sóng vừa rồi.
Nhưng mọi việc thay đổi chỉ trong vài phút sau. Kurokawa, vị kiến trúc sư lâu năm ngồi gần màn hình nhất thốt lên “sao dự báo chuyển thành 10 mét hết nhỉ?”. Lúc này là 15h00', camera trên truyền hình NHK quay cận cảnh một cây cầu ở Kamaishi, một thành phố nhỏ ở tỉnh Iwate. Lúc này ở góc quay hẹp dưới chân cầu đường cao tốc đô thị này người ta có thể thấy ô tô và nhiều thứ khác trôi như những chiếc hộp xốp.
Phản ứng đầu tiên của tôi là gọi điện thoại di động cho vợ tôi, bà bầu sắp sinh con gái rượu của tôi. Vợ tôi biết tính tôi hay hiếu kỳ với tin tức trên truyền hình. Nhiều lần trước khi có cảnh báo sóng thần trong nhà chỉ có tôi dán mắt vào TV để xem sóng thần trông thế nào khi nó vào bờ và lần nào cũng chỉ là những con sóng vài chục centimet. Nhưng lần này thì khác, tôi nói với vợ: "Em bật truyền hình lên xem động đất lớn lắm".
Đặt ống điện thoại xuống là lúc trên màn hình tàu thuyền ở đâu bỗng dưng trôi ngược vào thành phố, va vào cây cầu chui qua nó trong trạng thái nghiêng ngả. Có thể nhìn thấy vài vị tài xế lái xe tải trên cầu đã dừng lại nhìn cảnh nước cuồn cuộn dưới chân cầu nơi trước đó vài phút là đô thị và đường sá bỗng chốc trở thành dòng sông. Cuối cùng là cả một ngôi nhà to trôi tuột qua cây cầu đó. Có lẽ những người đứng trên cầu đã trải qua một phen hãi hùng hơn bất kỳ cảnh tượng nào mà các bộ phim hành động Mỹ thường dựng.
Sóng thần hay Tsunami như cách gọi của người Nhật bắt đầu tàn phá toàn bộ bờ phía đông bắc Nhật Bản từ 3h chiều ngày 11/3. Đến lúc này các con số dự báo đã khác hẳn, với chiều cao sóng ở các điểm báo của Iwate va Miyagi đều quá 10 mét. Cũng phải nói thêm rằng trong thang cảnh báo của JMA sóng cao 3 mét đã được liệt kê vào sóng rất lớn.
Sức tàn phá khủng khiếp của sóng thần
Có lẽ những hình ảnh đầu tiên ở Kamaishi mà NHK thu được đã quá sốc với phóng viên hiện trường của đài, những người đã lập tức cất cánh từ các trung tâm truyền hình bằng trực thăng chuyên dụng. Cũng chính về thế cả thế giới đã được chứng kiến trực tiếp cảnh tượng hãi hũng khi sóng thần tàn phá thành phố, làng mạc ở đông bắc Nhật Bản.
Sau đoạn truyền hình trực tiếp ở Kamaishi là toàn cảnh sóng thần tràn vào vùng đồng bằng ven biển Sendai. Tất cả chúng ta có lẽ được thấy cảnh tượng con nước đầu đen kịt đội trên nó là nhà cửa, ô tô và hằng hà vô số những mảnh gỗ có lẽ bị xé tung từ các căn nhà kéo vào đồng ruộng thành phố Sendai.
Tốc độ lan trên đất liền nếu so với tốc độ của một số xe ôtô vội vã bứt khỏi con sóng khi chạy về phía lục địa khoảng 30 đến 40 km/h. Tuy không nhanh như tốc độ lan ngoài biển, nó đủ nhanh để đuổi theo bất cứ cư dân nào còn sót lại trong vùng làng mạc mà nó tràn tới.
Con sóng Sendai tràn qua đê biển, lan nhanh vào đồng ruộng nuốt sạch những căn nhà vườn bằng nilon của nông dân, tiến sát đến đường quốc lộ, quật lại khi va vào đê và nhào trộn toàn bộ các vật thể nó mang trên đầu. Có cảm tưởng những chiếc xe ôtô trong cơn sóng còn nhẹ hơn cả bao diêm.
Từ truyền hình trực tiếp có thể thấy một số người xấu số không kịp lái xe chạy khỏi con sóng ngay trên đường quốc lộ, nơi cách bờ biển vài km, điều mà chắc người lái xe đó không kịp nhận thức ra chuyện gì đang xảy ra xung quanh mình. Bờ biển vùng đông bắc nước Nhật trong vòng 4 tiếng đồng hồ đã bị quét sạch, nghiền nát thành các đống rác khổng lồ. Không còn bóng dáng đô thị, chỉ còn cả một vùng tan hoang với mấy ngôi nhà tầng bê tông cốt thép còn sống sót lại.
Ngay trong chiều hôm đó, các tổ hợp hoá dầu bốc cháy, cầu sập, đường xá ngập sâu trong nước biển. Nhiều tàu cá và cả tàu tải trọng lớn bị cuốn trôi vào trong thành phố. Ô tô chất thành đống cháy nổ ngụt trời. Thành phố của Nhật trông giống hệt sau vụ nổ nguyên tử Hiroshima và Nagasaki. Tệ hơn nữa là ngập sâu trong nước và bùn đất do có hiện tượng lún nền trên diện rộng.
