Wednesday, September 21, 2011

Quyển hồi ký của ông phó Dick Cheney

----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>; chinhnghia Viet <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, August 30, 2011 10:09 PM
Subject: [HUYET-HOA] Quyển hồi ký của ông phó Dick Cheney

 

 
Quyển hồi ký của ông phó Dick Cheney 

http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif

Nguyễn Văn Khanh
 
Hơn nửa năm trước đây, tôi có dịp gặp lại ông.

Cựu Phó Tổng Thống Dick Cheney sắp cho ra mắt cuốn hồi ký của ông. (Hình: Mark Wilson/Getty Images)

Hôm đó là ngày Thứ Bảy đầu Tháng Hai, ông từ Wyoming về Washington, D.C. nói chuyện theo lời mời của một tổ chức thuộc đảng Cộng Hòa nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của cố Tổng Thống Ronald Reagan. Nói chung thì ông vẫn rất nhanh nhẹn, vẫn dáng đi của một người lớn tuổi lưng bắt đầu hơi còng, mở đầu bao giờ cũng là nụ cười của một người từ lâu đã là ông nội, ông ngoại, trước khi đưa ra những lời phát biểu đầy đanh thép thường có của một chính trị gia hàng đầu.

Câu chuyện ông trình bày hôm đó có thể được chia làm nhiều phần, mở đầu dành để ca ngợi vị cố tổng thống mà tất cả các đảng viên Cộng Hòa đều ngưỡng mộ, kế đến là tình hình thế giới và những kế hoạch phải thực hiện để nước Mỹ luôn luôn giữ vị trí cường quốc hàng đầu thế giới. Ðương nhiên ông không quên nói đến cách mạng hoa lài ở Tunisia và cuộc chính biến đang xảy ra ở Ai Cập, quốc gia đồng minh thân tín của Hoa Kỳ trong vùng Trung Ðông.
Những phát biểu ông đưa ra liên quan đến cuộc biểu tình của người dân Ai Cập đòi lật đổ Tổng Thống Hosni Mubarak là những điều tôi nhớ mãi. Ông cho biết Hoa Kỳ "luôn luôn hoan nghênh tự do và dân chủ cũng như ủng hộ mọi quyết định của người dân nước khác", và sau một thời gian dài làm việc "đôi khi rời chính trường lại hay hơn cho ông Mubarak".
Nhưng giữa lúc cả thế giới đang cùng nhau chỉ trích chế độ độc tài quân phiệt Cairo và lên án Hoa Kỳ quá thân thiết với ông tổng thống sắp bị lật đổ thì ông lại lớn tiếng nhắc nhở những người tham dự buổi nói chuyện hôm đó "đừng quên Tổng Thống Mubarak là một người bạn tốt của nước Mỹ" từng hết lòng ủng hộ Hoa Kỳ và luôn sẵn lòng đi chung với Hoa Kỳ "những khi nước Mỹ phải đối phó với tình huống khó khăn".

Ông kể lại hồi 1990 khi Saddam Hussein đưa quân chiếm Kuwait, Tổng Thống Hoa Kỳ thời đó là ông Bush "bố" cử ông sang Ai Cập "nói chuyện với chính phủ Cairo xem nên làm gì để cứu Kuwait". Trong vai trò tổng trưởng Quốc Phòng, ông và Tổng Thống Mubarak "bàn thảo với nhau nhiều giờ về kế hoạch tiến quân", trước khi ông Mubarak lên truyền hình thông báo cho Hoa Kỳ sử dụng không phận và kênh đào Suez để chuyển quân sang Saudi Arabia trước khi tiến vào Kuwait.

Ông bảo còn nhớ trong bài diễn văn, Tổng Thống Mubarak "là một trong những nhà lãnh đạo Trung Ðông đầu tiên lên án hành động xâm lăng của Iraq, sau đó lại gửi 2 sư đoàn bộ binh tham chiến chung với Hoa Kỳ trong chiến dịch giải phóng Kuwait". Những quyết định quan trọng này của ông Hosni Mubarak, theo ông, "đã thay đổi hẳn cục diện chính trường và chiến trường, giúp nước Mỹ nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn khi mở cuộc chiến vùng vịnh".

