17/05/2011 | 22:07:00
Từ khóa : Strauss-Kahn, Sofitel, Tổng Giám đốc IMF, Nhà giam, Cưỡng bức tình dục
Ông Dominique Strauss-Kahn tại Tòa án hình sự Manhattan ở New York, ngày 16/5. (Nguồn: AFP/TTXVN)
CÁC TIN LIÊN QUAN
Thấy dấu vết tinh trùng Strauss-Kahn ở áo nạn nhân
Dấu vết DNA của cựu Tổng Giám đốc IMF Strauss-Kahn được tìm thấy trên quần áo của nữ nhân viên dọn phòng khách sạn Sofitel New York.
Nơi xảy ra vụ bê bối Strauss-Kahn thành "điểm nóng"
Phòng khách sạn mà ông Strauss-Kahn từng ở vào cái đêm mà ông bị cáo buộc tấn công tình dục đang trở thành "điểm nóng" du lịch.
Dấu vết DNA của cựu Tổng Giám đốc IMF Strauss-Kahn được tìm thấy trên quần áo của nữ nhân viên dọn phòng khách sạn Sofitel New York.
Nơi xảy ra vụ bê bối Strauss-Kahn thành "điểm nóng"
Phòng khách sạn mà ông Strauss-Kahn từng ở vào cái đêm mà ông bị cáo buộc tấn công tình dục đang trở thành "điểm nóng" du lịch.
Với việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện tham gia chương trình cứu trợ cho ba nước thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung (eurozone), Đức và Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, quyền lãnh đạo IMF vẫn phải do châu Âu nắm giữ bất chấp vụ bê bối tình dục của ông Dominique Strauss-Kahn.
Việc ông Strauss-Kahn, ngày 16/5, bị từ chối nộp tiền bảo lãnh để được tại ngoại và bị chuyển tới một nhà giam đặc biệt dành cho những kẻ phạm tội về tình dục, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về khả năng bị mất chiếc ghế lãnh đạo tổ chức tiền tệ thế giới này, vốn do châu Âu nắm giữ từ năm 1946.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay khi đang diễn ra rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh đồng euro, “châu Âu có những ứng cử viên phù hợp để đề cử” vào chức vụ Tổng Giám đốc IMF.
Bà Merkel chính là người năm ngoái đã đấu tranh để IMF có thể can dự vào chương trình cứu trợ tài chính cho Hy Lạp, bất chấp thái độ miễn cưỡng chấp nhận của Pháp và các quốc gia thành viên EU ở phía Nam về việc để cho tổ chức quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ, tham gia các vấn đề của khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cũng nói với đài truyền hình của Hà Lan rằng, nếu phải tiến hành bầu một Tổng Giám đốc mới của IMF, châu Âu cần đề cử một ứng cử viên.
Theo trang tin EUobsever, những nhân vật được đề cập đến như những ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Đức Peer Steinbrueck, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ba Lan Marek Belka và Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde.
Trong khi đó, Thủ tướng Luxembourg kiêm chủ tịch nhóm eurogroup, Jean-Claude Juncker - một người bạn vong niên của Strauss-Kahn, không tham gia cuộc tranh luận về người kế nhiệm chiếc ghế của Strauss-Kahn đồng thời lên tiếng chỉ trích Đức khơi mào cuộc tranh luận về đề tài này khi Strauss-Kahn thậm chí chưa từ chức.
Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Bỉ Didier Reynders phát biểu trước cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực eurozone tại Brussels ngày 16/5 - cuộc họp mà Strauss-Kahn đã có kế hoạch tham dự - rằng sự cân bằng quyền lực giữa Mỹ và EU tại Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF cần được duy trì.
Strauss-Kahn, từng giữ chức bộ trưởng tài chính Pháp và gần đây được coi là ứng cử viên đầy tiềm năng trong cuộc tranh cử chức Tổng thống Pháp vào năm 2012, đã bị bắt giữ tại New York sáng 15/5 ngay khi ông chuẩn bị bay về Paris.
Một nữ nhân viên khách sạn tố cáo bị ông cưỡng bức tình dục, và nếu bị chứng minh là phạm tội Strauss-Kahn có thể phải chịu mức án 25 năm tù giam./.
Việc ông Strauss-Kahn, ngày 16/5, bị từ chối nộp tiền bảo lãnh để được tại ngoại và bị chuyển tới một nhà giam đặc biệt dành cho những kẻ phạm tội về tình dục, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về khả năng bị mất chiếc ghế lãnh đạo tổ chức tiền tệ thế giới này, vốn do châu Âu nắm giữ từ năm 1946.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay khi đang diễn ra rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh đồng euro, “châu Âu có những ứng cử viên phù hợp để đề cử” vào chức vụ Tổng Giám đốc IMF.
Bà Merkel chính là người năm ngoái đã đấu tranh để IMF có thể can dự vào chương trình cứu trợ tài chính cho Hy Lạp, bất chấp thái độ miễn cưỡng chấp nhận của Pháp và các quốc gia thành viên EU ở phía Nam về việc để cho tổ chức quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ, tham gia các vấn đề của khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cũng nói với đài truyền hình của Hà Lan rằng, nếu phải tiến hành bầu một Tổng Giám đốc mới của IMF, châu Âu cần đề cử một ứng cử viên.
Theo trang tin EUobsever, những nhân vật được đề cập đến như những ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Đức Peer Steinbrueck, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ba Lan Marek Belka và Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde.
Trong khi đó, Thủ tướng Luxembourg kiêm chủ tịch nhóm eurogroup, Jean-Claude Juncker - một người bạn vong niên của Strauss-Kahn, không tham gia cuộc tranh luận về người kế nhiệm chiếc ghế của Strauss-Kahn đồng thời lên tiếng chỉ trích Đức khơi mào cuộc tranh luận về đề tài này khi Strauss-Kahn thậm chí chưa từ chức.
Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Bỉ Didier Reynders phát biểu trước cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực eurozone tại Brussels ngày 16/5 - cuộc họp mà Strauss-Kahn đã có kế hoạch tham dự - rằng sự cân bằng quyền lực giữa Mỹ và EU tại Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF cần được duy trì.
Strauss-Kahn, từng giữ chức bộ trưởng tài chính Pháp và gần đây được coi là ứng cử viên đầy tiềm năng trong cuộc tranh cử chức Tổng thống Pháp vào năm 2012, đã bị bắt giữ tại New York sáng 15/5 ngay khi ông chuẩn bị bay về Paris.
Một nữ nhân viên khách sạn tố cáo bị ông cưỡng bức tình dục, và nếu bị chứng minh là phạm tội Strauss-Kahn có thể phải chịu mức án 25 năm tù giam./.
Thái Vân (TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment