Sunday, February 26, 2012

Sự chọn lựa nào cho giáo sư Ngô Bảo Châu, DTK

Khương Tử Dân

Từ đầu năm rồng, tính theo Nhật bản, giới trí thức VN trong nước đã khởi xướng phong trào tranh luận sôi nổi về chức hàm trí thức, vai trò trí thức dưới chế độ VGCS Hà nội. Sự tranh luận này trên thực tế có thể  do ba nhóm trí thức gạo cội đã qui tụ dưới màu cờ máu, và được đảng VGCS chỉ đạo, các quan thái thú Trọng Lú, Ba Dũng, Tư Sang... quản lý. Nhưng trên thực tế, đảng là trên hết, còn nhà nước,  quốc hội, công an, quân đội chỉ là bọn bù nhìn, tay sai khuyển mã, chồn cáo. Ba nhóm trí thức XHCN gạo cội được đại diện bởi g.s Chu Hảo, gs. Nguyễn Huệ Chi, và gs. Ngô Bảo Châu. Nhóm trí thức Ngô Bảo Châu vừa mới được thái thú Nguỹên Tấn Dũng dàn dựng ra để làm lực đối khác với hai nhóm trí thức cột trụ của đảng từ xưa đến giờ. Dĩ nhiên Ngô Bảo Châu đã phải trả cái giá khá đắt với chức hàm giám đốc, hai cái biệt thư hạng sang, một cho gia đình và một cho viện toán cao  giá, và một số kinh phí kết xù 650 tỉ đồng để tiêu xài, không có kiểm toán.

Kịch bản toán học cao cấp đang bắt đầu khi Ngô Bảo Châu phát biểu theo phường chèo trí thức XHCN:


"...trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội."

Diễn viên Ngô Bảo Châu, ngay trong kịch mở màn đã phát biểu có vẻ kỳ thị giới tính, trọng nam, khinh nữ. Ngô Bảo Châu chỉ để cập tới vai trò"nam" trí thức. Ngô Bảo Châu viết:" giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra", nhưng NBC lại bỏ qua "các chị ta, bà ta",  là một điều không thể tha thứ được. Trong và ngoài nước không thiếu gì các nhà khoa học nữ, ở bất cứ thời đại nào. Điển hình như bà Aung San Suu Kyi, không những chỉ là môt nhà trí thức, mà còn là một nhà đấu tranh được cả thế giới kính phục. Ngô Bảo Châu cũng đã quên đến bà H. Clinton, bà Margaret Thatcher, bà Angela Merkel... là những nhà trí thức chinh trị gia lừng danh. Lời phát biểu của giáo sư Ngô Bảo Châu, làm cho nhiều người có ý nghĩa là Ngô Bảo Châu có đạo hồi giáo, xem phái yếu, đàn bà chỉ là công cụ hộ lý, sinh sản không được xã hội biết tới. Cái bản chất, cội rễ cộng sản Hà nội vẫn tồn tại trong con người đã mang truryền thống, giáo điều, lý thuyết , cơ chế cộng sáng của chế độ Việt cộng, gần như không thể gội rữa, tẫy sạch.

Điểm thứ hai Ngô Bảo Châu cho rằng trí thức là những người lao động trí óc. Như vậy còn những người vừa lao động trí óc vừa lao động chân tay thì sao? Thí dụ như các bác sĩ chuyên khoa giải phẫu, có nhiều ca giải phẫu nhiều tiếng đồng hồ, họ phải tận dụng cả tay chân và trí óc. Những chiên viên, tiến sĩ công học, nông nghiệp làm việc tại các cơ sở thực nghiệm, tại các công trường, nông trường, tại các pilot Plant..... họ phải sử dụng cả trí óc, tay chân, đêm ngày, kể cả cuối tuần. Ngoài ra, còn các các kỹ sư, khoa học gia về địa chất, về khảo cổ học, về ngư nghiệp, nông học, hải dương học... họ là những trí thức tài giỏi, làm việc phối họp chặc chẽ trí óc và tay chân, nhiều khi cả đời họ chẳng sản xuất được một sản phẩm nào cả, nhưng những dữ kiện nghiên cứu của họ rất có giá trị. Điều khác biệt với quan niệm của Ngô Bảo Châu vì họ là những người rất hay phản biện để tranh luận, tìm ra chân lý.

