Wednesday, October 17, 2012

Vết đứt gãy Trung Cộng

Re: [Exryu-ww-Forum] Vết đứt gãy Trung Cộng
Posted By:Online Now Sat Jul 18, 2009 2:56 am  |
Lời nói đầu:
Để chuyển bài này lên các diên đàn, tôi xin lỗi lược một số thông tin không liên quan đến nội dung bài nầy.

Anh DTK và các bạn thân mến,

Trước hết xin cám ơn các bài góp ý của anh DTK và anh Dzũng về các bài viết góp ý cũa tôi liên quan đến đề tài này. Hôm nay trong bài viết này đâu đó tôi xin đáp lại các nghi vấn của các anh. Và lần này tôi xin được phép nói thẳng và hết, tôi sẽ chấm điểm từng phần của bài viết của Dru và biên tập viên (btv) BBC. Và xin được bổ túc là tôi viết bài phê bình này dựa vào bản dịch tiếng Việt (Phần tiếng Anh là tôi thêm sau. Lúc đó tôi mới biết là có một số phần tiếng Anh không được dịch sang tiếng Việt, và hình như có cả trường hợp ngược lại(?!)).
Và xin nói luôn là sau khi viết gần xong bài này tôi có tìm thử bản tiếng Anh, thì thấy nội dung hơi khác. Bài tiếng Việt được xào nấu thêm hương vị (?) ... nên mới ẹ như thế chăng. Nhưng tôi không thể sửa lại bài nữa. Để tham khảo tôi cũng ghi lại bản tiếng Anh để các bạn tham khảo.

CÁI TÍT

(biên tập viên BBC viết)
Vết nứt gãy tại Trung Quốc
China's ethnic tinderbox

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
Cái tít với nội dung, phần của Dru viết, không có liên quan gì cả. Dru không hề nói vết nửt ở Tây Tạng hay Tân Cương gì cả. Nếu bảo là vết nứt gảy trong dân tộc Hán thì có hỏi Dru chắc Dru không dám gật đầu.
Theo thiển ý, dựa vài nội dung thì cái tựa nên viết là "Về đời sống của các Dân tộc trong Trung Quốc và các mâu thuẩn của tộc Hán"
Với cái Sub title: "Tân Cương, Tây Tạng hãy an phận đi (Đồ số con rệp!)"
Chấm điểm: Điểm tối đa phần "Tít" tạm đặt là 20 điểm. Xin được chấm là -20 điểm (điểm âm)

VỀ PHẦN DẪN
 
(BBC viết) Các vụ bạo động tại Urumqi và Lhasa phá vỡ huyền thoại về một nước Trung Cộng đơn khối và cho thấy mối đe dọa chia cắt chạy ngay dưới bề mặt 'xã hội hài hòa' mà chính quyền nêu ra, như nhận định của giáo sư Dru Gladney.
The recent Urumqi and Lhasa riots have shattered the myth of a monolithic China, writes China and Uighur expert Professor Dru Gladney.

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
BBC chỉ biết vẽ để dụ bà con đọc. Cái dàn dựng bài này ở đây không có ăn nhậu, liên quan một chút gì với nội dung của bài viết của Dru. Dru không hề nói đến Urumqui, cũng chẳng có một chự gì viết cho Lhasa. Dru cũng chẳng hề nói gì về huyền thoại TQ đơn khối. Chẳng hề thấy Dru giải thích nguyên do bạo động, xuống đường gì cả. Có thể nói là Dru trốn tránh vấn đề? Dru không có can đảm lắm để đối diện vấn đề mà BBC muốn đặt ra để Dru trả lời.
Rốt cuội BBC phải bịa ra chuyện cho hợp thời sự. (BBC sạo vừa vừa thôi chứ!)
Cái lời dẩn ba sạo mà biên tập viên của BBC viết chẳng hề được justified một chử nào cả. Phần dẩn này cũng như cái tít, rất nổ, và có ý động viên các dân tộc thiểu số, trước hết là dân Tây Tạng, Tân Cương tiếp tục xuống đường.
Dân tộc thiểu số mừng húm "thấy mối đe dọa" ông Kẹ TQ .. Tưỡng là kết quả tốt và sẻ cảm thấy có sứ mệnh tiếp tục  xuống đường ... dù là để ăn lựu đạn khói và ăn cã đạn thật ... rồi tiếp tục bị đánh, bị chết thảm thương để được BBC truy điệu, đeo huân chương trên diển đàn BBC.
Nếu mà dân Tây Tạng, Tân Cương tiếp tục chết mà không thay đổi được thái độ của TQ (như buộc TQ nhượng bộ cai gi do) ... thì không phải là BBC và Dru vô trách nhiệm hay sao?
Tôi là một người có suy nghỉ là "chết cũng là một cách sống, tôi không bao giờ pjhủ nhận cái chết có giá trị". Nhưng chỉ một vết thương, một nỗi buồn thôi tôi cũng không muốn ai phải hi sinh cho cái vô ích, vô tích sự. Đó là cách suy nghỉ của tôi, nhân sinh quan của tôi, và tôi dựa vào đó mà trao đổi ý kiến với các bạn.
Chấm điểm: Điểm tối đa phần dẩn tạm đặt là 30 điểm. Xin được chấm là -30 điểm (điểm âm)
=====

VỀ NHẬP ĐỀ:

(Dru viết) Người ngoại quốc và cả chính dân Trung Cộng thường theo thói quen vẽ ra một quốc dân Trung Cộng như khối người Hán thuần nhất, cộng với các nhóm dân tộc thiểu số kỳ lạ điểm xuyết vào bức tranh và sống dọc các đường biên địa.
Foreigners and the Chinese themselves typically picture China's population as a vast homogeneous Han majority with a sprinkling of exotic minorities living along the country's borders.

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
Dru muốn nói đến người ngoại quốc nào vậy. Dân da trắng thiếu kiến thức đó hả? Tại sao Dru không nói là tôi (Dru) nói và tại sao Dru không lập luận để justify lời nói này? Dru đặt vấn đề rất là vô duyên, rồi trong phần triển khai Dru không đụng chạm gì đến cái vấn đề này nữa. Tôi cũng không hề suy nghĩ là TQ nói như vậy. Theo thiển ý, TQ chỉ đưa ra hiệu lịnh là không chấp nhận phân cắt TQ. Mặt khác ở đây Dru cũng không hề nói gì đến một nước TQ hài hòa như btv BBC bịa ra. Và tại sao là học giả mà Dru lại viết "thường theo thói quen", một cách nói không có vẽ học giả tí nào.
Chấm điểm: Dru đặt vấn đề không có lý luận như một học giả. Phần nầy điểm tối đa tạm đặt là 30. Ở chỗ này cho Dru -20 điểm (điểm âm)
=====

(Dru viết tiếp trong Phần Nhập Dề)
Nhưng cách hiểu này che dấu sự đa dạng rất lớn về văn hóa, địa lý và ngôn ngữ, đặc biệt là chính sự khác biệt văn hóa ngay trong nhóm Hán.
This understates China's tremendous cultural, geographic, and linguistic diversity - in particular the important cultural differences within the Han population.

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
Dru ơi! Trước hết phải giải thích tại sao phai hiểu một cách kỳ cục, ngu xuẩn như vậy chứ. Tôi không nghỉ là người VN chúng ta suy nghỉ TQ khối người Hán thuần nhất. Tôi không tin là anh DTK hay anh Dzũng thông cảm Dru được chỗ này (với danh nghĩa là môt người VN)
Chấm điểm: Dru đặt vấn đề không có lý luận như một học giả. Phần nầy điểm tối đa tạm đặt là 30 (nằm chung trong Phần Nhập Dề). Ở chỗ này cho Dru thêm -10 điểm (điểm âm)
======

(Dru viết tiếp trong Phần Nhập Dề)
Các sự kiện gần đây  gợi ý rằng Trung Cộng có thể sẽ ngày càng không an toàn trong mối quan hệ dân tộc mà cả trong mục tiêu liên kết quốc gia.
More importantly, recent events suggest that China may well be increasingly insecure regarding not only these nationalities, but also its own national integration.

