Tham dự Đoàn còn có TS. Nguyễn Bá Sơn- Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam cạnh các Tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Viên, CH Áo và ThS. Nguyễn An Trung - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục ATBXHN.
Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia thành viên của Công ước từ tháng 7/2010 và ngày 10/8/2010, Việt Nam đã gửi báo cáo quốc gia đầu tiên theo quy định của Công ước.
Mặc dù tới thời điểm này Việt Nam chưa có cơ sở hạt nhân trong phạm vi điều chỉnh của Công ước, nhưng với một chương trình phát triển điện hạt nhân ấn tượng đối với một quốc gia mới, báo cáo của Đoàn Việt Nam nhận được sự quan tâm đáng kể của các quốc gia thành viên. Báo cáo tại Hội nghị, Đoàn Việt Nam đã khẳng định những nỗ lực đã thực hiện cũng như chỉ ra những thách thức, trong việc đưa nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đầu tiên của Việt Nam vào hoạt động một cách an toàn, hiệu quả để tạo tiền đề cho lộ trình phát triển điện hạt nhân và tạo niềm tin với cộng đồng năng lượng nguyên tử quốc tế. Đặc biệt với những hậu quả của tai nạn hạt nhân đang tiếp tục diễn biến tại NMĐHN Fukushima Daiichi của Nhật Bản, Đoàn Việt Nam đã khẳng định việc ưu tiên tập trung thu thập thông tin, phân tích các bài học được các chuyên gia hạt nhân quốc tế đúc rút để có những kinh nghiệm quý giá trong việc đảm bảo an toàn xây dựng NMĐHN ngay tại giai đoạn lựa chọn và phê duyệt địa điểm cho NMĐHN đầu tiên của Việt Nam.
Qua báo cáo của Đoàn Việt Nam, Hội nghị đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong chương trình phát triển điện hạt nhân của mình, đặc biệt việc nâng cao vị thế, vai trò và năng lực của cơ quan pháp quy về an toàn bức xạ và hạt nhân trong khu vực và trên trường quốc tế.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị, Đoàn Việt Nam cũng đã tham gia Hội nghị bên lề về “Tai nạn Fukushima Daiichi và các biện pháp đảm bảo an toàn đầu tiên trên thế giới”.
Công ước An toàn hạt nhân, có hiệu lực từ ngày 24/10/1996, được lập ra để tăng cường vấn đề an toàn hạt nhân. Mục tiêu của Công ước là đạt được và duy trì an toàn hạt nhân ở mức độ cao trên toàn thế giới, thiết lập và duy trì việc bảo vệ hiệu quả các cơ sở hạt nhân chống lại các nguy hiểm phóng xạ có thể, và ngăn ngừa các tai nạn phóng xạ. Công ước An toàn hạt nhân không mang tính cưỡng chế, mà khuyến khích các bên tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn được quốc tế công nhận, dựa trên lợi ích chung để đạt được cấp độ an toàn cao hơn. Định kỳ 3 năm, các quốc gia thành viên của Công ước sẽ nhóm họp để xem xét việc thực hiện Công ước và thảo luận về báo cáo của các quốc gia về an toàn hạt nhân mà mỗi Bên ký kết có nghĩa vụ phải trình. Tất cả các quốc gia có nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động đều là các quốc gia thành viên của Công ước.
No comments:
Post a Comment