Tại Do Thái, ruộng rẩy trồng sả tươi là thánh địa cho bệnh nhân ung thư (cancer)
Uống một lìều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi, chứa đủ chất dầu làm cho tế bào cancer tự tử trong ống nghiệm.
Các nhà nghiên cứu người Do Thái đã tìm ra đường lối làm cho tế bào cancer tự hủy diệt. Tại trường đại học Ben Gurion, Đầu tiên người ta thấy một nông dân tên là Benny Zabidov, người này đã trồng một loại cỏ trong trang trại Kfar Yedidya của mình thuộc vùng Sharon, ông này không hiểu sao có rất nhiều bệnh nhân cancer, họ đến từ khắp nơi trong nước, tập trung trước cửa nhà Zabidov hỏi xin cây sả tươi. Thì ra các bác sĩ bảo họ đến. Họ được khuyên phải uống mỗi ngày 8 lần cây sả tươi chụng với nước sôi trong những ngày họ đến chữa bằng radiation và chemotherapy.
Tất cả bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu tại trường đại học Ben Gurion thuộc vùng Negev, năm ngoái họ đã khám phá ra dầu thơm trong cây sả đã diệt được tế bào cancer trong ống nghiệm, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường.Dẫn đầu toán nghiên cứu là bác sĩ Rivka Okir và giáo sư Yakov Weinstein, giữ chức vụ của Albert Katz Chair, trong nghiên cứu sự khác biệt của tế bào và những bệnh ác tính.từ các phân khoa vi sinh học và miễn nhiễm tại BGU.
Chất dầu sả là chìa khóa cấu thành đã tạo mùi thơm chanh và mùi vị dược thảo như cây sả (Cymbopogon ctratus), melissa (melissa officinalis) and verbena (Verbena officinalis)
Theo Ofir, sự học hỏi tìm ra chất dầu sả gây cho tế bào cancer tự tử gọi là chương trình gây sự tử vong của tế bào (programmed cell death).
Uống một liều lượng nhỏ 1g cây sả có đủ chất dầu thúc đẩy tế bào cancer tự tử trong ống nghiệm! Các nhà thanh tra thuộc trường BGU thử lại sự ảnh hưởng của chất dầu sả trên tế bào cancer bằng cách cho thêm tế bào lành, đã được nuôi cấy, vào. Số lượng cho vào bằng với số lượng trà cây sả với 1g đã được ngâm nước sôi. Nhận thấy trong khi chất dầu sả diệt tế bào cancer thì tế bào lành vẫn sống bình thường.
Sự khám phá được đăng trên báo khoa học Planta Medica, được nhấn mạnh về các sự thí nghiệm các phương thuốc chữa trị bằng dược thảo.
Ngay sau đó, sự khám phá đã được đưa lên phổ biến bằng các phương tiện truyền thông công chúng.
Tại sao dầu sả lại tác dụng như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng các khoa học gia trường BGU đã đưa ra một lý thuyết: trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một chương trình di truyền, nó đã gây ra một "chương trình tế bào chết". Khi có điều gì sai lạc, tế bào phân chia ra mà không kiểm soát được và trở thành tế bào cancer.
Ở tế bào bình thường, khi tế bào khám phá ra hệ thống kiểm soát không điều hành đúng, thí dụ khi nó nhận thấy tế bào chứa đựng những di truyền sai lạc khi phân chia – nó sẽ kích hoạt cho tế bào chết đi, đó là sự giải thích của Weinstein. Sự nghiên cứu này đã cho thấy lợi ích của dược thảo trên về mặt y khoa.
Sự thành công của họ đã đưa tới kết luận về cây sả, có chứa chất dầu, được coi như có khả năng chống lại tế bào cancer, như là họ đã từng nghiên cứu tại trường BGU và đã được phổ biến trên truyền thông, nhiều bác sĩ tại Do Thái đã bắt đầu tin tưởng những nghiên cứu có thể mở rộng hơn nữa, trong khi vẫn khuyến cáo những bệnh nhân, tìm đủ mọi cách để chống lại căn bệnh này, bằng cách dùng cây sả để tiêu diệt tế bào cancer.
