11/05/2011 | 16:11:00
Từ khóa : Fukushima, Hạ viện, Thảm họa động đất, Tái thiết, Lò phản ứng
Cảnh tàn phá tại quận Miyagi do động đất và sóng thần gây ra. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Bốn chính đảng ở Nhật Bản gồm Đảng Dân chủ (DPJ), Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Đảng Công Minh (KP) và Đảng Nhân dân mới (PNP) đã nhất trí thành lập Ủy ban đặc biệt tại Hạ viện thảo luận các vấn đề tái thiết sau thảm họa động đất-sóng thần và vấn đề điện hạt nhân.
Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc họp các Tổng thư ký bốn đảng ngày 10/5 theo đề xuất của LDP và KP. Hai đảng này chủ trương thành lập Ủy ban đặc biệt có thể thảo luận ngay cả sau khi kỳ họp quốc hội lần này bế mạc ngày 22/6. Nhiệm vụ của Ủy ban đặc biệt này là sẽ thảo luận dự thảo luật tái thiết cơ bản, trong đó xác định quan niệm về tái thiết và thể chế thực hiện.
Trong khi đó, đài truyền hình NHK đưa tin gần 60% các lò phản ứng hạt nhân thương mại ở Nhật Bản vẫn ngừng hoạt động vì ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 hoặc đang được kiểm tra định kỳ.
Tính đến ngày 11/5, có 32 trong tổng số 54 lò phản ứng ở Nhật Bản vẫn ngừng hoạt động, trong đó có 14 lò ngừng hoạt động sau trận động đất ngày 11/3 và 18 lò khác đang được kiểm tra định kỳ. Số lượng lò phản ứng ngừng hoạt động cao một cách bất thường như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn cung điện năng ở Nhật Bản trong mùa Hè này.
Theo Cơ quan An toàn Công nghiệp và Hạt nhân Quốc gia (NISA), tỷ lệ hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân ở nước này trong tài khóa 2010 (kết thúc vào tháng 3/2011) là 67,3% công suất thiết kế, tăng so với mức 65,7% trong tài khóa trước đó.
Tỷ lệ hoạt động trong tài khóa 2011 có thể sẽ giảm mạnh do cuộc khủng hoảng kéo dài tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và việc Nhà máy điện hạt nhân Hamaoka phải tạm ngừng hoạt động.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản dự định tăng tỷ lệ hoạt động của các lò phản ứng lên khoảng 90%, bằng tỷ lệ của Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima số 1 đã buộc Nhật Bản phải xem xét lại chính sách năng lượng vốn phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân./.
Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc họp các Tổng thư ký bốn đảng ngày 10/5 theo đề xuất của LDP và KP. Hai đảng này chủ trương thành lập Ủy ban đặc biệt có thể thảo luận ngay cả sau khi kỳ họp quốc hội lần này bế mạc ngày 22/6. Nhiệm vụ của Ủy ban đặc biệt này là sẽ thảo luận dự thảo luật tái thiết cơ bản, trong đó xác định quan niệm về tái thiết và thể chế thực hiện.
Trong khi đó, đài truyền hình NHK đưa tin gần 60% các lò phản ứng hạt nhân thương mại ở Nhật Bản vẫn ngừng hoạt động vì ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 hoặc đang được kiểm tra định kỳ.
Tính đến ngày 11/5, có 32 trong tổng số 54 lò phản ứng ở Nhật Bản vẫn ngừng hoạt động, trong đó có 14 lò ngừng hoạt động sau trận động đất ngày 11/3 và 18 lò khác đang được kiểm tra định kỳ. Số lượng lò phản ứng ngừng hoạt động cao một cách bất thường như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn cung điện năng ở Nhật Bản trong mùa Hè này.
Theo Cơ quan An toàn Công nghiệp và Hạt nhân Quốc gia (NISA), tỷ lệ hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân ở nước này trong tài khóa 2010 (kết thúc vào tháng 3/2011) là 67,3% công suất thiết kế, tăng so với mức 65,7% trong tài khóa trước đó.
Tỷ lệ hoạt động trong tài khóa 2011 có thể sẽ giảm mạnh do cuộc khủng hoảng kéo dài tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và việc Nhà máy điện hạt nhân Hamaoka phải tạm ngừng hoạt động.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản dự định tăng tỷ lệ hoạt động của các lò phản ứng lên khoảng 90%, bằng tỷ lệ của Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima số 1 đã buộc Nhật Bản phải xem xét lại chính sách năng lượng vốn phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment