Sunday, November 6, 2011

Deep Relaxation, cho và nhận, cám ơn cuộc sống, Hãy Buông Ra, Sinh lảo bịnh tử, Thư gởi má vợ

FYI

Deep Relaxation
Quý anh chị thân mến,
Hôm qua tôi viết thiếu phần chỉ dẫn, nay xin bổ túc.
Chúc quý anh chị đạt nhiều lợi ích.


Đề nghị cách tập
   - tìm một chổ ấm áp trên giường hay dưới sàn cũng được;
   - không nên để quá lạnh, đấp một cái mền nhẹ hay đặt một chiếc áo trên ngực để giữ hơi ấm;
   - duỗi thẳng hai chân, hai tay dọc theo thân mình, có thể gối đầu cho thỏai mái nhưng không nên cao quá;
   - miệng lúc nào cũng ngậm, mắt nhắm, tập trung mọi thứ vào hơi thở qua mũi;
   - cứ giữ thân hình bất động và chú ý đến hơi thở ra vào, càng lúc càng chậm;
   - chỉ một lúc sau là bạn sẽ chìm vào giấc ngủ, có thể ngắn có thể dài, nhưng chắc chắn là cảm giác rất nhẹ nhàng, khoan khoái.

Nguyễn Đức Trọng & Thanh Đan  
Chia xẻ kinh nghiệm - Quy Tức (Deep Relaxation)

Nhìn thấy thảm cảnh trên TV nhiều nạn nhân bị vây khốn trong những tòa nhà bị sập khiến đau lòng quá.  Vấn đề của họ là làm sao để giữ gìn mạng sống và chờ đến lúc có người đến cứu.  Trưa nay, trong lúc đi bộ với cô nàng hàng xóm, tôi bổng dưng chợt nhớ là trong một lúc tình cờ, tôi tìm ra một phương pháp THỞ rất chậm và rất ít.  Nhưng kết quả của nó mang lại thật tuyệt vời.  Phải nói là không ngờ được, vì số vốn bỏ ra quá ít, chẳng mất công bao nhiêu để học và thực hành.  Quảng cáo cũng hơi nhiều rồi, bây giờ tôi xin kể lại đầu đuôi câu chuyện cho các bạn cùng đọc và rút kinh nghiệm.
 
Vào năm đầu tị nạn sau 1975, tôi làm nghề cạo giấy cho công trường xây cất vận động trường thế vận ở Montreal .  Mùa đông ở Montreal , dù chẳng thấm vào đâu so với Alaska , hoặc các vùng miền cực Bắc, nhưng phe ta đều te tua vì không quen.  Mỗi sáng đi làm, tôi đều chùm ba bốn lớp, lội tuyết cao đến đâu gối, và cái lạnh như thấu đến tận xương.  Cảm giác còn hơn là ở Dalat mà tắm nước lạnh ban đêm.
 
Tôi nhớ mãi mùa đông đầu năm 1976, nhiệt độ bên ngoài đã xuống dần từ mùa thu.  Mỗi khi thấy dự báo thời tiết, chúng tôi đều mừng hết lớn khi thấy nhiệt độ nằm trong khoảng từ -10 đến +10 độ C.  Tuần lễ ấy Montreal bị mấy trận bảo tuyết liên tiếp, và nhiệt độ dự báo vào cuối tuần sẽ là từ -10 đến -20 độ C.  Cái lạnh này, ngoài trời thì lạnh thật, nhưng trong nhà chúng ta vặn sưởi thì chúng ta vẫn tà tà ăn nhậu và binh xập xám mua vui.  Nào ngờ hệ thống sưởi và nước nóng của khu chung cư (apartment) bị hư từ mấy ngày và vẫn chưa tìm được thợ đến sửa, vì trong thành phố thiên hạ cũng bị hư nhiều quá nên thợ làm không xuễ.  Hệ thống sưởi của khu chung cư này dùng nước nóng, chứ không chạy bằng điện hay khí đốt như bên Mỹ.
 
Hôm ấy tối Thứ Sáu, đi làm về nghe chủ nhà nhăn nhó báo cáo là sẽ không có sưởi cho đến tuần sau.  Thế là rồi đời!  Bạn bè ở cùng khu chung cư rủ tôi cùng họ đi di tản qua chung cư của bạn bè, cùng hứa hẹn những buổi ăn uống hào hứng cuối tuần. Tôi hơi mệt, nên kiếu hẹn sẽ đi sau nếu chịu không thấu.
 
