Saturday, August 6, 2011

02/08 các cô gái tuổi teen không nói với cha mẹ02・08

Cập nhật lúc 02/08/2011 01:14:33 PM (GMT+7)
- Các bậc phụ huynh tại Úc đang lên cơn sốt với cuốn sách vừa được xuất bản với tựa đề Điều mà các cô con gái tuổi teen không nói với cha mẹ (What teenage girls don’t tell their parents). 
Người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con gái giai đoạn trưởng thành.

Tác giả cuốn sách là bà Mitchelle Mitchell, một cựu giáo viên, chuyên gia tâm lý 12 năm kinh nghiệm làm việc với thanh thiếu niên và là một bà mẹ của hai đứa con. Bằng chính câu chuyện nuôi dạy hai cô con gái của mình và tìm hiểu từ câu chuyện của tám cô gái khác, Mitchelle đã đưa ra những kiến giải và phân tích rất thực tế nhưng thú vị và đặc biệt là được chính các cô gái tuổi teen công nhận là đúng.
 
Người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con gái giai đoạn trưởng thành.

Cuốn sách này rất khác những cuốn sách khác về vấn đề tâm lý tuổi teen. Đó là Mitchelle chỉ đóng vai trò người dẫn dắt còn toàn bộ những vấn đề, thậm chí cả những gợi ý đều đến từ chính các cô gái”, chị Andrea Smith, một phụ huynh sống tại Melbourne phát biểu trên đài ABC. Giống như nhiều bậc phụ huynh có con gái đang ở độ tuổi trưởng thành, chị Andrea rất thích cuốn sách. “Ban đầu thì tôi thấy hơi sốc vì hoá ra vợ chồng tôi chẳng hiểu gì về Alice (cô con gái 16 tuổi) và cách chúng tôi đang nuôi dạy con bé dường như không đúng. Những giải pháp được đưa ra khiến chúng tôi hiểu rằng sự điều chỉnh thực ra không có gì quá lớn, chỉ cần đúng cách”.

Vậy điều gì các cô gái tuổi teen thường giấu cha mẹ mình? “Rất nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng đó là việc họ qua đêm với bạn trai hoặc uống rượu, bia. Nhưng nhiều khi vấn đề còn gần gũi hơn nhiều. Che giấu cách bày tỏ tình cảm với cha mẹ mình là một trong những “bí mật” kiểu như vậy”, bà Mitchelle nói. 

Từ câu chuyện của các cô gái mình từng nói chuyện, bà Mitchelle đưa ra khái niệm vỏ bọc hay theo cách ví von của bà thì “con gái chúng ta như một cuốn sách mà chúng ta thường chỉ nhìn thấy bìa sách bên ngoài và đánh giá sai về nội dung bên trong”. “Tôi đã nhận được rất nhiều chia sẻ thật của các cô gái rằng thực ra phía sau những phản ứng dữ dội của họ về sự kiềm toả của bố mẹ đôi khi còn là sự biết ơn. Chính vì thế vấn đề là chúng ta cần tìm ra phương thức phù hợp để các cô gái nói lên được điều mình thực sự nghĩ hơn là chúng ta tổn thương vì những phản ứng tiêu cực nhất thời của họ!”

"Các bà mẹ đóng một vai trò quan trọng đối với những cô con gái tuổi teen. Nhưng họ không nên quá chú trọng vào việc kiểm soát con bởi nó không thay đổi cách dạy dỗ con của họ. Tôi đã từng hỏi một số người mẹ rằng nếu họ biết tất cả những gì xảy ra đêm qua giữa con gái mình và bạn trai của con thì liệu họ có thay đổi cách giáo dục con hay không và câu trả lời thành thật của họ đều là: “Không”".
Tâm sinh lý của lứa tuổi thiếu niên khiến các cô gái thường lựa chọn sống theo cách mình muốn, nghĩa là tự nhào nặn mình thành con người theo mình muốn. “Lớp vỏ của họ hướng tới hai đối tượng. Với bạn bè, các cô gái muốn tỏ ra mình là một người đáng yêu thậm chí nổi bật với các tiêu chí xinh đẹp, thú vị, hoà đồng, giỏi giang… còn với cha mẹ, các cô luôn muốn khẳng định sự độc lập và trưởng thành của mình. 

Quá trình này mất nhiều thời gian của họ và khiến cho những “bí mật” ngày càng nhiều lên”.

Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo ra những phương thức giao tiếp mới cũng như những thay đổi của xã hội đang tạo nên những rào cản cho các bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ con cái. “Bạn không thể kiểm soát cách sống, các ứng xử ngoài đời của các cô gái dễ dàng như trước khi mà họ chuyển sự giao tiếp sang tin nhắn, email hay các mạng xã hội. Có nhiều phụ huynh chọn cách “len lỏi” vào thế giới đó của con cái mình. Nhưng đây cũng là việc rất nhạy cảm vì nếu bạn để các cô gái xinh đẹp phát hiện ra mục đích thực sự là sự kiểm soát, họ sẽ có cách để đề phòng thậm chí lẩn tránh. Có hai thứ sẽ mất trong trường hợp này, niềm tin và sự trong sáng của con gái chúng ta”.

Điều thú vị của cuốn sách chính là thông điệp mà bà Mitchell gửi gắm: cha mẹ nên chấm dứt việc cố gắng trở thành một người bạn tốt nhất của con gái mình. Giải thích về điều tưởng như “trái khoáy” này, bà Mitchell cho biết có rất nhiều bậc cha mẹ không hiểu được rằng thiếu niên chưa phải lứa tuổi trưởng thành mặc dù các teen nữ ngày nay rất phổng phao về hình thức và họ có thể thảo luận các khái niệm, các vấn đề một cách thông minh. 

Vì vậy, cha mẹ thường đánh giá khả năng của con gái mình cao hơn so với lứa tuổi. Tuy nhiên, xét về mặt trí não thì sự phát triển của các teen nữ vẫn chưa hoàn thiện như người trưởng thành. “Do đó, bạn không thể kỳ vọng và quá tin tưởng rằng con mình có thể đưa ra cách giải quyết vấn đề giống như người lớn và bạn vẫn cần quan tâm dạy dỗ, bảo vệ chúng”, bà Mitchell khuyến cáo.

“Các bà mẹ đóng một vai trò quan trọng đối với những cô con gái tuổi teen. Nhưng họ không nên quá chú trọng vào việc kiểm soát con bởi nó không thay đổi cách dạy dỗ con của họ. 

Tôi đã từng hỏi một số người mẹ rằng nếu họ biết tất cả những gì xảy ra đêm qua giữa con gái mình và bạn trai của con thì liệu họ có thay đổi cách giáo dục con hay không và câu trả lời thành thật của họ đều là: “Không”. Vì vậy, bạn đừng nên để xảy ra xung đột với con bởi bạn biết rõ mình cần làm gì để dạy con và hãy tin vào bản năng làm mẹ của mình. Hãy để cho trẻ có được “khoảng trời riêng” thay vì phải cố gắng để biết được hết mọi chuyện”, bà Mitchell kết luận.

(Theo Saigontiepthi)

No comments:

Post a Comment