Tác giả: TS PHẠM MINH TRÍ
Bài đã được xuất bản.: 19/02/2012 05:00 GMT+7
Phản biện xã hội luôn luôn là kênh thông tin quan trọng. Nó là sự kiểm chứng tính đúng đắn, tối ưu sự phù hợp chính sách, đường lối, giải pháp điều hành kinh tế, xã hội với thực tiễn và chân lý, phù hợp hay không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng.
Phản biện xã hội cần cho mọi quốc gia, chế độ
Trên thế giới ngày nay ở hầu hết các nước, không phân biệt trình độ phát triển kinh tế, phản biện xã hội tồn tại và phát triển như một thực thể. Hiện tượng phản biện được coi là bình thường, phổ biến trong xã hội dân sự, phản ảnh trình độ dân chủ, văn minh.
Phản biện xã hội luôn luôn là kênh thông tin quan trọng. Nó là sự kiểm chứng tính đúng đắn, tối ưu sự phù hợp chính sách, đường lối, giải pháp điều hành kinh tế, xã hội với thực tiễn và chân lý, phù hợp hay không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. Hoặc trong trường hợp đường lối, chính sách bị lệch lạc, chệch hướng bởi tác động của lợi ích nhóm, cục bộ nào đó, gây bức xúc, xung đột lợi ích, mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân.
Mọi chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước nói chung khi chưa đạt đến mức hợp lý, tối ưu, hoàn hảo, được sự đồng thuận của cộng đồng, chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Trình độ nhận thức thực tiễn và chân lý của người hoạch định chính sách và tác động khác nhau khó tránh của các nhóm lợi ích. Người hoạch định chính sách, người lãnh đạo phải vượt lên chính mình để cân nhắc trên quan điểm cân bằng lợi ích, lợi ích cộng đồng, lợi ích toàn cục, hiệu quả cao nhất, không lệch lạc, phiến diện.
Trong bối cảnh đó, phản biện xã hội rộng rãi, minh bạch bao gồm ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, giới báo chí, truyền thông, những khiếu kiện của cá nhân, tập thể, cộng đồng có vai trò như một thứ thuốc thử. Khảo nghiệm tính đúng đắn, phù hợp với chân lý và thực tiễn, lợi ích chung của cộng đồng, là tối ưu hay hoàn hảo chưa.
Trên thế giới ngày nay, phản biện xã hội tồn tại và phát triển như một thực thể. Ảnh minh họa
|
Có chỗ nào cần điều chỉnh bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải thay đổi hoàn toàn bằng một chính sách khác đúng đắn hơn, hiệu quả hơn, phù hợp hơn.
Qua đó cho thấy, phản biện xã hội có vai trò hết sức tích cực, xây dựng đối với các chính sách của Nhà nước, phản ảnh trình độ dân chủ, văn minh của Nhà nước và xã hội dân sự. Góp phần đắc lực trong việc hoạch định chính sách, điều chỉnh, thay đổi chính sách để có những quyết sách tối ưu, phù hợp với thực tiễn và chân lý, phù hợp với lợi ích cộng đồng, củng cố lòng tin và nâng cao sự đồng thuận xã hội.
Như vậy, công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế của chúng ta cũng đặt vấn đề phát triển mạnh mẽ phản biện xã hội đối với các chính sách, giải pháp, dự án, chương trình mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước.
Sự phát triển không thể thiếu phản biện xã hội
Công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế của chúng ta hiện nay đang trong bối cảnh thế giới đầy biến động, phức tạp, những thách thức, khó khăn khó dự báo và lường trước được.
Mô hình phát triển kinh tế của thế giới trong hai thập kỷ qua đã tỏ ra có nhiều khiếm khuyết, không phù hợp, bất công xã hội ngày càng tăng lên, người nghèo ngày càng nghèo hơn, chứ không phải giàu lên, nên mô hình phát triển kinh tế thế giới trong các giai đoạn sắp tới không thể không thay đổi theo xu hướng văn minh, tiến bộ hơn theo những chỉ tiêu văn minh, hạnh phúc, giảm bớt bất công xã hội trong đời sống cộng đồng.
Công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế- xã hội của chúng ta trong các giai đoạn sắp tới theo mục tiêu cao nhất là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, hội nhập quốc tế theo xu hướng văn minh, tiến bộ nên không thể không phát triển mạnh mẽ phản biện xã hội.
|
Công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế- xã hội của chúng ta trong các giai đoạn sắp tới theo mục tiêu cao nhất là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, hội nhập quốc tế theo xu hướng văn minh, tiến bộ nên không thể không phát triển mạnh mẽ phản biện xã hội.
Để nâng cao năng lực hoạch định chính sách, giải pháp điều hành, phát triển kinh tế, nâng cao lòng tin và sự đồng thuận xã hội, có những bước đột phá hiệu quả, khả thi về chính sách, giải pháp cho tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả, chất lương, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong các NQ của Đảng và các giải pháp điều hành của Chính phủ trong thời gian gần đây cũng đã nêu vấn đề chú trọng phát triển phản biện xã hội phục vụ cho việc nâng cao chất lượng hoạch định chính sách, điều hành kinh tế vĩ mô.
Kỳ vọng trên cơ sở này phản biện xã hội sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực, đắc lực trong việc hoạch định chính sách, điều hành kinh tế vĩ mô, nâng cao niềm tin và sự đồng thuận xã hội.
No comments:
Post a Comment