Nghĩ đến chuyện phải thu xếp quần áo và làm phiền bạn bè trong mấy ngày.  Đang lúc làm biếng nên tôi quyết định ở lại "tử thủ".  Sau khi học gồng làm một màn tắm bằng nước lạnh, tôi vừa run vừa chống lạnh với hai gói mì và mấy thứ rau còn sót lại trong tủ lạnh.  Để sửa sọan cho giấc ngủ, tôi xếp tới ba lớp trên sàn thảm - 1 tấm khăn và 2 cái mền mỏng.  Vì không quen mang nhiều đồ khi ngủ, nên tôi cũng chỉ mặt cái áo thung dài tay và cái áo khỉ, cùng cái quần nhà binh mang theo từ VN.  Tôi đã chun vào cái ổ kén này và làm một giấc sau khi xem TV.

Đâu khoảng 2, 3 giờ sáng tôi thức giấc vì lạnh quá.  Xây tới xây lui, co chân, đặc tay lên ngực cũng không tìm lại được giấc ngủ.  Mà chun ra ngoài thì còn lạnh hơn nữa.  Tôi năm đó chịu trận và tiếc cho cái quyết định làm "anh hùng rơm" của mình, khi không chịu di tản với bạn bè hồi tối.  Tôi cứ loay hoay xoa tay xoa chân cho đở lạnh.  Mà càng ngọ ngoạy lại càng lạnh mới chết chứ!  
Bỗng tôi sực nhớ đến những câu chuyện về các vị Lạt Ma Tây Tạng vùng Hi Mã Lạp Sơn.  Các vị này vẫn chịu được cái lạnh và ngồi Thiền trong những hang động bằng đá.  Họ cũng đâu có sưởi, đâu có nhiều quần áo, mà vẫn sống hùng sống mạnh, với thiên nhiên.  Chúng ta sống trong thành phố, thức ăn đây đủ, và được bao bọc an toàn của bốn bức vách thì khó mà chết vì lạnh được.
 
Suy nghĩ đến đây, tôi quyết định áp dụng phương pháp THỞ CHẬM và nằm bất động xem thử có chết không cho biết.  Tôi hít vào chầm chậm cho đến lúc cảm thấy đầy trong người thì bắt đầu thở ra.  Hơi thở ra lại càng chậm hơn nữa, so với lúc hít vào.  Mới đầu thì thấy cái lạnh thấm vào bàn tay và chân.  Nhưng chỉ một lúc là thấy không thể lạnh hơn được nữa.  Tôi vẫn cứ tiếp tục thở càng lúc càng chậm dần.  Tự nhiên nghe như tiếng pháo nổ cái đùng trong đầu và trong người, tôi có cảm giác như thấy một luồng ánh sáng chan hòa khắp người.  Một luồng hơi ấm tràn lan khắp châu thân, không còn cảm thấy cái lạnh của Trời Đất chung quanh mình.  Từ lúc bắt đầu thở chậm cho đến lúc cảm nhận làn hơi ấm và ánh sáng này, tôi nghĩ chưa đến 30 phút.  Tôi vẫn tiếp tục thở chậm, vừa vui, vừa khoan khoái với sự ấm áp, nên làm luôn một giấc tới sáng.  Khi thức dậy, người tỉnh táo và sướng vô cùng.
 
Từ ngày ấy đến nay, đã hơn 30 năm, những lúc cần có giấc ngủ ngon, hoặc chống lại cái lạnh, tôi đều áp dụng phương pháp thở chậm này.  Nhất là những khi đi làm về, tôi nhảy lên giường, chỉ cần nhắm mắt và thở chậm độ 5, 10 phút là tôi có cảm giác như năng lực trong người trở lại đầy đủ.  Mặc dù chỉ có vài phút nghỉ ngơi, nhưng lại thấy khỏe thật khỏe.  Những lúc cần dậy sớm sửa soạn đi xa, tôi áp dụng phương pháp thở chậm này, và nghĩ trong đầu giờ mình muốn thức.  Và lần nào cũng vậy, tôi đều thức giấc trước khi đồng hồ báo thức reo độ 5 hay 10 phút trong trạng thái hoàn toàn tươi tỉnh, an lạc.
 
Tôi đã chỉ cho bạn bè phương pháp này để có thể nghỉ ngơi và lấy lại sức khỏe trong thời gian ngắn (như chuyện xạt bình điện xe hơi). Một số làm được, một số không thực hành được.  Hỏi kỹ ra, họ làm trong lúc đầu óc còn quá bận rộn suy nghĩ cho việc làm, chuyện gia đình, con cái, cơm nước, chẳng tập trung cho việc nghỉ ngơi thì làm sao mà có được giấc ngủ, giấc nghỉ bình yên.  Nhiều lúc cơ thể quá thư thả, quá sung sướng, tôi thầm nghĩ con người ta mà tiến đến cái chết trong trạng thái này thì không có chi mà lo sợ.
 
