Cập nhật 09/12/2011 02:45:00 PM (GMT+7)
Thua lỗ vì chứng khoán, cho vay nặng lãi, phá sản… nhiều đại gia đã trắng tay trong chớp mắt và họ vào viện tâm thần trong trạng thái mất kiểm soát bản thân.
TIN BÀI KHÁC
Có trong tay hàng chục tỉ cũng vào viện tâm thần
Có lẽ thời điểm Viện tâm thần Bệnh viện Bạch mai đón nhận nhiều “đại gia” ghé thăm tệ xá của mình nhất chính là thời điểm thị trường chứng khoán rơi xuống đáy.
BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, nhiều "đại gia" phải vào bệnh viện tâm thần do khủng khoảng tâm lý, chủ yếu là do thị trường chứng khoán.
Điển hình là một đại gia trẻ tuổi tên H., 28 tuổi, nhà ở Thanh Trì, Hà Nội. H là con một người lái tàu hỏa, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội và là người thành đạt nhất trong dòng họ. Bởi thế, tiếng nói của anh rất có trọng lượng trong đại gia đình.
Năm 2006, anh là một trong những người mạnh dạn đầu tư vào thị trường chứng khoán và thu lời lớn. Thấy vậy, không chỉ họ hàng mà hàng xóm cũng cầm cố nhà để hùn tiền cho anh đầu tư.
Có thời điểm, anh có trong tay hàng chục tỉ đồng. Cả anh trai cũng cầm cố nhà để anh đầu tư vào chứng khoán. Nhưng khi giá cổ phiếu sụt giảm, anh đã không kịp bán hết, và hàng đống tiền của mọi người cứ thế bay hơi từng ngày.
Nhưng đến đầu năm 2011, khi thị trường chứng khoán rơi xuống đáy, anh H. đã mất hoàn toàn số tiền bỏ ra (ít nhất là hơn chục tỉ đồng). Ngôi nhà gần chục tỉ của anh trai cũng bay hơi theo. Họ hàng và láng giềng cũng có không ít người nghe anh đầu tư theo, cũng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
Trước áp lực vì trắng tay, nhiều người bị liên lụy theo, anh H chính thức bị hoảng loạn và gia đình phải đưa anh vào điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai).
Tại đây, anh luôn trong trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi. Không những thế, trong suốt 9 ngày điều trị ở viện, có không ít người tới hỏi thăm anh, và thậm chí trách móc anh, xin anh tư vấn xem nên như thế nào… khiến bệnh anh càng nặng.
Thua lỗ, phá sản, tự tử bất thành: nhập viện tâm thần
Cũng lao đao vì chứng khoán, chị Thu H, 38 tuổi tại Gia Lâm, Hà Nội đã ít nhất 3 lần đứng ở cầu Đuống để mong gieo mình xuống dòng nước dữ.
Chị Thu H đã sử dụng toàn bộ tiền mặt, giấy tờ, sổ đỏ của những ngôi nhà gia đình đang sở hữu để "đánh cược" vào chứng khoán. Khi thị trường vỡ, H. mất trắng ít nhất vài chục tỷ đồng và dồn cả gia đình nội, ngoại ra thuê nhà ở.
Mất quá nhiều tiền, lại chịu sự chỉ trích của nhiều người, chị H. đã 3 lần tự tử nhưng bất thành. Cách đây 2 tháng, chị lại tiếp tục viết thư tuyệt mệnh và một mình lên cầu Đuống tự tử. Rất may gia đình phát hiện kịp và đưa chị vào thẳng Viện sức khỏe tâm thần.
Sau khoảng nửa tháng nằm viện, chị H. đã bình phục phần nào, nhưng điều các bác sĩ lo lắng nhất là người nhà vẫn tiếp tục chì chiết chị, khiến tinh thần của chị có thể lên xuống bất thường, bệnh dễ tái phát. Do đó, các bác sĩ phải giám sát thường xuyên đồng thời yêu cần người nhà tránh làm tổn thương bệnh nhân, không kích động tránh trường hợp bệnh nhân trong một giây lát nghĩ quẩn sẽ lại làm liều.