Phân bố của trận động đất và dư chấn
Trận động đất khổng lồ vừa rồi tuy rung chuyển toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhưng có lẽ không làm Việt Nam bị ảnh hưởng do nó không truyền tới đất nước ta. Nói cách khác, cường độ động đất ở Việt Nam bằng không nên chúng ta không cảm thấy chấn động này.
Khác với độ lớn (magnitude) được đo bằng Richter, đánh giá tổng năng lượng giải phóng từ trận động đất như đã thảo luận ở phần trên, cường độ hay còn gọi là cấp động đất (intensity) là thang đo ảnh hưởng của trận động đất đó lên một điểm quan trắc nhất định.
Toàn vùng đông bắc nước Nhật (trên thực tế là toàn nước Nhật) đều đo được chấn động với cường độ khác nhau. Cường độ quan trắc được trong vụ vừa rồi lớn nhất là 7. Đây là cường độ kịch thang đo của Nhật. Tokyo hứng chịu cường độ 5+, còn 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima hứng cường độ 6+.
Để độc giả có được hình ảnh về cường độ 5+, tôi xin mô tả như sau. Năm 2004, một trận động đất xảy ra ở thành phố mà gia đình tôi đang sinh sống khi đó, cường độ của nó ở khu vực nhà tôi là 5+. Khi động đất xảy ra có cảm tưởng như một đàn bò rừng châu Phi chạy qua cạnh nhà. Mọi thứ rung lên bần bật, đồ đạc trên giá rơi xuống sàn, chao đèn lắc và các khung cửa sổ rung lên ầm ầm.
Một trận động đất cấp 7 theo thang đo của Nhật sẽ làm rung chuyển nền dưới chân người đứng đến mức người đó sẽ ngã xuống vì không thể đứng vững được với một dao động như thế. Nói một cách hình tượng, khi có động đất cấp 7, một ngôi nhà sẽ chịu một lực tác động ngang ít nhất bằng một nửa trọng lượng của ngôi nhà đó. Hay nếu bạn nặng 60 kg, bạn sẽ bị một lực 30 kg đẩy. Và lưu ý rằng dao động nền đổi phương liên tục nên thực tế là bạn sẽ bị kéo đẩy liên tục với lực đó.
Trên đây là khái niệm về cấp động đất và gia tốc nền tương đương. Thực tế trong trận đống đất vừa qua, số liệu đo gia tốc nền tức thời ở thành phố Kurihara thuộc tỉnh Miyagi thật đáng kinh ngạc, với trị số cực đại của nó là 2.933 gal, gấp 3 lần gia tốc trọng trường. Với gia tốc này khó lòng một kết cấu nhân tạo nào có thể đứng vững được. Nếu bạn nặng 60 kg bạn sẽ bị một lực 180 kg kéo đẩy liên tục.
Có thể bạn sẽ có hình ảnh về một trận động đất là một cú rung mạnh và sau đó mọi thứ kết thúc. Sự kiện thực ra không phải như thế. Những ai đã kinh qua động đất lớn như ở Nhật Bản sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác. Một trận động đất, nhất là động đất lớn sẽ kèm theo dư chấn là những trận động đất nhỏ hơn trong nhiều ngày, tháng thậm chí cả năm sau đó.
Trận động đất vừa rồi có số lượng dư chấn cũng như độ lớn dư chấn đáng kể. Trong vòng chưa đầy một giờ sau trận chính có tới 3 trận dư chấn lớn hơn 7 độ Richter. Cần nhắc lại rằng một trận hơn 7 độ đã được xếp vào động đất lớn. Còn nhớ năm 1995 trận động đất gây thảm họa ở Kobe cũng chỉ có độ lớn 7,3 độ Richter.
Ba ngày sau trận động đất chính, quan trắc cho thấy có 200 dư chấn xảy ra. Như vậy trung bình có 3 trận trong một giờ đồng hồ. Tuy nhiên thống kê cho thấy hầu hết dư chấn xảy ra vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều trong ba ngày qua. Bạn vẫn có thể ngủ trưa mà không bị đánh thức vì động đất!
Theo tính toán các dư chấn lớn hơn 7 độ Richter có thể lại xảy ra trong vòng vài ngày tới với xác suất lớn tới 40%. Có lẽ với một trận động đất quy mô này dư chấn sẽ còn diễn ra trong vài năm tới. Dư chấn chỉ chấm dứt khi cân bằng áp lực (ứng suất) được thiết lập trong đứt gãy. Đá nền sẽ bị biến dạng sau trận động đất. Quan trắc phát hiện ra hiện nay nước Nhật đã bị dịch chuyển 4 mét do trận đại động đất vừa rồi.
Với tất cả những gì đã diễn ra do trận động đất chính và sóng thần cùng với những cú sốc nhồi thêm liên tục do dư chấn, ngay cả người tinh thần vững nhất cũng phải mệt mỏi nếu ở trong vùng động đất như trận này.
