.
Ca khúc được sáng tác ngay vào ngày 25 tháng 12 năm 1818, tại Nhà thờ Thánh Nicholas (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo. Mohr viết lời cho bài hát từ năm 1816, nhưng mãi đến đêm trước Giáng sinh mới tìm gặp Gruber để nhờ soạn phần giai điệu cũng như phần phối âm cho đàn guitar. Có lẽ Mohr muốn có một ca khúc giáng sinh mới dành cho lễ Misa nửa đêm, nhưng đàn phong cầm của nhà thờ đã bị hỏng. Lúc đầu, Gruber không đồng ý với đề nghị của Mohr vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn guitar. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, Gruber phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất. Lúc đầu, người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn guitar, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.
Bảo Tàng Đêm Yên Lặng và
Nhà nguyện Kỷ niệm tại Oberndorf
Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicholas không còn tồn tại do sự tàn phá của lũ lụt và do thị trấn được dời lên một nơi an toàn hơn ở thượng nguồn của dòng sông, với một ngôi nhà thờ mới được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là "Stille-Nacht-Gedächtniskapelle" (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên lặng), được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ đã bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành nhà bảo tàng, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.
Mặc dù bản gốc của ca khúc đã bị thất lạc, một bản viết tay của Mohr đã được tìm thấy vào năm 1995, được xác định bởi các nhà nghiên cứu là vào khoảng năm 1820, cho thấy Mohr đã viết lời bài hát năm 1816 khi ông được phân công đến một nhà thờ hành hương ở Mariapfarr, Áo, và phần nhạc được sáng tác bởi Gruber vào năm 1818. Đây là bản cổ nhất, cũng là bản viết tay duy nhất của Mohr. Giai điệu được sáng tác bởi Gruber chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.
Người ta tin rằng ca khúc giáng sinh này đã được dịch ra hơn 300 thứ tiếng trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm. Mặc đù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, bài hát này có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther.
Kể từ đó bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng tự nhận danh hiệu là một bài hát tạo nét đáng nhớ nhất cho đêm thánh giáng sinh hài nhi Ki-tô. Dẫu rằng tin hay không, người ta cũng không thể không rung động trước nét đẹp và đặc biệt là nét sâu sắc của bài hát đã lan rộng khắp địa cầu.
Bài Đêm Thánh Vô Cùng đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng trên hoàn vũ. Người ta còn hát với tiếng Et-ki-mô và với thổ ngữ ban-tu ở Phi Châu. Không có một âm hưởng nào, đời hay đạo, được quốc tế biết tới nhiều như bài thánh ca giáng sinh khiêm nhu này của Áo quốc.
Xuyên qua lịch sử Ki-tô giáo, bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một biểu tượng chân thực cho mầu nhiệm sâu kín đêm Thiên Chúa giáng trần của người tín hữu Ki-tô.
Thực tế, có chăng một đêm êm dịu hơn cái đêm được nhìn thấy một hài nhi hạ sinh lại đặt vào trong một máng cỏ nơi chuồng súc vật, trong khi đó các thú gia cầm quen thuộc như bò và lừa lại thổi hơi cho ấm hài nhi? Chuyện hoang đường hay sự thật? Thật không quan trọng; mà trọng điểm là đã khơi động niềm xúc cảm cho nhân loại.
Thật là điều khá lý thú, khi mà hầu hết các âm hưởng nhạc Giáng sinh truyền thống đều bị mai một hay chuyển đỗi, trong khi âm hưởng của bản Stille Nacht vẫn lưu giữ được nguyên vẽ trong sáng về hình thức và cách cấu trúc.
Sự kiện gây chú ý là bài Đêm Thánh Vô Cùng từ nguồn gốc Ki-tô giáo đã được các tôn giáo khác đón nhận. Có nơi tại Á Châu còn hát bài này ngay cả trong những đền Chùa Phật giáo…
Người ta kể lại rằng trong thế chiến thứ hai, Đức và Mỹ đã đồng ý với nhau có một cuộc hưu chiến trong đêm Giáng Sinh để binh sĩ cùng tham dự thánh lễ nữa đêm, hôm đó đã hát lên bài Đêm Thánh Vô Cùng.