Đó là lý do tại sao.trang trại của Zabidov – nơi duy nhất trồng cây sả (lemon grass) tại Do Thái – đã trở nên một thánh địa cho những bệnh nhân này. May mắn thay họ đã tự tìm thấy đôi bàn tay thần diệu. Zabidov đón tiếp những người khách viếng thăm với những ấm trà cây sả và những đĩa bánh ngọt bằng thái độ niềm nở, ông ta nói: ' Cha tôi chết vì cancer, chị vợ tôi chết khi còn trẻ cũng vì cancer. Vì vậy tôi hiểu rõ những gì họ đã phải chịu, và tôi có thể không biết gì về thuốc men, nhưng tôi biết lắng nghe. Những bệnh nhân thường nói với tôi về sự điều trị đắt tiền mà họ phải trải qua. Tôi không bao giờ bảo họ ngưng chữa trị, nhưng cũng rất tốt khi họ dùng thêm trà cây sả.
Zabidov biết rõ tiếng gọi của nghề nông đã đến với ông từ thời trai trẻ. Ở tuổi 14, ông đã theo học trường trung học canh nông Kfar Hayarok.Sau khi phục vụ trong quân đội, ông làm việc cùng nhóm lý tưởng chủ nghĩa hướng về phương nam, trong vùng sa mạc Arava một moshav mới (argriculture settlement) gọi là Tsofar.
Ông ta mỉm cười và nói:' chúng tôi rất thành công. Chúng tôi trồng trái cây và rau. Chúng tôi cũng nuôi nấng những đứa con xinh xắn. Trong một chuyến du lịch sang Âu châu vào giữa thập niên 80, ônng ta bắt đầu thích dược thảo. Do Thái, ở một thời, thường có khuynh hướng là không gì thích hơn các món ăn Đông phương và chỉ có một số thể loại được trồng có tính thương mại như cây cần tây (parsley), cây thì là (dill), cây ngò thơm (coriander).
Đi lang thang trong khu chợ Paris, tìm kiếm một vài loại dược thảo, Zabidov đã thấy được một tiềm lực có thể xuất cảng to lớn nằm trong một góc chợ. Zabidov mang mẫu về nhà, ông ta mỉm cười, nói: đây là sự bất hợp lệ có tính kỹ thuật, để xem chúng có thể lớn lên trong nhà kính vùng sa mạc không. Không bao lâu ông ta có thể trồng các loại như rau húng quế (basil), cây kinh giới (oregano), cây ngải giấm (tarragon), một loại tỏi (chives), cây đan sâm (sage), và bạc hà. Công việc của ông ta là phát triển cơ ngơi vùng sa mạc, ông ta quyết định di chuyển về phía bắc, lập trang trại moshav tại Kfar Yedidya, môt giờ rưỡi lái xe ở phía bắc Tel Avis. Bây giờ ông ta bán hàng mấy trăm kí lô cây sả mỗi tuần và đã ký kết những hợp đồng phân phối hàng với các tiệm thực phẩm. Zabidov đã chính mình học hỏi về
dầu cây sả và giúp khách hàng của ông ta hiểu biết hơn nữa, cũng như mời các chuyên gia y khoa tới trang trại của ông ta, nói chuyện về công dụng của cây sả. Ông ta cũng có trách nhiệm để nói chuyện với khách hàng của mình về cách dùng dược thảo này, Khi tôi nhận thấy có gì xảy ra, tôi cầm phone lên và gọi bác sĩ Weistein ở đại học Ben Gurion, vì những người này hỏi tôi cách tốt nhất để dùng dầu cây sả. Ông ấy nói ngâm sả trong nước sôi và uống 8 ly mỗi ngày.
Zabidov là người có công tìm ra cây sả, không phải đơn giải chỉ cho công việc trong trang trại, mà còn vì ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ông ta. Ngay cả trước khi sự lợi ích của cây sả được biết đến và xử dụng, ông ta và gia đình đã uống trà cây sả hằng năm'bởi vì hương vị thích thú của nó'.