Phần II: Sự cố Fukushima I qua cái nhìn chuyên gia
Hà Ngọc Tuấn
(từ Fukuoka, Nhật Bản)
Theo dòng sự kiện:
Sóng thần, động đất ở Nhật Bản (17/03)
Tuyết rơi dày, người Nhật thêm khốn khó (17/03)
Nhiều nước kêu gọi công dân rời vùng nguy hiểm ở Nhật (17/03)
Một phụ nữ Singapore tặng Nhật 780.000 USD (17/03)
Độc giả góp trên 680 triệu đồng ủng hộ Nhật Bản (17/03)
Người Nhật ở Việt Nam cầu nguyện cho quê nhà (17/03)
17/03 Người mẫu Đài Loan là gái gọi cao cấp?
Dư luận Đài Loan đang xôn xao trước thông tin hai người mẫu Tùy Đường, Trần Tư Tuyến có tên trong đường dây gái gọi cao cấp.
Hôm qua, các trang mạng tại Đài Loan liên tiếp đăng tải những bức hình nóng bỏng cùng nhiều thông tin đời tư của hai người mẫu Tùy Đường và Trần Tư Tuyến.
Người mẫu Tùy Đường.
Theo đó, người mẫu Trần Tư Tuyến vẫn chấp nhận cung cấp dịch vụ “mại dâm” với giá cả 15.200 USD (khoảng hơn 300 triệu đồng) khi cô sang Thượng Hải. Đó là số tiền cô này được nhận sau một đợt phục vụ dài ngày.
Người mẫu Trần Tử Tuyên
Đáng ngạc nhiên, người mẫu Tùy Đường cũng bị cáo buộc thường xuyên đi tiếp đại gia và được nổi tiếng nhờ việc đi cửa sau nhiều hơn là tài năng.
Trước luồng thông tin bất lợi này, hai người mẫu đã phủ nhận hoàn toàn thông tin trên. Trần Tư Tuyến phản đối: “Nếu tôi muốn kiếm những đồng tiền bẩn như thế, tôi đã không cần phải làm việc vất vả như thế này”.
Thục Hiền (Theo Apple)
18/03 Trung Quốc: Dân đổ xô mua muối i-ốt ngừa phóng xạ
Nghe tin đồn dùng muối i-ốt có thể ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ nhiễm phóng xạ đã khiến người dân Trung Quốc đổ xô mua muối tích trữ, khiến giá muối liên tục tăng. Nhiều siêu thị ở Trung Quốc không còn muối để bán.
TIN BÀI KHÁC:
Ông Tâm tường trình quan hệ với bà Liễu
Phương Trinh tốc áo giữa phố
Việt Nam vẫn xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Những tin đồn nói rằng phóng xạ ở Nhật có thể lan ra biển và muối biển cũng bị nhiễm xạ. Ngoài ra tin đồn cũng nói rằng chất i-ốt trong muối giúp tránh khỏi ảnh hưởng của phóng xạ lây lan từ Nhật.
Tin đồn này được được lan tỏa nhanh chóng tới các tỉnh, thành phố lớn như: Thượng Hải, Trùng Khánh, Bắc Kinh Quảng Đông, Giang Tây...
Dân Trung Quốc đổ xô đi mua muối vì tin đồn muối có thể ngăn ngừa phóng xạ. (Nguồn: AFP)
Theo nguồn tin tại siêu thị Carrefourn tại Thượng Hải cho biết: Những kệ muối của chúng tôi đã hết veo chỉ sau khoảng nửa tiếng mở cửa. Khách hàng mua ồ ạt siêu thị không kịp đáp ứng nhu cầu.
Tại Quảng Châu, do số lượng người mua muối đến các cửa hàng quá đông không đủ đáp ứng nhu cầu, nhiều cửa hàng đã phải hạn chế số lượng muối bán, mỗi người chỉ được mua 1-2 túi muối.
Trước tình hình trên Ủy ban Cải cách và phát triển Trung Quốc chỉ đạo khẩn cấp các cơ quan kiểm soát giá và phải dập tắt tin đồn thiếu hụt mặt hàng này, đồng thời ngăn chặn việc tích trữ muối. Ủy ban này cũng cho biết lượng dự trữ muối vẫn còn rất dồi dào.
Trần Đức (Tổng hợp)
18/03 Bộ ảnh cực độc của Madonna ở tuổi 24
- Ngắm nữ hoàng nhạc Pop ở trong những thước ảnh cực lạ
Ít ai biết rằng nữ hoàng nhạc Pop Madonna đã có những bức ảnh cực độc khi còn độ tuổi 24, do nhiếp ảnh gia Richard Corman thực hiện. Bộ ảnh này sẽ được đăng tải trên tạp chí Out số tháng Tư tới.
Những bức ảnh độc của nữ hoàng nhạc Pop
Khi cô ở tuổi 24
Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Richard Corman thực hiện
Vẻ đẹp lạ của Madona
vẻ sexy ...
... lại rất "ngầu"
Bộ ảnh này sẽ được đăng tải trên tạp chí Out số tháng Tư tới
Quyến rũ và bí ẩn
Cá tính với quần jean độc
Những thước hình rất lạ của nữ hoàng nhạc Pop
Dân Việt (Theo Out)
19/03 Tổng thống Venezuela phản đối phụ nữ bơm ngực
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã lên tiếng chỉ trích gay gắt trào lưu bơm ngực đang nở rộ của phụ nữ nước này.
Venezuela là một trong những nước có tỷ lệ các ca phẫu thuật thẩm mỹ cao nhất thế giới. Thậm chí, nữ sinh tuổi teen ở nước này còn được cha mẹ tặng chi phí bơm ngực như một món quà sinh nhật.