Điểm thứ ba, Ngô Bảo Châu xác định về quan điểm của ông ta là:

"giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội."

Quan niệm này thật quá mù mờ đối với các bác sĩ chuyên khoa về giải phẫu, nhiều khi họ chẳng những đã không làm ra sản phẩm nào có giá trị, mà còn làm chết người, không phải do cố ý, mà do bịnh nhân kiệt sức không đủ sực chịu đựng hay hồi phục. Thế các ông/bà / cô bác sĩ ấy có được gọi là trí thức hay không. Nếu theo quan niệm của Ngô Bảo Châu chắc là không. Gia sư Ngô Bảo Châu chưa thông hiểu hết vấn đề xã hội, khoa học công nghiệp và từ ngữ trí thức. Ngô Bảo Châu chỉ hiểu theo cảm tính, không có tính thuyết phục được nhiều người.

Điểm thứ tư Ngô Bảo Châu khẳng định là giá trị của người trí thức "không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội." Nếu nói như Ngô Bảo Châu, thì người trí thức có giá trị là những người chi biết ăn, ngủ, làm tình và sản xuất ra sản phẩm có giá trị, không cần phải quan tâm, tiếp cận đến diễn biến xã hội. Hay có thể diễn dịch khác đi, là trí thức có giá trị theo quan niệm của Ngô Bảo Châu là chỉ biết trùm chăn, bịt tai, nhắm mắt lo sản xuất, không cần biết gì tới căn hộ cao cấp, biệt thư sang trọng để nghĩ mát, và kinh phí kết xù 650 tỉ đồng từ đâu mà có. Nếu một trí thức mà có đời sống là chỉ biết ăn ngủ, làm tình thì có khác gì con vật bốn chân. Ngô Bảo Châu đã nhắm mắt, ngậm thẻ, ngậm tiền nên không biết gì đến thực trạng đất nước, thực trạng xã hội trước bờ vực thẩm. Hãy chờ xem giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ làm ra được sản phẩm có giá trị gì, có tương xứng với ngân khoảng 650 tỉ, và với nhân số trí thức hàng đầu của đảng VGCS Hà nội.

Chưa hết, nhà toán học Ngô Bảo Châu còn nhấn mạnh thêm là:" Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm "trí thức".

Nhưng sao đó, nhà toán học Ngô Bảo Châu, nói rõ hơn, làm cho đọc giả choáng váng, nghiêng ngả, khập khễnh như có hơi men, Ngô Bảo Châu, phát biểu như người say rượu:

" Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng."

Từ xưa đến nay chưa nghe ai nói tới việc phản biện xã hội lại được phong hàm trí thức. Quan niệm, tư duy này thật quá mới mẻ, có thể chỉ có trong các nước CS hay XHCN. Giáo sư Nguỹên Huệ Chi nhận định là gs. Ngô Bảo Châu đã mâu thuẩn, vì câu sao đá câu trước, ý tưởng loạn xị, loạn xà ngầu như người đã quá chén. Ngôn ngữ của nhà toán học không theo một phương trình nào cà, toàn là những ẩn số. Dù nhận xét nào, sự nhận định của Ngô Bảo Châu vẫn thiếu tính lý luận khoa học vững chắc, thiếu đồng bộ, thiếu nhất trí, thiếu quan hệ cấu trúc hóa học để có thể làm cầu nối cho đọc giả hiểu thế nào là trí thức, thế nào là phản biện. Ngô Bảo Châu chẳng đã mâu thuẩn như gs. Nguỹên Huệ Chi đã cảnh cáo, mà còn mập mờ, thiếu dứt khoát trong vai trò phản biện của người trí thức trong xã hội. Nói cách khác, nhà toán học Ngô Bảo Châu, chưa thông suốt vể ngôn ngữ, tiếng Hán Việt nên còn loanh quanh hai từ ngữ trí thức. Do đó Ngô Bảo Châu có quan niệm rất mơ hồ về giá trị trí thức và vai trò trí thức trong xã hội trước mọi hoàn cảnh.