Các bài thuốc chữa bướu cổ
Rong biển khô 50 g, gạo tẻ 100 g; rong biển ngâm nước, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi cùng với gạo đã vo sạch và một lít nước. Đun to lửa, sau đó bớt lửa, nấu thành cháo loãng, cho thêm muối vừa ăn. Mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và tối.Bệnh bướu cổ xuất hiện không chỉ do thực phẩm không cung cấp đủ iốt mà còn do có những yếu tố ngăn cản sự hấp thu hay gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất này. Khi bị bướu cổ, người bệnh cảm thấy khó chịu và vướng ở cổ, đôi khi mệt mỏi, có vẻ lo lắng. Nếu bệnh nặng, bệnh nhân sẽ khó thở, khó nuốt, khản tiếng, mất tiếng. Lúc bệnh mới phát, bướu rất nhỏ, nhìn qua không thấy, sờ nắn không đau, khi bệnh nhân ngửa cổ ra mới thấy rõ. Bướu cổ mềm hoặc có nhân rắn (1 hay 2-3 nhân), kích thước bằng đầu ngón tay út, di động, về sau có thể to dần như quả trứng. Có khi vừa có u mềm vừa có u nhân. Nếu không được điều trị, bướu sẽ to ra, đè ép lên các bộ phận lân cận, hoặc gây biến chứng nguy cấp phải phẫu thuật. Để đề phòng bệnh bướu cổ, cần dùng muối iốt và các sản phẩm có iốt (bột canh iốt, nước mắm iốt...) hằng ngày; ăn các hải sản, nhất là rau câu (làm dưa hay trộn nộm). Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bướu cổ: - Cháo ngũ vị: Lúa mạch 150 g, toan táo nhân 10 g, ngũ vị tử 10 g, mạch môn 10 g, hạt sen 20 g, long nhãn 10 g. Toan táo nhân, ngũ vị tử giã vụn, sắc cùng với mạch môn, lấy nước đặc. Hạt sen bỏ tâm, nấu nhừ để riêng. Lúa mạch nấu thành cháo, khi sắp chín thì cho các vị kia vào. Ăn mỗi ngày một bát. - Côn bố, hải tảo (rong biển), thông thảo, vỏ hến hoặc vỏ sò (nung thành vôi, tán nhỏ) mỗi vị 40 g, thịt yếm ở cổ con dê 240 g (thái miếng, sấy khô). Tất cả tán thành bột, làm viên, uống mỗi lần 8 g, ngày 3 lần. - Hải tảo, hạ khô thảo mỗi vị 30 g; huyết giác, mộc thông, nga truật, xạ can, liên kiều, đơn bì, huyền sâm mỗi vị 15 g. Tất cả sắc lấy nước, uống với bột mẫu lệ (vỏ hàu nung tán nhỏ). Ngày uống 15 g, chia làm 3 lần. Sức Khỏe & Đời Sống | ||
Lưu ý cho các anh chị thích ăn trái Hồng
Thường chúng ta thích ăn trái tươi, trái hồng ngon ngọt và có vài chất bổ thật, nhưng phải chú ý những điều sau đây:
1.- Không nên ăn khi bụng đói.
Lý do là nó có chất "tannin" (hoặc có thể gọi là "mủ", một chất trong vỏ trái cây) và chất "pectin" (hóa chất trong trái cây), hai chất này tác hợp với axít dạ dầy (gastric acid) sẽ kết hợp lại rồi tạo ra những cục(lumps) lớn nhỏ, cuối cùng được gọi là "sạn trái hồng trong dạ dầy" (gastric persimmon stone). Khó mà tống xuất tự nhiên sạn này và phải đi giải phẫu. Triệu chứng sẽ là đau bụng, ói và có thể ói ra máu, và có thể có các triệu chứng khó chịu khác.
2.- Không nên ăn luôn vỏ vì lớp vỏ trái này quy tụ rất nhiều "tannin" (mủ), gây tác hại nói trên.
3.- Không ăn tráng miệng trái hồng (dessert) sau khi ăn cua, tôm, cá hoặc thực phẩm có high protein. Theo Đông y, trái Hồng và cua (hải sản) thuộc Hàn (âm khí, "lạnh bụng").
4.- Tiểu đường, phải tránh ăn trái hồng. Độ đường trái này cao 10.8% mà là loại đường "ăn hại" (surcose, fructose, glucose, tuy rằng Glucose (đường) vẫn rất cần thiết cho tế bào), sẽ bị tăng đường trong máu (Hyperglycemia).
5.- Chất tannin (tannic acid) của trái hồng khi gặp và hợp chung với Calcium, Zinc, Magnesium và vài khoáng chât khác, nó sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể ta không tiêu hóa được. Không tiêu hóa các khoáng chất thì cơ thể bị thiếu khoáng chất. Chung quy là không nên ăn qúa 200 grams trái hồng mỗi ngày.
6.- Nhớ đánh răng súc miệng sau khi ăn hồng. Lý do cũng là "tannic acid" nơi các mảnh hồng nhỏ còn kẹt lại giữa kẽ răng sẽ làm sâu răng (tooth decay).
Nhiều nhà bạn VN vườn sau thích có một cây hồng dòn, nhớ phổ biến tin này cho nhau.
Hai bài thuốc trị ho đơn giản
Để trị ho, có thể dùng những cây, trái có sẵn trong vườn nhà. Theo lương y Trần Duy Linh, thông thường chúng ta bị ho là do cảm lạnh. Cách điều trị là giải độc, tiêu viêm.