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã kịch liệt lên án những bác sĩ vô lương tâm “đã thuyết phục những người phụ nữ cả tin rằng, nếu họ không có bộ ngực to, họ sẽ trở nên xấu xí”. Ông Chavez gọi những bác sĩ này là “những tên quái vật”.
Tổng thống Hugo Chavez phản đối phụ nữ bơm ngực. Ảnh: GETTY
Và rất nhiều phụ nữ, trong đó có nhiều người nghèo, đã nghe theo và mất rất nhiều tiền cho việc phẫu thuật nâng ngực. “Thật đau lòng khi nhiều phụ nữ nghèo không có đủ tiền để mua nhà hoặc mua quần áo cũng cố dành dụm tiền để đi nâng ngực”, ông Chavez nói.
Việc phẫu thuật thẩm mỹ hiện đang bùng nổ ở Venezuela. Theo thống kê, mỗi năm, có khoảng 40.000 phụ nữ nước này thực hiện các ca bơm ngực.
Thậm chí, tại thủ đô Caracas còn xuất hiện các tấm biển quảng cáo về dịch vụ cho vay vốn ngân hàng để hỗ trợ việc phẫu thuật thẩm mỹ.
Venezuela được mệnh danh là xứ sở của các hoa hậu khi giành tới 6 vương miện Hoa hậu Hoàn vũ, 5 vương miện Hoa hậu Thế giới và hàng loạt các danh hiệu sắc đẹp khác. Điều này cũng tạo thêm áp lực đối với phụ nữ nước này trong việc làm đẹp.
Thu Hằng (Theo Telegraph)
20/03 Chuyến di chuyển hổ thẹn khỏi thảm hoạ
Đột nhiên tôi điên cuồng muốn rời khỏi nơi này, muốn về với đất nước tôi. Nhìn ánh mắt chào đón, vui mừng của họ hàng bên vợ, nhớ đến 126 triệu người Nhật đang trong hoạn nạn, lòng tôi trào dâng nỗi hổ thẹn khôn cùng.
David Atherton, một người Mỹ viết lại câu chuyện "chạy trốn khỏi thảm họa" trên báo The New Yorker.
TIN BÀI KHÁC
Xấu hổ vì giễu bạn Nhật, nữ sinh xin nghỉ học
9X bất ngờ với lối nghĩ của phụ huynh
Không bằng cấp, thu nhập 5.000 USD mỗi tháng
Cơn động đất trở nên đáng sợ vì nó xảy ra khi người dân Tokyo- nơi thường xuyên xảy ra động đất- lâu nay đã không còn lo nghĩ về thảm họa. Lúc đó, tôi đang làm việc trong quán cà phê cách chỗ ở của mình cùng vợ và đứa con trai 18 tháng tuổi khoảng 10 phút đi bộ.
Khi mọi thứ rung chuyển dữ dội, nhiều vị khách quen xung quanh thét lên kinh hãi, và ngay lập tức, tất cả chúng tôi lao ra đường, cùng với hàng trăm người khác đang cố chạy ra khỏi những ngôi nhà cao tầng đang lắc lư.
Những người dân Nhật thoái khỏi nơi đông đất. Ảnh: CNN
Cảnh tượng đường phố lúc này giống như trên một chiếc tàu bị nhồi nhét vào giờ cao điểm. Tôi cố gắng giữ thăng bằng để không bị ngã và hết sức hét gọi tên vợ mình, nhưng không nghe thấy tiếng cô ấy đáp lại.
Khi chạy thật nhanh về nhà, tôi thực sự không biết mặt đất còn rung chuyển hay chính mình nghiêng ngả. Cơn động đất qua đi, trên đường náo nhiệt như ngày hội, người ta tụ tập bàn tán hào hứng về những gì vừa xảy ra. Tôi trao đổi vài câu với người bán rong trên đường, và chúng tôi còn cười phá lên khi nhìn hoa quả của anh rơi vãi lộn xộn trên mặt đất.
Chúng tôi đã không hề hay biết, cũng khoảng thời gian đó, ở phía bắc đất nước, nhiều thị trấn làng mạc gần như bị xóa sổ hoàn toàn cùng với hàng nghìn sinh mạng bị cuốn trôi bởi cơn sóng thần khủng khiếp chỉ sau vài giờ.
Khi xảy ra động đất, vợ tôi ở nhà, và cô ấy trốn dưới một chiếc bàn, hét gọi tên con trai cho đến khi mọi thứ ngừng rung chuyển. Chỉ có vài cuốn sách và hộp đựng ngũ cốc rơi dưới sàn nhà, còn mọi thứ vẫn nguyên vẹn.
Con trai tôi lúc đó đang ở nhà trẻ, cách nhà 5 phút đi bộ. Các nhân viên ở đó vẫn bình thản cho bọn trẻ ăn bữa chiều. Họ hỏi nhau “Cái gì rung lên phải không nhỉ?”. Rõ ràng lúc ấy, họ còn bận tâm đến đứa trẻ đang bị sốt hơn là trận động đất. Và đứa con trai của tôi cũng không hề bối rối, sợ hãi.Chỉ sau khi trở về nhà, nhìn thấy một chiếc tàu dừng lại bất thường, chúng tôi mới thấy được cảnh tượng khó tin của cơn sóng thần và bắt đầu nhận ra sự tàn khốc của nó. Sau đó, chúng tôi biết tin rằng 2 người bác của vợ tôi, đều ở tuổi 70, đã rời trung tâm Tokyo để trở về nhà ở Yokohama.