Cũng là một đêm bao trùm huyền nhiệm mà ba vì vua –hay còn gọi là vương tử - cất bước từ Đông Phương tìm đến thăm viếng do một vì sao lạ xuất hiện báo hiệu sự hạ sinh của một hài nhi mà sau này trở thành vì vua của hoàn vũ. Nơi đây nữa, là huyền thoại hay thực tế? Các chiêm tinh gia xác nhận ngôi sao lạ ấy đã thực tế mọc và chiếu rọi xuống Bê-lem…
Đức tin của người Ki-tô hữu xuất phát từ các biến cố ấy và vì thế trãi qua từ bao thế kỷ người ta đã cử hành kỷ niệm sự hạ sinh của hài nhi trong mọi thánh đường trên thế giới.
Do từ đó, không ngạc nhiên gì một bài hát thật đơn sơ như Đêm Thánh Vô Cùng lại gây vô cùng xúc động đã chinh phục được thế giới. Điểm nổi bật hơn hết là so với âm điệu của các bài thánh ca Noel khác, bài ĐTVC tiêu biểu cho đêm hạ sinh một hài nhi-Thiên Chúa, đến với nhân trần ... Đêm Thánh Vô Cùng hay Đêm Yên Tĩnh để: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm"
Ôn lại lịch sử ra đời bài hát " Đêm thánh vô cùng".
Giáng sinh tưng bừng. Giáng sinh rợp trời hoa đèn dủ sắc mầu lung linh huyền ảo. Giáng sinh nếu chưa mang lại niềm vui thánh thiện, thì ít nhất, Giáng Sinh cũng là một niềm vui lớn lao của biết bao gặp gỡ thân tình thương mến. Từ rất lâu, Giáng sinh không chỉ là ngày Đại lễ của người Công giáo, nhưng đã trở thành một lễ hội lớn của mọi người thuộc nhiều xã hội và tôn giáo khác nhau. Tính phổ cập của Kitô giáo được thể hiện rất rõ qua Đại lễ Giáng sinh, đặc biệt, Giáng sinh còn gắn liền với một bài Thánh ca, tuy là Thánh ca của nhà đạo, nhưng đã được mọi giới qua mọi thời đại nhiệt tình đón nhận và thiết tha yêu mến. Đó là ca khúc : "Đêm thánh vô cùng", ca khúc này có một lịch sử rất thú vị.
Bất ngờ và kỳ diệu
"Stille Nacht" Tiếng Áo, "Silent night", tiếng Anh hoặc "Đêm thánh vô cùng" Thật là thú vị, khi được biết ca khúc vô cùng danh tiếng ấy lại được sáng tác bởi người không phải là nhạc sĩ, trong một hoàn cảnh bất đắc dĩ, buộc phải sáng tác.
Đêm vọng Giáng Sinh, tức đêm 24/12 năm 1818, cây đàn Organ của Nhà thờ Thánh Nicholas (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo đột nhiên bị hỏng.
Cha xứ là Linh mục Josef Mohr rất bối rối không biết tính sao, đang lúng túng thì Ngài chợt nhớ tới một bài thơ ngắn mà Ngài đã sáng tác từ 2 năm trước đó (1816). Bài thơ rất đơn sơ này có tựa là "Đêm Thánh". Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, cha xứ muốn có một ca khúc mới dành cho lễ nửa đêm, nhưng làm sao bây giờ, vì Ngài không phải là nhạc sĩ để có thể phổ nhạc bài thơ này ?
Làm sao bây giờ, khi gần hết hạn và Thánh lễ nửa đêm sắp bắt đầu ?
Một ý nghĩ lại sáng lên, còn ai khác trong lúc này, ngoài Frank Gruber, là người vẫn thường chơi đàn Organ cho nhà thờ, ông là giáo viên và cũng là bạn thân của Cha. Thế là, Ngài đã tìm gặp ngay F. Gruber để nhờ soạn phần giai điệu và phối âm bài thơ "Đêm thánh", nhưng… bằng đàn Guitar. Lúc đầu, F. Gruber không đồng ý với đề nghị của J. Mohr, vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn guitar vì vốn vẫn quen với đàn Organ xưa nay. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, F. Gruber đành phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Hết sức bất ngờ, chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất.