Đông y còn chỉ ra một chứng ho khác do thu táo, với các triệu chứng cụ thể là: ho khan, ít đờm, họng hầu khô, lưỡi khô, ít tân dịch, đau họng, có thể có sốt nhẹ. Phép trị là sơ phong, thanh nhiệt.
Có hai bài thuốc đơn giản, nhưng trị ho hiệu quả theo hướng dẫn của lương y Trần Duy Linh. Cách thứ nhất là dùng rau tần dày lá (còn có tên gọi là húng chanh) mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần lấy 5 - 10 lá, rửa sạch, để ráo nước, rồi ăn sống với một chút muối, hoặc giã nát với một chút muối, vắt lấy nước cốt ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ. Cách thứ hai là dùng khoảng nửa ký tắc (quất), lựa quả chưa chín vàng, vỏ còn màu xanh, ngắt bỏ cuống, rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó xếp vào lọ thủy tinh.
Cứ một lớp trái tắc thì cho vào một lớp đường phèn và vài miếng cam thảo bắc, mấy miếng kiết cánh, cứ như thế cho tới khi bỏ hết trái tắc vào hũ (khoảng 100g cam thảo và 100g kiết cánh là đủ). Đậy nắp hũ lại cho kín, rồi phơi chỗ hướng đông (buổi sáng nắng, buổi chiều mát). Phơi khoảng 1 tháng, khi đường đã tan ra và thấm vào trái tắc, cùng lúc các hoạt chất trong cam thảo, kiết cánh và tinh dầu trong trái tắc hòa lẫn vào nhau, tạo nên một hỗn dịch vừa ngọt, vừa chua, đắng... là lúc có thể dùng được. Mỗi khi bị ho hay viêm họng, có thể lấy 1 trái tắc và khoảng 1 muỗng dung dịch trong hũ, ngậm trong miệng, sau đó nuốt từ từ cho hết nước, rồi nhai cho hết trái tắc, có thể nhai luôn cả hột càng tốt, sau đó uống với một chút nước ấm. Mỗi ngày có thể dùng 2-3 lần như vậy cũng rất công hiệu.
NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2009
Bí mật về nước vo gạo
Một làn da mịn màng, một mái tóc mềm mại, óng ả hay hàm răng trắng đẹp... Đó là những công dụng chăm sóc sắc đẹp mà nước vo gạo đem đến cho bạn.
Làm nước rửa mặt
Mỗi ngày bạn nên dùng nước vo gạo để rửa mặt, nhất là vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, da bạn sẽ đẹp lên trông thấy. Bởi trong nước vo gạo có chứa vitamin B5 rất có lợi cho da, nuôi dưỡng tế bào da, làm cho da sạch, trắng và mịn. Tuy nhiên không được để nước vo gạo qua ngày hôm sau vì nó sẽ bị biến chất.
Một làn da mịn màng, một mái tóc mềm mại, óng ả hay hàm răng trắng đẹp... Đó là những công dụng chăm sóc sắc đẹp mà nước vo gạo đem đến cho bạn
Làm nước tẩy trang
Dùng nước vo gạo thay cho nước tẩy trang trong thời gian dài sẽ làm cho da từ trắng sáng, mịn màng. Nhưng sau khi dùng nước vo gạo, bạn phải rửa mặt sạch với nước ấm.
Làm mặt nạ
Ngoài tác dụng làm đẹp da của nước vo gạo, dùng cặn của nước vo gạo để đắp mặt sẽ cho kết quả bất ngờ.
Chống lão hóa da
Thường xuyên dùng nước vo gạo rửa tay chân, có tác dụng làm da tươi bóng, đồng thời còn phòng chống được sự lão hóa.
Làm mượt tóc
Nước vo gạo để chua có thể sử dụng gội đầu hằng ngày. Do lúc này nước vo gạo đã lên men thành chất axit loãng có tác dụng bảo vệ tóc. Cách này có khả năng lưu giữ hàm lượng dinh dưỡng vitamin A và C giúp tóc óng mượt, vitamin B giúp các tế bào sắc tố màu đen trở nên đen hơn. Áp dụng cách này 2 lần/ tuần, mái tóc của bạn sẽ đen óng ả và khỏe mạnh. Bạn có thể không cần để chua mà chỉ cần nhỏ vài giọt chanh vào nước vo gạo, khi gội cũng có tác dụng tương tự.
Làm trắng răng
Sau mỗi lần vo gạo hằng ngày, bạn hãy giữ lại nước gạo để đánh răng, Nó có tác dụng rất tốt trong việc chữa các chứng bệnh liên quan đến răng miệng. Vì nước vo gạo chứa vitamin PP sẽ làm tẩy sạch các chất dơ đóng quanh chân răng, làm sạch răng bị sâu, chống được chứng viêm nha chu và sát khuẩn, làm giảm mùi hôi ở miệng.