Có thể giáo sư Ngô Bảo Châu đã quên đi thơ văn Việt Nam, nhất là thơ của những kẻ sĩ thời trước như Nguỹên Công Trứ, Nguỹên Trãi... Thử đọc lại một vài đoạn thơ của Nguyên Công Trứ trong bài Kẻ Sĩ, Ngô Bảo Châu sẽ hiểu biết rõ hơn vị trí, vai trò của kẻ sĩ, trí thức như thế nào.

"Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên. 
Có giang sơn thì sĩ đã có tên,
Từ Chu Hán, vốn sĩ này là quí"

"Trong lang miếu, ra tài lương đống,
Ngoài biên thùy rạch mũi can tương.
Làm sao cho bách thế lưu phương,
Trước là sĩ sau là khanh tướng."

"Kinh luân khởi tâm thượng,
Binh giáp tàng hung trung.
Vũ trụ chi gian giai phận sự,
Nam nhi đáo thử thị hào hùng."

Nếu nhà toán học Ngô Bảo Châu hiều từ ngữ "trí thức" theo phương thức chiết tự, có thể tự nó sẽ giải quyết tất cả, không còn  mơ hồ nữa, nhất là với não bộ của một nhà toán học giải Fields. Tiếng Việt như chúng ta biết, sử dụng chữ Hán Việt rất nhiều, một số từ gốc Pháp ngữ. Điều này không thể tránh được, vì văn hóa, và ngôn ngữ Việt nam, ảnh hưởng Trung hoa, và Tây học. Mà trên thật tế, các ngôn ngữ Anh, Mỹ, Pháp, Nhật... đều chịu ảnh hưởng một phần nào đó ảnh hưởng ngôn ngữ ngoại quốc. Các nhà ngôn ngữ học đa số đều dựa vào chữ gốc, để giải thích.

Từ ngữ trí thức, bắt đầu từ chữ "tri" có nghĩa là biết, nhưng có thể chưa hiểu rõ lắm, chưa biết nhiều lắm. Thí dụ đơn giản như là cát có thể nói ai cũng biết cả. Nhưng rất ít người biết về nguồn gốc của cát, công dụng của cát như thế nào. Người có sự hiểu biết căn bản sẽ chỉ biết là công dụng của cát chỉ để sử dụng để xây cất, làm hồ, bêtong cốt sắt, cốt tre dưới thời cơ chế tham nhũng, rút ruột các dự án xây dựng, kiến trục.... Người có trình độ cao hơn một chút thì sẽ biết khá hơn là cát có thể sản xuất đồ gốm, có thể làm thủy tinh, ly cốc. Người có trình độ cao hơn một chút nữa sẽ nghĩ là cát có thể sản xuất được các loại kính lúp, viễn vọng kính, ống kính máy ảnh, gạch thủy tinh, dược phẩm, mỹ phẩm, y học, sợi thủy tinh... Người có trình độ cao hơn nữa, họ có thể biết qua nghiên cứu của họ là cát có thể tạo ra  các vật liệu hóa họp composite có thể chịu đựng ở nhiệt độ trên 3000 oF và ̀có thể sử dụng bất cứ sản phẩm nào cho đời sống văn minh, công nghiệp xã hội con người, cho khoa học không gian, cho kỹ nghệ xe auto, phi thuyền không gian, áo chống đạn... Nói cách khác sự hiểu biết của con người từ thấp đến cao được định nghĩa, giải thích qua ngôn ngữ là từ "tri" đến "trí".