========
(Phân tích và phê bình của tôi)
Dru không lý luận hay giới thiệu cơ sở lý luận của mình mà chỉ gợi ý thôi. Giáo sư DH sao lại nói chuyên như mấy bà xồn xồn ngồi lê đôi mách vậy? Tại sao Dru không giải thích sự kiện? Tại sao không đưa ra những biện chứng đưa đến sự kiện. Dru nói chẳng khác loại nhà báo nói láo ăn tiền.
Chấm điểm: cho Dru thêm -10 điểm (điểm âm)
=======

PHẦN THÂN BÀI

(Dru viết)
Từ thập niên 1980, tại Trung Cộng sự trỗi dậy của tính cách và văn hóa sắc tộc, đặc biệt là trong nhóm dân Quảng Đông và Khách Gia (Hakka) miền Nam vốn chính thức được xếp hạng là Hán.
The unprecedented early departure of President Hu Jintao from the G8 meetings in Italy to attend to the ethnic problems in Xinjiang is an indication of the seriousness with which China regards this issue. (phần này không được dịch sang tiếng Việt)
Across the country, China is seeing a resurgence of local ethnicity and culture, most notably among southerners such as the Cantonese and Hakka, who are now classified as Han.

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
Dru ơi! Dru trốn Tân Cương, và Tây Tạng rồi. Dru ơi! Dru đánh trống lãng thuộc loại siêu!
Chấm điểm: xin tặng Dru -10 điểm (điểm âm) phần mở đầu Thân Bài
======

BODY

(Dru viết)
Bức tranh nhiều màu

Chính thức mà nói, Trung Cộng gồm 56 dân tộc với nhóm chiếm đa số là Hán, và 55 nhóm còn lại. Điều tra dân số năm 2000 cho thấy số dân sắc tộc là khoảng 104 triệu, bằng 9% tổng số. Điều ngạc nhiên là ngày nay, việc công khai nguồn gốc thiểu số, ngay tại Bắc Kinh, lại trở nên phổ biến, ví dụ như với người Mãn. Theo thống kê, tính từ 1982 đến 1990, số dân Hán chỉ tăng 10%, nhưng các nhóm thiểu số 'bỗng tăng nhanh' từ 67 đến 91 triệu. Ví dụ người Mãn tăng từ 4,3 lên 9,8 triệu, còn người Gelao ở Quý Châu tăng 714% chỉ trong tám năm. Lý do không phải là sinh suất mà là sự chỉnh sửa trong hồ sơ: nhiều người nay tự nhận mình thuộc nhóm thiểu số nào đó chứ không phải là Hán nữa. Còn trong hôn nhân giữa hai nhóm sắc tộc cha mẹ có quyền chọn cho con hoặc người đến tuổi 18 tự nhận mình thuộc nhóm gì.
Về mặt chính thức, nhận là người thiểu số cũng có lợi về mặt ưu tiên giáo dục, và không phải tuân thủ chính sách một con. Người thiểu số cũng trả thuế ít hơn và được quyền học tiếng của mình. Họ cũng có quyền thờ cúng ma vốn bị cấm trong nhóm Hán. Nhóm người bị xếp hạng là Hán chiếm 91%, gồm dân từ Bắc Kinh ở phía Bắc cho đến Quảng Đông ở phía Nam, và gồm cả Khách Gia, Phúc Kiến, và các nhóm khác.
Các nhóm Hán này được cho là có cùng lịch sử, văn hóa và văn tự; sự khác biệt bị coi là nhỏ thôi, chỉ có trong phương ngữ, trang phục, ẩm thực và phong tục. Tôn Trung Sơn, nhà lãnh đạo của phong trào cộng hòa lật đổ nhà Thanh năm 1911 cổ vũ cho ý tưởng Năm Dân Tộc Trung Cộng: Hán, chiếm đa số, Mãn, Mông, Tạng và Hồi. Hồi là chữ chỉ người theo đạo Islam, gồm cả Uighur, Kazakh và người Hồi hột v.v.

========
(Phân tích và phê bình của tôi)
Đọc đến đây tôi vẫn không thấy Dru nói gì về bất mản chính trị của các dân tộc thiểu số hay dân không phải Hán tộc đối với chính quyền TQ gì cả. Cũng không thấy Dru phê phán TQ gì cả. Nội dung phần nầy phản ảnh các chuyên môn của Dru. Nội dung không hề kích bác TQ hay khích động người đọc tham gia các hoạt động chống lại chính quyền TQ.
Về cái tựa của đoạn này "Bức Tranh Nhiều Màu" (Mosaic Picture?) ... viết đến đây thì tôi tra tìm bản tiếng Anh của Dru, lúc đó tôi phát hiện là bản Việt được btv Việt linh động chế biến theo ý riêng ... cái tựa "Bức Tranh Nhiều Màu" cúng do btv Việt sáng tác ra. Nhưng mà thôi, tôi không thể bình lại bản tiếng Anh được vì đã viết gần hết rồi. BBC và Ban Việt Ngữ phải chịu trách nhiệm về việc biên tập của Ban thôi.
Theo thiển ý, xã hội Mỷ mới là Bức Tranh Mosaic, cứ xem các hợp đồng của công ty Mỷ thì trong phần đầu lúc nào cũng phân trần là hành văn và nội dung Hợp đồng này sẻ được giải thích theo Luật của Tiểu Bang X, Y, Z ... Đế Quốc La Mã cũng chỉ có một Luật của La Mã thôi, TQ cũng chỉ có một luật và nhân dân TQ phải hiểu giống nhau ... Tiên bộ kiểu Mỷ thì chỉ có một mình Mỷ thôi (xin lỗi hơi đi lạc ngoài đề một tí). Không hiểu btv ban Việt ngữ (BVN) của BBC muốn khen hay muốn chê vậy? (BVN BBC muốn có một bức tranh một màu hả?)
Chấm điểm: cho Dru 50 điểm về những thông tin không liên quan gì đến Tây Tạng hay Tân Cương gì cả.
========

(Dru viết tiếp trong phần triển khai Thân Bài)
Bản thân Tôn Dật Tiên là người Quảng Đông, được học hành ở Hawaii, Hoa Kỳ nhưng muốn thống nhất tất cả người Hán cùng các nhóm không phải Mãn châu như Mông Cổ, Tây Tạng và Hồi để chống lại nhà Thanh của tộc Mãn và đuổi ngoại bang. Mục tiêu của Tôn Trung Sơn nhằm xây dựng một nước Trung Hoa đa dân tộc, đa văn hóa cũng được những người Cộng sản ủng hộ với mục tiêu thống nhất bờ cõi.
Qua nhiều thế kỷ, TC chỉ thống nhất nhờ nền chính trị tập quyền vào tay trung ương dù có những giai đoạn bị tan rã xen kẽ với thời tập trung và khác biệt văn hóa và ngôn ngữ có thể tệ hại hơn một khi TC bị suy yếu vì chia rẽ nội bộ.

======
(Phân tích và phê bình của tôi)
Phần này chí thấy nói chung chung, những cái mà chúng ta đã biết. Không thấy Dru phê phán TQ gì cả. Ngược lại có phần khen TQ.
======

(Dru viết tiếp trong phần triển khai Thân Bài)
Chính sách công nhận quyền ưu tiên của thiểu số không chỉ giúp đảng Cộng sản thực hiện mục tiêu lâu dài là tạo là một dân tộc Trung Hoa trên nền tảng củng cố sự công nhận Hán là nhóm đa số thống nhất. Nhấn mạnh sự khác biệt giữa Hán và các dân tộc khác còn nhằm giảm bới sự khác biệt trong nội bộ dân Hán.