Theo Mỹ Thuật
NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 2011
A banana a day, keeps the doctor away
Chuối thật chín (fully ripe banana) có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen (dark patches). Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao.
Theo một nghiên cứu tại Nhật, trái chuối chứa chất TNF có những tính chất chống ung thư. Mức độ chống ung thư này tương xứng với độ chín của trái chuối, tức là trái chuối càng chín thì tính chất chống ung thư của nó càng cao. Trong một cuộc khảo cứu trên loài vật, một giáo sư tại Đại học Tokyo đã so sánh phúc lợi đối với sức khoẻ của nhiều loại trái cây khác nhau (chuối, nho, táo, dưa hấu, dứa, lê, hồng ) và đã phát hiện là chuối cho kết quả tốt nhất.
Chuối làm tăng số lượng tế bào máu trắng, đẩy mạnh sức miễn dịch của cơ thể và sản xuất ra chất chống ung thư TNF. Vị giáo sư Nhật khuyên mỗi ngày chúng ta nên ăn 1 tới 2 trái chuối để tăng sức miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lanh, cúm và những bệnh khác.Theo ông ta thì vỏ chuối có đốm đen có tác dụng tăng cường tính chất của các tế bào máu trắng lên gấp 8 lần so với vỏ chuối xanh.
Chất TNF tiêu diệt các tế bào ung thư ra sao?
Các chất TNF (hay họ TNF) bao gồm một nhóm những chất thuộc họ cytokine có thể gây tử vong cho các tế bào.
TNF hành động qua "thụ thể TNF" (TNF Receptor gọi tắt là TNF-R) và là một phần của tíến trình bên ngoài dẫn đến việc khởi động vụ " tế bào tự sát" (apoptosis). TNF-R liên hợp với các procaspases nhờ vào các protein nối tiếp (FADD,TRADD, v,v…), các protein nối tiếp này (adaptor proteins) có thể phân cắt (cleave) những procaspases không có hoạt tính (inactive procaspases) khác và tạo nên một "thác đổ" procaspase đẩy các tế bào đi đến chỗ tự sát ( apoptosis) không thể tránh được.
TNF tương tác với các tế bào khối u để khơi động sự tiêu (hay chết) của tế bào (cytolisis). TNF tượng tác với các thụ thể (receptor) trên các tế bào nội mô (endothelial cells) ,làm tăng tính thẩm thấu của mạch máu giúp cho các bạch cầu (leukocyte) xâm nhập vào được vùng bị nhiễm khuẩn. Đây là một dạng đáp ứng khu trú viêm (localized inflammatory response), mặc dầu một sự phóng thích toàn thân (systemic release) có thể dẫn đến "sốc nhiễm khuẩn" (septic shock) và tử vong.
1- Tumor Necrosis Factor or TNF là một cytokine có liên quan với tiến trình viêm. Các cytokine là những hóa chất truyền thông điệp giữa các tế bào trong cơ thể.
2- Tế bào tự sát (Apoptosis) Đây là một dạng chết của tế bào trong đó một trình tự sự cố đã được chương trình hóa dẫn đến việc loại bỏ các tế bào mà không phóng thích những chất độc có hại cho vùng chung quanh. Viêc tế bào tự sát đóng một vai trò chủ yếu trong sự phát triển và duy trì sức khoẻ bằng cách loại bỏ những tế bào già, không cần thiết hoặc không lành mạnh. Cơ thể con người loại bỏ có lẽ tới một triệu tế bào mỗi giây. Các tế bào "tự sát" ít quá hoặc nhiều quá đều là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Khi mà sự chết chương trình hóa của tế bào (programmed cell death) bị trục trặc thì những tế bào đáng lẽ bị loại bỏ lại vẫn "lẩn quất đâu đó" và trở thành "bất diệt " tỉ như trong trường hợp bệnh ung thư hay bạch cầu (leukemia).. Nhưng khi mà sự chết này quá mức thì quá nhiều tế bào sẽ bị chết làm tổn thương nghiêm trọng tới các mô. Điều này dẫn đến đột qụy hay những bệnh suy thoái thần kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson.
3- Sốc nhiễm khuẩn (septic shock) gây ra bởi sự giảm huyết áp do sự hiện diện của vi khuẩn trong máu. Tình trạng này ngăn chặn sự chuyển vận máu tới các bộ phận cơ thể và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong .
