Wednesday, September 21, 2011

HIỂM HỌA VI KHUẨN KHÁNG THUỐC (Antibioresistance)

----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, September 7, 2011 3:42 AM
Subject: [HUYET-HOA] HIỂM HỌA VI KHUẨN KHÁNG THUỐC (Antibioresistance)

 
 
HIỂM HỌA VI KHUẨN KHÁNG THUỐC
(Antibioresistance)
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
 
 
Tháng 8, 2011 Euro Surveillance cho biết loại vi khuẩn Klebsiella pneumoniae kháng đa thuốc đã xuất hiện tại nhiều bệnh viện Hòa Lan, Đức, Pháp.v,v…Bệnh nhân thường là những người có sức miễn dịch đã yếu sẵn. Tại Hòa Lan đã có 27 người chết có lẽ vì vi khuẩn Klebsiella pneumoniae kháng thuốc Carbapenem (Carbapenem-Resistant Klebsiella pneumoniae,CRKP).  
Được biết loại CRKP cũng thường được thấy báo cáo tại Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc...và Việt Nam.
Video: Drug Resistant Superbug hits California
 
 
                                                            ***
 
Ngày nay, trên khắp thế giới người ta rất lo ngại trước sự gia tăng không ngừng của nhiều loại vi khuần có tính kháng thuốc.
Không ít thuốc kháng sinh từ trước giờ được xem như những cứu tinh của biết bao bệnh tật, ngày nay chúng đã tỏ ra không còn công hiệu chữa trị được nữa. Kho tàng thuốc kháng sinh càng ngày càng trở nên hạn hẹp và khan hiếm hơn trước rất nhiều…
Hiện tượng kháng kháng sinh đã bắt đầu!
 
Thuốc kháng sinh là gì? 
Đó là những chất thiên nhiên được gây cấy từ vi sinh vật, hoặc được tổng hợp hay bán tổng hợp hóa học.
Chúng có khả năng hủy diệt hoặc làm chậm lại sự phát triển và bành trướng của vi sinh vật gây bệnh.
Các chất nầy có thể là thuốc trụ sinh (antibiotique), các thuốc sulfa (sulfamide), thuốc diệt siêu vi (antiviraux), thuốc diệt nấm (antifongiques), chất tẩy uế (desinfectants) và các loại thuốc sát trùng (antiseptiques).
 
Hiện tượng kháng kháng sinh (antibioresistance) là gì? 
Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị diệt bởi thuốc kháng sinh, chúng vẫn tồn tại, sinh sản ra những thế hệ con cháu không có tính cảm ứng (sensible) với một hay với nhiều loại thuốc kháng sinh nào đó còn đuợc gọi nôm na là hiện tượng lờn thuốc!
 
Tại sao hiện tượng lờn thuốc có thể xảy ra? 
Có rất nhiều nguyên nhân, như sự sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi, không đúng cách, không tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu, cũng như không chịu uống cho thật hết số thuốc như bác sĩ đã kê toa.
Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi thú y, canh nông và ngư nghiệp cũng dự phần không nhỏ trong sự hình thành hiện tượng kháng kháng sinh ở người. Cuối cùng là vấn đề dùng các chất diệt khuẩn (nettoyant antibactérien) để chùi rửa quá thường xuyên, không đúng chỉ dẫn cũng có thể giúp sản sinh ra những dòng vi khuẩn có tính kháng thuốc…
Y, nha, dược, thú y sĩbệnh nhân đều có trách nhiệm trong vấn đề kháng kháng sinh nầy!
 