Vài hàng chia xẻ kinh nghiệm rất tình cờ, trong cái nguy, cái thiếu thốn mà tìm được, nhưng sự hữu dụng lại kéo dài mãi cho đến cuối đời.  Hy vọng các bạn sẽ tìm được những giấc ngủ, giấc nghỉ ngơi thật khỏe, thật bình yên.
 
Nguyễn Đức Trọng & Thanh Đan  


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, 5 November 2011 5:54 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Cuối tuần, suy ngẫm và thư giãn

 
Thâu thập từ nhiều emails gửi từ bạn bè thân hữu, xin cảm ơn và chuyển tiếp
D~
0o0
Trang danh ngôn:

0o0

cho và nhận

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."

Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một mòn quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".

cám ơn cuộc sống

*Nếu bạn thấy đêm nay khó ngủ - Cứ nghĩ đến những kẻ không nhà chẳng nệm ấm chăn êm.

*Nếu bạn gặp một ngày tồi tệ nơi làm việc - Hãy nghĩ đến những người đã mấy tháng nay không tìm được việc làm.

*Nếu bạn chán nản vì mối quan hệ xấu đi - Hãy nghĩ tới những kẻ không bao giờ biết hương vị của thương yêu và được người yêu thương lại.

*Nếu bạn buồn phiền vì thêm một cuối tuần vô vị trôi qua - Hãy nghĩ tới những người phụ nữ quẫn bách, quần quật cả ngày, suốt tuần không nghĩ, chỉ mong kiếm được chút tiền còm nuôi mấy miệng ăn.

*Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm vài mới tìm ra được người giúp đở - Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.

*Nếu bạn cảm thây đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người - Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.

*Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ - Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.

*Nếu bạn quyết định chuyển những lời này đến một người bạn yêu mến, có thể bạn giúp cho ai đó một ngày thanh thản nhẹ nhàng.


0o0

Tác giả: Phạm Đà Giang hiện ở Springvale


Subject: Sinh lảo bịnh tử
              Hãy Buông Ra
Đời người như hạt sương rơi .
Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan .

Tôi nghe buổi Thuyết Pháp tại chùa Thiên Môn. Xin thuật lại để quí vị cùng nghe. Sau phần thuyết giảng, đến phần Pháp đàm. Thầy mời quí Phật tử đặt câu hỏi để cùng thảo luận.

Tận cuối hội trường, có một ông già, đứng dậy chắp tay cung kinh xin hỏi:
- Kính bạch thầy. Con hiện đang bị bệnh. Hết đau đầu đến đau khớp, đau thận, tiểu đường, cao huyết áp. Bây giờ lại bị bại một chân nữa ạ! Suốt đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được do bệnh nó hành hạ xác thân… Cúi xin thầy thương xót chỉ bảo cho con làm sao cho hết đau bệnh? Xin thầy cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho con được hết bệnh, khỏe mạnh như xưa…

Thầy lên tiếng nhỏ nhẹ, thong thả nói: - Thưa bác, thưa đạo hữu. Đức Phật đã dạy: Cõi thế gian tràn đầy đau khổ! Trong đó có định luật: SINH, LÃO, BỆNH, TỬ thì đau khổ vô cùng mà bác thì đang đi vào giai đoạn "Bệnh tật", tức giai đoạn "Hư hoại".
Vạn vật là thế; tất cả đều bị luật "Vô Thường" chi phối. Chẳng hạn như cái áo bác đang mặc, khi mới mua về, vẻ đẹp đẽ, mềm mại, óng mướt, tươi thắm… Nhưng nay bác mặc đã lâu rồi; màu đã bạc, gấu đã sờn, vai đã rách và vải đã mục. Nó đang ở tiến trình hư hoại! Không có gì có thể còn mãi được, vì bản chất tự nhiên là như vậy, mà thân xác bác cũng đang như vậy. Ngay khi bác mới sinh ra thì bác xinh đẹp, rồi bác lớn lên khỏe mạnh. Giờ đây bác đang già yếu và đang ở thời kỳ bệnh hoạn (Sanh, Trụ, Hoại, Diệt). Vậy bác phải chấp nhận điều đó, bác hãy thấu hiểu bản chất của nó, để bác phải chấp nhận nó mà sống an lạc với nó, dù nó ở bất cứ giai đoạn nào.