Dư chấn mạnh mẽ vẫn không dứt suốt đêm. Ngày hôm sau, trên các gian hàng không còn thịt, trứng cùng với mỳ ăn liền, bánh mỳ, nước uống cũng hết sạch. “Nhìn kìa”, vợ tôi nói, “cả bánh kếp người ta cũng mua hết sạch”.
Cứ mỗi giờ,Tokyo lại tiếp tục rung lên và thỉnh thoảng sự rung động đủ mạnh để nghe được tiếng bình lọc nước lắc lư. Để bình tâm lại, chúng tôi quyết định đến công viên Shinjuku Gyoen ở trung tâm thành phố.
Bé 4 tháng tuổi được cứu thoát trong vòng tay của bố. Ảnh: CNN
Trước khi rời nhà đi, tôi nhận được cuộc gọi của một anh bạn người Đức. Anh ta hỏi tôi có theo dõi tin tức về nhà máy điện hạt nhân không. Tôi đã không nghĩ đến nhà máy đó vì thực sự quá lo lắng về những cơn động đất tiếp theo.
“Bố đang khuyên tôi bay về Đức”, anh ta nói, “và hôm qua một người bạn nữa đã rời khỏi đây, hãy giữ liên lạc về kế hoạch của chúng ta.”
Công viên chúng tôi đến đông đúc hơn tôi tưởng. Nhiều cặp ngồi ngổn ngang dưới cây mận đúng dịp đầu xuân đang nở rộ, cậu con trai bé nhỏ của tôi thì không ngừng vẫy tay khi những đứa trẻ khác chạy qua.
Ở nhà ga, điện thoại liên tục reo lên, tạo ra âm thanh khác biệt trong một thành phố mà điện thoại di động luôn cài đặt ở chế độ im lặng như một nét văn hóa ứng xử.“Mọi người đang cố gắng thư giãn”, vợ tôi nói, nhưng có vẻ như cả thành phố đang nín thở. Tokyo dường như đã bước qua ranh giới vô hình, trong phút chốc nhún vai coi khinh sự an toàn, thoải mái được giáo dục cẩn thận.
Ở nhà ga, điện thoại liên tục reo lên, tạo ra âm thanh khác biệt trong một thành phố mà điện thoại di động luôn cài đặt ở chế độ im lặng như một nét văn hóa ứng xử.
Anh bạn người Đức gọi điện lại, dự định sẽ bay về nước vào thứ 2.
“Có lẽ tôi rất ngớ ngẩn”, anh nói, “Tôi thực sự không muốn đi, nhưng làm thế sẽ khiến bố tôi yên tâm hơn. Có lẽ, bố tôi đã ốm từ trước, nhưng giờ tôi thấy lo nhiều hơn.”
Chúng tôi thật may mắn khi biết rằng quận nơi mình sống không nằm trong danh sách cắt điện luân phiên, khiến nhiều người ở nơi khác không thể đi làm.
Nhưng các báo cáo cho thấy tình trạng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày càng tồi tệ hơn. Tôi cũng bức xúc vì mối đe dọa từ nhà máy không được thông báo rõ ràng.
Xếp hàng đo độ nhiễm phóng xạ. Ảnh: CNN
“Thảm họa Chernobyl sẽ không tái diễn,” các chuyên gia cam đoan như thế, nhưng lại không giải thích điều gì sẽ xảy ra; nhiều nguồn thông tin cảnh báo trường hợp tồi tệ nhất là khi chất phóng xạ thoát ra ở mức thảm họa nhưng lại không chỉ ra ảnh hưởng cụ thể là gì.
Rõ ràng, vùng ngay sát nhà máy sẽ gặp nguy hiểm, thế phần còn lại ở phía đông Nhật Bản sẽ ra sao? Tokyo sẽ như thế nào?
Vợ tôi đã quá lo lắng và gọi điện cho mẹ cô ấy ở gần Nagoya. “Chắc chắn Tokyo sẽ an toàn!” - bà nói. Bà cười khi chúng tôi kể về những người sợ hãi lên máy bay rời khỏi đất nước.Tối hôm đó, vợ tôi đã quá lo lắng và gọi điện cho mẹ cô ấy ở gần Nagoya, nhưng cách xa nhà máy điện hạt nhân, hỏi xem chúng tôi có thể đến đấy tránh nạn không.
“Chắc chắn Tokyo sẽ an toàn!”, mẹ cô ấy nói. Bà cười khi chúng tôi kể về những người sợ hãi lên máy bay rời khỏi đất nước.
Tiếp tục ngày thứ 3 u ám, mọi tin tức đều xấu đi. Một đám cháy xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân đã khiến cho mức phóng xạ ở vùng lân cận cao hơn.
Tôi thấy căng thẳng khi nghe lời phát biểu của Thủ tướng trên tivi, kêu gọi người dân bình tĩnh và yêu cầu người dân cách khu vực nhà máy 20-30 kilomét ở trong nhà. Cứ vài giờ, nhà cửa lại đung đưa. Thông tin liên tục về hậu quả của cơn sóng thần khiến chúng tôi bàng hoàng, đau đớn.