Vi khuẩn kháng thuốc
 
Kháng thuốc xảy ra như thế nào?
Vi khuẩn tiếp nhận tính kháng thuốc từ nhiều ngõ. Từ các vi khuẩn khác có mang sẵn tính chất nầy, hoặc do hiện tượng ngẩu biến (mutation) tự nhiên. Phải chăng đây là một hiện tượng thiên nhiên nhằm để bảo vệ sự sống còn của một sinh vật?
Tính đề kháng được gắn trên di thể (gène) của vi khuẩn, hoặc cũng có thể nằm trong những đơn vị phụ thuộc của nhiễm sắc thể (chromosome), gọi là những vi thể plasmides. Đây là những vòng DNA cực nhỏ và di động.
Khi vi khuẩn chết đi, các plasmides nầy sẽ được thải vào môi sinh và từ đó nhiễm vào các vi khuẩn khác.
Còn đối với siêu vi (virus), khi tăng số hay sinh sản(gọi là làm réplication), chúng cần phải xâm nhập vào vi khuẩn để trích lấy plasmides và đem truyền sang cho những vi khuẩn khác.
 
Tại sao vi khuẩn kháng được thuốc?  
Hiện tượng kháng thuốc có thể xảy ra theo một trong những cơ chế sau đây:
1-      Làm thay đổi mục tiêu tác động (site d'action) của thuốc trên vi khuẩn Ví dụ làm thay đổi protéine trên vi khuẩn mà thuốc Pénicilline sẽ bám vào để tác động (Pénicilline vs Streptococcus pneumoniae).
2-      Vô hiệu hóa thuốc bằng enzyme bêta lactamase (Penicilline vs Staphilococcus aureus).
3-       Làm giảm độ thẩm thấu của màng tế bào vi khuẩn nên thuốc không tác động được (Gentamycine vs Pseudomonas aeroginosa).
 
Một số vi khuẩn kháng thuốc tại Canada
·         Staphylococcus  aureus  kháng Methicilline.
·         -  Enterococcus kháng Vancomycine.
·         - Klebsiella pneumoniae / bêta lactamase à spectre étendu (BLSE) résistants.
·         -  Eschericia coli / BLSE résistants.
·         -   Salmonella.
·         -   Shigella.
·         -  Gonocoques  kháng  Fluoroquinolone.
·         -   Streptococcus  pneumoniae résistant à la Pénicilline (SPRP).
·         -  Tuberculose résistant à l'Isoniaside et à la Rifambine.
 
Sự sang nhượng tính kháng thuốc: hiện tượng đáng ngại (transfert de résistance)
Có bằng chứng cho thấy vi khuẩn mang tính kháng thuốc có thể vượt hàng rào chủng loại (barrière d'espèce) để truyền tính nầy sang cho những vi khuẩn của một chủng loại khác, thí dụ vi khuẩn gốc ở thú vật truyền tính đề kháng sang cho vi khuẩn gốc ở người chẳng hạn…
Ngoài ra, cũng cần nói thêm là đa số thuốc kháng sinh dùng bên thú y đều có cùng một cơ cấu hóa học như những thuốc đồng loại dùng bên người.
Bởi lý do nầy, cho nên khi một vi khuẩn đề kháng với một loại thuốc bên thú y thì nó cũng có thể đồng thời đề kháng với các loại thuốc cùng nhóm bên người.
 
Thuốc kháng sinh nhìn từ phía y khoa
Năm 1954, Hoa Kỳ chỉ sản xuất có 2 triệu cân thuốc kháng sinh. Ngày nay, số sản xuất đã tăng vọt lên trên 50 triệu cân/năm.
Theo The Centers for Disease Control & Prevention (CDC) Hoa Kỳ cho biết, có thể nói là có trên 50% toa kháng sinh do bác sĩ kê cho bệnh nhân đều không cần thiết và không xác đáng đã được kê ra để chữa trị những bệnh thông thường do virus như ho hen cảm cúm…Và được biết là thuốc kháng sinh chỉ có công hiệu để trị những bệnh cảm nhiễm do vi khuẩn gây ra mà thôi. Cơ quan Y tế Canada cũng đưa ra một nhận định như trên.
Ngày nay, một số lớn vi khuẩn không còn cảm ứng với các loại thuốc kháng sinh cũ thường được sử dụng từ trước tới nay nữa.
Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, tác nhân của viêm phổi và viêm màng não đã không còn cảm ứng với Pénicilline và một số thuốc khác… 
Vancomycine là kháng sinh đặc trị vi khuẩn Staphylococcus aureus, giờ thì nó không còn hữu hiệu nữa.
Các vi khuẩn như Enterococcus faecalis, Mycobacterium tuberculosis, Pseudomonas aeruginosa đều đề kháng với rất nhiều loại kháng sinh. Tử vong của bệnh lao phổi trước đây đã giảm thiểu ở các quốc gia Tây phương, nay có khuynh hướng gia tăng trở lại.
Tổ chức Y Tế Thế giới (OMS) cho biết các chủng vi khuẩn gây bệnh lậu mủ (gonorrhea) gốc Á châu và Phi châu, ngày nay đã thấy xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới.
Tình trạng nhiễm trùng hậu giải phẫu tại các bệnh viện Canada là một vấn đề thật đáng ngại, trong đó nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus là một trong nhiều loại vi khuẩn thường gặp nhất. Gần đây, Clostridium difficile vi khuẩn gây viêm ruột xảy ra trong các bệnh viện cũng có mòi gia tăng lên nhiều.
 