Bây giờ thân thể của bác đang bắt đầu suy yếu, hư hoại theo tuổi đời chồng chất. Thì bác đừng cưỡng lại điều đó, vì đó là qui luật tự nhiên của thân xác. Chân lý không bao giờ thay đổi đó là: Sinh ra > Già cỗi > Bệnh hoạn > Rồi chết đi! Không cách chi làm khác đi được. Thời gian vận hành của định luật đã chín mùi rồi đấy bác ạ! - -

Ông già đó nói tiếp: - Bẩm thầy, nhưng con chưa muốn chết vội, vì con và cháu của con chưa khôn lớn. Nhất là còn nhiều công việc con đang làm dở dang chưa hoàn tất, con cần giải quyết cho xong đã.

- Ồ! Tất cả chỉ là vậy, bác chẳng làm gì khác hơn khiến bác phải lo lắng. Công việc của thề gian, bác hãy để mặc thế gian cho họ tự giải quyết lấy. Bác nên hiểu rằng: Giầu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hay xấu, người hay vật. Bất cứ ai, bất cứ vật gi, bất cứ ở đâu cũng không thể giữ mãi tình trạng nguyên thủy như lúc ban đầu được. Mọi người, mọi vật đều phải thay đổi khác đi theo một định luật:
Sinh, Trụ, Hoại, Diệt, mà không cách chi sửa đổi được. Điều mà bác có thể làm được là bác tự quán chiếu, soi rọi về thân xác và tâm thức của bác, để bác thấy tính: "Vô ngã" của vạn vật. Để không thấy có cái gì là "Tôi" hoặc là "Của tôi", mà chỉ là giả có, tạm có mà thôi (Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. = Cái gì có hình có tướng, đều là giả có, chứ không thật có). Ngay như nhà cửa, sự nghiệp, danh vọng, vợ, chồng, con cái của bác cũng chỉ là: "Của bác trên danh nghĩa, chúng không thực sự thuộc về bác. Chúng thuộc về tự nhiên!!! Như lời bác vừa cầu mong, chẳng những không đạt được. Thân bác vẫn đau đớn như thường và cách suy nghĩ sai lầm của bác còn đau khổ hơn nhiều nữa. Vì cầu mong mà không được là khổ (Cầu bật đắc khổ). Bởi vậy, bác phải nhìn mọi thứ đúng theo bản chất của nó và đừng níu kéo nó, đừng tiếc thương nó: "HÃY BUÔNG NÓ RA". Bác hãy rũ sạch mọi thứ bên ngoài. Bác hãy "Buông ra!". Bác đừng bám víu vợ, chồng, con cái, quyến thuộc, tài sản, công danh… Vì nhưng thứ đó bác không thể mang theo được, hoặc bác không "buông", thì nó cũng phải "buông" bác mà thôi. Cho nên bác "Hãy Buông Ra!", bởi mọi thứ đều Vô Ngã: "Không tôi và Không của tôi". Tất cả rồi sẽ biến mất; chẳng còn gì. Bác phải nhận biết cho bằng được điều này, và sau khi biết rồi thì bác hãy 'buông' tầt cả. Đừng bận tâm về con cái, bây giớ chúng còn trẻ. Rồi mai này chúng cũng sẽ già cả y như bác ngày hôm nay. Không ai trên thế gian này có thể trốn thoát được định luật: sinh tru hoại diệt... Nếu bác "Buông ra" được mọi thứ thì bác mới thấy được chân lý. Vậy bác đừng lo lắng và đừng ôm giữ bất cứ điều gì thì bác sẽ thanh thản trong mọi tình huống bác ạ!

Ông già hỏi nữa: - Bẩm bạch thầy, nghe thầy dạy dễ quá, nhưng làm sao con 'buông ra' cho được?

