Saturday, November 26, 2011

26/11 SEX VÀ CÁC CỤ XƯA


Kinh nghiệm kéo dài tuổi thọ của người xưa 
Chu Văn An (thế kỷ 13) cho rằng, mọi bệnh tật đều từ chữ "dục" (ham muốn) mà ra, muốn khỏe mạnh thì phải tiết dục. Thế kỷ 14, danh y Tuệ Tĩnh tóm lược bí quyết phòng bệnh kéo dài tuổi thọ trong mấy chữ "bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục".
Trước tác của một nhà văn cổ La Mã (năm 76 trước Công nguyên) có ghi: "Vùng Aphecman và vùng sông Poco có năm mươi cụ sống trên 100 tuổi, mười bốn cụ 110 tuổi, hai cụ 120 tuổi, bốn cụ 130 tuổi. Cụ Tomatpa 102 tuổi còn cưới vợ; khi 120 tuổi lại cưới thêm một vợ nữa".
Những trường hợp đó đâu là thực, đâu là hư xin không bàn. Chỉ chắc một điều là người xưa rất quan tâm đến việc làm thế nào để trường thọ. Thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông cho rằng:
Nội thương bệnh chứng phát sinh
Thường do xúc động thất tình gây nên
Sau đó, ông phân tích:
Lợi dục đầu mọi thất tình
Chặn lòng mong muốn thì mình được an
Cần nên tiết dục thanh tâm
Giữ lòng kiên chính chẳng tham tiền tài
Chẳng vì danh lợi đua đòi
Chẳng vì sắc đẹp đắm người hại nhân
Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần
Tinh không hao tán thì thần được yên
Ngoài việc bảo vệ ba vật báu là Tinh, Khí, Thần, danh y Hải Thượng cũng khuyên rằng, nếu muốn thọ, trong cuộc sống hằng ngày cần:
Hàng ngày luyện khí chớ quên
Hít vào thanh khí độc liền thải ra
Làm cho khí huyết điều hòa
Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm
Lại cần tiết chế nói năng
Tránh làm quá sức dự phòng khí hao
Thức đêm lo nghĩ quá nhiều
Say mê sắc dục cũng đều hại tâm.
Theo sách Khổng Tử gia ngũÁi Lỗ Công hỏi Khổng Tử: "Người thông minh và người có đạo đức có thể sống lâu được không?". Không Tử nói: "Được".
Theo sách Vạn thị gia truyền dưỡng sinh tứ yêu, để sống thọ, cần rèn luyện thân thể phù hợp với thời tiết:
- Mùa xuân đáng lẽ ấm nhưng nếu trời lại rét, mùa hè đáng lẽ nóng nhưng nếu trời lại mát, mùa thu đáng nhẽ mát nhưng nếu trời lại ấm thì đó là do khí độc của trời đất, cần phải cẩn thận với chúng để tránh ôn dịch. Cần tránh đại hàn, đại nhiệt, bão to, sương mù.
- Có người nói mùa hè nên ăn lạnh, mùa đông nên ăn nóng. Họ không biết rằng quá nóng thì hại dạ dày, quá lạnh thì hại tỳ. Mùa hè không nên ăn nhiều thứ lạnh như dưa hấu vì dễ bị kiết lỵ vào mùa thu. Mùa đông không nên ăn nhiều chất nóng, cay, khô. Mùa xuân dễ bị đau mắt, mùa thu dễ bị sốt cao. Vì vậy, người đời xưa luôn điều độ trong việc ăn uống bốn mùa.
Cuốn sách trên cũng ghi 5 điều có hại là:
- Không biết bảo vệ thân mình.
- Không chữa bệnh ngay.
- Không chọn lương y.
- Thích uống thuốc nồng độ mạnh.
- Tin thầy bói, không tin thầy thuốc.
Có ba loại người khó sống đến tuổi thọ bình thường: Với người không chú ý nghỉ ngơi, ăn uống không điều độ, lao động và nghỉ ngơi không có kỷ luật, bệnh tật sẽ cướp đi mạng sống của họ. Với người không an phận giữ kỷ cương, tham lam vô độ, hình phạt sẽ cướp đi tính mệnh của họ. Với người hay gây chuyện, ngạo nghễ, càn quấy, ngang ngược, không tự lượng sức mình, vũ lực sẽ cướp đi tính mạng của họ...
Giấc ngủ, thói quen sinh hoạt và ăn uống cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ. Về giấc ngủ, sách Lão lão hằng ngôn ghi: "Khi nằm ngủ, nên để ý tới đỉnh đầu, thầm đếm hơi thở ở mũi hay để ý tới rốn. Cần nằm nghiêng bên phải để thư giãn tỳ. Mùa đông ngủ cần thò đầu ngoài chăn, không nằm úp đầu. Khi tỉnh dậy, cần vận động để lưu thông huyết mạch, nếu không sẽ dễ bị đau lườn hay đau khớp chân tay".
Sách Bão phác tử nội thiên ghi: "Không đi, nhìn, nằm quá lâu, không nghe quá nhiều, trời lạnh thì mặc ấm, trời nóng mặc ít áo. Không để đói quá mới ăn, không làm việc quá mệt hay quá nhàn rỗi, không để ra nhiều mồ hôi, không ngủ, uống, tắm quá nhiều. Khi tóc ướt, không quấn tóc lên đầu, không nằm vì dễ sinh đau đầu chóng mặt, rụng tóc, sạm mặt, đau răng, điếc tai, bạc tóc. Không tắm khi đói quá hay no quá, tắm xong cần ăn một chút. Tắm đêm thì tim đập nhanh, lắm mồ hôi, hay mê. Không ăn no rồi đi ngủ ngay. Người già nên ăn thức ăn nóng, mềm và chín, tránh các món dính, cứng, sống, lạnh".
Sách Y học tâm ngộ ghi: "Ăn táo bổ nhiều hại ít; ăn lê bổ ít hại nhiều. Sâm, sen, nhãn bổ nhiều hại ít; cau, thuốc, rượu bổ ít hại nhiều:
Sách Hoàng đế nội kinh, y thư cổ nhất thế giới ra đời cách đây hơn 2.000 năm, viết: "Người thượng cổ hiểu được lý lẽ dưỡng sinh, thích ứng với qui luật biến hóa nóng lạnh âm dương, ăn uống có chừng mực, sinh hoạt hằng ngày theo thời gian nhất định, không làm việc quá mệt mỏi. Vì vậy, tinh thần và thân thể đều khỏe mạnh, sống hết năm trời cho, đến trên trăm tuổi... Con người ngày nay không như vậy, uống rượu nhiều như uống nước, sống không có qui luật, uống rượu xong lại sinh hoạt tình dục nhiều, dẫn đến cạn sức tàn hơi, tiêu tán nguyên khí... chỉ tham lam sự vui thú nhất thời". Và đó chính là nguyên nhân khiến họ giảm thọ.
GS Dương Trọng HiếuSức Khỏe &Đời Sống

 



__._,_.___


.

__,_._,___




From: Tuonguyen <tuong_lan88@yahoo.com>
To:
Sent: Saturday, November 26, 2011 2:17 AM
Subject: [HUYET-HOA] SEX VÀ CÁC CỤ XƯA

No comments:

Post a Comment