Tuy vậy, cũng không phải ai cũng may mắn được người nhà phát hiện kịp thời. Chị Mai N. (Hà Nội) là một trường hợp như thế.
Chị N. buôn bán ở chợ Hôm, có rất nhiều bất động sản, nhà cửa, chung cư, quán cà phê. Nhưng kể từ khi chị chơi chứng khoán thì số tiền gom góp được lần lượt ra đi. Nhưng lúc đó, cơn say máu lên, chị cố cứu vớt tiền của vào canh bạc cuối cùng.
Và rồi, không còn gì trong tay, chị một mình phi xe ra cầu Đuống, nhảy thẳng xuống sông. Khi kiểm tra vật dụng, trong xe của chị có một lá thư tuyệt mệnh.
Cả vợ lẫn chồng đều tâm thần vì chứng khoán
Với BS Dũng, đáng tiếc nhất là một gia đình thành đạt ở Hà Nội nhưng cũng vì chứng khoán mà cả hai đều phát bệnh tâm thần.
Anh là giám đốc một công ty địa ốc, vợ làm kế toán một doanh nghiệp tư nhân. Cả hai có trong tay khá nhiều đất đai. Thời điểm thị trường chứng khoán đang lên, anh và chị bàn nhau bán đất, vay thêm tiền cơ quan vợ để buôn cổ phiếu.
Kết quả là anh chị phải gánh trên vai hơn 200 tỷ đồng tiền nợ ngân hàng, nợ gia đình, người thân mà gia sản anh chị có cũng chẳng thể trả nợ hết.
Quá áp lực, người chồng mắc bệnh tâm thần bỏ đi biệt tích. Chị vợ cũng từ bỏ con, lang thang đi ngoài đường, vừa cười vừa khóc, thậm chí khỏa thân đi trong mưa, gió.
Công an trong lần thu gom bệnh nhân tâm thần đã “nhặt” được chị ở gần viện và đưa vào chữa trị tại Viện sức khỏe tâm thần. Mặc dù hơn 1 tháng được chăm sóc, chữa trị nhưng theo nhận định của các bác sĩ, chị sẽ khó bình phục hoàn toàn.
Những ca bệnh đau lòng trên là hệ quả tất yếu khi có sự biến động xấu trong nền kinh tế. Theo BS Dũng, gần đây, sau hàng loạt những vụ vỡ nợ bất động sản vừa rồi, cũng đã có không ít người bị rối loạn tâm thần.
Tuy vậy, chỉ khi bị quá nặng gia đình mới nghĩ đến việc đưa họ vào viện, như thế là quá muộn để chữa trị.
“Sang chấn tâm thần có thể xảy ra khi bị mất tiền của đột ngột, căng thẳng trước mùa thi, lạm dụng thuốc, mất việc… Cuộc sống căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tâm lí. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội quay trở lại cuộc sống bình thường dễ dàng hơn cũng như người nhà có cách để chăm sóc, ứng xử hợp lý” – BS Dũng cho biết.
Ngoài ra, BS Dũng lưu ý, với người càng trẻ thì bệnh càng có nguy cơ nặng hơn vì họ chưa có kinh nghiệm sống, chưa đáp ứng với thời cuộc, dễ tổn thương thần kinh dẫn tới mất ngủ, tâm thần. Họ bị rối loạn tâm thần cấp - sang chấn tâm lý cấp diễn trong khoảng thời gian từ 24h đến 72h với những triệu chứng kéo dài trong 2 tuần.