======
(Phân tích và phê bình của tôi)
Ở đây lại thấy Dru khen chính sách mở rộng khoan hồng của TQ, chẳng thấy phê phán chính sách TQ là hà khắc gì cả.
======

(Dru viết tiếp trong phần triển khai Thân Bài)
Khác biệt rõ nét

Đảng Cộng sản còn đem khái niệm đoàn kết, thống nhất Hán vào ý thức hệ Marxist về sự tiến bộ, với Hán đi tiên phong về phát triển và văn minh. Các nhóm thiểu số càng "lạc hậu", "sơ khai", thì người Hán, được coi là càng "tiến bộ", "văn minh", và như thế nhu cầu tạo ra một bản sắc chung, thống nhất càng lớn. Những thiểu số không ủng hộ cho chính sách phát triển bị coi là "lạc hậu" và phản lại "hiện đại", vừa tự dậm chân tại chỗ vừa kéo cả nước tụt lại.

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
Đến đây cũng chưa thấy Dru phê phán chinh sach cua TQ gi ca. Dru không rõ ràng trong việc phê bình chính sách của TQ. Đoạn này không biết là Dru muốn chê hay muốn khen TQ. Chắc là Dru cảnh giác, sợ bị TQ đì không cho đi tham quang TQ nữa hay chăng? Tôi có cảm tướng là Dru thuộc loại nhát gan.
=====

(Dru viết tiếp)
Nhưng ngay trong nhóm Hán cứ tưởng là thuần nhất thì cũng có tám phương ngữ: Bắc Kinh, Ngô, Việt, Tương (Hồ Nam), Khách Gia, Cống (Giang Tây), Mân Bắc và Mân Nam (chừng 40 triệu người dùng ở Triết Giang, Phúc Kiến, Đài Loan, Hải Nam). Họ nói không hiểu nhau, và ngay trong các nhóm nhỏ đó sự khác biệt văn hóa và ngôn ngữ là rất rõ nét. Ví dụ trong nhóm Quảng (Việt) thì người ở Quảng Châu không thể hiểu được dân Thái Sơn, hay người nói phương ngữ Mân Nam nói thì dân Quan Châu, Thường Châu và Hạ Môn không hiểu.
Chuyên gia ngôn ngữ Trung Cộng Y. R. Chao chỉ ra rằng sự khác biệt giữa tiếng Phổ thông (Bắc Kinh -Mandarin) với Quảng Đông tương đương với khoảng cách giữa tiếng Hà Lan với tiếng Anh, hay giữa tiếng Ý và tiếng Pháp.

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
Giống như trên, đến đây chúng ta vẫn không thấy được Dru muốn chê hay khen TQ. Không thay Dru nói là dân tộc thiểu số nào đó bị ức hiếp gì cả. Không thấy Dru dám sử dụng nhưng từ như là "bất bình đẵng". Chỉ thấy Dru nói đến sự dị biệt về văn hoá về ngôn ngữ thôi. Có lẽ Dru bị bịnh nghề nghiệp, quên trọng tâm của cuộc phỏng vấn, nên Dru huyên thuyên kể chuyện về màu sắc phong phú, đa dạng của xã hội TQ. Và chuyện dan Hán không thuần nhất thì chúng ta đã biết từ xưa, chã có gì là mới mẻ cả. Cá nhân tôi, trong diển đàn exryu-ww và exryu-ww-forum tôi cũng nhiều lần đề cập đến chuyện dân Trung Hoa chính cống chỉ là dân Trung Nguyên (dân ở đồng bằng lưỡng hà)
=====

(Dru viết)
Tiếng Bắc Kinh được dùng làm ngôn ngữ quốc gia, được dạy trong trường nhưng ít dùng ở ngoài trong cuộc sống hàng ngày.
Chính sách thiểu số của TC gồm sự công nhận chính thức, tự trị hạn chế và các nỗ lực không công bố nhằm kiểm soát họ. Vì dù chỉ chiếm 9% dân số, các nhóm thiểu số sống ở vùng giàu tài nguyên bao khắp 60% đất đai cả nước. Họ cũng chiếm 90% số dân nông thôn hoặc thành phố, thị trấn biên giới từ Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông đến Vân Nam.
Thật vậy, có thể nói là người dân tộc hóa ra lại là mốt ở TC ngày nay. Nào là lẩu cay Mông Cổ, mì Hồi giáo, quán thịt nướng Triều Tiên v,v, có ở mọi đô thị, trong lúc đồ trang sức, motif nghệ thuật và sắc thái văn hóa của thiểu số trang trí từ hình thể đến nhà riêng của người TC.

======
(Phân tích và phê bình của tôi)
Ở đây Dru lại vô tình khen chính sách khoan hồng của TQ. Dru muốn lấy điểm vơi TQ để không bị TQ ghét bỏ?
======

(Dru viết)
Sự gia tăng của "văn hóa sắc tộc" ngày nay phản ánh chiều ngược lại của các phong trào đoàn kết cưỡng bức như chống phái Hữu cuối thập niên 1950, Cách mạng Văn Hóa ở thập niên 1960 và chính sách "thanh tẩy tinh thần" cuối thậpniên 1980, và tương phản với chính các vụ bạo động sắc tộc phía Tây TC hiện nay.

======
(Phân tích và phê bình của tôi)
Ở đây cũng không thấy Dru phê phán chính sách của TQ gi cả. Cũng chẳng thấy Dru giải thích tại sao có những hiện tượng như vậy. Lại có cảm tưỡng vì TQ khoan hồng cho các khu tự trị hoạt động văn hoá, nên mới đưa đến hiện tượng chống chính quyền (nói ngược lại là Dru chỉ trích tại sao TQ không chịu kiểm soát về vấn đề phát triển văn hoá?).  Thấy Dru có vẽ xa lánh không dám đến gần Tân Cương hay Urumqi gì cả.
=====

(Dru viết)
Trong khi sự tách ra của một nhóm thiểu số tự nó sẽ không là một đe dọa nghiêm trọng cho một nước Trung Cộng mạnh, thì một khi nước này yếu đi vì chia rẽ nội bộ, kinh tế xuống dốc, lạm phát cao, tăng trưởng không đều hoặc tranh giành quyền lực kế vị thì quốc gia lại sẽ dễ bị chia cắt theo các tuyến văn hóa và ngôn ngữ.

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
Ở đây Dru cũng không đưa kết luận hay kết tội TQ gì cả. Dru chỉ nói khi TQ yếu thì sẻ có vấn đề (cái này thì ai cũng biết, Dru chẳng đưa cái gì mới lạ, thâm thúy cả, chán chết thôi!)
=====

(Dru viết)
Nhưng cũng vì thế, mối đe dọa với TC có nhiều khả năng đến từ bạo loạn dân sự hoặc mang tính sắc tộc ngay trong nội bộ nhóm Hán. Chúng
ta nên nhớ rằng chính những người Nam Trung Cộng có học và hướng ngoại đã đóng vai trò làm sụp đổ các triều đại Trung Cộng.

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
Cái này cũng chẳng có gì là mới mẻ cả. Theo cá nhân tôi thì Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam đều là bà con, họ hàng, anh em của VN. Dru ơi! Chán quá!
=====

(Dru viết)
Các sắc dân miền Nam từ trước tới nay luôn duy trì ý thức họ là người Đường, lấy tinh thần là con cháu hoặc thần dân của triều Đường, chứ không phải triều Hán ở phía Bắc. (Đài truyền hình lớn chống Bắc Kinh ở hải ngoại có tên là Tân Đường Nhân-người dịch)
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc suýt nữa lật đổ nhà Thanh cũng có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Tây (nay là khu tự trị người Choang) với sự ủng hộ ban đầu trong số sắc dân Dao và Khách Gia.

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
chẳng có gì mới mẽ.
=====

PHẦN KẾT
 
(Dru viết)
Trong thập niên tới có thể chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Đường nhân ở Nam TC, đối nghịch với chủ nghĩa dân tộc Hán ở phía Bắc, nhất là khi sự giàu có của phía Nam làm lu mờ phía Bắc.