Đến trưa, tin tức về nhà máy hạt nhân khiến vợ tôi phải kiểm tra giờ tàu chạy vì quá lo lắng. Hầu hết, các chuyến tàu đều đang chạy trong lịch trình hạn chế hoặc ngừng hoạt động để tiết kiệm điện, chỉ có tàu cao tốc đến Nagoya vẫn hoạt động bình thường.
Trước khi rời Tokyo, tôi dừng lại ở một trường đại học. Nửa số người đi lại trên đường phố mang khẩu trang, nhưng điều đó chẳng nói lên điều gì vì ở Nhật, mọi người thường xuyên mang khẩu trang để chống chọi với giá rét.
Đường phố vắng vẻ, một vài cửa hàng đóng cửa; cảnh tượng gần giống như ngày thường trời nhiều mây ở Tokyo. Những đôi trai gái cười nói dạo chơi trên phố, những chiếc xe buýt vội vã lao qua.Khoảng một tiếng sau, khi chúng tôi đến ga ToKyo trên chuyến tàu Yamanote Line, hối hả vác lên vai các túi đồ đã đóng gói cẩn thận, mọi thứ chúng tôi nhìn thấy bắt đầu khác đi.
Qua cửa sổ, chúng tôi thấy những con đường vắng vẻ hơn, số người mang khẩu trang nhiều lên, trong ga hầu hết đèn đều tắt. Tôi và vợ con ngồi trên một chuyến tàu chật ních người chạy trốn cùng với trẻ nhỏ.
Gần 11 giờ đêm, chúng tôi về đến nhà vợ mình, và nhận được tin rằng một trận động đất 6.4 độ richter lại tấn công tỉnh Shizuoka, khiến chiếc tàu cao tốc phải dừng lại, chỉ vài giờ sau khi chuyến tàu của chúng tôi đã đi qua.
Thực sự, lần này không phải là một dư chấn mà là một trận động đất mới, cùng với mặc cảm tội lỗi. Đột nhiên, tôi điên cuồng muốn rời khỏi nơi này, muốn về với đất nước tôi…Nhìn ánh mắt chào đón, vui mừng của họ hàng bên vợ, nhớ đến 126 triệu người Nhật đang trong hoạn nạn, lòng tôi trào dâng nỗi hổ thẹn khôn cùng…
David Atherton
Lưu Ly dịch
Bài viết đăng tải từ mục Blog của báo The New Yorker
Tên bài do VietNamNet đặt lại
20/03 Đội vệ sĩ đồng trinh của Gaddafi biến mất
Tổng thống Libya Gaddafi luôn mang theo bên mình đội nữ vệ sĩ đồng trinh xinh đẹp trong các chuyến công du trong và ngoài nước. Thế nhưng, hiện giờ đội vệ nữ này bỗng nhiên biến mất, thay vào đó là các nam vệ sĩ.
TIN BÀI KHÁC
Bật mí đội nữ vệ sĩ xinh đẹp của Gaddafi
Những chuyện kỳ quặc về Tổng thống Libya
Sự thật sau động net “không tiếp phụ nữ”
Chuyện về những siêu xe ở Việt Nam
Bí ẩn quanh động đất kinh hoàng ở Nhật
Người ta thấy tháp tùng ông Gaddafi hiện giờ không phải là đội trinh nữ nổi tiếng trước kia mà là các nam vệ sĩ. Đã có những ý kiến khác nhau về hiện tượng khác thường này.
Tờ Al Kuds Al Arabi của Ả rập phỏng đoán, rất có thể đội nữ vệ sĩ này đã bị ông Gaddafi sa thải khi tình hình bắt đầu căng thẳng. Song một số tờ báo khác lại cho rằng, đội cận vệ xinh đẹp này vẫn ở bên ông Gaddafi, chỉ có điều họ không xuất hiện trước công chúng như trước. Có khả năng họ đang cùng ông Gaddafi cố thủ trong một doanh trại được bảo vệ cẩn mật tại thủ đô Tripoli.
Ông Gaddafi và đội vệ sĩ đồng trinh xinh đẹp (Ảnh: Connect)
Người ta không tin những cô gái xinh đẹp và hiên ngang đó đã chủ động rời bỏ ông Gaddafi. Bởi họ là những người tuyệt đối trung thành với nhà lãnh đạo Libya.
Năm 1998, khi ông Gaddafi bị một nhóm phần tử Hồi giáo phục kích, một nữ cận vệ đã lấy thân mình che chắn cho ông và đã hi sinh. Một số nữ cận vệ khác bị thương. Sau sự kiện này, ông Gaddafi tin tưởng rằng trong bất kể tình huống nào, đội nữ cận vệ sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ ông. Đó cũng là một lý do khiến ông Gaddafi không bao giờ quên mang theo đội nữ vệ sĩ này bên mình.
Khi nhắc đến ông Gaddafi, một trong những đặc điểm được nhiều người nói đến chính là sự hiện diện của đội cận vệ gồm toàn những cô gái đồng trinh xinh đẹp của nhà lãnh đạo Libya này. Họ luôn tháp tùng ông Gaddafi trong mọi chuyến công du trong và ngoài nước.