Thuốc kháng sinh nhìn từ phía thú y
Thuốc kháng sinh dược dùng để phòng và trị bệnh gia súc, nhưng phần lớn trên 90% thuốc được sử dụng như những chất kích thích tăng trưởng (growth promoting) trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Thuốc kháng sinh được trộn vào thức ăn hỗn hợp với những nồng độ thật thấp (subtherapeutic) để giúp thú mau lớn và tăng hiệu suất thực phẩm (feed efficiency)
 Kỹ nghệ nuôi cá salmon vùng ven biển Vancouver, Canada cũng áp dụng phương pháp nầy. Sự kiện sử dụng quá bừa bãi thuốc kháng sinh từ mấy chục năm nay đã làm phát sinh ra rất nhiều chủng vi khuẩn mang tính kháng thuốc. Vi khuẩn Salmonella đã đề kháng cùng một lúc với nhiều loại thuốc như Ampicilline, Chloramphenicol, Streptomycine Tétracycline.
Seventeen different agents (including antibiotics and coccidiostats) are approved for subtherapeutic use for growth promotion and improved feed efficiency. Of those agents, four are used in human medicine (penicillin, tetracycline, erythromycin, and bacitracin) and three are related to those used in human medicine (lincomycin, tylosin, and virginiamycin). Those seven antibiotics are used widely in livestock. (CSPI Antibiotic Resistance Project)
 
Vào cuối thập niên 1990, tại Anh quốc vi khuẩn Salmonella typhimurium DT 104 đã hoành hành dữ dội trong chăn nuôi. Một thời gian sau đó, người ta đã phát hiện những vi khuẩn nầy ở người và điều tai hại nhất là chúng đã đề kháng với nhiều loại thuốc kể cả với thuốc Trimethroprim sulfaFluoroquinolone
Năm 1985, tại Californie trên 1000 người đã ngã bệnh vì ăn phải hamburger có nhiễm khuẩn Salmonella newport đề kháng với nhiều loại thuốc…
Ngày nay, các vi khuẩn thông thường của đường ruột như Entérobacter, CampylobacterE.coli 0157: H7 (bệnh Hamburger) cũng đã đề kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh!
 
Ăn thịt chứa chất tồn dư kháng sinh có hại không?
Câu hỏi nầy thường được mọi người nêu ra. Trên lý thuyết, chúng ta nên tránh dùng thịt có chứa chất tồn dư (résidu) kháng sinh. Nhưng thực tế rất khó thực hiện, ngoại trừ trường hợp mình tự nuôi lấy súc vật để làm thịt.
Thịt chứa tồn dư kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe như:
·         - Gây dị ứng. Ví dụ Penicilline sẽ chuyển thành acide Pénicilline là một chất dị ứng (allergène), tuy nhiên cũng rất hiếm thấy xảy ra.
·         - Tạo ra những chủng vi khuẩn mang tính kháng kháng sinh sau nầy.
·         - Một vài loại thuốc kháng sinh trong chăn nuôi bị nghi ngờ là có thể gây ung thư (carcinogène). Thuốc kháng sinh Carbadox (Mecadox) thường được sử dụng để trị tiêu chảy ở heo con và cũng đồng thời giúp chúng không bị mất sức giảm cân trong lúc lẻ bầy. Thuốc cho thấy gây ung thư ở chuột trong phòng thí nghiệm, bởi vậy để ngừa nguy cơ nầy ở người dùng thịt heo, thời gian ngưng thuốc Carbadox trước khi gởi heo đi hạ thịt phải trên 42 ngày để thịt không còn chứa chất tồn dư. Một số Quốc gia như Anh và Úc châu đã cấm sử dụng. Bộ y tế Canada đã ra quyết định cấm bán Carbadox.
 
