20:40 01/04/2011
Đất nước Nhật Bản những ngày gần đây đang phải oằn mình chống chọi với những thảm họa của động đất, sóng thần cùng với sự cố phóng xạ hạt nhân. Toàn thế giới đang hướng về xứ sở hoa anh đào với sự cảm thông và sẵn sàng chia sẻ. Nhưng vượt lên tất cả những đau thương, tổn thất đó, là một tinh thần Nhật Bản làm thức tỉnh lương tri nhân loại.
Người Nhật từng phải “nuốt nước mắt vào trong” để đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ sau các biến cố lớn như: Trận động đất ở Kan-tô năm 1923, ở Cô-bê năm 1995, hay thảm họa bom hạt nhân năm 1945. Nhưng lần này, người Nhật Bản đã tỏ rõ chiều sâu văn hóa của một dân tộc làm cho cả thế giới phải ngạc nhiên, khâm phục trước ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cộng đồng, thái độ bình tĩnh, ý thức tổ chức, kỷ luật trong ứng xử với thảm họa. Báo chí ca ngợi đó là tinh thần Gaman (kiên gan, chịu đựng), là tinh thần Samurai (dũng cảm), là một dân tộc không những giàu có về vật chất, mà còn giàu có về tinh thần nhất thế giới...
Cơn địa chấn khủng khiếp lớn thứ tư trong lịch sử đã cướp đi của đất nước này nhiều người, nhiều của và có thể còn những hậu quả kéo dài nếu các lò phản ứng hạt nhân gây sự cố nghiêm trọng. Nhưng cũng từ đó, hé lộ một vấn đề rất đáng được bàn luận là, chính tinh thần, thái độ, cách hành xử của người Nhật Bản cũng tạo ra một “cơn địa chấn” trong lòng nhân loại, làm thức tỉnh lương tri biết bao con người về nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân đối với tập thể, đất nước và đồng loại. Đâu đó trên hành tinh của chúng ta, con người còn vì những toan tính thiệt hơn mà coi thường đạo lý, hành động vô nguyên tắc chà đạp lên những quyền cơ bản của con người; ở đâu con người còn quá trọng lợi ích cá nhân, sống ích kỷ, quên mất trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cộng đồng… Hãy nhìn vào nước Nhật.
Trong nỗi đau đến tột cùng vì mất người thân, nhà cửa, cơ nghiệp; trong nỗi lo âu thường trực vì dư chấn động đất, sóng thần và phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân; người Nhật tuyệt đối không một tiếng kêu ca, oán trách, họ lặng lẽ theo dõi diễn biến tình hình, tích cực ủng hộ mọi chủ trương của Chính phủ để góp phần giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng tham gia ngay các hoạt động công ích khắc phục hậu quả thiên tai… Khả năng chịu đựng và vượt lên khó khăn cho thấy, trong lúc này người Nhật muốn thế giới gần gũi, chia sẻ với mình hơn nhưng không để bất kỳ ai phải nhủ lòng thương hại dù tình hình có nghiêm trọng đến mức nào! Một ý thức tự lực cao độ, một tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng tuyệt vời đã được cả một dân tộc thể hiện và phát huy đúng lúc khiến toàn thế giới không chỉ cảm thông mà còn muốn được “kề vai sát cánh” giúp họ vượt qua thử thách cam go.
Người Nhật đã thể hiện cho thế giới biết họ là một dân tộc vĩ đại. Dẫu vẫn biết những thiệt hại do thảm họa thiên tai như vừa qua là không thể tránh khỏi, không thể so sánh, nhưng từ trong thử thách ngặt nghèo, người Nhật đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng của mình, nâng cao tầm vóc và hình ảnh của cả một dân tộc bằng những cử chỉ, hành động mang đậm nét văn hóa phương Đông - hình mẫu người quân tử với tầm nhìn xa trông rộng, phong cách sống đại lượng, bao dung, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người, nhưng khi mình gặp sự chẳng lành lại không muốn vì mình mà làm ảnh hưởng đến người khác. Một phong cách ứng xử thật khiêm nhường, đẹp đẽ chúng ta có thể vẫn được thấy ở người này, người khác, tập thể này hay đơn vị khác, nhưng ở cấp độ tuyệt đại đa số dân chúng, ở cả một dân tộc với ý thức tự giác như Nhật Bản, lại được bộc lộ chính trong những giờ phút thử thách nguy nan và nhạy cảm nhất thì thật là một hiện tượng đặc biệt - hiếm có.