=====
(Phân tích và phê bình của tôi)
Chẳng có gì mới mẻ. Dru cũng chỉ tưỡng tượng như chúng ta. Và Dru không hề đá động gì đến Tân Cương hay Tây Tạng. Hai thằng này Dru chẳng coi ra gì ... Như vậy là Dru có những nhận thức giống như tôi.
=====

(Note cua BBC)
Dru Gladney là chuyên gia về Trung Cộng và chủ tịch viện Pacific Basin Institute tại trường Pomona College, California.

KẾT LUẬN của tôi:

Nói tóm lại bài viết của Dru không có chỗ nào đáng khen, nếu có thì xin phục Dru cái tài Cải Lão Hoàn Đồng, từ một GSDH Dru biến thành em bé 10 tuổi đang học tiểu học.

Thân
Uy

Tái Bút:
Mail trước tôi cố tình đưa ra nhứng học giả như Bernanke, Larry Summer, Carl Thayler v.v... Là học giả nhưng các vị này dám nói dám làm, tôi thấy thật đang khâm phục, chớ đâu có nhát như Dru đâu. Tôi không dám mượn lời Mao để chê Dru, nhưng trong bụng thì cũng muốn lắm lắm. Do đó, thấy Dru quá nhát, nên tôi thay thế Dru để nói những điều mà Dru muốn nói mà không dám bằng cái tựa mà tôi sửa lại đó (ở trên).

Về Tây Tạng hay Tân Cương tôi cũng có một vài ý kiến. Các sắc dân nầy cũng có những thời đại huy hoàng, nhưng tại sao lại suy thoái như vậy, chắc là có những lý do. Lý do đó tạo ra sự không đoàn kết, một sự thất vọng với chế độ (như là kiêu quan, kiêu tăng, không công bằng, mất lòng dân), và người tài đã bỏ nước ra đi. Nếu Việt Nam cũng có những chính sách như các dân này thì VN đã bước theo chân họ để làm nô lệ cho Tàu rồi. Tôi không dám nói là Viêt nam không suy thoái (vì có nhiều bạn sẽ không đồng ý, vì VN để thất thoát nhiều nhân tài, chỉ còn lại đám bất tài làm mà giỏi tài ăn?), nhưng Việt Nam chưa suy thoái, nên tôi không muốn ai so sanh dân tộc Việt với một dân tộc đã suy thoái, đã làm mất lòng dân.


China's ethnic tinderbox

An ethnic Uigur man sits outside shuttered shops in Urumqi
Officially, China is made up of 56 nationalities

The recent Urumqi and Lhasa riots have shattered the myth of a monolithic China, writes China and Uighurexpert Professor Dru Gladney.
Foreigners and the Chinese themselves typically picture China's population as a vast homogeneous Han majority with a sprinkling of exotic minorities living along the country's borders.
Uighur women grieve for their men who they claim were taken away by Chinese authorities
Uighur women protest at the arrest of their menfolk
This understates China's tremendous cultural, geographic, and linguistic diversity - in particular the important cultural differences within the Han population. More importantly, recent events suggest that China may well be increasingly insecure regarding not only these nationalities, but also its own national integration.
The unprecedented early departure of President Hu Jintao from the G8 meetings in Italy to attend to the ethnic problems in Xinjiang is an indication of the seriousness with which China regards this issue.
Across the country, China is seeing a resurgence of local ethnicity and culture, most notably among southerners such as the Cantonese and Hakka, who are now classified as Han.
For centuries, China has held together a vast multi-cultural and multi-ethnic nation despite alternating periods of political centralization and fragmentation. But cultural and linguistic cleavages could worsen in a China weakened by internal strife, an economic downturn, uneven growth, or a struggle over future political succession.
XINJIANG: ETHNIC UNREST
BBC map
Main ethnic division: 45% Uighur, 40% Han Chinese
26 June: Mass factory brawl after dispute between Han Chinese andUighurs in Guangdong, southern China, leaves two Uighurs dead
5 July: Uighur protest in Urumqi over the dispute turns violent, leaving 156 dead - most of them thought to be Han - and more than 1,000 hurt
7 July: Uighur women protest at arrests of menfolk. Han Chinese make armed counter-march
8 July: President Hu Jintao returns from G8 summit to tackle crisis
The initial brawl between workers in a Guangdong toy factory, which left at least two Uighur dead on 25 June, prompted the mass unrest in Xinjiang on 5 July, which ended with 156 dead, thousands injured, and 1500 arrested, with on-going violence spreading throughout the region.
The National Day celebrations scheduled for October 2009, seeks to highlight 60 years of the "harmonious" leadership of the Communist Party in China, and like the2008 Olympics, its enormous success. The rioting threatens to de-rail these celebrations.
Officially, China is made up of 56 nationalities: one majority nationality, the Han, and 55 minority groups. The 2000 census revealed a total official minority population of nearly 104m, or approximately 9% of the total population.
The peoples identified as Han comprise 91% of the population from Beijing in the north to Canton in the south, and include the Hakka, Fujianese, Cantonese, and other groups. These Han are thought to be united by a common history, culture, and written language; differences in language, dress, diet, and customs are regarded as minor and superficial. An active state-sponsored programme assists these official minority cultures and promotes their economic development (with mixed results).
The recognition of minorities, however, also helped the Communists' long-term goal of forging a united Chinese nation by solidifying the recognition of the Han as a unified "majority". Emphasizing the difference between Han and minorities helped to de-emphasize the differences within the Han community.
The Communists incorporated the idea of Han unity into a Marxist ideology of progress, with the Han in the forefront of development and civilization. The more "backward" or "primitive" the minorities were, the more "advanced" and "civilized" the so-called Han seemed, and the greater the need for a unified national identity.
new highrise developments in Beijing"s Central Business District
Teh Han comprise 91% of the population from Beijing to Canton
Minorities who do not support development policies are thought to be "backward" and anti-modern, holding themselves and the country back.
The supposedly homogenous Han speak eight mutually unintelligible languages. Even these sub-groups show marked linguistic and cultural diversity.
China's policy toward minorities involves official recognition, limited autonomy, and unofficial efforts at control. Although totalling only 9% of the population, they are concentrated in resource-rich areas spanning nearly 60% of the country's landmass and exceed 90% of the population in counties and villages along many border areas of Xinjiang, TibetInner Mongolia, and Yunnan.
Xinjiang occupies one-sixth of China's landmass, with Tibet the second-largest province.
Indeed, one might even say it has become popular to be "ethnic" in today's China. Mongolian hot pot, Muslim noodle, and Korean barbecue restaurants proliferate in every city, while minority clothing, artistic motifs, and cultural styles adorn Chinese bodies and private homes.
 China's threats will most likely come from civil unrest, and perhaps internal ethnic unrest from within the so-called Han majority 
This rise of "ethnic chic" is in dramatic contrast to the anti-ethnic homogenizing policies of the late 1950s anti-Rightist period, the Cultural Revolution, the late-1980s "spiritual pollution" campaigns, and now the ethnic riots in the west.
While ethnic separatism on its own will never be a serious threat to a strong China, a China weakened by internal strife, inflation, uneven economic growth, or the struggle for political succession could become further divided along cultural and linguistic lines.
China's separatists, such as they are, could never mount such a co-ordinated attack as was seen on 11 September, 2001 in the United States, and China's more closed society lacks the openness that has allowed terrorists to move so freely in the West.
China's threats will most likely come from civil unrest, and perhaps internal ethnic unrest from within the so-called Han majority. We should recall that it was a southerner, born and educated abroad, who led the revolution that ended China's last dynasty.
Moreover, the Taiping Rebellion that nearly brought down the Qing dynasty also had its origins in the southern border region of Guangxi among so-called marginal Yao and Hakka peoples.
These events are being remembered as the generally well-hidden and overlooked "Others" within Chinese society begin to reassert their own identities, in addition to the official nationalities.
Dru Gladney is a China expert and president of the Pacific Basin Institute at Pomona College in California.