- Nếu bác 'buông ra' không được thì bác sẽ vô cùng đau khổ. Vì không 'buông ra' cũng chẳng được. Bởi mọi thứ nó không thuộc về của bác, kể cả chính xác thân bác nữa. Lúc này bác hãy tập trung tâm tưởng, để cho nó được an nhiên tự tại, còn mọi việc đã có người khác lo. Bác hãy tự nhủ lòng rằng: "Chung sự" (Tôi hết việc rồi)- Tư tưởng ham sống lâu sẽ làm bác đau khổ. Cho dù bác mong muốn thiết tha tới đâu cũng chẳng được. Muôn sự đều vô thường và luôn luôn không cố định…
"Sau khi sinh ra > Nó biến hoại > Sau khi sinh ra > Nó diệt đi !". Đức Phật cũng thế, bác và cả bàn dân thiên hạ cũng đều như thế. Vậy mà bác muốn xác thân bác còn mãi sao được?
Bác hãy nhìn vào hơi thở thì biết. Nó đi vô rồi lại đi ra, bản chất của nó là vậy. Bác chẳng thể ngăn cản sự đi ra và đi vô của nó được. Bác thử nghĩ coi:
"Có thể nào bác thở ra mà không thở vào được chăng?". Tức là hơi thở nó đi vào, rồi nó lại đi ra. Khi nó ra rồi thì nó lại phải đi vào. Tự nhiên là như vậy, không cách chi làm khác được. Y chang sự quá trình bác sinh ra > rồi già nua > rồi bệnh tật > rồi chết đi! Đó là điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường…
Nếu bác không sinh ra, thì lấy gì bây giờ bác bị đau bệnh! Và lấy gì để mai mốt bác chết! Bác có hiểu điều đó không ???

- Kính bạch thày, con ngộ được những gì thầy vừa dạy, nhưng con vẫn lo sợ quá chừng!

Thầy cầm ly nước uống nhấp giọng, đoạn thày nói thêm: 


- Bác nên hiểu rằng: Vạn sự ở đời là như vậy, khi bác nhận thức được đúng đắn thì bác đừng do dự:
"Hãy buông ra tất cả, hãy dẹp bỏ tất cả". Dù bác không buông nó ra thì mọi thứ nó cũng bắt đầu buông bác ra đó. Này nhé! Như những bộ phận trong cơ thể của bác nó cũng đang muốn rời xa bác đấy. Vì những bộ phận ấy nó đã sống đủ thời hạn với bác rồi, nên nó sắp ra đi đó. Bản chất của nó là: "Đã đến, thì phải ra đi". Bởi thế gian là không có sự bình thường hay mãi mãi, dù bất cứ ở đâu, bất cứ thời nào, bất cứ thành phần giai cấp nào; người giầu có, kẻ nghèo khó, người lớn cũng như trẻ nhỏ, người có học cũng như người thất học…v.v. Cũng không thể có sự bình thường được. Ai ai cũng phải xoay vần theo luật "Vô Thường" chi phối. Quán triệt được điều đó, bác sẽ chả còn quyến luyến bất cứ sự gì. Bác hãy 'Buông ra" chứ không còn nắm giữ được nữa, ví có giữ cũng chẳng đặng. Bác buông ra, thì tâm bác sẽ thảnh thơi; không buồn mà cũng chẳng vui, không khiếp sợ và cũng chẳng liều lĩnh. Lúc bấy giờ lòng bác sẽ an ổn với trí tuệ hiểu biết: "Vạn vật không bao giờ có thể thường còn mãi mãi được".

"ĐẶC TÍNH PHẢI ĐỔI THAY CỦA VẠN VẬT, KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI".

Nếu bác có nhiều thứ, bác sẽ phải bỏ lại nhiều thứ. Nếu bác có ít thứ, bác sẽ bỏ lại ít thứ; giầu có là giầu có, nổi danh là nổi danh, sống lâu là sồng lâu… chẳng có gì khác biệt, mọi sự cũng thế thôi! Vậy bác hãy buông nó ra, buông cho đến khi nào tâm trí bác an lạc! Mọi sự bác không còn cảm thấy khổ đau hay sung sướng. Mọi- thứ bác không còn thấy là của bác nữa; Sung sướng và khổ đau cũng đểu Hoại, Diệt và Mất tiêu như nhau… Duy chỉ có một thứ là còn và còn vĩnh viễn là của bác. Đó là "Phật tánh" là vĩnh cửu của bác mà thôi.

- Kính bạch thầy, con đã ngộ!!!

- Vậy sao! Bác giải thích xem nào ?

- Thưa thầy, chỉ có định luật: "Vô Thường" là bất biến, là vĩnh cửu, là thường còn. Ngoài ra, tất cả các Pháp; muôn vàn vạn sự ở đời này đều luôn luôn biến đổi không bao giờ ngừng. Chẳng hạn như:

*THÂN VÔ THƯỜNG: Nay khỏe mạnh, mai ốm đau. Nay đang sống, mai đã chết…

*TÂM VÔ THƯỜNG: Nay đang mến thương nhau, mai chuyển sang hận thù ân oán nhau…

*TÀI SẢN VÔ THƯỜNG: Của cải nay còn, mai hết. Tức là tiện nghi vật chất không thể tồn tại mãi được… Vật thể này biến đổi chất liệu thành ra vật thể khác. Sự vật không bao giờ cố định cả.