Thoạt tiên, những người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn guitar, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát. Kể từ đó bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một bài hát tạo sự đáng nhớ nhất cho đêm thánh giáng sinh hài nhi Ki-tô. Dẫu cùng niềm tin hay không, người ta cũng không thể không rung động trước những vẻ đẹp, và đặc biệt, là nét đơn sơ nhưng rất sâu sắc của bài hát, chính vì thế đã lan rộng khắp địa cầu như một điều tự nhi.
Bài Đêm Thánh Vô Cùng đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng trên hoàn vũ. Người ta còn hát với tiếng Eskimo và với thổ ngữ Bantu ở Phi Châu. Không có một âm hưởng nào, đời hay đạo, được quốc tế biết tới nhiều như bài thánh ca Giáng sinh khiêm nhu này của Áo quốc. Ca khúc Giáng sinh này đã được dịch ra hơn 300 thứ tiếng trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, nhưng bài hát này đã có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther.
Xuyên qua lịch sử Ki-tô giáo, bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một biểu tượng chân thực cho mầu nhiệm sâu kín, đêm Thiên Chúa giáng trần của người tín hữu Ki-tô. Thực tế, có chăng một đêm nào êm dịu hơn, thánh thiêng hơn, cái đêm được nhìn thấy một hài nhi, vị Sứ giả của Trời cao, sinh ra trong một máng cỏ nơi chuồng súc vật, trong khi đó, các gia súc quen thuộc như bò và lừa lại thổi hơi cho ấm hài nhi? Chuyện hoang đường hay sự thật? Thật không quan trọng về điều này, vì niềm tin không thể áp đặt cho ai, nhưng trọng điểm dễ nhận biết là, ca khúc đã khơi động niềm xúc cảm cho nhân loại.
Thật khá lý thú, khi mà hầu hết các âm hưởng nhạc Giáng sinh truyền thống đều bị mai một hoặc thay đổi, trong khi âm hưởng của bản Stille Nacht vẫn lưu giữ được nguyên vẻ trong sáng về hình thức và cách cấu trúc ban đầu. Sự kiện đáng chú ý và cảm động hơn nữa, là bài Đêm Thánh Vô Cùng có từ nguồn gốc Ki-tô giáo đã được các tôn giáo khác đón nhận. Có nơi tại Á Châu còn hát bài này ngay cả trong những đền Chùa Phật giáo…
Mọi người đều biết rằng trong thế chiến thứ hai, Đức và Mỹ đã đồng ý với nhau có một cuộc hưu chiến trong đêm Giáng Sinh để binh sĩ cùng tham dự thánh lễ nửa đêm, hôm đó mọi người đã cùng nhau hát lên bài "Đêm Thánh Vô Cùng". Nhưng với bọn Việt Cộng, chúng ta không hề có hưu chiến thực sự, không có đêm yên tĩnh, mà chỉ còn bài ca "No way José" mà thôi. Hic hic... Còn nhớ những mùa Giáng Sinh buồn chứ ?
Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicholas đã không còn nữa do sự tàn phá của lũ lụt. Một ngôi nhà thờ mới đã được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là "Stille-Nacht-Gedachtniskapelle" (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên lặng), được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ đã bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành Nhà bảo tàng. Nơi đây, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.
Hiện nay, trong Bảo Tàng Đêm Yên lặng và Nhà nguyện kỷ niệm tại Oberndorf, mọi người còn được thấy bản viết tay bài thơ "Đêm thánh"của Cha J. Mohr. Cả bản giai điệu viết tay của F. Gruber, giai điệu chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo. Cả bài thơ và giai điệu của bài ca đều rất đơn sơ giản dị, nhưng lại gây xúc động vô cùng nên đã chinh phục được toàn thế giới.