Mỗi ngày một trái chuối….khỏi cần gặp bác sĩ
Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae)Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể.. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già.
Thành phần dinh dưỡng của chuối 100 gram thịt chuối cung cấp: 92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K. – 1 mg NA – 6 mg Calcium – 0,31 mg Fe – 29 mg Mg – 20 mg P. – 0,16 mg ZN – 0,104 mg Cu – 0,152 mg Mn – 1,1 mcg Se – 9,1 mg Vit. C – 0,045 mg Thiamin – 0,1 mg Riboflavin – 0,54 mg Niacin – 0,26 mg Pantothenic Acid – 0,578 mg Pyridoxin – 19 mcg Folate – 0,012 g Tryptophan – 0,034 g Threonine – 0,033 g Isoleucine – 0,071 g Leucine – 0,048 g Lysine – 0,011 g Methionine – 0,038 g Phenylalanine – 0,047 g Valine – 0,047 g Arginine – 0,081 g Histidine |
Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngâm giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật.
Sau đây là một vài công dụng khác cua chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm:
1- Bổ sung năng lượng
Theo Tiến sĩ Douglas N... Graham, chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ hai quả chuối là đủ cho một lần tập luyện 90 phút.
Trong chuối có gồm đủ vừa carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo dài khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Vào những trường hợp này, đường glucoz trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thời lượng đường bị hao hụt, giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructoz trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ và như vậy có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó..
Đặc biệt tỷ lệ potassium cao trong chuối còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.
2-Bệnh trầm cảm (depression)
Theo một nghiên cứu gần đây của hội MIND ( Association for Mental Health) thì nhiều người bị bệnh trầm cảm thấy dễ chiụ hơn sau khi ăn một trái chuối. Đó là vì trong chuối có chất trytophan, một loại protein mà cơ thể chuyển hoá thành chất serotonin có tính chất làm thư giãn, tăng cường hưng phấn, và làm cho người ta cảm thấy hạnh phúc hơn.
3-Hội chứng trước kỳ kinh nguyệt (premenstrual syndromes- PMS)
Bạn quên uống thuốc ư? Hãy ăn một trái chuối. Vitamin B6 trong chuối giúp điều hoà mức glucoz- huyết (đường trong máu), làm bạn cảm thấy khoan khoái dễ chịu hơn.
4-Bệnh thiếu máu (anemia)
Chuối chứa nhiều chất sắt nên có thể kích thích sự sản xuất huyết cầu tố trong máu và do đó giúp trị bệnh thiếu máu.
5- Bệnh cao huyết áp:
Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuối để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường đại học John Hopkins, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết qủa này. Ăn chuối chín có thể làm hạ cao huyết áp mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp.
Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có đến 396mg khoáng chất potassium trong khi chỉ có 1mg Sodium... Sự tương quan giữa muối sodium và potassium có liên quan đến việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết.
Cơ quan Quản trị Thực Phẩm va Dươc phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép kỹ nghệ chuối được chính thức loan báo tiềm năng chống cao huyết áp và đột quỵ của chuối.
6-Sức mạnh trí óc:
200 học sinh tại trường Twickenham (Middlesex) đã được thử nghiệm cho ăn chuối vào buổi sáng, buổi nghỉ giữa lớp và buổi trưa để kích thích hoạt động của não Kết quả cho thấy chuối đã giúp học sinh tỉnh táo linh hoạt hơn.
7-Bệnh táo bón
8-Váng uất sau khi uống quá nhiều rượu
Một trong những phương pháp trị nhanh chóng cơn váng uất vì ruợu là làm một ly sữa tươi đánh xốp lên với chuối và mật ong. Chuối sẽ làm cho dịu dạ dày, và với sự trợ giúp của mật ong sẽ nâng mức đường giảm trong máu, trong khi sữa vừa làm bớt cơn đau vừa tái tạo nước cho cơ thể.
9- Chứng ợ nóng (heartburn)
Chuối có tác dụng chống acid tự nhiên trong cơ thể, nên nếu bạn bị lên cơn ợ nóng thì bạn hãy cố ăn một trái chuối để dịu đau.
10- Chứng nôn nghén (morning sickness)
Ăn chuối giữa các bữa ăn giúp đường trong máu ở mức cao và tránh được chứng nôn nghén (vào buổi sáng)
11-Muỗi cắn (mosquito bites)
Trước khi dùng kem bôi chống muỗi cắn, hãy thử chà nhẹ phần trong của vỏ chuối vào chỗ muỗi cắn bạn sẽ thấy da bớt sưng và bớt ngứa
12-Suy yếu thần kinh
Chuối có nhiều vitamin B nên có thể giúp làm dịu hệ thần kinh.
