Saturday, February 4, 2012

Tìm Người Giữa Hội Lim

From: cuong tran <cqtr2005@yahoo.com>
Sent: Saturday, February 4, 2012 3:03 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Fw: NNS = Tim Nguoi Giua Hoi Lim [1 Attachment]


From: Tony Son Nguyen
Lá Thư Úc Châu
Chúc Thân hữu luôn Thân Tâm An Lạc
Trang Thơ Nhạc ngày 13 tháng Giêng:
Ngày hội Lim, Bắc Ninh.
Nhạc:
Tìm Người Giữa Hội Lim
Nhạc: Nguyễn Tiến
Thơ: Đoàn Thị Lam Luyến
Giọng hát:
Thu Hiền


Hội Lim là lễ hội Văn hoá Nghệ thuật đặc sắc của những làng quê Quan họ Bắc Ninh (vùng Kinh Bắc cũ). Đến với  Hội Lim khách trảy hội sẽ được xem, nghe và hát Quan họ với các "liền anh liền chị", và đó là nét đặc trưng cơ bản nhất của lễ Hội. Có tới 49 làng hát Quan họ, phân bố trong 4 huyện, phía nam tỉnh Bắc Ninh. Nhưng nói tới Quan họ, người ta nghĩ ngay đến hội Lim. Lim là tên nôm của xã Lũng Giang xưa. Hội mở trên đồi, nơi có chùa Lim (chùa Hồng Ân). Hội Lim đông vui và nổi tiếng nhất trong các hội Quan họ miền Bắc. Hội mở vào ngày 13 tháng Giêng mỗi năm, đúng phiên đầu năm của chợ Lim.
 Quan họ là loại dân ca đặc sắc  nổi tiếng không chỉ ở lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu đôi lứa, hay với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở Dân ca các vùng khác. Từ lời ăn tiếng nói đến lối ứng xử hàng ngày hay trong ngày hội, "người Quan họ" đều từ tốn, khiêm nhường. Tục kết "chạ" giữa các làng Quan họ hay kết bạn giữa các "bọn" Quan họ đã hình thành nếp sống đạo đức cao quý. Người Quan họ đều là "liền anh", "liền chị" và bao giờ cũng tự xưng là "liền em". Với người Quan họ, ngày xưa khách đến phải là:

Mấy khi khách đến chơi nhà,

Lấy than, quạt nước tiễn trà người xơi.
Trà này ngon lắm người ơi,
Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.

Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại: Người ơi, người ở đừng về...


Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các trò hội dân gian mua vui, thi tài. Từ tờ mờ sáng ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng tới chùa Hồng Ân, sau những nghi thức tế lễ, đoàn rước đón nước thiêng từ chùa Hồng Ân trở về chùa Trũng. Kết thúc lễ rước, vào lễ khai Hội.


Sự kiện Văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng Văn hoá dân gian Việt Nam.
Tình thân,
Kính.

No comments:

Post a Comment