Tuesday, March 29, 2011

29/03 các comments về bài Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai



P.D. Hieu
nói:

Cảm ơn tác giả về bài viết rất hay.

Tôi có một câu hỏi nhỏ nhằm nắm bắt vấn đề được tốt hơn: trong trường hợp không làm nguội được lò, liệu nhiệt độ có thể nóng lên rất cao tới mức làm chảy tan các thanh điểu khiển và làm giảm mất tác dụng hấp thụ neutrons? và nếu có thì liệu khi đó có thể dẫn tới các neutrons tự do có thể lại bắn phá được các hạt nhân uranium 235 trong các thanh nhiên liệu, và phản ứng dây chuyền có thể tái xảy ra?

  • Nguyễn Đình Đăng nói:

    Lo ngại của anh có cơ sở. Nước có tác dụng hai mặt: vừa hấp thụ lại vưà làm chậm neutrons. Neutrons chậm dễ bị uranium hấp thụ, gây ra phản ứng phân hạch.

    Trong lõi lò, các bó thanh nhiên liệu được xếp rất gần nhau, vì vậy sác xuất các neutrons chậm bị uranium hấp thụ lớn hơn nhiều so với sác xuất các neutrons chậm này bị nước hấp thụ, điều kiện tới hạn dễ dàng đạt được, dẫn đến phản ứng dây chuyền.

    Còn trong bể chứa, các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng được đặt cách xa nhau. Cho nên, trước khi lao được vào thanh nhiên liệu bên cạnh thì neutrons đã bị nước hấp thụ rồi, nên phản ứng dây chuyền sẽ không xảy ra.

    Tuy nhiên nếu các thanh nhiên liệu bị tan chảy, thì các viên nhiên liệu chảy xuống đáy bể thành kết thành đống. Nếu bây giờ tưới nước vào thì neutrons chậm sẽ dễ gây phản ứng dây chuyền hơn là bị nước hấp thụ. Chính vì vậy mà người ta phải pha boric acid vào nước để tăng khả năng hấp thụ neutrons, khiến neutrons bị hấp thụ bởi nước nhanh hơn là bởi các thanh nhiên liệu nóng chảy, ngăn chặn phản ứng dây chuyền xảy ra.

    Nếu phản ứng dây chuyền xảy ra thì, tuy không có vụ nổ, nhưng lượng phóng xạ sinh ra và thoát vào môi trường sẽ rất lớn – một điều hết sức nguy hiểm.

    • Nguyễn Hữu Viện nói:

      Anh Nguyễn Đình Đăng,

      Tuy nhiên nếu các thanh nhiên liệu bị tan chảy, thì các viên nhiên liệu chảy xuống đáy bể thành kết thành đống. Nếu bây giờ tưới nước vào thì neutrons chậm sẽ dễ gây phản ứng dây chuyền hơn là bị nước hấp thụ. Chính vì vậy mà người ta phải pha boric acid vào nước để tăng khả năng hấp thụ neutrons, khiến neutrons bị hấp thụ bởi nước nhanh hơn là bởi các thanh nhiên liệu nóng chảy, ngăn chặn phản ứng dây chuyền xảy ra. Nếu phản ứng dây chuyền xảy ra thì, tuy không có vụ nổ, nhưng lượng phóng xạ sinh ra và thoát vào môi trường sẽ rất lớn – một điều hết sức nguy hiểm.”

      Chính vậy mà cách đây 2 hôm, Pháp vừa gởi gần 100 tấn boric acid đến Fukushima. Hoa Kỳ cũng đóng vai trò tích cực tại Fukushima.




Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai


No comments:

Post a Comment