Hình như anh ta và tôi chưa bao giờ nói chuyện với nhau.
Thế nhưng, hình ảnh của anh lại trở về đậm nét, càng lúc càng rõ rệt với tôi, hai ngày sau khi Steve Jobs chết, với sự thương tiếc của toàn thể thế giới
Hình ảnh một con người, khoảng 55 tuổi, nhưng lúc đó đã già hẳn, dù ăn mặc khá chững chạc, nhưng cái già và khổ làm hiện vẻ bèo nhèo lên hẳn, giữa đám sinh viên Việt Nam trẻ, năng động trên sân cỏ, vào mỗi chiều thứ bẩy không mưa, không tuyết, tại Paris.
Có lẽ anh ta là người giữ đúng giờ nhất trong đám người tham dự buổi dợt banh. Khoảng 2 giờ kém 2 phút, anh ta có mặt tại sân, đến góc của bãi hẹn, để cái bao ny lông bên cạnh cái khung sắt không lưới. Vươn vai một số lần, xắn hai bên ống quần cao lên, vặn vẹo người giữa sân.
Những sinh viên nào đến sớm, đã gọn gàng trong bộ thể thao, kẻ quần áo ngắn, người quần áo dài, nhưng không một ai để nguyên bộ quần áo; cả người, chỉ có hai cái giầy thể thao là hợp với sân cỏ, như anh ta.
Những người không chơi, như tôi, nhưng đến vì hẹn với bạn, hay vì một lý do khác để "dự khán", thường ngồi bệt ở bên lề sân, nói chuyện ba dóc, ba xàm, tào lao, thiên tướng.
Dưới bầu trời Paris vào cuối năm 1975, biết bao điều để nghe, để nói từ những quái nhân, quái kiệt, hoặc về những quái nhân, quái kiệt của một thời lịch sử quan trọng đang qua, và (với sự sáng suốt nhận thức về vai trò nhân chứng của nhiều người) sẽ qua.
Anh ta đá banh dở, phải nói là rất dở, và đôi khi làm trò cười cho một số bạn trẻ hơn (chẳng biết có thân hay không với anh ta). Đôi khi, lúc chỉ có hai người giao banh qua lại, chúng tôi thấy anh cùng chơi chổng mông chờ anh ta đá lại, vì hầu như không bao giờ, cú banh anh ta xút lại đủ mạnh, hay đủ chính xác, để họ phải chơi một cách nghiêm chỉnh.
Anh ta quả là không giống ai, nhất là, 99 phần 100 trong đám sinh viên đó chơi rất tài, vì phần đông đã chơi cho hội banh chính thức của tổng hội sinh viên Việt Nam trước 1975.
Anh ta chỉ đến để dợt, và không bao giờ được tham dự để đá, ngay cả trong những trận giao hữu.
Nhưng những ngày tôi có mặt, tôi đều thấy ảnh.
Trên một năm trời vắng mặt, khi về lại Paris, tôi lại đến chỗ sân cỏ sinh viên cũ. Nhưng lần này, trên sân chơi đã có nhiều khuôn mặt mới. Phần đông những người dự khán cũng lạ. Một trong bọn họ vẫn tiếp tục ba dóc, ba xàm về "thế sự", "thời sự" Paris.
Qua đó, tôi được biết, anh ta đã chết, vì ung thư. Khi chết, không một người thân nào đi đưa, vì không ai biết. Chỉ vài tuần sau khi anh ta vắng mặt, có người thắc mắc, lần mò manh mối hoài mới biết được nơi anh ta trú ngụ, tại một chung cư gần đó, hỏi han người concierge, mới biết người ta chở anh ta vào nhà thương, được vài tuần thì chết, không bạn bè, thân thích.
Cùng khoảng thời gian đó, tên tuổi của Steve Jobs cùng với Steve Wozniak và chiếc bảng mẫu cho chiếc máy điện toán cá nhân đầu tiên, apple 1, bán cho đại chúng, được làm trong garage mới xuất hiện trên báo chí và nổi danh như cồn.
Nhưng không hiểu tại sao hai ngày sau khi Steve Jobs chết, hình ảnh của anh ta lại hiện về trong tâm trí tôi. Cái chết của một con người thành công, nổi danh, và một cuộc sống phong phú lại gợi nhớ về hình ảnh một con người mà cuộc đời không có gì để ghi nhớ
Ngoại trừ một điều, có lẽ, là cả hai đều đã đi trọn con đường đã chọn, một cách đứng đắn, hết mình, theo lối riêng của họ.