Thầy cười hoan hỷ, đoạn thầy hỏi:

- Đúng, bác hiểu khá đấy, như vậy bác sẽ làm gì khi bác hiểu như vậy?

- Kính bạch thầy, con sẽ buông ra tất cả mà không bám víu vào bất cứ điều gì trên thế gian này. Để mọi sự chảy suôi như dòng nước. Tính của nước luôn chảy xuống chỗ chũng (thủy lưu tại hạ), dù chỗ đó là đất hay cát, hoặc ruộng vườn. Bản chất của nước là như vậy, con cũng phải giữ tâm như vậy. Tại sao? Bẩm thưa thầy, bởi nước luôn chảy một cách tự nhiên xuống chỗ thấp mà không có cách nào cho nó chảy một cách tự nhiên lên trên cao được. Đó là định luật của càn khôn vũ trụ mà thầy vừa chỉ dậy cho con.

- Vâng! Bác hiểu được như thế, tức là bác đã thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của bác rồi đấy. Bây giờ chỉ còn một điều là bác đưa vào thực hành những gì bác vừa chứng ngộ là đạt quả Phật rồi đó.

Ông già ngạc nhiên thưa:
- Kính thưa thầy, con ngỡ là thành Phật khó lắm chứ! Đâu đơn giản như thầy vừa nói ? -

- Phật đã có sẵn ngay trong bác rồi. Nguời đời thường mang ông Phật thật, đi tìm kiếm ông Phật ơ ngoài, ở chốn xa xôi không sao thấy được, để cầu xin van vái… Trong lúc ông Phật ở ngay trong mình thí lại bỏ quên.

- Bạch thầy, con vốn ngu tối xin thầy khai thị cho con được rõ ràng hơn, chứ thầy nói như thế làm sao con hiểu được.

-
Có khó gì đâu: "Phật Tức Tâm". Mọi người trong chúng ta đã có sẵn một ông Phật ở trong ta rồi. Nhưng vì u mê tăm tối, nên tham lam: Sắc, Tài, Danh một cách vô độ mà không hiểu rằng những thứ đó do nhân duyên giả hợp tạm có. Hợp rồi tan, sinh rồi diệt! Ngay như xác thân bác cũng tạm có đó. Rồi trở thành không đó có bao lâu! Tựa hồ như bóng phù du, như ào ảnh, như khói sương… Nhưng vì si mê chạy theo níu kéo nó. Nên thành chúng sinh mà thôi. Bây giờ bác đã giác ngộ và bác buông ra những thứ mà trước đây bác bám víu vì ngỡ là thật… Vậy là bác đã thành Phật rồi. Bởi Phật và Chúng sinh chỉ khác nhau có một bước:

MÊ LÀ CHÚNG SINH, GIÁC NGỘ LÀ PHẬT

Phật và chúng sinh, chỉ khác nhau có vậy. Ví dụ: Ông bà thân sinh ra bác, cho bác ăn học tới nơi tới chốn; là con người trí thức đàng hoàng... Nhưng vì u mê! Bác ham chơi, đàn đúm với chúng bạn, sa đà say sưa trác táng, hưởng thụ thú vui vật chất, dẫn đến sa đọa hư hỏng. Khi ấy, bác là kẻ tồi tệ xấu xa… Nay gặp duyên may bác giác ngộ. Thấy được lẽ thật. Bác bỏ con đường hư thân mất nết, trở lại con người thật của mình… Với bằng cấp và kiến thức có sẵn của mình. Bác tận tụy làm ăn, liêm chính, giữ uy tín đạo đức… Là bác trở thành người cao sang, quí phái… Như vậy, một con người của bác có hai giai đọan:

a) Giai đoạn 1: Bác là kẻ xấu xa, cho dù bác có bằng cấp là người học thức.
b) Giai đoạn 2: Bác là người cao quí. Do bác giác ngộ được chân lý đạo Pháp…

Tức là trước thì bác kà kẻ xấu xa do u mê! Sau bác thành người cao quí do bác giác ngộ. Nghĩa là xấu xa hay cao quí chỉ khác nhau có u mê hay giác ngộ mà thôi. Và Phật hay chúng sanh cũng chỉ khác nhau có thế… 


Đoạn thầy đọc bài kệ

Chiều nay lộng gió thu về
Lá vàng tơi tả tràn trề khắp nơi.
Đời người như hạt sương rơi .
Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan .
Thân em như đóa hoa lan
Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say
Nhưng rồi chẳng được bao ngày
Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.