Họ luôn thu hút được sự quan tâm của mọi người (Ảnh: Connect)
Tất cả những “chân dài” xinh đẹp này đều đã trải qua khóa huấn luyện cực kỳ gắt gao. Họ có sức khỏe tốt, biết sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí hiện đại. Những cô gái này luôn mang theo súng trường tự động Kalashnikov mỗi khi tháp tùng nhà lãnh đạo Gaddafi.
Đội nữ vệ sĩ này luôn thu hút sự quan tâm của mọi người mỗi khi tháp tùng ông Gaddafi. Họ không chỉ có hình thức ưa nhìn mà còn khéo trang điểm. Họ nổi bật bởi những trang phục thời trang, màu móng tay sơn cùng màu với báng súng, đi giày cao gót.
Và một đặc điểm nổi bật là họ tuyệt đối trung thành. Những nữ vệ sĩ này nói rằng họ sẽ không bao giờ lập gia đình vì họ đã nguyện hiến dâng cả cuộc đời cho chủ nhân của mình là ông Gaddafi.
Thu Hằng (Tổng hợp)
20/03 Mây phóng xạ ở Nhật chưa bay tới Việt Nam
Các kết quả tính toán, cập nhật của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy đến hết ngày 20/3, đám mây phóng xạ vẫn chưa bay về phía Việt Nam.
Tổ công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đám mây phóng xạ từ Nhật Bản vẫn chưa chạm đến Việt Nam, tuy nhiên nó đang có xu hướng di chuyển ngược lại về phía Thái Bình Dương và có thể thay đổi hướng đi tùy thuộc vào điều kiện khí tượng.
Bản đồ lan truyền phóng xạ từ Nhật Bản (Ảnh: Bộ Khoa học và công nghệ)
Dự kiến trong một vài ngày tới, Việt Nam sẽ ghi nhận được rõ hơn các dấu hiệu của phóng xạ. Trong trường hợp vượt ngưỡng an toàn, Cục An toàn bức xạ hạt nhân của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có trách nhiệm phát đi cảnh báo tới toàn bộ người dân.
Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã tiến hành chỉ đạo các đơn vị tiến hành kiểm tra nhiễm xạ đối với các công dân Việt Nam trở về từ Nhật Bản và phối hợp với các ngành chức năng liên quan chuẩn bị đối phó nếu bụi phóng xạ ảnh hưởng đến Việt Nam.
Viện Y học phóng xạ và U bướu quân đội sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp việc điều trị các bệnh liên quan đến phóng xạ.
Trong một diễn biến khác vào hôm 19/3, mây phóng xạ đã lan đến Mỹ và nhiều khả năng sẽ chạm đến Pháp vào ngày 23, 24/3 tới theo tính toán của Viện An toàn hạt nhân Pháp.
Cùng ngày, các quan chức Nhật Bản cũng cho biết đã phát hiện bức xạ hạt nhân vượt quá tiêu chuẩn trong sữa, rau chân vịt và nước máy ở xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Tính đến hết ngày 19/3, theo báo cáo của chính quyền Fukushima, 67 người đã bị nhiễm xạ trong tổng số 42.440 người được kiểm tra tại 13 địa điểm trong tỉnh.
Tác động của mây phóng xạ
Mây phóng xạ được hình thành từ các vụ nổ hạt nhân, nổ nhà máy điện nguyên tử do lõi lò nguyên tử bị phá vỡ, các thanh nhiên liệu nóng chảy khi nổ, bụi phóng xạ bay vào không trung tích tụ theo các đám mây tạo thành vệt mây phóng xạ.
Nếu kích thước các hạt bụi phóng xạ lớn và nặng sẽ rơi nhanh gần khu vực vụ nổ, nếu kích thước bụi nhỏ thì rơi chậm hơn và đi xa hơn.
Đám mây phóng xạ thông thường có hình điếu thuốc xì gà với tỷ lệ 5:1 hoặc 20:1 với kích thước từ 10km đến 100km chiều dài tùy theo mức độ của vụ nổ hạt nhân. Thành phần bụi phóng xạ chủ yếu là Cs-137 (xê-ri) phát năng lượng gam-ma, có chu kỳ phá hủy tới 30 năm.
(Đại tá, Tiến sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Nghĩa, Viện trưởng Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội – VTC)
Minh Anh (tổng hợp)
09/03 Russian women regret being born female
Drawing by Niyaz Karim
Elena Novikova
Despite laws against gender discrimination, many Russian women still face undue burdens in the workplace and in life.
Drawing by Niyaz KarimSvetlana Fadeyeva, 27, works for a construction company in the Moscow region. Slated for a promotion, she told her boss she was pregnant. The next day, not only was the offer of a promotion rescinded, but her salary was drastically reduced. She is currently paid one-third of her former salary, and as the rest of Russia celebrates International Women’s Day on March 8 with a day off, Fadeyeva will work from 9 to 6.
Unfortunately, Fadeyeva's case is far from the only example of discrimination against pregnant women and women with children.
“While I was looking for a job, I had a number of interviews and I was rejected by ten different companies because I had children. Of course nobody tells you a thing like that straight to your face, but when they ask if you have children, you immediately notice how the interviewer’s face changes if the answer is yes,” said Maria Rybakova, a 32-year-old mother of two who is looking for a job in the banking sector.