Điểm nổi bật hơn hết là so với âm điệu của các bài thánh ca Noel khác, bài "Đêm Thánh Vô Cùng" tiêu biểu cho đêm hạ sinh một hài nhi - Thiên Chúa, đến với trần gian và sống với con người. Chính nhờ thế, bài Thánh ca ấy đã giúp cho Đại lễ Giáng sinh thêm rất nhiều ý nghĩa. Thật khó hình dung, lễ Giáng sinh mà lại thiếu bài Thánh ca "Đêm thánh vô cùng".
Philla-orchestra, Celtic Woman, Mirusia Louwerse,...
We Wish You A Merry Christmas and A happy New Year
Carol of the bells - Philharmonic Orchestra - Christmas
Carol of the Bells - Celtic Woman
AVE MARIA in good sound by Mirusia Louwerse with André Rieu
O Come, O Come, Emmanuel - Enya
the "Hallelujah" at Macy's Philadelphia
Christmas Food Court Flash Mob, Hallelujah Chorus
Mary Did You Know - Mark Lowery
Kaori Kobayashi – Free
CHRIS BOTTI IN BOSTON - "Emmanuel" w/ Lucia Micarelli
We wish you a Merry Christmas and a Happy New Year
|
|
Nguyễn Thùy
Noel, Noel...
Chúa đã đến! Chúa đã về! Nhạc Thánh nữ nâng lời lên diễm diễm Thơ Thiên thần chắp cánh vút cao cao Tin Lành đến xóa tan đời quạnh quẽ Tin Lành reo ngã đổ khối thành sầu Lìm lịm tắt sắc màu đen tối cũ Reo reo vang dòng sống mới thơm lừng Muôn vạn tiếng, muôn vạn lời ngọt ngọt Nghìn mùi hương, nghìn sắc lá thanh thanh Trăng óng ả trải dòng thơm mát mát Mặt trời tươi tỏa bích ngọc xanh xanh... ..... Nhanh lên chứ! Giờ vũ trụ ngất ngây hồn nguyên thể Giờ nhân gian choáng ngợp ánh hồi sinh Khắp trong ta rúng động lẽ sinh thành.... ..... Hồn đổi mới, em ơi, hồn đổi mới Ý thanh tân, em hỡi, ý thanh tân Ngước nhìn cao đón nguồn sáng vô ngần Và quỳ xuống, nguyện cầu Người kính cẩn Cảm tạ Chúa, cảm tạ Ngài Thượng Đế Đã cho ta được sự sống đời đời Đã cho ta được sống lại trong Người!...
Nguyễn Thùy (trích 'Bài Thơ Vui sau Thế Kỷ XX')
TÌNH YÊU GIÁNG SINH
Bài xướng (của Trọng Bình)
Bao lần tuyết phủ trĩu cành thông, In cánh sao trời lúc chớm đông, Ngày xưa Chúa cảm thương trần thế, Hôm nào em thả mộng dòng sông, Uyên ảo Mẹ ban tình mẫu tử, Yên vui mình được mối duyên nồng, Em cùng anh thấy yêu thương nở Như sao nạm ngọc, tuyết mưa bông.
Bài Họa (của Thùy Huyên)
Bốn mùa xanh ngắt mấy ngàn thông, Im lìm chờ tuyết trải mùa đông, Nho linh hạt quý sai vườn trái, Hoa thiêng diệu-dược đượm nguồn sông, Uy nghi Chúa giáng lòng nôi lạnh, Y nguyện mình chung chiếc chiếu nồng Êm ấm cùng nhau trong biển ái, Nở rực sao tình, ngập pháo bông.
Bài họa (của Phan Văn Hải)
Giáng sinh sắp đặt lại cành thông Thời tiếc nơi đây chẳng phải đông Tưởng nhớ ngày nao người xuống thế Trời đông tuyết phủ trắng ngoài đồng Hài nhi xuống thế trong hang đá Bên bếp lửa hồng thấm đậm nồng Cứu thế đêm đông ngài xuống thế Cuộc trần cũng tựa một đài bông!
--------------------------------------------------------------------------------
|
No comments:
Post a Comment