13-Bệnh mập phì vì áp lực công việc
Nghiên cứu tại Viện Tâm Lý học Úc cho thấy là áp lực của công việc thường làm cho người ta ăn quá nhiều sô-cô-la và khoai tây chiên giòn. Theo dõi hơn 5000 bệnh nhân ở bệnh viện, các chuyên gia thấy rằng đa số người bị bệnh mập phì là vì sức ép của công việc. Báo cáo kết luận rằng để tránh việc ăn quá nhiều vì lo lắng công việc người ta phải giữ cho mức đường trong máu đều đều bằng cách ăn những thức ăn có nhiều chất carbohydrate (như chuối chẳng hạn)mỗi hai giờ
14-Loét dạ dày, tá tràng
Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loại chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp (phơi trong bóng râm) có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này.
15-Kiểm soát thân nhiệt
Nhiều nền văn hóa cho rằng chuối là một loại trái cây có thể làm giảm bớt thân nhiệt và sự căng thẳng của phụ nữ đang mang thai. Chẳng hạn như ở Thái Lan, người ta cho người mang thai ăn chuối để lúc sanh người đứa bé mát mẻ
16--Những căn bệnh do thời tiết thay đổi (seasonal affective disorder-SAD)
Chuối có thể hỗ trợ các người bị SAD vì có chứa chất tryptophan là chất gia tăng khí sắc thiên nhiên
17- Cai thuốc lá
Chuối có thể giúp những người cai thuốc lá. Các vitamin B 6, B 12 cũng như các chất potassium và magnesium có trong chuối giúp cho cơ thể hồi phục sau những phản ứng của sự thiếu nicotine.
18-Căng thẳng tâm thẩn (stress):
Potassium là một chất khoáng giúp điều hòa nhịp tim, đưa oxygen lên óc và điều chỉnh sự quân bình của nước trong cơ thể. Khi chúng ta bị căng thẳng mức độ chuyển hóa (metabolism) tăng làm cho lượng potassium giảm. Chất potassium trong chuối sẽ giúp lập lại quân bình.
19- Đột quỵ (stroke)
Theo nghiên cứu đăng trên tập san The New England Journal of Medicine, một chế độ ăn uống có thêm chuối giảm tỉ lệ tử vong vì đột quỵ xuống 40 phần trăm
20--Mụn cóc (warts)
Đắp mặt trong vỏ chuối lên chỗ mụn cóc, rồi dùng băng keo dán lại , sau một thời gian mụn cóc sẽ mất!
KẾT LUẬN
Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá ,lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn của mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ăn chính cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn. Ngoài ra chuối đươc sắp vào loai thực phẩm có hàm lượng đường cao, nên người bị bệnh tiểu đường nên tham khảo bác sĩ
So sánh với táo, chuối có 4 lần protein nhiều hơn, 2 lần carbohydrate, 3 lần phospho, 5 lần vitamin A và sắt, 2 lần các vitamin và khoáng chất khác.. Chuối cũng giầu potassium và là một trong những trái cây tốt nhất cho con người. Vì vậy có lẽ đã tới lúc ta phải thay câu châm ngôn "An apple a day, keeps the doctor away" bằng câu " A banana a day, keeps the doctor away
Đồ uống đơn giản mà kỳ diệu chống lại sự thay đổi thời tiết mùa đông lạnh và khô : Chanh ngâm mật ong
Mùa đông lạnh và khô thường khiến bạn mệt mỏi, dễ bị cảm hoặc viêm họng, vậy hãy tự làm cho gia đình một thứ đồ uống đơn giản mà kỳ diệu chống lại sự thay đổi thời tiết nhé.
Nguyên liệu:
Chanh tươi 5 trái
Mật ong
Bạn có thể lựa chọn chanh vàng hoặc chanh xanh đều được Cách làm:
Thái lát chanh tươi cho vào một cái lọ thủy tinh sạch, sau đó rót mật ong vào đầy lọ.
Đậy nắp kín cho vào tủ lạnh.
Để qua vài ngày là có thể dùng được.
Chanh ngâm vào mật ong sẽ thành vị chua ngọt thơm cay. Thỉnh thoảng khi trời lạnh bạn có cảm giác mệt mỏi, đau họng, đau đầu, bị cảm hoặc đơn giản hơn là bạn muốn có một ly trà ấm cho thơm miệng thì hãy chọn chanh mật ong. Bạn chỉ cần lấy lọ chanh mật ong trong tủ lạnh ra, cho một thìa vào cốc rồi rót đầy nước nóng, khuấy đều và nhâm nhi thưởng thức. Đó là thứ hương vị tuyệt vời từ trái cây, từ mật ngọt tự nhiên khiến bạn có cảm giác ấm áp và khỏe khoắn.