It’s no wonder that a third of Russian women wish they had been born male. On the eve of International Women’s Day, the website Superjob.ru conducted a survey among men and women showing that only 5 percent of women in Russia consider life as a female gratifying. This trend becomes much more evident as age of the participants increases. Among women younger than 24, 26 percent wish to have been born male, while the figure increases to 33 percent among women over 45. A principal reason underlying this frustration is discrimination against women who have or plan to have children. In addition, as one woman surveyed said, men make more money, even if they have exactly the same qualifications for a position.
“Every time I struggle for a more senior position, I regret being born female,” said a 27-year-old woman from Orenburg. According to the same survey, 91 percent of men are happy with their gender and don’t believe that being female would give them any advantage.
Several years ago, the United Nations became concerned about discrimination against women in Russia, and that concern was based on valid reasons. According to United Nations official data, the gender wage gap in Russia is between 35 percent and 40 percent. Executive positions are mainly occupied by men, and many organizations that were fighting for women’s rights have closed down. The Russian government has only three women in positions of power--Tatiana Golikova, the MInister of Health; Elvira Nabiullina, the MInister of Economic Development and Yelena Skrynnik, the Minister of Agriculture. Women make up only 13.8 percent of the State Duma, while the Federation Council is less than 5 percent female. The situation is even worse in the regional governments; of 80 regional governors, only two are women.
It seems like the message has finally reached the right person. Pressured by international organizations, Minister of Health Golikova, announced in a meeting with UN High Commissioner Navanethem Pillay that Russia is preparing a gender equality bill. The news came two weeks before the celebration of International Women’s Day and has become a symbolic gift to women. Notably, a similar bill was approved by the Duma in 2003, but was later blocked by the government. “There was no Gender Equality Law in Russia until now. We don’t yet have any mechanism to eliminate gender discrimination, although the current legislation contains a number of provisions banning such discrimination”
Passage of the new law has unleashed strong discussion. Many men have spoken against the initiative and fear that the situation could be reversed, while some legal experts remain skeptical and argue that it will have no real impact. The Labor Code, as well as corresponding articles in the constitution and other legislation, guarantee equality between men and women in Russia. However, such equality is only theoretical, as in real life these laws are ignored and there are currently no mechanisms for enforcement. Without enforcement, a new law won’t make any difference. Passing the law is a first step, but the important question to ask is when measures to enforce the law will be implemented.
In comparison
In Scandinavian countries, women are more highly represented in politics than anywhere else in the world. In Sweden, Denmark, Norway, Iceland and Finland, female participation in parliament ranges between 34 percent and 46 percent, while the global average is just 18 percent.
The first European Ministry of Gender Equality was created in Denmark in 1999. Sweden joined the initiative in 2007, and a year later Spain did the same. A Ministry of Gender Equality also exists in 35 percent of Latin American countries. In 2009, President Hugo Chavez created a Ministry of Gender Equality in Venezuela, saying it was a “gift” to the women of his country.
Tags: lifestyle, women,
Current ratio: 0 (0 voted)
54321
Community Disqus
Sort by popular now Sort by best rating Sort by newest first Sort by oldest first Showing 4 comments
jkeilholtz
Not only Russsian women , but American women are treated like 2nd class citizens.
Shakir Ali
I am shocked about this report as Russian people tell that Aarab world has discriminated women.
My-thought
This is company not a charity organization. I need someone whose performance is upto max to reflect to my annual profits. It has to be some differences between male and female interms of performacne especially in heavy duties, in the feild etc. It is amazing when the writer talked about the number of female vs. male in the senior positions and did not mentioned the qualifications of these jobs; he has differenant standard than decision makers obviously. In conclusion, I support hiring females but reserving their femininity let us be honest with ourselves. In the Middle East , the females are queens because the men MUST spend on his family
SADHU-VEDANT-MUNI
I am a physician,to prevent and cure the social,political diseases.I also want to involve my self for the health promoting program-mes. 1 comment collapsed Collapse Expand gender in discrimination is indignity of females.females are mor worthy than males. sex offenses like rapes. molestations are increasing day by day.when population of females will be less and males are more than sex abuses will increase and crime rates are increasing. there should not be bigger differences between males and females. we are all born by females , she is a mother, daughter , sister and wife . we are respect her.
Subscribe by email S RSS .Reactions
ManchurianDevil via twitter
Russian women regret being born female Russia Beyond The Headlines http://t.co/c8Cs6Lk
1 day ago
PetitJL via twitter
Russian women regret being born female Russia Beyond The Headlines http://t.co/qsyYCCH
1 day ago
suraj83 via twitter
Russian women regret being born female Russia Beyond The Headlines http://t.co/uYz8Nwf via @AddThis
4 days ago
JohnsonRussiaLi via twitter
#RUSSIA Despite laws against gender discrimination, many Russian women still face undue burdens http://tinyurl.com/6fm4qgj
6 days ago
RussiaExpert via twitter
Women in Russia earn 35-40% less than men and when looking for a job or promotion some regret being born female http://t.co/1NA58aq
1 week ago
FemaleNation via twitter
Russian women regret being born female http://bit.ly/g6aEhA
1 week ago
ForeignWomenTip via twitter
Russian women regret being born female Russia Beyond The Headlines http://bit.ly/fnLTkq
1 week ago
rem_simanovski via twitter
Russian women regret being born female http://bit.ly/hZlX7x