03/07/2011 | 09:03:00
Hiện nay, thai phụ dễ dàng biết giới tính của con khi đi siêu âm. (Nguồn: Images.com)
Ủy ban bác sỹ toàn Ấn Độ chống chọn lọc giới tính thai nhi (DASSC) tuyên bố sẽ thưởng 100.000 rupi (khoảng 2.200 USD) cho người nào cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt quả những bác sỹ dính líu đến việc xác định giới tính thai nhi, nhằm ngăn chặn tệ nạo thai nhi gái.
Giải thưởng sẽ được trao theo dự án của Hội y học Ấn Độ (IMA) về bảo vệ trẻ em gái mang tên “Trẻ em gái là niềm tự hào của quốc gia” được phát động từ năm 2003.
Tiến sỹ Pradeep Rajderkar, Chủ tịch IMA cho biết tổ chức này sẽ giữ bí mật cho những người cung cấp thông tin nhằm bảo vệ họ.
IMA kêu gọi các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các hội y tế khác tham gia phong trào này và đưa ra các giải thưởng tương tự nhằm trừng phạt các bác sỹ vi phạm luật cấm xét nghiệm giới tính thai nhi nhằm loại trừ tệ nạo phá thai nhi gái đang đe dọa làm mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Ấn Độ.
Theo thống kê dân số Ấn Độ năm 2011, tỷ lệ nữ rất thấp so với nam giới với 940,27/1.000. Đây chủ yếu là hậu quả của tình trạng giết trẻ sơ sinh gái, phân biệt đối xử trong chăm sóc các em gái còn phổ biến ở các vùng nông thôn và các cộng đồng dân cư lạc hậu ở nước này cũng như tình trạng nạo phá thai nhi gái ở thành phố. Trong tổng số 640 huyện ở Ấn Độ chỉ có 102 huyện, nơi tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới.
Trong một xã hội phát triển bình thường, số nữ giới thường bằng hoặc cao hơn đôi chút so với số nam giới. Việc mất cân bằng giới tính thường dẫn tới những hậu qủa khó lường về mặt xã hội. Trong thập kỷ qua số nữ giới ở Ấn Độ ít hơn 35 triệu so với số nam giới.
Tại một số bang như Punjab, Haryana, Madhya Pradesh, Himachal Pradesh khoảng 20% nam thanh niên hiện bị ế vợ vì không “đào đâu ra cô dâu,” và nếu muốn xây dựng tổ ấm gia đình họ buộc phải đi tìm kiếm “nửa kia của mình” ở các bang khác nghèo hơn.
Tuy nhiên, bất chấp các hậu quả nêu trên, tình trạng trọng nam khinh nữ vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm tại Ấn Độ. Quan niệm việc sinh con gái giống như phải chịu “một hình phạt” bởi tục lệ nhà gái phải nộp của hồi môn cho nhà trai khi cô gái đi lấy chồng vẫn rất nặng nề ở nước này.
Chừng nào quan niệm và tục lệ lạc hậu này chưa bị loại bỏ, vấn đề chống mất cân bằng giới tính ở đất nước nền văn minh sông Hằng sẽ còn gặp nhiều khó khăn./.
Giải thưởng sẽ được trao theo dự án của Hội y học Ấn Độ (IMA) về bảo vệ trẻ em gái mang tên “Trẻ em gái là niềm tự hào của quốc gia” được phát động từ năm 2003.
Tiến sỹ Pradeep Rajderkar, Chủ tịch IMA cho biết tổ chức này sẽ giữ bí mật cho những người cung cấp thông tin nhằm bảo vệ họ.
IMA kêu gọi các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các hội y tế khác tham gia phong trào này và đưa ra các giải thưởng tương tự nhằm trừng phạt các bác sỹ vi phạm luật cấm xét nghiệm giới tính thai nhi nhằm loại trừ tệ nạo phá thai nhi gái đang đe dọa làm mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Ấn Độ.
Theo thống kê dân số Ấn Độ năm 2011, tỷ lệ nữ rất thấp so với nam giới với 940,27/1.000. Đây chủ yếu là hậu quả của tình trạng giết trẻ sơ sinh gái, phân biệt đối xử trong chăm sóc các em gái còn phổ biến ở các vùng nông thôn và các cộng đồng dân cư lạc hậu ở nước này cũng như tình trạng nạo phá thai nhi gái ở thành phố. Trong tổng số 640 huyện ở Ấn Độ chỉ có 102 huyện, nơi tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới.
Trong một xã hội phát triển bình thường, số nữ giới thường bằng hoặc cao hơn đôi chút so với số nam giới. Việc mất cân bằng giới tính thường dẫn tới những hậu qủa khó lường về mặt xã hội. Trong thập kỷ qua số nữ giới ở Ấn Độ ít hơn 35 triệu so với số nam giới.
Tại một số bang như Punjab, Haryana, Madhya Pradesh, Himachal Pradesh khoảng 20% nam thanh niên hiện bị ế vợ vì không “đào đâu ra cô dâu,” và nếu muốn xây dựng tổ ấm gia đình họ buộc phải đi tìm kiếm “nửa kia của mình” ở các bang khác nghèo hơn.
Tuy nhiên, bất chấp các hậu quả nêu trên, tình trạng trọng nam khinh nữ vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm tại Ấn Độ. Quan niệm việc sinh con gái giống như phải chịu “một hình phạt” bởi tục lệ nhà gái phải nộp của hồi môn cho nhà trai khi cô gái đi lấy chồng vẫn rất nặng nề ở nước này.
Chừng nào quan niệm và tục lệ lạc hậu này chưa bị loại bỏ, vấn đề chống mất cân bằng giới tính ở đất nước nền văn minh sông Hằng sẽ còn gặp nhiều khó khăn./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)
No comments:
Post a Comment