From: Dan Khuongtu
To: exExryu-ww-Forum@yahoogroups.com; exryu-ww forum ; phong le ; chaut nguyen ; tuoc luong ; cat duong ; canh quan ; exryu vannghe ; Uy Do khac
Cc: exryu-ww forum ; exryu-ww@yahoogroups.com
Sent: Friday, July 17, 2009 12:50:15 AM
Subject: Re: [Exryu-ww-Forum] Vết đứt gãy Trung Cộng

 
 
Uy san ơi,
Anh lại mang cái bịnh lấp liếm, nhập nhằng của các quan daisempai, sempai exryu quốc doanh rồi. Chính anh đã mâu thuẩn với anh. Ban biên tập BBC không dính líu gì đến bài viết của Dr. Dru Gladney, theo đúng luật gian hồ. Ban biên tập không có quyền sửa chửa bài viết của tác giả.
Anh lại viết: “Ý kiến của một nhà giáo, nhà nghiên cứu dân tộc học thì chỉ để tham khảo thôi.
Uy san đừng quên rằng các nhân vật quan trọng anh đã đề cập tới như Bernenke, Larry Summer, Carl Thayler,.... cũng đều là giáo sư, chuyên gia ở các viện nghiên cứu ra cả. Trở thành một nhà giáo ở đại học giữa một giáo sư có tài có đức, với một giáo sư ăn mài, cúi lòn hoàn toàn khác nhau. Tôi nghĩ Uy san đã hiều về ý nghĩa hai chữ giáo sư như thế nào rồi. đ̣i dạy với làm baby sitter hoàn toàn khác nhau. làm baby sit cho mấy đứa cháu của tôi, tôi thấy vui thỏa  vô cùng. chỉ tội cho các quan thạc sĩ phải đi dạy như bby sitter bọn sinh viên Mỹ thì ôm cái nhục mà ăn lãnh tiền. Khi anh bước vào đại học, nếu không có Ph.D thì không nên vào. Nếu anh vào làm viện ở các viện nghiên cứu khoa học thực nghiệm cũng nên có học vị để khỏi bị nhục. Bennenke trước khi ra làm việc cho Fed bank cũng đã từng dạy ở Princeton. Chính Paul Krugman hiện tại đang theo vết chân của Bernenke. nhưng Dr. Paul Krugman khôn ngoan hơn, vì Wall Street thường chỉ tin tưởng ở những tay có kinh nghiệm thực thế hơn là lý thuyết ở đại học. Vì vậy mà Tim Geithner đã được giao phó cho chức vụ Tổng trưởng tài chính, thay vì Larry Summer, nguyên là giáo sư, viện trưởng của Harvard. Điều này cũng đã được Rober Rubin minh chứng khi Rubin làm tổng trưởng tài chính, còn Larry Summer chỉ ở vai phó thôi. Đến khi Rubin từ nhiệm, Larry Summer mới được lên thay. Trong lịch sử gần đây nhất về chức vụ chairman của Fed, còn có ông Paul Volcker, một chuyên gia về lạm phát, hiện đang là director của Obama về vai trò cố vấn kinh tế. Volcker đang công kích Bernenke rất tai hại, do đó chưa chắc gì Bernenke được tiếp tục ngồi ở cái ghế đang bốc lửa hiện tại, khi hết nhiệm kỳ. Volcker viết: “I don’t think the political system will tolerate the degree of activity that the Federal Reserve, in conjunction with the Treasury, has taken”. Điều này xảy ra vì tính độc lập của vai trò thống đốc đã mất. Đấy có thể là sự bất lực của Bernenke chẳng?

Mỗi viện nghiên cứu có những cái hay của nó. Ở Mỹ khối gì viện nghiên cứu có danh tiếng, không riêng gì viện Brooking của Uy san, còn tùy ở chuyên ngành và lãnh vực, không thể phê bình một cách vô căn cứ. Hay nói cách khác những người như tôi, hay Uy san chưa có khả năng phê bình các viện nghiên cứu, vì mình chưa nắm vững được những vấn đề họ đang theo gỉỏi về nhiều vấn đề. Nếu đã không biết rõ, tốt nhất nên dựa cột mà nghe như tôi là hay hơn.

Riêng cá nhân tôi, DR. Dru Gladney viết một bài về văn hóa sắc tộc ở Trung Cộng rất xác tính, có tham khảo, có đủ dữ kiện thống kê. Những con số đó tôi tin là ông ta đã lấy từ các viện thống kê ,các cơ quan chức năng nhà nước cộng sản Trung quốc. Những sự rạn nứt, gẫy đổ ông đưa ra là có thật đã và đang diễn ra. DR.Dru Gladney là một người có can đảm, một trí thức không hèn nhát như một số trí thức khác, đã dám nói lên sự thật trong lúc vấn đề nổi loạn ở Tân cương đang diễn ra. Nhất là ông ta đang là honorary professor của cả hai đại học Beijing và Shanghai. Nếu là một giáo sư exryu quốc doanh, đấu tranh cho hòa bình, beheito, tôi tin là họ đã câm mồm, thầm lặng để giữ cái ghế honorary professor cho được lâu dài. (lược)
(lược)Những hành động đó và những lý luận của họ chắc đã thuyết phục được Uy san chăng?

Có thể những gì họ làm, nhữnggì họ nói đã thuyết phục được Uy san, nên Uy san đã câm lặng, hay âm thầm lặng lẽ tiếp tục bảo vệ cho những ý kiến đã thuyết phục Uy san? (lược)
  (lược)
Tôi posted lên bài viết của Dr. Dru Gladney là để xem phản ứng của tập thể eryu như thế nào đối với vấn đền văn hóa sắc tộc đã được cựu TT. Bush phát động vô hiệu quả mà còn để lại một hậu quả tai hại cho cuộc khủng khoảng nặng nề nhất từ xưa đến nay. Vấn đề sắc tộc đang được TT. Obama đang vận động để xóa dịu khối Muslim có đạo hồi Islam. Cả hai vấn đề tôn giáo nhất là hồi giáo và sắc dân Muslim là một trong những nan đề trong tương lai gần. Vấn đề tôn giáo ở thiên đàng mù VGCS cũng đang nổi dậy, qua những tranh chấp hơn ba thập niên qua. Đảng và nhà nước buôn dân cũng đã dở đủ trò đê tiện để tiêu diệt. Họ bầy cả trò tôn giáo quốc doanh để cấy vào cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại, làm chia rẻ nghi ngờ các tôn giáo ở trong nước. (lược). Và gần đây nhất là việc thiền sư Nhất Hạnh ở Dalat. Tôi nghĩ Dr. Dru Gladney đã có can đảm nói lên sự thật trước bạo quyền Tàu Cộng. Điều này thật đáng quí và đáng kính trọng đối với một kẻ sĩ như Dr. Gladney và LS Lê Thị Công Nhân đã làm. Sở dĩ cả thế giới kính phục một người con gái nhỏ bé, nhưng có trái tim can đảm, có tư tưởng kiêu hùng khí khái, trung thực, bền vững trước bạo quyền Việt gian bán nước là vì ý chí kiên cường của cô ta. Các cụ Phan châu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng.... được người dân kính trọng vì có sĩ khí cương trực, và ý chí kiêu hùng bất khuất. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục được mọi ngưôi dân kính phục vì lòng yêu nước sâu sắc, vì  các cụ có tư tưởng cao đẹp và ý chí kiêu hùng đối địch với bạo quyền.
Sau cùng xin gửi Uy san và các bạn một bài thơ của cụ Phan Châu Trinh, một nhà cách mạng, một dai daisempai đáng kính phục về tính can đảm, ý chí và sĩ khí bất khuất để nhớ một đời, làm thế nào duy trì, bảo giữ được ý chí bất khuất cùa kẻ sĩ có lương tri, có liêm sỉ trước bạo quyền bán nước buôn dân.
Người mình không đức, không tài, Ham quan, ham tước, chen vai cúi đầu. Cửa quyền môn mai chầu tối chực, Đua chen nhau rạo rực như sôi. Cửa tiền cửa hậu lăn vùi, Cùng ra đến lỗ giậu chui cũng lòn. Mình được rồi lo con lo cháu, Lạ lùng thay cái máu tham quan.
DTK