(Theo VTC News)
TIN BÀI KHÁC
Thu gom lá vải: Quyết không tiết lộ 'bí mật'
Sững sờ nhận 50 triệu lương bằng… núi bánh
Khách hàng lại rục rịch mua nhà
Sững sờ nhận 50 triệu lương bằng… núi bánh
Khách hàng lại rục rịch mua nhà
Lê Hoàng: Nghề giám khảo nguy hiểm như cưa bom
Hoảng hồn hổ dữ vượt ngục tại sở thú HN
Kỳ án hiếp dâm: Chúng tôi chết thêm lần nữa
Hà Nội: Hàng chục đầu gấu vây nhà, xiết nợ
Hoảng hồn hổ dữ vượt ngục tại sở thú HN
Kỳ án hiếp dâm: Chúng tôi chết thêm lần nữa
Hà Nội: Hàng chục đầu gấu vây nhà, xiết nợ
Có trong tay hàng chục tỉ cũng vào viện tâm thần
Có lẽ thời điểm Viện tâm thần Bệnh viện Bạch mai đón nhận nhiều “đại gia” ghé thăm tệ xá của mình nhất chính là thời điểm thị trường chứng khoán rơi xuống đáy.
Bệnh nhân tâm thần |
BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, nhiều "đại gia" phải vào bệnh viện tâm thần do khủng khoảng tâm lý, chủ yếu là do thị trường chứng khoán.
Điển hình là một đại gia trẻ tuổi tên H., 28 tuổi, nhà ở Thanh Trì, Hà Nội. H là con một người lái tàu hỏa, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội và là người thành đạt nhất trong dòng họ. Bởi thế, tiếng nói của anh rất có trọng lượng trong đại gia đình.
Năm 2006, anh là một trong những người mạnh dạn đầu tư vào thị trường chứng khoán và thu lời lớn. Thấy vậy, không chỉ họ hàng mà hàng xóm cũng cầm cố nhà để hùn tiền cho anh đầu tư.
Có thời điểm, anh có trong tay hàng chục tỉ đồng. Cả anh trai cũng cầm cố nhà để anh đầu tư vào chứng khoán. Nhưng khi giá cổ phiếu sụt giảm, anh đã không kịp bán hết, và hàng đống tiền của mọi người cứ thế bay hơi từng ngày.
Nhưng đến đầu năm 2011, khi thị trường chứng khoán rơi xuống đáy, anh H. đã mất hoàn toàn số tiền bỏ ra (ít nhất là hơn chục tỉ đồng). Ngôi nhà gần chục tỉ của anh trai cũng bay hơi theo. Họ hàng và láng giềng cũng có không ít người nghe anh đầu tư theo, cũng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
Trước áp lực vì trắng tay, nhiều người bị liên lụy theo, anh H chính thức bị hoảng loạn và gia đình phải đưa anh vào điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai).
Tại đây, anh luôn trong trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi. Không những thế, trong suốt 9 ngày điều trị ở viện, có không ít người tới hỏi thăm anh, và thậm chí trách móc anh, xin anh tư vấn xem nên như thế nào… khiến bệnh anh càng nặng.
Thua lỗ, phá sản, tự tử bất thành: nhập viện tâm thần
Ảnh minh họa |
Cũng lao đao vì chứng khoán, chị Thu H, 38 tuổi tại Gia Lâm, Hà Nội đã ít nhất 3 lần đứng ở cầu Đuống để mong gieo mình xuống dòng nước dữ.
Chị Thu H đã sử dụng toàn bộ tiền mặt, giấy tờ, sổ đỏ của những ngôi nhà gia đình đang sở hữu để "đánh cược" vào chứng khoán. Khi thị trường vỡ, H. mất trắng ít nhất vài chục tỷ đồng và dồn cả gia đình nội, ngoại ra thuê nhà ở.
Mất quá nhiều tiền, lại chịu sự chỉ trích của nhiều người, chị H. đã 3 lần tự tử nhưng bất thành. Cách đây 2 tháng, chị lại tiếp tục viết thư tuyệt mệnh và một mình lên cầu Đuống tự tử. Rất may gia đình phát hiện kịp và đưa chị vào thẳng Viện sức khỏe tâm thần.