Phạm Đà Giang

0o0

----- Forwarded Message -----
From: Dang-Cao Nguyen <>
To:
Sent: Saturday, 5 November 2011 11:57 AM
Subject: Thư gởi má vợ

Xin chuyễn đến các bậc mày râu, đọc và suy gẫm.



Thư gởi má vợ  

Thưa má, trước hết con xin ngỏ lời cám ơn má vì đã sinh ra và dày công nuôi nấng đằng đẵng hai mươi mấy năm trời con gái của má, để rồi sau đó ưng thuận gả cho chàng rể hiền lành là con đây.
Nhớ ngày bước chân lên xe hoa, vợ con khóc rấm rứt khiến phấn son nhòe nhoẹt. Y chang với câu thành ngữ "Khóc như thiếu nữ ngày vu quy", khiến nhiều người đưa dâu cũng mủi lòng "rưng rưng ngấn lệ" ăn theo. Thời gian đầu, sau khi mới về nhà chồng, vợ con ra vẻ "mèo nhỏ" nhu mì, ngây thơ tựa như "con nai vàng ngơ ngác". Nhưng má ơi! niềm vui và hạnh phúc ấy chưa tày gang, thì "bão" đã ập tới, để rồi cái vụ rơi lệ sau đám cưới đã chuyển hệ sang cho con.


Má đâu có biết rằng, "con mèo nhỏ" giờ đây đã đột biến gien hóa thành "gấu mẹ vĩ đại". "Con nai vàng ngơ ngác" ngày nào đã không còn nữa, mà hiện hình thành "sư tử Hà Đông" cực kỳ đáng sợ. Lúc nhỏ, má đẻ của con dạy: "Phải luôn thành thật với mọi người", con đã tuân giữ điều ấy cho đến khi lớn khôn. Nhưng má vợ ôi, sau khi cưới vợ rồi, con không thể thực hành lời dạy ấy được, vì vợ con không bao giờ biết chấp nhận "sự thật mất lòng".


Lần gần đây nhất, vợ con hỏi ý kiến về bộ đồ mới mua về. Con dại mồm dại miệng nhận xét: "Trông không hợp với dáng em, màu sắc cũng quá lòe loẹt". Ngay lập tức nhận được "ánh mắt mang hình viên đạn" cùng lời đáp trả: "Đúng là người không có óc thẩm mỹ!". Những khi muốn mua bất cứ món đồ gì, con cũng chỉ dám nói một nửa giá mà thôi, nếu không muốn bị chê "khôn nhà dại chợ". Do vậy, để "thần khẩu không hại xác phàm", con phải thường xuyên nói dối.


Tiếng là chủ hộ, nhưng thực tế trớ trêu là toàn quyền quyết định lại nằm trong tay vợ con má ạ! Tiền lương mang về không được thiếu 1 xu. Đi đâu ngoài giờ làm phải báo cáo nơi đến và giờ về. Đi nhậu thì "cấm không được say"; điện thoại lúc nào cũng phải mở, để... nhận chỉ đạo từ xa.


Nhà thơ họ Đỗ đã khẳng định: "Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi...", hình như ông ấy hơi bị lầm rồi, vì hiện tại con có tới 3 bà má lận! 1 là má đẻ, 2 là má vợ và 3 là... "vợ má". Với má và má đẻ của con thì con có sai sót cũng không bị chấp trách. Nhưng với bà "vợ má" chỉ cần trái ý, lỡ lời là xem như "xong phim", không bị bầm giập mới là chuyện lạ.


Tóm lại, con viết thư này nhằm mục đích kêu gọi sự giúp đỡ, ý kiến tư vấn từ nơi má. Má có cách nào để hạn chế bớt sự "tăng trưởng" quá nhanh của vợ con không? Có giải pháp gì để "hoàn nguyên" cô vợ nhu mì như thuở mới về nhà chồng không? Rất mong má kịp thời đưa ra giải pháp, nếu không, rể của má khó sống sót qua hết con trăng này...
__________________

  


0o0

Tác giả: ?