Phải chăng tất cả vi khuẩn đều có hại?
Thật ra không phải vi khuẩn nào cũng đều có hại cả. Có loại vi khuẩn hiền sống trong ruột và trên da của chúng ta. Chỉ có những loại vi khuẩn xấu mới làm chúng ta bệnh. Khoa học gọi chúng là những pathogènes...
Khi chúng ta sử dụng các chất diệt khuẩn để chùi rửa, tất cả vi khuẩn tốt lẫn vi khuẩn xấu sống trên da đều bị diệt hết. Nếu chỉ dùng savon thường để rửa thì vi khuẩn tốt không hề hấn gì nhưng ngược lại vi khuẩn xấu sẽ dễ dàng bị loại đi. Vậy tốt nhất là nên xài savon loại thường và tránh bớt việc dùng các loại savon diệt khuẩn (savon antibactérien).
Đây là một trong nhiều cách để ngăn chặn phần nào sự xuất hiện của những vi khuẩn kháng thuốc!
Ai ít sử dụng kháng sinh thì khỏi phải lo sợ hiện tượng lờn thuốc? 
Vấn đề ở đây không phải là bệnh nhân kháng thuốc, nhưng chính vi khuẩn mới thật sự là đối tượng lờn thuốc. Vi khuẩn kháng một loại thuốc nào đó khi chất nầy không đủ sức để diệt được nó nữa. Vi khuẩn mang sẵn tính kháng thuốc có thể nhiễm vào môi sinh, vào nguồn nước cũng như vào bất luận một loại thức ăn thức uống nào đó. Vấn đề thịt chứa chất tồn dư kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Luật thú y Canada đã quy định rõ rệt thời gian bắt buộc phải ngưng chữa trị súc vật (période de retrait, withdrawal period) bằng kháng sinh truớc khi gởi đến nhà máy để hạ thịt. Thời gian này dài hay ngắn tùy theo loại thuốc sử dụng. Test thử nghiệm (Cast test, Stop test, DSSP) sự hiện diện của chất kháng sinh trong thịt vẫn thường được thực hiện thường xuyên tại lò sát sinh.
 
Những người ăn chay, không ăn thịt thì không phải lo ngại đến hiện tượng kháng thuốc? 
Điều nầy sai! Các loại vi khuẩn gây bệnh có mang sẵn tính kháng thuốc có thể đã hiện diện trong rau cải hoa quả rồi…
Phân súc vật là nguồn lây nhiễm chính!
Nếu nấu thịt cho thật chín có nghĩa là tôi sẽ loại được tất cả vi khuẩn mang tính kháng thuốc? 
Không hoàn toàn đúng như vậy!
 
