Tuesday, January 17, 2012

Trung Quốc: Sự im lặng đáng sợ trong xưởng lắp Iphone


Cập nhật 17/01/2012 10:28:36 AM (GMT+7)
Hãy hình dung một phần của chiếc Iphone đang làm mưa làm gió trên thế giới được một công nhân 13 tuổi làm việc suốt 16 giờ/ngày, và được trả thù lao là 70 xu Mỹ/giờ.

Chúng ta yêu Iphone và Ipad. Chúng ta cũng hài lòng về giá thành một chiếc Iphone và Ipad.
Chúng ta cũng yêu thích với khoản lợi nhuận mà công ty Apple thu về được.
Đó là lý do vì sao chúng ta không để ý nhiều tới mức giá thấp - mà Iphone và Ipad được bán ra, và khoản lợi nhuận kếch xù của Apple đạt được – chỉ có thể là do các sản phẩm này được chế tạo với chi phí nhân công rẻ mạt, bất hợp pháp nếu theo luật của Mỹ.
Và thực tế là, những người sản xuất ra những chiếc Iphone và Ipad lại không những không thể mua được các thiết bị đó, mà trong nhiều trường hợp, họ còn chưa bao giờ được nhìn thấy chúng.
Đó là một vấn đề phức tạp. Nhưng lại rất quan trọng. Và điều này sẽ còn quan trọng hơn nữa khi các nền kinh tế tiếp tục bện chặt vào nhau.
Hãng tin NPR đã phát đi chương trình «Cuộc sống nước Mỹ » tập trung phản ánh về việc lắp ráp các sản phẩm của Apple. Chương trình này kể về Mike Daisey, người thực hiện phóng sự « Sự cùng cực và mê ly của Steve Jobs » và Nicholas Kristof của tờ New York Times có vợ người Trung Quốc.
Trong phóng sự này đã nêu ra những sự thật sau:
Thành phố Thâm Quyến là nơi sản xuất hầu hết sản phẩm của Apple. 30 năm trước, Thâm Quyến là một làng nhỏ ven sông. Giờ đây, thành phố này có hơn 13 triệu người, lớn hơn cả New York. Foxconn – một trong số các công ty lắp ráp Iphone và Ipad (và rất nhiều sản phẩm cho các công ty điện tử khác) có một nhà máy ở Thẩm Quyến, với nhân lực là 430.000 người.
Có 20 tiệm café trong nhà máy của Foxconn ở Thẩm Quyến. Mỗi tiệm café này phục vụ 10.000 người. Mike Daisey phỏng vấn một công nhân ngoài nhà máy, cô bé mới 13 tuổi, phía trong có các bảo vệ được trang bị súng. Cô bé đánh bóng hàng ngàn chiếc Iphone mới mỗi ngày.
Cô bé công nhân 13 tuổi nói rằng Foxconn còn không buồn kiểm tra tuổi tác. Trong nhà máy vẫn có thanh tra tới giám sát, nhưng Foxconn luôn biết khi nào đoàn thanh tra đến. Trước khi họ đến, công ty cho thay thế các công nhân trẻ bằng những người già hơn.
Trong hai giờ đầu tiên ngoài cổng nhà máy, Daisey gặp các công nhân khác. Họ nói họ 14, 13, và cả 12 tuổi (cùng với nhóm công nhân lớn tuổi hơn). Daisey ước tính khoảng 5% số công nhân mà anh nói chuyện đều nhỏ tuổi.
Daisey ước tính rằng Apple chắc hẳn phải biết điều này. Hoặc nếu như họ không biết, thì là bởi vì họ không muốn biết.
Daisey tới thăm các nhà máy khác ở Thâm Quyến, giả vờ là một khách hàng tiềm năng. Anh phát hiện ra hầu hết các tầng của nhà máy chật ních người, chừng 20.000 đến 30.000 người một tầng. Các căn phòng đều im ắng: không máy móc, không nói chuyện. Trong khi chi phí nhân công rất rẻ mạt, hiển nhiên mọi thứ đều được xây dựng thủ công.
Một giờ làm việc của công nhân tại đây là 60 phút – không giống như một “giờ” làm việc của người Mỹ, vốn bao gồm khoảng thời gian vào truy cập Facebook, phòng tắm, một điện thoại bàn, và một vài cuộc trò chuyện. Thời gian làm việc chính thức là 8 giờ/ngày, nhưng tiêu chuẩn luân phiên là 12 giờ. Nhìn chung, thời gian luân phiên nới rộng ra 14-16 giờ, đặc biệt là khi có các thiêt bị mới cần lắp ráp. Trong khi Daisey ở Thâm Quyến, một công nhân đã chết sau 34 giờ làm việc luân phiên.
Các công nhân này đều sống trong ký túc xá. Trong một căn phòng xi-măng hẹp, Daisey đếm được 15 chiếc giường, xếp chồng lên nhau gần như chạm trần. Các liên hiệp đều bị coi là bất hợp pháp. Bất kỳ ai muốn lập liên hiệp đều bị đi tù.
Daisey phỏng vấn hơn chục công nhân (cũ) đang bí mật thành lập liên minh. Một nhóm nói về việc sử dụng “hexane” – một loại hóa chất lau màn hình Iphone. Hexane bốc hơi nhanh hơn các loại hóa chất lau màn hình khác, nên chuỗi sản xuất cũng di chuyển nhan hơn. Hexan cũng là một chất gây độc thần kinh. Các bàn tay của những công nhân này đều bị run và không kiểm soát được.
Một số công nhân thì không thể tiếp tục làm việc nữa vì tay của họ đã bị tàn phế vì đã phải làm những công việc tương tự hàng trăm ngàn lần trong suốt nhiều năm.
Một công nhân khác đã bị nát tay vì bị máy ép nghiền tại Foxconn. Công ty này không hề lưu tâm gì tới tình trạng sức khỏe đó. Khi vết thương lành, đôi tay đó không thể làm việc nữa. Sau đó anh ta bị sai thải.
Daisey đưa cho anh ta xem chiếc Ipad. Anh ta chưa từng nhìn thấy thứ nào như thế, và gọi đó là “kỳ diệu”.
Vậy, hãy nhìn theo cách này. Apple đang giúp chuyển tiền từ những người tiêu dùng Mỹ và châu Âu tới những người công nhân nghèo khổ ở Trung Quốc. Nếu không có Foxconn và các nhà máy lắp ráp này, công nhân Trung Quốc vẫn còn phải làm việc ở đồng ruộng, kiếm được 50 USD/tháng thay vì 250USD ở nhà máy. Năm 2010, công nhân của Foxconn được tăng lương lên mức 298 USD/tháng, tương đương 10USD/ngày, hoặc chưa đầy 1USD/giờ. Với lượng tiền này, họ làm việc còn khá hơn lúc trước. Đặc biệt là với phụ nữ, họ có quá ít sự lựa chọn.
  • Lê Thu (theo Business Insider)


No comments:

Post a Comment