Hôm đó, ông cũng nhắc đến những thành quả của mối quan hệ bền chặt giữa Ai Cập và Hoa Kỳ "giúp ổn định Trung Ðông" trong những thập niên vừa qua, và sự hỗ trợ cần có trong cuộc chiến chống khủng bố mà Washington cho thực hiện sau biến cố 11 Tháng Chín, 2001. Phần nói chuyện này của ông kết thúc bằng câu "vì thế, tôi nghĩ rằng chúng ta phải đối xử với Tổng Thống Hosni Mubarak cho công bằng, không phải vì ông ta là một người bạn tốt với nước Mỹ mà còn là bạn tốt với nhiều người khác nữa".

Hôm nay tôi chợt nhớ đến ông vì ông sửa soạn ra mắt cuốn hồi ký mang nhan đề "In My Time: A Personal and Political Memoir" (tạm dịch "Trong thời của tôi: Hồi Ký cá nhân và chính trị"). Ðây là quyển sách đã được nói đến cả năm nay -tự tay ông viết với sự giúp đỡ của cô con gái đầu lòng tên Liz, nghe đâu nhà xuất bản Simon & Schuster phải trả 2 triệu đô la tiền bản quyền, ngay lần đầu đã in 500,000 cuốn.

Giống như khi cầm các quyển hồi ký của những nhà lãnh đạo khác, người ta trông chờ ông tiết lộ những chuyện quan trọng mang tính "thâm cung bí sử" hoặc xác nhận những điều giới thạo tin ở thủ đô đã truyền miệng với nhau hay xì ra cho báo chí biết. Ít nhiều, những gì ông thố lộ trong quyền sách sẽ trình làng vào ngày Thứ Ba tuần này sẽ làm thỏa mãn óc tò mò của người đọc.

Ông viết những gì trong quyển hồi ký? Ông mở đầu bằng chuyện xảy ra trong phòng họp dưới hầm của Tòa Bạch Ốc hôm xảy ra biến cố 11 Tháng Chín, lúc đó tổng thống không có mặt ở Washington và hệ thống liên lạc bị hỏng, dẫn đến việc ông là người phải quyết định mọi chuyện. Theo lời ông, "kinh nghiệm làm việc với chính phủ giúp tôi có thể điều hành trong lúc nguy biến" nhưng ông quyết định không lên TV hay đài phát thanh thông báo cho mọi người biết chuyện gì xảy ra "vì làm như thế là coi thường tổng thống và có thể khiến tình trạng trở nên khó khăn hơn". Ông viết rằng "lúc đó chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh, mọi người muốn thấy vị tổng tư lệnh là người điều khiển mọi chuyện và cương quyết". Vị tổng tư lệnh làm tròn các trách nhiệm đó "chính là Tổng Thống George W. Bush".

Ông bảo hồi Tháng Sáu, 2007 đã đề nghị Tổng Thống George W. Bush giội bom những địa điểm tình nghi chính phủ Syria xây lò phản ứng, nhưng ý kiến của ông không được đón nhận vì "mọi người vẫn còn ngất ngư với chuyện tin tức tình báo sai lạc nói rằng Iraq có những loại võ khí giết người hàng loạt".

Ông kể lại "Tôi là người duy nhất đưa đề nghị đó. Sau khi tôi trình bày xong, tổng thống hỏi có ai ủng hộ ý kiến của ông phó không? Không một ai trong phòng giơ tay ủng hội tôi cả". Cuối cùng Tổng Thống George W. Bush quyết định sử dụng đường lối ngoại giao ép Syria phải công khai loan báo từ bỏ ý định chế tạo võ khí nguyên tử. Nhưng ông viết thêm rằng 3 tháng sau ngày ông đưa đề nghị đó, không quân Do Thái oanh tạc tất cả những địa điểm mà ông từng trình bày với tổng thống và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia.

Ông dành khá nhiều trang giấy để nói về những xáo trộn nội bộ, chẳng hạn như chuyện liên quan đến Ngoại Trưởng Collin Powell, người bị ông chỉ trích đã gây tai hại cho danh dự của tổng thống "khi nói chuyện với những người khác là ông ta hoài nghi về quyết định đánh Iraq". Ở điểm này, ông xác nhận là người đã thúc đẩy tổng thống nên cho ông Powell từ chức ngay sau cuộc bầu cử 2004, coi đó là giải pháp "tốt nhất" trong giai đoạn đó và đề nghị này của ông được tổng thống đồng ý.