Hai chữ "tri" và "trí" chỉ khác nhau có mỗi dấu sắc, nhưng kiến thức, và sự hiểu biết quá khác biệt xa vời, theo từng trình độ học thức, nghiên cứu ở các đại học qua các trình độ cao học, master, hay tiến sĩ doctorate. Kiến thức căn bản đó, đòi hỏi con người phải đến trường học hỏi, phản biện và nghiên cứu trong phạm vi của họ. Trong ngôn ngữ Hán chữ "Tri"  nằm trên chữ 'nhật"  biến thành chữ "trí", thuộc bộ nhật. "Nhật" có nghĩa là ngày, mặt trời,  cũng có nghĩa là ánh sáng được chiếu sáng vào những người có trí tuệ. Ánh sáng đã khai thông cho tâm hồn được có sự hiểu biết nhiều hơn, khôn hơn, thấu triệt, sâu sắc hơn. Mặt trời còn có ý nghĩa về nhiệt năng, sức sống, sinh khí, sự sáng, sự thẳng thắn, sự minh bạch, sự công bằng, sự quang minh chính đại. Trong khi đó chữ "tri" thuộc bộ"thỉ" có khi còn gọi là "sí", có nghĩa là phân, là cứt. Có thể từ  cách chơi chữ này mà Mao Trạch Đông đã gọi trí thức XHCN là "tri thức", hay  "sí thức" XHCN không bằng cục phân là trong ý nghĩa chữ Hán này mà ra.

Chữ thức hiểu theo nghĩa chiết tự chữ Hán thì lại phức tạp hơn. Vì chữ thức thuộc bộ ngôn, có nghĩa là ngôn ngữ, lời nói tự mình phát biểu, nói ra, lại có thêm chử lập, chữ sĩ trên cùng. Như vậy chữ "thức" có nghĩa là người có hiểu biết, có học, có nghiên cứu, có kiến thức và là người phải biết ăn nói, viết lách, biết phát biểu, biết lập luận. Nói tóm lại những người có học, có nghiên cứu, có hiểu biết cao, sâu rộng bắt buộc phải biết lý luận, biết phát biểu, biết phản biện. Nói cách khác phản biện là bản chất tự nhiên của người trí thức, không thể không có trong mọi trường họp. Chữ Hán theo cách viết và hiểu của người Tầu và người Nhật đã được viết để biểu tượng cho mọi hành động bằng nét ve, hình họa. Một thí dụ đơn giản như trong câu thơ của th sĩ Hồ xuân Hương về người con gái chửa hoang: "Phận liễu sao đà nảy nét ngang." Chữ liễu, biểu tượng cho người con gái yếu đuối, có gạch ngang,  mang bầu, biến thành chữ tử, là đứa con đang mang trong bụng.

Nếu theo quan niệm cỗ, người trí thức, được hiểu như là kẻ sĩ thời xưa, là những người có giáo dục, có tầm hiểu biết sâu sắc. Đã là người có học, có giáo dục, tức phải có những đức tính căn bản về nhân nghĩa, trí dũng, khí khái, thành thật, thẳng thắn, trung hậu và nhất là biết giữ chữ tín, liêm sĩ, lễ nghĩa, biết xấu hổ, vinh nhục. Tất cả những đặc tính, yếu tố này của người "trí thức" đã được biểu tượng  trong những nét, bộ, chữ viết nhỏ phụ thuộc đã được kết nối trong hai chữ "trí thức". Người Á Châu, như người Nhật, Tầu, Việt nam đã có câu: Sĩ khả sát, bất khả nhục. Đã là trí thức mà phải chịu nhục, ăn bẩn, lòn trôn, liếm giầy là quá ô nhục, quá hèn nhát. Nhiều kẻ sĩ ở Nhật, Nam Hàn đã tự sát là để bảo trọng danh dự của kẻ sĩ. Một cựu tổng thống Nam Hàn đã tự sát vì biết vợ đã dính líu đến một vụ tham nhũng. Một kẻ sĩ thời xưa với một trí thức thời đại hiện tại, đều phải có những đức tín căn bản đã tạo cho họ để hướng dẫn, lãnh đạo khi đất nước, dân tộc cần tới. Dĩ nhiên là thời đại nào cũng có một thiểu số kẻ sĩ, trí thức xu thời, nịnh hót, liếm giầy, ăn bẩn, lòn trôn để được làm gia nô, bưng bô cho cơ chế VGCS Hà nội. Họ đã bị xã hội sỉ nhục, khinh bỉ. Các quan trí thức vịt kìu, vịt trời ếch riêu chắc không bao giờ nghĩ tới điều đó, nên đã dở trò hề đi bằng hai đầu gối, góp ý cải cách toàn diện để phát triển. Họ đúng là những tri thức, hay sí thức như Mao Trạch Đông đã đề cập tới với sự đồng tình của Pác Pó dâm tặc họ Hồ.  