Sự nấu chín không đồng nghĩa với sự tiệt trùng (stérilisation). Một số vi khuẩn sống sót vẫn có thể làm hại ta như thường. Bên cạnh vấn đề vi khuẩn, thịt cũng có thể chứa các chất tồn dư kháng sinh nữa.
Toa ghi rõ uống 4 viên kháng sinh một ngày, nhưng tôi chỉ cần uống 2 viên là đủ rồi?  
Không nên nghĩ như vậy!
Cần phải tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu. Khoảng cách giữa các liều uống có mục đích bảo đảm trong máu lúc nào cũng phải có một nồng độ thuốc cần thiết. Việc không tôn trọng liều lượng sẽ làm trị liệu không kết quả và có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc sau nầy…
Bệnh nhân cần uống cho đúng cách, đúng liều, uống liên tục cho đến khi hết thuốc theo đúng như toa. Đây là điều tối quan trọng để bảo vệ sức khỏe không những cho riêng cá nhân mình, mà còn cho cả những người trong gia đình và...cho cả súc vật nuôi trong nhà nữa.
Kháng sinh còn dư trong lọ có thể để dành sử dụng lại sau nầy, hoặc để cho người khác? 
Không nên!
Điều quan trọng là phải uống thuốc như toa đã ghi mới có thể hết bệnh được. Uống không hết thuốc, một số vi khuẩn vẫn có thể còn sống sót và trở nên kháng thuốc sau nầy. Bệnh trạng mỗi người mỗi khác. Mỗi loại kháng sinh đều có chỉ định đặc biệt để trị một hay nhiều loại vi khuẩn nào đó. Đem thuốc dư của mình cho người khác là không đúng.
Thuốc dư, thuốc cũ quá thời hạn sử dụng không nên vứt bỏ vào thùng rác, lavabo hay vào toilette vì chúng có thể làm ô nhiễm nguồn nước và có thể làm xuất hiện tính kháng thuốc ở một số vi khuẩn sống trong môi sinh.
Tại Canada, cách tốt nhất là đem thuốc cũ đến các nhà thuốc Tây để nhờ họ gởi đi hủy bỏ một cách an toàn.
Chúng ta không nên lo sợ tình trạng kháng kháng sinh vì có rất nhiều loại thuốc trên thị trường?
Điều nầy không hoàn toàn đúng!
Các loại vi khuẩn gây bệnh không những chỉ đề kháng với một thứ kháng sinh, nhưng chúng cũng có thể kháng cùng một lúc với nhiều loại thuốc khác nhau. Số thuốc kháng sinh trong kho tàng trị liệu sẽ trở nên khan hiếm và đắt tiền hơn.
Sự xuất hiện của Siêu khuẩn Superbug chứa gene NDM-1
Vào cuối năm 2009 vừa qua, một loại vi khuẩn mới có chứa gène NDM-1 đã được thấy xuất hiện tại Ấn Độ.
Người ta gọi đó là siêu khuẩn (superbug).
Các nhà khoa học đã phát hiện lần đầu tiên tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng 12/2009 loại vi khuẩn đường ruột E.coli có mang gène tạo ra enzyme NDM-1 (là code DNA của New Delhi metallo-beta-lactamase 1).
Đó là siêu khuẩn kháng đa kháng sinh hay superbug vì chúng có khả năng đề kháng với rất nhiều loại thuốc kháng sinh kể luôn với loại kháng sinh có phổ rộng (broad spectrum) cực mạnh nhóm carbapenems (nhóm nầy dành để sử dụng trong trường hợp các loại kháng sinh thông thường không còn tác dụng được nữa).
Các thuốc sau đây nằm trong nhóm carbapenems: Meropenem, Ertapenem, Doripenem…
Carbapenems are a class of beta-lactam antibiotics with a broad spectrum of antibacterial activity. They have a structure that renders them highly resistant to most beta-lactamases
Carbapenems are one of the antibiotics of last resort for many bacterial infections, such as Escherichia coli (E. coli) and Klebsiella pneumoniae. Recently, alarm has been raised over the spread of drug resistance to carbapenem antibiotics among these coliforms, due to production of an enzyme named NDM-1. There are currently no new antibiotics in the pipeline to combat bacteria resistant to carbapenems, and worldwide spread of the resistance gene is considered a potential nightmare scenario.
Theo các nhà khoa học Anh Quốc, thì các trường hợp xuất hiện vi khuẩn có mang gène NDM-1 đều có liên hệ đến việc sử dụng bừa bãi các loại kháng sinh hậu giải phẫu thí dụ như giải phẫu thẩm mỹ, ghép bộ phận, cancer, v.v…) tại các bệnh viện Ấn Độ và Pakistan.
Tính đến trung tuần tháng 8/2010 đã có trên 37 ca được phát hiện tại Anh Quốc, Canada có 4 ca,   sau đó là USA, Australia, Hòa Lan, và Pháp… Tất cả đều đến từ các bệnh nhân đã từng được điều trị tại Ấn độ và Pakistan trong thời gian trước đó.
NDM-1 sau đó đã lây sang cho những bệnh nhân khác tại các quốc gia kể trên.
Hai loại vi khuẩn thường thấy có chứa gène NDM-1 nằm trong nhóm vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae. Đó là vi khuẩn E.coli và một loại vi khuẩn gây viêm phổi có tên là Klebsiella pneumoniae. Hai loại vi khuẩn nầy đều có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu và tạo nên tình trạng nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân.
CRKP stands for carbapenem-resistant Klebsiella pneumoniae, which simply means that the bacterium — which is a "gram negative" type bacteria that is related to common organisms found in the gastrointestinal tract like E. coli — is resistant to carbapenems, a type of antibiotic that until recently was the "antibiotic of last resort." Sometimes it still is, but not always. Previously, carbapenems would work against bacteria like Klebsiella pneumoniae that were resistant to every other type of antibiotic.
Klebsiella pneumoniae can transfer the genetic material of their resistance and have already done so in the case of E coli hospital associated infections
(Time Healthland-Q&A with a superbug expert: How dangerous is CRKP?)
Hiện nay mối ưu tư chính của các nhà khoa học Âu Mỹ là phải gấp rút cố tìm ra một loại kháng sinh nào khả dĩ có thể thật sự trị được superbug NDM-1 trước khi nó trở thành một hiểm họa chung cho cả nhân loại.
 Trong khi chờ đợi, các bác sĩ đã cho áp dụng lối trị liệu bằng cách phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh với nhau, nhưng đôi khi cũng không mấy hiệu quả.
 