Phạm Thế Định
Thế nhưng, hình ảnh của anh lại trở về đậm nét, càng lúc càng rõ rệt với tôi, hai ngày sau khi Steve Jobs chết, với sự thương tiếc của toàn thể thế giới
Hình ảnh một con người, khoảng 55 tuổi, nhưng lúc đó đã già hẳn, dù ăn mặc khá chững chạc, nhưng cái già và khổ làm hiện vẻ bèo nhèo lên hẳn, giữa đám sinh viên Việt Nam trẻ, năng động trên sân cỏ, vào mỗi chiều thứ bẩy không mưa, không tuyết, tại Paris.
Có lẽ anh ta là người giữ đúng giờ nhất trong đám người tham dự buổi dợt banh. Khoảng 2 giờ kém 2 phút, anh ta có mặt tại sân, đến góc của bãi hẹn, để cái bao ny lông bên cạnh cái khung sắt không lưới. Vươn vai một số lần, xắn hai bên ống quần cao lên, vặn vẹo người giữa sân.
Những sinh viên nào đến sớm, đã gọn gàng trong bộ thể thao, kẻ quần áo ngắn, người quần áo dài, nhưng không một ai để nguyên bộ quần áo; cả người, chỉ có hai cái giầy thể thao là hợp với sân cỏ, như anh ta.
Những người không chơi, như tôi, nhưng đến vì hẹn với bạn, hay vì một lý do khác để "dự khán", thường ngồi bệt ở bên lề sân, nói chuyện ba dóc, ba xàm, tào lao, thiên tướng.
Dưới bầu trời Paris vào cuối năm 1975, biết bao điều để nghe, để nói từ những quái nhân, quái kiệt, hoặc về những quái nhân, quái kiệt của một thời lịch sử quan trọng đang qua, và (với sự sáng suốt nhận thức về vai trò nhân chứng của nhiều người) sẽ qua.
Anh ta đá banh dở, phải nói là rất dở, và đôi khi làm trò cười cho một số bạn trẻ hơn (chẳng biết có thân hay không với anh ta). Đôi khi, lúc chỉ có hai người giao banh qua lại, chúng tôi thấy anh cùng chơi chổng mông chờ anh ta đá lại, vì hầu như không bao giờ, cú banh anh ta xút lại đủ mạnh, hay đủ chính xác, để họ phải chơi một cách nghiêm chỉnh.
Anh ta quả là không giống ai, nhất là, 99 phần 100 trong đám sinh viên đó chơi rất tài, vì phần đông đã chơi cho hội banh chính thức của tổng hội sinh viên Việt Nam trước 1975.
Anh ta chỉ đến để dợt, và không bao giờ được tham dự để đá, ngay cả trong những trận giao hữu.
Nhưng những ngày tôi có mặt, tôi đều thấy ảnh.
Trên một năm trời vắng mặt, khi về lại Paris, tôi lại đến chỗ sân cỏ sinh viên cũ. Nhưng lần này, trên sân chơi đã có nhiều khuôn mặt mới. Phần đông những người dự khán cũng lạ. Một trong bọn họ vẫn tiếp tục ba dóc, ba xàm về "thế sự", "thời sự" Paris.
Qua đó, tôi được biết, anh ta đã chết, vì ung thư. Khi chết, không một người thân nào đi đưa, vì không ai biết. Chỉ vài tuần sau khi anh ta vắng mặt, có người thắc mắc, lần mò manh mối hoài mới biết được nơi anh ta trú ngụ, tại một chung cư gần đó, hỏi han người concierge, mới biết người ta chở anh ta vào nhà thương, được vài tuần thì chết, không bạn bè, thân thích.
Cùng khoảng thời gian đó, tên tuổi của Steve Jobs cùng với Steve Wozniak và chiếc bảng mẫu cho chiếc máy điện toán cá nhân đầu tiên, apple 1, bán cho đại chúng, được làm trong garage mới xuất hiện trên báo chí và nổi danh như cồn.
Nhưng không hiểu tại sao hai ngày sau khi Steve Jobs chết, hình ảnh của anh ta lại hiện về trong tâm trí tôi. Cái chết của một con người thành công, nổi danh, và một cuộc sống phong phú lại gợi nhớ về hình ảnh một con người mà cuộc đời không có gì để ghi nhớ
Ngoại trừ một điều, có lẽ, là cả hai đều đã đi trọn con đường đã chọn, một cách đứng đắn, hết mình, theo lối riêng của họ.
Phạm Thế Định
----- Forwarded Message -----
From: Dzung T
To: ""Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com"" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """""""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com""""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, October 8, 2011 8:49 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] (unknown)
From: Dzung T
To: ""Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com"" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """""""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com""""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, October 8, 2011 8:49 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] (unknown)
Đi trọn con đường
__,_._,___
No comments:
Post a Comment