Kẻ sĩ thời đại của Nguỹên Công Trứ, hay Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu gần đây nhất đã tỏ ra rất khí khái, hiên ngang, có đủ dũng cảm để đấu tranh, vì dân vì nước, đương đầu với giặc khi có chiến tranh. Còn kẻ sĩ thời đại XHCN thì gian manh xảo huyệt, lưu manh, gian trá, côn đồ, hèn nhát, chỉ biết lòn trôn, liếm giầy, ăn bẩn. Không những chỉ có bọn tri thức XHCN lớn lên dưới chế độ VGCS Hà nội, mà ngay đến bọn trí thức khoa bảng vịt kìu, vịt trời, ếch riêu hải ngoại đầu phục cơ chế VGCS Hà nội cũng bị ảnh hưởng sống theo phong cách của tri thức XHCH. Họ sống không khác gì loài súc sinh, côn đồ đĩ điểm, chỉ biết lừa bịp, lường gạt, ăn cắp, ăn cướp để kiếm nhiều tiền, mua danh, bán chức, để có nhiều bổng lộc, món ăn béo bở, dịch vụ nhà đất, xuất nhập cảng du sinh, công nhân làm nô lệ. Nhất là bọn trí thức thiên tả, thổ tả vịt trời, ếch riêu beheito gia nô, bưng bô cho chế độ VGCS Hà nội, còn tồi tệ dơ bẩn, xú uế hơn nhiều.

Người trí thức không thể trùm chăn, ngậm đủa đi âm thầm trong đêm tối. Dựa trên tư duy, lập luận của người trí thức mà công luận sẽ đánh giá người trí thức. Từ sự đánh giá đó, mà có nhiều người đã phản biện, đánh giá về giá trị của mgười trí thức như giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã phát biểu về hành động cẩu thả của đảng để bao che cho những sự việc, trò hề bất chính, như việc TT. Nguỹên Tấn Dũng áp đặt, gông cùm, ngục tù ts. Luật sư Cù Huy Hà Vũ. Giáo sư Ngô bảo Châu đã phát biểu: "Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ." Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã phản biện về tư duy, sự lựa chọn của người trí thức đứng ở vị trí lề phải, hay lề trái. Ngô Bảo Châu phát biểu là: "đi theo lề phải hay lề trái đều là sự chọn lựa của con con cừu, không phải là sự chọn lựa của con người có tự do." Nhưng giáo sư Ngô Bảo Châu sau cùng đã chọn đứng ở vị trị lề phải, theo vết chân của con cừu, nơi có hai căn hộ sang trọng đáng giá hàng triệu mỹ kim, và kinh phí 33 triệu mỹ kim tha hồ tiêu xài trong mười năm, không có kiểm soát kế toán, không cần biết chi cho mục đích gì. Người dân trong và ngoài nước đã đánh giá về sự phản biện, sự chọn lựa của giáo sư Ngô Bảo Châu qua cách thức mà nhà toán học giải Fields đã xác tín khẳng định. Giáo sư Nguỹên Huệ Chi cũng đã có nhận định, tuy có tránh né sử dụng từ ngữ xác tính, nhưng hai từ ngữ "mẩu thuẩn" để biểu tượng cho giáo sư Ngô Bảo Châu, tưởng cũng đã đủ để cho Ngô Bảo Châu biết thế nào là vinh nhục khi đứng theo lề phải, ngậm tăm im lặng là vàng, là bốn tốt. Nhưng có thể nói điều dơ bẩn nhất và tồi tệ nhất là Ngô Bảo Châu đã im lặng, cười ruồi để cho tên Nguỹên Thiện Nhân sơ đùi, sờ vế giữa thanh thiên bạch nhật là  quá tệ hại cho cả hai giáo sư đồng phái, có tiếng tâm trong đảng và nhà nước XHCN. May mắn là giáo sư Ngô Bảo Châu không có đôi chân dài, trường túc như Cao Kỳ Duyên, để có thể quyến rũ nhiều tên phó thái thú khác.