--- On Wed, 7/15/09, Uy Do khac  wrote:

From: Uy Do khac
Subject: Re: [Exryu-ww-Forum] Vết đứt gãy Trung Cộng
To: "Dan Khuongtu" , exExryu-ww-Forum@ yahoogroups. com, "exryu-ww forum" , "phong le" , "chaut nguyen" , "tuoc luong" , "cat duong" , "canh quan" , "exryu vannghe"
Cc: "exryu-ww forum" , exryu-ww@yahoogroup s.com
Date: Wednesday, July 15, 2009, 8:15 AM

Anh DTK kính mến,
Cám ơn những dử liệu của anh cung cấp. Theo tôi, Dru Gladney chỉ là một nhà giáo, chỉ biết nghiến cứu về văn hoá, văn minh, một nhà dân tộc học. Tôi đọc lại bài này thì thấy lỗi của BBC trong việc đặt cái "tít" và "lời dẫn" quá nổ, có lẽ là Dru không có ý muốn nói như vậy (Dru chỉ có lỗi sơ xuất để biên tập viên cà chớn của BBC viết tầm bậy). Ý kiến của một nhà giáo, nhà nghiên cứu dân tộc học thì chỉ để tham khảo thôi.
Phải chi Dru là giáo sư, viện trưởng của viên nghiên cứu như Brookíng Institute (http://en.wikipedia .org/wiki/ Brookings_ Institution), hay là cở như Bernanke, hay là học giả như ông Cựu Bộ Trưởng Bộ Tài Chính (hiện là cố vấn cho Obama ... tôi quên mất tên) ... thì mấy ý kiến này có ảnh hưởng lớn và có giá trị căn bản và chúng ta phải kính trọng. Hay là như giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Vietnam tại học viện Quốc Phòng Australia, như anh DTK đã post bài "GS Carl Thayer nói về vụ bắt giữ ông Nguyễn Tiến Trung" thì cũng cho mình học hỏi và khâm phục tai biện luận của ông ấy. Về bài của ông Dru chỉ là một narrative, không có giá trị và hấp dẫn (vì tôi chỉ thích những bài lý luận có sức thuyết phục).

Qua những sách vở của ông Dru viết và bài viết của Dru, theo thiển ý Dru là một người romanticist, không hề có óc pragmatism không hề như Bernanke. Những gì mà Dru mơ tưởng chỉ là giấc mơ, chỉ là huyền tưởng, cũng không khác anh em chúng ta lắm ... chỉ đưa ra lý tưởng khơi khơi ... mấy ông này thì không bao giờ được mời vào nội các và các thinktank như Brooking Institute chắc không dám mời đến làm việc ... những nơi mà không thể chấp nhận những giấc mơ hảo huyền ... vì mấy cái nầy thật là phí phạm.
 
Thân
Uy

From: Dan Khuongtu
To: exExryu-ww-Forum@ yahoogroups. com; exryu-ww forum ; phong le ; chaut nguyen ; tuoc luong ; cat duong ; canh quan ; exryu vannghe
Cc: exryu-ww forum ; uy do
Sent: Wednesday, July 15, 2009 4:02:22 AM
Subject: Re: [Exryu-ww-Forum] Vết đứt gãy Trung Cộng

 
Hi Uy san ơi,
Trước hết xin cám ơn Uy san đã đóng góp ý kiến về bài viết của Dr. Dru Gladney đã posted trên hai diễn đàn exryu-wwforum và exryu-ww-vannghe.
Sao lại nóng tính thế? Lần trước Uy san đã chê tác giả Ngô Nhân Dụng là thiếu nhận thức. Lần này lại khen Ngô Nhân Dụng và đè bẹp tác giả Dru Gladney tơi bời hoa lá như vậy? Uy san phê bình tác giả Dr.Gladney hơi nặng tay, nhưng không nêu lên được những yếu điểm chính của tác giả.
Tôi tin là ban biên tập BBC đã check back ground của Dr. Dru Gladney kỷ lắm rồi. Có thể Uy san không biết gì nhiều về đại học Pomona ở California. Về đại học này có nỗi tiếng, giỏi, dở thế nào thì tôi không dám nói, vì thú thật lâu lắm rồi tôi không có tham khảo nhiều về đại học ở Mỹ, vì đa số con cháu tôi đã ra trường lâu nay rồi. Có thể một thập niêm tới sẽ trở lại nghiện cứu về vấn đề này khi mấy đứa cháu đời thứ hai, thứ ba lớn khôn. Nhưng tuổi trẻ bwây giờ rất bén nhạy, không hơn mình nhiều. Đâu cần phải mất thì giờ ba cái chuyện ruồi bu ấy. Nhưng nếu Uy san muốn tham khảo thêm, cứ vào link dưới đây để biết thêm chi tiếc:
http://asianstudies .pomona.edu/ curriculum/ allcourses. shtml
Về tác giả bài viết, thành thật mà nói, tôi không có khả năng phê bình Dr. Dru Gladney với Ngô Nhân Dụng, vì thú  thật tôi lúc nào cũng kính trọng người có học vị. Với lại Dr. Dru Gladney đã viết rất nhiều về các đề tài liên hệ đến Trung cộng. Ngoài ra Dr. Dru Gladney đã có xuất bản ba cuốn sách nói về Muslim Chinese, Dislocating in China, Ethnic Identity in China. Như vậy Dr. Dru Gladney cũng có công trình nghiên cứu về Tàu cộng chứ không phải không. Dĩ nhiên là chỉ ở lãnh vực, bình diện chuyên khoa nào đó của ông ta thôi thôi. Sở học vô hạn, đâu ai có thể biết tất cả. Tôi đâu thể naò đòi hỏi Dr. Dru Gladney phải biết về men sứ thời đại nhà Thanh, nhà Minh phải chế xuất như thế nào. Tôi cũng không thể naò yêu cầu ông ta phải biết thở bụng, như Lão Tử, hay Trương Tam Phong.
Thành thật mà nói với Uy san, tôi không có ý kiến nhiều về tác giả Dru Gladney, nhưng tác giả đang là Honorary professor ở hai đại học Beijing và Shanghai đấy. Ông ta đã có chứng chỉ vể ngữ học Chinese ở đại học Beijing, sau khi đổ BA. Sau khi đổ Ph.D ở đaị học Washington, Dr. Dru Gladney có một thời gian nghiên cứu ở hai đại học Harvard và Princeton. Cả hai đại học này đều thuộc loại top 10 ở Mỹ, nói chung. Vể khoa Nhân văn đại học Princeton ở New Jersey rất nổi tiếng.
Tôi không có thì giờ để liệt kê hết những bài viết của Dr. Dru Gladney, nhưng có thể nói trong giới học giả Việt nam từ xưa đến nay chưa ai viết nhiều như ông ta.
Uy san có thể đọc qua tiểu sử sơ lược và một số chức vụ Dr. Dru Gladney đã và đang giữ trong trang liệt kê dưới đây:
Curriculum Vitae - Dru C. Gladney
January 2005
EDUCATION:
Ph.D., Social Anthropology, University of Washington, Seattle, 13 June 1987.
M.A., Anthropology, University of Washington, August 1983
M.A., Theology, Fuller Theological Seminary, June 1981
M.A., Cross-Cultural Studies, Fuller Theological Seminary, June 1981
Post-Doctoral MacArthur Fellow, The Institute for Advanced Studies, School of Social Science, Visiting Member, Princeton, New Jersey, September 1989 - July 1990
Post-Doctoral Fellow & Kukin Scholar, Harvard University, Harvard Academy for International and Area Studies, July 1987 - September 1989
Russian Certificate, Princeton University, June 1990
Turkish Diploma, Bosphorus University, Istanbul, September 1988
Chinese Diploma, Peking University, Beijing, China, August 1982
B.A., Philosophy, B.A. Religious Studies (Double B.A.), Magna Cum Laude,Westmont College, 6/1978
CURRENT POSITIONS:
Full Professor, Asian Studies, School of Hawaiian, Asian and Pacific Studies, University of Hawai'i at Manoa. July 1997 – present. Associate Professor, July 1993 – 97.
Full Cooperating Professor, Department of Anthropology, University of Hawai'i. July 1997 - present
Associate Editor, Central Asian Survey, for China and Inner Asia
Editorial Board Member, Inner Asia (Cambridge University, Mongolia & Inner Asian Studies)
Editorial Board Member. The China Review International
Editorial Board Member, Asia Pacific Studies book series, International Institute for Asian Studies, Leiden, Netherlands
Editorial Board Member, Journal for the Institute for Muslim Minority Affairs
Honorary Professor, Ethnology Department, Central Nationalities University, Beijing (1995 - present)
Honorary Professor, Shanghai University, (1999 - present).
Advisory Council Member, Xinjiang International Economic and Cultural Development Center, Urumqi (2002 – present)
PUBLICATIONS: Books
2004. Dislocating China: Muslims, Minorities, and Other Subaltern Subjects. Chicago: University of Chicago Press and London: C. Hurst Publishers. http://www.press. uchicago. edu/cgi-bin/ hfs.cgi/00/ 16137.ctl
1998a. Ethnic Identity in China: The Making of a Muslim Minority. Case Studies in Social Anthropology. Series editors, George and Louise Spindler. New York, London, Tokyo: Wadsworth, Publishers. 167 pages, 20 personal b&w photos, 5 maps, 3 figures.
1996a. Muslim Chinese: Ethnic Nationalism in the People's Republic. Cambridge: Harvard University Press, Council on East Asian Studies. (Winner of the Phi Kappa Phi Award). 1st Edition, 1991. Third Printing. 399 pages, 18 personal b&w photos, 8 maps, 3 figures. http://www.hup. harvard.edu/ catalog/GLAMUY. html
Under preparation, Nomadology: Borderline Identities and Peripheral Perspectives, 237 page manuscript.
Chúc Uy san vui mạnh và tạo nhiều thì giờ để viết và gửi lên diễn đàn exryu-ww-forumexryu-ww-vannghe, những bài viết có giá trị của Uy san cho đọc giả exryu quốc gia tự do ở haỉ ngoại thêm kiến thức.
DTK