Không chỉ với ông Powell, ông Cheney còn dùng những chữ không mấy thiện cảm với bà Ngoại Trưởng Condoleeza Rice, gọi bà là "ngây thơ" khi bà muốn đạt thỏa hiệp về nguyên tử với Bắc Hàn. Ông cho thấy ngay trong hàng ngũ cố vấn cao cấp cũng cho những người "ngây thơ" không kém, đưa ra dẫn chứng cho thấy rất nhiều lần ông phải lớn tiếng trình bày cho mọi người hiểu là không thể nào nhân nhượng với Iraq, không bao giờ chấp nhận chuyện "nhẹ bớt các lời lẽ mà tổng thống sẽ nói trong những bài diễn văn" trình bày với mọi người về chính sách của Hoa Kỳ đối với chế độ độc tài Saddam Hussein.

Trong quyển sách, ông không nói gì đến những lời chỉ trích cho rằng nước Mỹ có 2 vị tổng thống - một do dân bầu lên là ông George W. Bush, một quyết định mọi chuyện là ông - nhưng cho hay đã 2 lần ông có ý định từ chức. Lần thứ nhất là tờ đơn ông viết đề ngày mùng 8 Tháng Ba, 2001, ký tên sẵn sàng trao cho người phụ tá kèm theo lời dặn dò nếu ông lên cơn đau tim hay bị tai biến mạch máu não không thể làm việc được thì trao cho tổng thống. Lần thứ nhì diễn ra trước cuộc bầu cử 2004, ông gặp thẳng tổng thống để đề nghị cho ông nghỉ việc, vì sợ sự hiện diện của ông sẽ gây khó khăn cho cuộc vận động tái tranh cử. Vài ngày sau đó, tổng thống nói "muốn tôi ở lại tiếp tục làm việc chung".

Dù được mời ở lại, nhưng ông thú nhận vai trò lẫn ý kiến của ông không còn được coi trọng như trước nữa. Trong những thí dụ ông đưa ra, có chuyện hồi 2006 khi Tổng Thống Bush quyết định thay thế ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld mà ông "không được hỏi cũng như có không quyền đóng góp ý kiến".

Trước khi cuốn hồi ký dày 567 trang được bày bán, vị phó tổng thống được xem là "có quyền uy và gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ" đồng ý trả lời phỏng vấn của rất nhiều đài truyền hình và báo chí. Tối nay - Thứ Hai, 29 Tháng Tám, 2011 - dân chúng Hoa Kỳ sẽ thấy ông trên đài NBC để trả lời các câu hỏi liên quan đến quyển sách và những gì ông viết trong đó. Sáng ngày mai, ông sẽ xuất hiện trong một loạt các chương trình khác của những đài ABC, CBS, CNN...

Không biết người đọc sẽ đón nhận cuốn hồi ký của ông như thế nào, nhưng nhà xuất bản Simon & Schuster tự hào là đây quyển hồi ký có sức thu hút mạnh nhất trong lịch sử sách báo thế giới. Bà giám đốc Louise Burke còn nói "hãnh diện được in quyển hồi ký quan trọng này" và tin tưởng quyển hồi ký của ông sẽ nằm trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất.

Nghe nói trong cuộc phỏng vấn được thu hình trước với đài NBC, khi nhà báo Jamie Gangel bảo quyền hồi ký của ông "sẽ khiến nhiều người bực tức", Phó Tổng Thống Dick Cheney trả lời tình bơ: "Ngay ở Washington sẽ có nhiều người điên tiết lên vì những gì được phơi bày trong quyển hồi ký của tôi".

http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif
__._,_.___
Recent Activity:
" Khong mang NUOC va DAN di dang cho mot NUOC NGOAI truoc khi tranh doi va khoi phuc lai duoc NUOC va DAN o tay mot NUOC NGOAI."
MARKETPLACE
A bad score is 579. A good idea is checking yours at freecreditscore.com.
.

__,_._,___


No comments:

Post a Comment