Phải chăng do vị trí địa lý của một đất nước thường phải đối mặt với thiên tai, nguồn tài nguyên thiên nhiên không mấy giàu có, mà người Nhật đã hướng nền giáo dục của mình vào việc tôi luyện con người có tinh thần chủ động, sáng tạo, thích nghi với mọi biến cố của hoàn cảnh, có ý chí vươn lên mạnh mẽ, quyết không sống cam chịu và khẳng định con người là nguồn lực, tài sản quý giá nhất.
Người Nhật tuyệt đối giữ chữ tín. Thật là cảm động khi chúng ta được biết mới đây, mặc dù đang đứng trước những khó khăn bề bộn, lo đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ lời hứa và ký hợp đồng viện trợ không hoàn lại cho giáo dục Việt Nam với số tiền gần 200.000 USD. Trong kinh doanh, người Nhật một mặt biết cách vượt lên trên đối thủ, mặt khác luôn quan tâm gắn kết, làm cho công nhân cảm nhận công ty như ngôi nhà của mình, nhờ đó họ đã phát huy tối đa sức mạnh tập thể và thu được những thành công vang dội, tạo nên một phong cách độc đáo - phong cách kinh doanh Nhật Bản. Rõ ràng, trong khi hòa nhập sâu rộng vào thế giới, người Nhật vẫn không đánh mất bản sắc của mình. Nhật Bản cũng là nước có nền công nghiệp phát triển với bề dày lịch sử hàng trăm năm, đứng hàng đầu thế giới. Ở đó, tác phong và kỷ luật mang tính công nghiệp đã thẩm thấu, hóa thân thành đức tính, phẩm chất và phong cách sống của mỗi con người. Một dân tộc mạnh mẽ và kỷ luật như thế chắc chắn sẽ không chịu đầu hàng trước bất kỳ hoàn cảnh, khó khăn nào. Từ trong hoang tàn đổ nát, công cuộc tái thiết cũng đã bắt đầu và hoa anh đào sẽ lại nở rộ.
Nguyễn Trường Sơn (QĐND)
Đất nước Nhật Bản những ngày gần đây đang phải oằn mình chống chọi với những thảm họa của động đất, sóng thần cùng với sự cố phóng xạ hạt nhân. Toàn thế giới đang hướng về xứ sở hoa anh đào với sự cảm thông và sẵn sàng chia sẻ. Nhưng vượt lên tất cả những đau thương, tổn thất đó, là một tinh thần Nhật Bản làm thức tỉnh lương tri nhân loại.
Người dân trật tự xếp hàng dài chờ nhận lương thực tại thành phố Sendai.
Người Nhật từng phải “nuốt nước mắt vào trong” để đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ sau các biến cố lớn như: Trận động đất ở Kan-tô năm 1923, ở Cô-bê năm 1995, hay thảm họa bom hạt nhân năm 1945. Nhưng lần này, người Nhật Bản đã tỏ rõ chiều sâu văn hóa của một dân tộc làm cho cả thế giới phải ngạc nhiên, khâm phục trước ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cộng đồng, thái độ bình tĩnh, ý thức tổ chức, kỷ luật trong ứng xử với thảm họa. Báo chí ca ngợi đó là tinh thần Gaman (kiên gan, chịu đựng), là tinh thần Samurai (dũng cảm), là một dân tộc không những giàu có về vật chất, mà còn giàu có về tinh thần nhất thế giới...
Cơn địa chấn khủng khiếp lớn thứ tư trong lịch sử đã cướp đi của đất nước này nhiều người, nhiều của và có thể còn những hậu quả kéo dài nếu các lò phản ứng hạt nhân gây sự cố nghiêm trọng. Nhưng cũng từ đó, hé lộ một vấn đề rất đáng được bàn luận là, chính tinh thần, thái độ, cách hành xử của người Nhật Bản cũng tạo ra một “cơn địa chấn” trong lòng nhân loại, làm thức tỉnh lương tri biết bao con người về nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân đối với tập thể, đất nước và đồng loại. Đâu đó trên hành tinh của chúng ta, con người còn vì những toan tính thiệt hơn mà coi thường đạo lý, hành động vô nguyên tắc chà đạp lên những quyền cơ bản của con người; ở đâu con người còn quá trọng lợi ích cá nhân, sống ích kỷ, quên mất trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cộng đồng… Hãy nhìn vào nước Nhật.