 
Kết luận
 Hiện tượng kháng kháng sinh là một hiểm họa chung của nhân loại. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề nầy một cách đơn thuần cục bộ được, mà phải tìm một giải pháp chung cho cả thế giới.
Mọi người đều nhìn nhận là cần nên áp dụng các biện pháp như giáo dục dân chúng, ban hành những luật lệ gắt gao để kiểm soát việc sử dụng và lưu hành thuốc kháng sinh, canh tân hóa các bệnh viện, mở mang chuồng trại, cải tiến kỹ thuật chăn nuôi để giảm thiểu sự sử dụng kháng sinh trong việc phòng chống bệnh tật.
 Năm 1995, Denmark là quốc gia đã đi tiên phương trong việc cấm sử dụng kháng sinh như là một chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi.
Nhưng tất cả những điều vừa kể đều chỉ là ảo tưởng, nếu không có một quyết tâm chính trị thật sự mạnh mẽ đi kèm…
Tài liệu tham khảo:
   *-  Santé Canada, Bulletin Recherche sur les Politiques de Santé, No 6, Juin 2003.
   *- George G. Khachatourias, Agricultural Use of Antibiotics and Evolution and  Transfer of Antibiotic Resistant Bacteria. CMAJ Nov. 1998.
*-Jorn Sonderholm 06/30/08. Use of Antibiotics in food animals
     *- Stuat B Levy- The challenge of antibiotic resistance
*-IPCBEE.vol 9 (2011). Challenge to healthcare:Multidrug resistance in Klebsiella pneumoniae
*-Rishi H-P Dhillon- ESBLs: A Clear and Present Danger?
 
Montreal, Sep 02, 2011


__._,_.___
Recent Activity:
" Khong mang NUOC va DAN di dang cho mot NUOC NGOAI truoc khi tranh doi va khoi phuc lai duoc NUOC va DAN o tay mot NUOC NGOAI."
MARKETPLACE
A bad score is 579. A good idea is checking yours at freecreditscore.com.

.

__,_._,___


No comments:

Post a Comment