--- On Tue, 7/14/09, Uy Do khac  wrote:

From: Uy Do khac
Subject: Re: [Exryu-ww-Forum] Vết đứt gãy Trung Cộng
To: Exryu-ww-Forum@ yahoogroups. com, "exryu-ww forum" , "phong le" , "chaut nguyen" , "tuoc luong" , "cat duong" , "canh quan" , "exryu vannghe"
Cc: exryu-ww@yahoogroup s.com
Date: Tuesday, July 14, 2009, 8:32 AM

Xin góp ý:
Dru Gladney là chuyên gia về Trung Cộng và chủ tịch viện Pacific Basin Institute tại trường Pomona College, California. Xin lỗi trường Pomona nỗi tiếng về học "giỏi", nghiên cứu "giỏi" hay "dở" vậy? Dru Gladney có qua Trung Quốc, sống ở Trung Quốc lần nào không, mà nghe ông nói tầm bậy không vậy. Nội đọc cái tít "Huyền thoại về một nước Trung Cộng đơn khối" là thấy sai bét rồi. Sai một ly đi một dậm, thành ra nội dung bài viết của Dru Glaney chắng ra cái thế thống gì cả, thua xa bài của ông Ngô Nhân Dụng nhiều. Dru Gladney chĩ muốn manipulate (thao tác) thông tin để nổi danh "hư truyền" của mình có lẽ là hợp lý.

Dru không hề biết gì về những cái như là "Tận Trung Báo Quốc" (hay là Trung Quân Báo Quốc". Dru không biết Nho Giáo là cái gì cả. Và cả BBC đăng một bài như vậy thì đế quốc Anh ngày nào đó chỉ là cái "quá khứ" thôi, cũng không khác cái báo lá cải bao nhiêu.

Không phải là tôi bênh vực cho TQ mà những bài viết này làm chúng ta dể ngộ nhận và đưa ra những nhận xét sai lầm, tai hại cho chúng ta hay nhân dân Trung Quốc. TQ đã từng đưa ra những message, và TQ sẽ không ngừng ra tay những phần tử muốn chia cắt TQ. Giả dụ các vùng, các nhóm có muốn chia cắt TQ như thế, các thế lực chống TQ trung ương tập quyền đó phải có những hoạt động, vận động khác, các hoạt động này phải đồng bộ thì may ra mới đưa đến thời ký như Đông Chu Liệt Quốc. Rồi may ra lúc đó có thể độc lập (?!). BBC v.v... đưa các bài như thế này xúi dạy một số người nữa chĩ tổ thiệt mạng vô ích ... chỉ bổ cho BBC có news để đăng báo. Theo thiển ý, BBC và Dru Glaney thật là vô trách nhiệm.
 
Thân
Uy


From: Dan Khuongtu yahoo.com

>
To: exryu-ww forum ; phong le ; chaut nguyen ; tuoc luong ; cat duong ; canh quan ; exryu vannghe
Sent: Monday, July 13, 2009 11:29:25 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Vết đứt gãy Trung Cộng

 
 

Vết đứt gãy Trung Cộng

 

Người dân Urumqi
Các vụ bạo động tại Urumqi và Lhasa phá vỡ huyền thoại về một nước Trung Cộng đơn khối và cho thấy mối đe dọa chia cắt chạy ngay dưới bề mặt 'xã hội hài hòa' mà chính quyền nêu ra, như nhận định của giáo sư Dru Gladney.
Người ngoại quốc và cả chính dân Trung Cộng thường theo thói quen vẽ ra một quốc dân Trung Cộng như khối người Hán thuần nhất, cộng với các nhóm dân tộc thiểu số kỳ lạ điểm xuyết vào bức tranh và sống dọc các đường biên địa.
Nhưng cách hiểu này che dấu sự đa dạng rất lớn về văn hóa, địa lý và ngôn ngữ, đặc biệt là chính sự khác biệt văn hóa ngay trong nhóm Hán.
 
Các sự kiện gần đây gợi ý rằng Trung Cộng có thể sẽ ngày càng không an toàn trong mối quan hệ dân tộc mà cả trong mục tiêu liên kết quốc gia.
 
Từ thập niên 1980, tại Trung Cộng sự trỗi dậy của tính cách và văn hóa sắc tộc, đặc biệt là trong nhóm dân Quảng Đông và Khách Gia (Hakka) miền Nam vốn chính thức được xếp hạng là Hán.

Bức tranh nhiều màu

Chính thức mà nói, Trung Cộng gồm 56 dân tộc với nhóm chiếm đa số là Hán, và 55 nhóm còn lại.
 
Điều tra dân số năm 2000 cho thấy số dân sắc tộc là khoảng 104 triệu, bằng 9% tổng số. Điều ngạc nhiên là ngày nay, việc công khai nguồn gốc thiểu số, ngay tại Bắc Kinh, lại trở nên phổ biến, ví dụ như với người Mãn.
 
Theo thống kê, tính từ 1982 đến 1990, số dân Hán chỉ tăng 10%, nhưng các nhóm thiểu số 'bỗng tăng nhanh' từ 67 đến 91 triệu. Ví dụ người Mãn tăng từ 4,3 lên 9,8 triệu, còn người Gelao ở Quý Châu tăng 714% chỉ trong tám năm.
 
Lý do không phải là sinh suất mà là sự chỉnh sửa trong hồ sơ: nhiều người nay tự nhận mình thuộc nhóm thiểu số nào đó chứ không phải là Hán nữa.
 