Sự chọn lựa của con người, thông thường đem lại hạnh phúc, vui sướng cho cuộc đời nếu sự chọn lựa đúng, không có sai lầm. Sự chọn lựa của nhà toán học Ngô Bảo Châu, thường thường chỉ dựa trên những con số. Điều này rất thực tế, không thể bàn luận, vì chẳng những chỉ có lợi ích cho cá nhân Ngô Bảo Châu, mà còn cho vợ con, bố mẹ, dòng họ, anh em. Nhưng điều đáng ghi nhận là sự chọn lựa này lại hoàn toàn nghịch lý, đảo ngược, mâu thuẩn với những gì giáo sư Ngô Bảo Châu đã phản biện là: "đi theo lệ phải, hay lề trái không phải là sự chọn lựa của con người có tự do, mà là sự chọn lứa của con cừu." Giáo sư Ngô Bảo Châu, đã đánh đổi tự do cho sự chọn lựa đứng trong lề phải. Có thể nói sự chọn lựa của Ngô Bảo Châu đã đánh đổi với cái giá "on sale" quá rẻ nếu so với cộng đồng người Việt tỵ nạn VGCS Hà nội, họ đã đánh đổi tự do bằng sinh mạng, bằng sự sống để vượt biển đông đầy gió bảo, hiểm nguy đến sinh mạng, trinh tiết. Sự đánh cuộc của cộng đồng người Việt đi tìm tự do hoàn toàn giao cho số mệnh, cho đức tin ở Thượng Đế, để tìm tự do trong con đường chết. Nhưng họ đã quyết tâm, thà chết vinh hơn sống nhục. Sự chọn lựa của cộng đồng người Việt tỵ nạn VGCS Hà nội hoàn toàn nghịch lý, trái ngược với sự chọn lựa của nhà toán học Ngô Bảo Châu, trước và sau 37 năm. Giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng những đã mâu thuẩn trong sự phản biện về vai trò trí thức, mà còn mâu thuẩn trong lời nói, phát biểu tư duy về môi trường tự do tuyệt đối phải có cho các nhà khoa học, nghiên cứu. Còn lâu, các khoa học gia, toán học gia ở thiên đàng mù VGCS mới có môi trường tự do tuyệt đối để nghiên cứu, làm việc cho khoa học. Ngô Bảo Châu đã bỏ quên trường họp của tiến sĩ Nguỹên Mạnh Tường, và ts. Luật sư Cù Huy Hà Vũ đang ở trong ngục tù nhỏ, và bao nhiêu trí thức Việt nam đang sống trong ngục tù lớn, ngục tù khổng lồ có công an, quân đội làm vòng kẽm gai bao quanh. Ngô Bảo Châu đã quên là mỗi gia đình người dân trong nước VGCS Hà nội là một ngục tù nhỏ.