Sau khoảng nửa tháng nằm viện, chị H. đã bình phục phần nào, nhưng điều các bác sĩ lo lắng nhất là người nhà vẫn tiếp tục chì chiết chị, khiến tinh thần của chị có thể lên xuống bất thường, bệnh dễ tái phát. Do đó, các bác sĩ phải giám sát thường xuyên đồng thời yêu cần người nhà tránh làm tổn thương bệnh nhân, không kích động tránh trường hợp bệnh nhân trong một giây lát nghĩ quẩn sẽ lại làm liều.
Tuy vậy, cũng không phải ai cũng may mắn được người nhà phát hiện kịp thời. Chị Mai N. (Hà Nội) là một trường hợp như thế.
Chị N. buôn bán ở chợ Hôm, có rất nhiều bất động sản, nhà cửa, chung cư, quán cà phê. Nhưng kể từ khi chị chơi chứng khoán thì số tiền gom góp được lần lượt ra đi. Nhưng lúc đó, cơn say máu lên, chị cố cứu vớt tiền của vào canh bạc cuối cùng.
Và rồi, không còn gì trong tay, chị một mình phi xe ra cầu Đuống, nhảy thẳng xuống sông. Khi kiểm tra vật dụng, trong xe của chị có một lá thư tuyệt mệnh.
Cả vợ lẫn chồng đều tâm thần vì chứng khoán
Với BS Dũng, đáng tiếc nhất là một gia đình thành đạt ở Hà Nội nhưng cũng vì chứng khoán mà cả hai đều phát bệnh tâm thần.
Anh là giám đốc một công ty địa ốc, vợ làm kế toán một doanh nghiệp tư nhân. Cả hai có trong tay khá nhiều đất đai. Thời điểm thị trường chứng khoán đang lên, anh và chị bàn nhau bán đất, vay thêm tiền cơ quan vợ để buôn cổ phiếu.
Kết quả là anh chị phải gánh trên vai hơn 200 tỷ đồng tiền nợ ngân hàng, nợ gia đình, người thân mà gia sản anh chị có cũng chẳng thể trả nợ hết.
Quá áp lực, người chồng mắc bệnh tâm thần bỏ đi biệt tích. Chị vợ cũng từ bỏ con, lang thang đi ngoài đường, vừa cười vừa khóc, thậm chí khỏa thân đi trong mưa, gió.
Công an trong lần thu gom bệnh nhân tâm thần đã “nhặt” được chị ở gần viện và đưa vào chữa trị tại Viện sức khỏe tâm thần. Mặc dù hơn 1 tháng được chăm sóc, chữa trị nhưng theo nhận định của các bác sĩ, chị sẽ khó bình phục hoàn toàn.
Những ca bệnh đau lòng trên là hệ quả tất yếu khi có sự biến động xấu trong nền kinh tế. Theo BS Dũng, gần đây, sau hàng loạt những vụ vỡ nợ bất động sản vừa rồi, cũng đã có không ít người bị rối loạn tâm thần.
Tuy vậy, chỉ khi bị quá nặng gia đình mới nghĩ đến việc đưa họ vào viện, như thế là quá muộn để chữa trị.
“Sang chấn tâm thần có thể xảy ra khi bị mất tiền của đột ngột, căng thẳng trước mùa thi, lạm dụng thuốc, mất việc… Cuộc sống căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tâm lí. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội quay trở lại cuộc sống bình thường dễ dàng hơn cũng như người nhà có cách để chăm sóc, ứng xử hợp lý” – BS Dũng cho biết.
Ngoài ra, BS Dũng lưu ý, với người càng trẻ thì bệnh càng có nguy cơ nặng hơn vì họ chưa có kinh nghiệm sống, chưa đáp ứng với thời cuộc, dễ tổn thương thần kinh dẫn tới mất ngủ, tâm thần. Họ bị rối loạn tâm thần cấp - sang chấn tâm lý cấp diễn trong khoảng thời gian từ 24h đến 72h với những triệu chứng kéo dài trong 2 tuần.
(Theo VTC News)
No comments:
Post a Comment