Còn trong hôn nhân giữa hai nhóm sắc tộc cha mẹ có quyền chọn cho con hoặc người đến tuổi 18 tự nhận mình thuộc nhóm gì.
 
Về mặt chính thức, nhận là người thiểu số cũng có lợi về mặt ưu tiên giáo dục, và không phải tuân thủ chính sách một con. Người thiểu số cũng trả thuế ít hơn và được quyền học tiếng của mình. Họ cũng có quyền thờ cúng ma vốn bị cấm trong nhóm Hán.
 
Nhóm người bị xếp hạng là Hán chiếm 91%, gồm dân từ Bắc Kinh ở phía Bắc cho đến Quảng Đông ở phía Nam, và gồm cả Khách Gia, Phúc Kiến, và các nhóm khác.
 
Các nhóm Hán này được cho là có cùng lịch sử, văn hóa và văn tự; sự khác biệt bị coi là nhỏ thôi, chỉ có trong phương ngữ, trang phục, ẩm thực và phong tục. Tôn Trung Sơn, nhà lãnh đạo của phong trào cộng hòa lật đổ nhà Thanh năm 1911 cổ vũ cho ý tưởng Năm Dân Tộc Trung Cộng: Hán, chiếm đa số, Mãn, Mông, Tạng và Hồi. Hồi là chữ chỉ người theo đạo Islam, gồm cả Uighur, Kazakh và người Hồi hột v.v.
 
Thành phố Bắc Kinh
Người Hán chiếm 91% dân số
Bản thân Tôn Dật Tiên là người Quảng Đông, được học hành ở Hawaii, Hoa Kỳ nhưng muốn thống nhất tất cả người Hán cùng các nhóm không phải Mãn châu như Mông Cổ, Tây Tạng và Hồi để chống lại nhà Thanh của tộc Mãn và đuổi ngoại bang.
Mục tiêu của Tôn Trung Sơn nhằm xây dựng một nước Trung Hoa đa dân tộc, đa văn hóa cũng được những người Cộng sản ủng hộ với mục tiêu thống nhất bờ cõi.
 
Qua nhiều thế kỷ, TC chỉ thống nhất nhờ nền chính trị tập quyền vào tay trung ương dù có những giai đoạn bị tan rã xen kẽ với thời tập trung và khác biệt văn hóa và ngôn ngữ có thể tệ hại hơn một khi TC bị suy yếu vì chia rẽ nội bộ.
 
Chính sách công nhận quyền ưu tiên của thiểu số không chỉ giúp đảng Cộng sản thực hiện mục tiêu lâu dài là tạo là một dân tộc Trung Hoa trên nền tảng củng cố sự công nhận Hán là nhóm đa số thống nhất. Nhấn mạnh sự khác biệt giữa Hán và các dân tộc khác còn nhằm giảm bới sự khác biệt trong nội bộ dân Hán.

Khác biệt rõ nét

Đảng Cộng sản còn đem khái niệm đoàn kết, thống nhất Hán vào ý thức hệ Marxist về sự tiến bộ, với Hán đi tiên phong về phát triển và văn minh.
 
Các nhóm thiểu số càng "lạc hậu", "sơ khai", thì người Hán, được coi là càng "tiến bộ", "văn minh", và như thế nhu cầu tạo ra một bản sắc chung, thống nhất càng lớn. Những thiểu số không ủng hộ cho chính sách phát triển bị coi là "lạc hậu" và phản lại "hiện đại", vừa tự dậm chân tại chỗ vừa kéo cả nước tụt lại.
 
Nhưng ngay trong nhóm Hán cứ tưởng là thuần nhất thì cũng có tám phương ngữ: Bắc Kinh, Ngô, Việt, Tương (Hồ Nam), Khách Gia, Cống (Giang Tây), Mân Bắc và Mân Nam (chừng 40 triệu người dùng ở Triết Giang, Phúc Kiến, Đài Loan, Hải Nam). Họ nói không hiểu nhau, và ngay trong các nhóm nhỏ đó sự khác biệt văn hóa và ngôn ngữ là rất rõ nét.
 
Ví dụ trong nhóm Quảng (Việt) thì người ở Quảng Châu không thể hiểu được dân Thái Sơn, hay người nói phương ngữ Mân Nam nói thì dân Quan Châu, Thường Châu và Hạ Môn không hiểu.
 
Chuyên gia ngôn ngữ Trung Cộng Y. R. Chao chỉ ra rằng sự khác biệt giữa tiếng Phổ thông (Bắc Kinh -Mandarin) với Quảng Đông tương đương với khoảng cách giữa tiếng Hà Lan với tiếng Anh, hay giữa tiếng Ý và tiếng Pháp.
 
Bản đồ Tân Cương
 
Tiếng Bắc Kinh được dùng làm ngôn ngữ quốc gia, được dạy trong trường nhưng ít dùng ở ngoài trong cuộc sống hàng ngày.
Chính sách thiểu số của TC gồm sự công nhận chính thức, tự trị hạn chế và các nỗ lực không công bố nhằm kiểm soát họ. Vì dù chỉ chiếm 9% dân số, các nhóm thiểu số sống ở vùng giàu tài nguyên bao khắp 60% đất đai cả nước. Họ cũng chiếm 90% số dân nông thôn hoặc thành phố, thị trấn biên giới từ Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông đến Vân Nam.
 
Thật vậy, có thể nói là người dân tộc hóa ra lại là mốt ở TC ngày nay. Nào là lẩu cay Mông Cổ, mì Hồi giáo, quán thịt nướng Triều Tiên v,v, có ở mọi đô thị, trong lúc đồ trang sức, motif nghệ thuật và sắc thái văn hóa của thiểu số trang trí từ hình thể đến nhà riêng của người TC.
 
Sự gia tăng của "văn hóa sắc tộc" ngày nay phản ánh chiều ngược lại của các phong trào đoàn kết cưỡng bức như chống phái Hữu cuối thập niên 1950, Cách mạng Văn Hóa ở thập niên 1960 và chính sách "thanh tẩy tinh thần" cuối thậpniên 1980, và tương phản với chính các vụ bạo động sắc tộc phía Tây TC hiện nay.
 
Trong khi sự tách ra của một nhóm thiểu số tự nó sẽ không là một đe dọa nghiêm trọng cho một nước Trung Cộng mạnh, thì một khi nước này yếu đi vì chia rẽ nội bộ, kinh tế xuống dốc, lạm phát cao, tăng trưởng không đều hoặc tranh giành quyền lực kế vị thì quốc gia lại sẽ dễ bị chia cắt theo các tuyến văn hóa và ngôn ngữ.
 
Nhưng cũng vì thế, mối đe dọa với TC có nhiều khả năng đến từ bạo loạn dân sự hoặc mang tính sắc tộc ngay trong nội bộ nhóm Hán. Chúng ta nên nhớ rằng chính những người Nam Trung Cộng có học và hướng ngoại đã đóng vai trò làm sụp đổ các triều đại Trung Cộng.
 
Các sắc dân miền Nam từ trước tới nay luôn duy trì ý thức họ là người Đường, lấy tinh thần là con cháu hoặc thần dân của triều Đường, chứ không phải triều Hán ở phía Bắc. (Đài truyền hình lớn chống Bắc Kinh ở hải ngoại có tên là Tân Đường Nhân-người dịch)
 
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc suýt nữa lật đổ nhà Thanh cũng có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Tây (nay là khu tự trị người Choang) với sự ủng hộ ban đầu trong số sắc dân Dao và Khách Gia.
 
Trong thập niên tới có thể chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Đường nhân ở Nam TC, đối nghịch với chủ nghĩa dân tộc Hán ở phía Bắc, nhất là khi sự giàu có của phía Nam làm lu mờ phía Bắc.
 
Dru Gladney là chuyên gia về Trung Cộng và chủ tịch viện Pacific Basin Institute tại trường Pomona College, California.
 

No comments:

Post a Comment