Nếu bạn thích có thể pha trà rồi thêm một muỗng chanh mật ong này, trà sẽ thơm ngon hơn mà lại tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu:
Chanh tươi 5 trái
Mật ong
Bạn có thể lựa chọn chanh vàng hoặc chanh xanh đều được Cách làm:
Thái lát chanh tươi cho vào một cái lọ thủy tinh sạch, sau đó rót mật ong vào đầy lọ.
Đậy nắp kín cho vào tủ lạnh.
Để qua vài ngày là có thể dùng được.
Chanh ngâm vào mật ong sẽ thành vị chua ngọt thơm cay. Thỉnh thoảng khi trời lạnh bạn có cảm giác mệt mỏi, đau họng, đau đầu, bị cảm hoặc đơn giản hơn là bạn muốn có một ly trà ấm cho thơm miệng thì hãy chọn chanh mật ong. Bạn chỉ cần lấy lọ chanh mật ong trong tủ lạnh ra, cho một thìa vào cốc rồi rót đầy nước nóng, khuấy đều và nhâm nhi thưởng thức. Đó là thứ hương vị tuyệt vời từ trái cây, từ mật ngọt tự nhiên khiến bạn có cảm giác ấm áp và khỏe khoắn.
Nếu bạn thích có thể pha trà rồi thêm một muỗng chanh mật ong này, trà sẽ thơm ngon hơn mà lại tốt cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của một số loại đậu, hạt
Các loại hạt nổi tiếng là giàu chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Hãy thử xem các loại đậu được dùng phổ biến nhất ẩn chứa những bí mật dinh dưỡng gì ?
Đậu đen:
Có mùi vị thường được so sánh với các loại nấm. Đậu đen vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bồi bổ thận, gan, bổ máu. Với hàm lượng chất xơ cao, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn nên chúng rất thích hợp với người bị bệnh tiểu đường.
Đậu đen còn có thể gia tăng năng lượng cho bạn bằng cách cung cấp nguồn chất sắt dồi dào. Nhờ vậy mà chúng rất được các bà nội trợ yêu thích.
Đậu xanh:
Theo Đông y, loại đậu này có vị ngọt mát, hơi tanh. Đây là loại thuốc có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, chữa phù thũng, lở do nhiệt, giải cảm nóng, giải độc cơ thể, bổ khí huyết...
Đây là loại đậu cung cấp nhiều vitamin C, vitamin K và ma-giê khá dồi dào. Người thường xuyên ăn những chất giàu vitamin C, folate và Beta-carotene sẽ giảm đáng kể nguy cơ ung thư ruột kết. Nhờ chứa một lượng đáng kể riboflavin, đậu xanh còn là loại thực phẩm bổ trợ việc điều trị chứng đau nửa đầu.
Đậu phộng:
Xuất hiện rất nhiều trong các món ăn của người Việt. Đây là loại hạt được chế biến thành nhiều món ăn chơi nhất: luộc, rang, nấu chè...
Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn đậu phộng ít có nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch hơn. Đậu phộng có nguồn protein dồi dào hơn bất cứ loại rau, đậu nào khác. Chính vì vậy, đây là loại thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, cân bằng dinh dưỡng cho những người ăn chay và người có chế độ ăn ít thịt.
Đậu Hà Lan:
Theo Đông y, đậu Hà lan có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu ung độc. Loại đậu này thường được dùng để trị các chứng ăn uống khó tiêu, tiểu đường...
Đậu Hà lan là nguồn dồi dào vitamin, giúp xương chắc khỏe. Chúng còn chứa rất nhiều a-xít folic và vitamin B6 giúp hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể. Chúng là loại thực phẩm cần phải có trong bữa ăn để giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Đây cũng chính là nguồn sắt và vitamin nhóm B dẽ hấp thụ cho cả gia đình bạn.
Đậu nành:
Đậu nành chứa tới 40% protein. Chúng xuất hiện trong món ăn của rất nhiều nước ở châu Á.
Nó có đủ lượng protein hoàn hảo, chất béo carbohydrate, các khoáng chất và vitamin.
Đậu nành chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol, điều chỉnh lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan chống ung thư ruột kết và giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To:
Sent: Saturday, December 3, 2011 8:27 AM
Subject: [HUYET-HOA] Y HOC
No comments:
Post a Comment