Trong nỗi đau đến tột cùng vì mất người thân, nhà cửa, cơ nghiệp; trong nỗi lo âu thường trực vì dư chấn động đất, sóng thần và phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân; người Nhật tuyệt đối không một tiếng kêu ca, oán trách, họ lặng lẽ theo dõi diễn biến tình hình, tích cực ủng hộ mọi chủ trương của Chính phủ để góp phần giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng tham gia ngay các hoạt động công ích khắc phục hậu quả thiên tai… Khả năng chịu đựng và vượt lên khó khăn cho thấy, trong lúc này người Nhật muốn thế giới gần gũi, chia sẻ với mình hơn nhưng không để bất kỳ ai phải nhủ lòng thương hại dù tình hình có nghiêm trọng đến mức nào! Một ý thức tự lực cao độ, một tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng tuyệt vời đã được cả một dân tộc thể hiện và phát huy đúng lúc khiến toàn thế giới không chỉ cảm thông mà còn muốn được “kề vai sát cánh” giúp họ vượt qua thử thách cam go.
Người Nhật đã thể hiện cho thế giới biết họ là một dân tộc vĩ đại. Dẫu vẫn biết những thiệt hại do thảm họa thiên tai như vừa qua là không thể tránh khỏi, không thể so sánh, nhưng từ trong thử thách ngặt nghèo, người Nhật đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng của mình, nâng cao tầm vóc và hình ảnh của cả một dân tộc bằng những cử chỉ, hành động mang đậm nét văn hóa phương Đông - hình mẫu người quân tử với tầm nhìn xa trông rộng, phong cách sống đại lượng, bao dung, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người, nhưng khi mình gặp sự chẳng lành lại không muốn vì mình mà làm ảnh hưởng đến người khác. Một phong cách ứng xử thật khiêm nhường, đẹp đẽ chúng ta có thể vẫn được thấy ở người này, người khác, tập thể này hay đơn vị khác, nhưng ở cấp độ tuyệt đại đa số dân chúng, ở cả một dân tộc với ý thức tự giác như Nhật Bản, lại được bộc lộ chính trong những giờ phút thử thách nguy nan và nhạy cảm nhất thì thật là một hiện tượng đặc biệt - hiếm có.
Phải chăng do vị trí địa lý của một đất nước thường phải đối mặt với thiên tai, nguồn tài nguyên thiên nhiên không mấy giàu có, mà người Nhật đã hướng nền giáo dục của mình vào việc tôi luyện con người có tinh thần chủ động, sáng tạo, thích nghi với mọi biến cố của hoàn cảnh, có ý chí vươn lên mạnh mẽ, quyết không sống cam chịu và khẳng định con người là nguồn lực, tài sản quý giá nhất.
Người Nhật tuyệt đối giữ chữ tín. Thật là cảm động khi chúng ta được biết mới đây, mặc dù đang đứng trước những khó khăn bề bộn, lo đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ lời hứa và ký hợp đồng viện trợ không hoàn lại cho giáo dục Việt Nam với số tiền gần 200.000 USD. Trong kinh doanh, người Nhật một mặt biết cách vượt lên trên đối thủ, mặt khác luôn quan tâm gắn kết, làm cho công nhân cảm nhận công ty như ngôi nhà của mình, nhờ đó họ đã phát huy tối đa sức mạnh tập thể và thu được những thành công vang dội, tạo nên một phong cách độc đáo - phong cách kinh doanh Nhật Bản. Rõ ràng, trong khi hòa nhập sâu rộng vào thế giới, người Nhật vẫn không đánh mất bản sắc của mình. Nhật Bản cũng là nước có nền công nghiệp phát triển với bề dày lịch sử hàng trăm năm, đứng hàng đầu thế giới. Ở đó, tác phong và kỷ luật mang tính công nghiệp đã thẩm thấu, hóa thân thành đức tính, phẩm chất và phong cách sống của mỗi con người. Một dân tộc mạnh mẽ và kỷ luật như thế chắc chắn sẽ không chịu đầu hàng trước bất kỳ hoàn cảnh, khó khăn nào. Từ trong hoang tàn đổ nát, công cuộc tái thiết cũng đã bắt đầu và hoa anh đào sẽ lại nở rộ.
Nguyễn Trường Sơn (QĐND)
No comments:
Post a Comment