Qua video của cuộc phỏng vấn của cơ quan trruyền thông với hai giáo sư Chu Hảo và Ngô Bảo Châu, không ai có thể nghĩ là giáo sư Ngô Bảo Châu có tự do tuyệt đối trong mục đích nghiên cứu, tổ chức viện toán học, và sử dụng kinh phí 650 tỉ đồng. Quỹ kinh phí 650 tỉ do nhà nước ban cho tuy nói là tự do tiêu xài, nhưng thực tế không phải vậy, mặc dù đó không phải chỉ là tiền thuế của dân, mà còn là tiền vay mượn, tiền nợ, tiền đánh cướp, cắt xéng qua các tập đoàn kinh tế, kinh doanh, tiền viện trợ, tiền ăn cắp không rõ ràng, thiếu quang minh chính đại... Làm việc cho tập đoàn tham nhũng ăn cắp, đánh cướp, dĩ nhiên là không bao giờ có sổ sách quang minh chính đại, có kiểm soát, audit công cộng bên ngoài công ty. Chắc giáo sư Ngô Bảo Châu đã ý thức rõ điều đó.

Ngô Bảo Châu đã đánh đổi tự do tuyệt đối đòi hỏi cho môi trường nghiên cứu khoa học với cái giá "on sale" quá rẻ, nếu nói theo ngôn ngữ Việt cộng Hà nội là giá bèo, không khác gì "chị em tay ga" trên các đường phố, dành cho cò vạt ăn đêm.  Giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh sống ở Chicago, đi đi về về CSVN thường xuyên, chắc chắn phải biết rõ về cơ chế VGCS Hà nội, về thực trạng dân oan bị đảng đánh cướp tự do có công an, quân đội tham dự để bảo vệ. Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã biết rõ những sự việc bất chính, hối lộ, bôi trơn của Tầu cộng dành cho Nguỹên Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh để Tầu có được dự án độc quyền bauxite Tây Nguyên. Các nhà thầu Tầu cộng, còn được ưu tiên trúng thầu nhiều công trình xây dựng các đập thủy điện, nhiệt điện cho chế độ VGCS Hà nội và hàng ngàn dự án khác. Điều này đã bó tay, buộc chân đảng VGCS Hà nội với  đảng CS độc tài bành trướng Tầu cộng Bắc Kinh. Đảng VGCS xem chừng không có phương cách nào cởi bỏ dây thòng lòng của Tàu cộng Bắc Kinh đã đặt vào cổ. Bên cạnh sự chọn lựa của đảng, sự chọn lưạ của giáo sư Ngô Bảo Châu quả thật đã quá sáng suốt hay quá đen tối cho một nhà toán học thông minh khôn ngoan? Nhưng điều mọi người đã nhận thức rõ là sự chọn lựa của Ngô Bảo Châu để đứng cùng lề phải với đảng và nhà nước là hoàn toàn mâu thuẩn, nghịch lý với những gì Ngô Bảo Châu đã phát biểu. Điều đó đồng nghĩa với chính sách, và việc làm của đảng và nhà nước VGCS Hà nội là nói một đường, làm một nẻo.

Khương Tử Dân



----- Forwarded Message -----
From: Dan Khuongtu <dantukhuong@yahoo.com>
To: btgv qhvn-3 <BTGVQHVN-3@yahoogroups.com>; btgvqhvn-2 <BTGVQHVN-2@yahoogroups.com>; btgvqhvn-1 <BTGVQHVN-1@yahoogroups.com>; phong le <phonglehg@yahoo.com>; chaut nguyen <chautnguyen@yahoo.com>; tuoc luong <ttluong_63@yahoo.com>; cat duong <catduong1975@yahoo.com>; canh quan <canh.quan@gmail.com>; exryu vannghe <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; Bao Legia <baogiale@yahoo.com>; Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com> 
Sent: Saturday, February 25, 2012 12:59 PM
Subject: Sự chọn lựa nào cho giáo sư Ngô Bảo Châu

Xin  phổ biến tự do trong và ngoài nước. DTK
Sự chọn lựa nào cho giáo sư Ngô Bảo Châu


No comments:

Post a Comment