Trở lại vấn đề Khi Chết không mang theo được gì, nhiều người đã nhận thức rõ điều ấy, và đó là một sự thật hiển nhiên mà từ cổ đại tới nay, mọi người trên quả đất đều thấy và biết.
Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì Khi chết mỗi người đều có mang theo "cái" mà không ai thấy hay biết "cái" mang theo đó là cái "Nghiệp" của chính họ.
Cho đến nay, sự kiện gọi là Nghiệp quả hay Nghiệp báo vẫn còn gây nhiều thắc mắc khó hiểu mặc dù số lượng người tin vào Nghiệp (Karma) và nhất là tin vào vấn đề có sự tái sinh ở kiếp sau ngày càng gia tăng thấy rõ tại các nước Âu Mỹ.
NGHIỆP LÀ HẬU QUẢ CỦA KIẾP TRƯỚC?
Tái sinh vào kiếp sau tức là sau khi chết sẽ lại hóa sanh trở lại qua một kiếp đời khác.
Như vậy khi một người nào đó chết đi thì thật sự người đó không chết, vì chỉ cái thân xác tan rã mà thôi còn cái tinh anh vi diệu của người ấy (con ngươi, thường gọi là Hồn hay Linh hồn) lại chuyển qua một đời sống mới qua một thân xác mới.
Sự luân chuyển từ kiếp nầy qua kiếp khác gọi là sự luân hồi. Mỗi giai đoạn sống trong sự chuyển hoá luân hồi ấy gọi là mỗi Kiếp.
Mỗi Kiếp người đều phải chịu hậu quả của những hành động gây ra từ kiếp trước - tạo ra các nguyên nhân hay có thể gọi là cái nghiệp. Đó là luật Karma hay còn gọi là luật Quả Báo hoặc Nghiệp báo. Sự luân chuyển từ kiếp này qua kiếp khác gọi là Luân hồi.

NGƯỜI CHẾT CHỈ MANG THEO "CÁI NGHIỆP" CỦA HỌ ÐỂ TẠO QUẢ CHO KIẾP SAU

Để hiểu rõ giai đoạn này, ta hãy bất đầu khi một người chết đi, họ trở thành bất động. Sở dĩ xác thân khi chết bất động vì thật ra nó chỉ là một khối vật chất bình thường trong tự nhiên mà thôi. Nó như cái áo mặc, khi chết chính là lúc trút bỏ cái áo ấy. Khi sống, xác thân cử động được là nhờ có sự hổ trợ hợp đồng của các giác quan như thấy, nghe, nhận biết, ngửi, nếm, suy nghĩ tính toán... Khi chết, thân xác bất động thì các giác quan âý cũng mất luôn. Tuy nhiên có 2 thể vật chất đặc biệt không bị mất đi, vẫn còn tồn tại. Hai thể này có tên gọi là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà kinh Phật giáo gọi là hai thức. Hai thức này sẽ là cầu nối giữa cái xác thân đã chết vớì các xác Thân sanh trở lại của kiếp kế tiếp.
Mạt Na Thức có nhiệm vụ sao chép lại bao quát về cá tánh, bản năng, năng khiếu, cảm xúc, sự hiểu biết và ký ức, hành vi cử chỉ lẫn tư tưởng của con người mà nó liên hệ lúc còn sống. Tất cả những ghi nhận, sao chép này từ Mạt Na Thức sẽ truyền hết cho A lại Da thức lưu trữ. Như vậy có thể hiểu A lại Da Thức như là một cái thư viện lưu trữ các tài liệu sách vở của một người lúc còn sống. Tài liệu ấy bao gồm các đặc tính, bản năng, thói hư tật xấu và cả tánh tốt của người đó. Tuy nhiên tùy theo sự dồn nén tập trung tư tưởng, tình cảm nào đó quá nhiều như uất hận, căm thù, đau khổ, sợ hãi, nuối tiếc... thì những tư tưởng tình cảm ấy sẽ là đầu mối cho đời sống kế tiếp mang nặng tất cả những gì đã bị kích động dồn nén ấy. Do đó mà các vị chân tu thấy rõ điều đó đã căn dặn mọi người rằng; lúc sắp qua đời phải cố giữ tâm yên bình không nên nuối tiếc, đau buồn hay căm giận. Đặc biệt sự căm thù, lòng tức giận là mối nguy ghê sợ nhất nếu phát sinh lúc lâm chung thì lúc tái sanh sẽ rơi vào vòng đau khổ cùng cực. Ðó cũng là lý do tại sao lúc người vừa mới chết, mọi người có mặt nên đọc kinh cầu nguyện, nhắc nhở tâm linh người chết nên sáng suốt, vui vẻ hầu tránh sự mê mờ u tối, lầm lạc khiến dễ sa vào nơi bất như ý...



__


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, November 5, 2011 5:30 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Hít sâu - thở chậm: nội công thượng thừa




----- Forwarded Message -----
From: "Nguyen, Thi V" < >
To:
Sent: Thursday, November 3, 2011 1:45 PM
Subject: Deep Relaxation

No comments:

Post a Comment