Thursday, December 1, 2011

Nhạc Cung Tiến

Kẻ ở - Mai chị về (Cung Tiến - Quang Dũng)

Mai chị về (Lệ Thu hát)

Lệ đá xanh (Cung Tiến - Thanh Tâm Tuyền)
Lệ Đá Xanh (ST Cung Tiến) Khánh Ly

Vang vang trời vào xuân (Cung Tiến - Thanh Tâm Tuyền)

Mắt biếc (Cung Tiến)

Nguyệt Cầm, Trình bày: Khánh Hà

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=2OjnxUQWnY

Vết chim bay (Cung Tiến - Phạm Thiên Thư), Trình bày: Camille Huyền

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=6llDrb_Hss

Vết Chim Bay (Cung Tiến)

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=UWyl_DpntV

KHÓI HỒ BAY (ST: Cung Tiến, thơ Nguyễn Tường Giang)

Gió thổi lao xao thềm cơ úa
Rào rạt ngàn cây lá đổi màu
Trên những sắc xanh sầu lá đổ
Quạnh hiu vàng rơi hồn mênh mông.

Một mình rong ruổi lên miền bắc
Đường rộng trời cao núi chập chùng
Chợt thấy nhói đau trong da thịt
Có phải là ta nhớ em không.

Nhớ em áo đỏ vờn trong nắng
Nhớ em tóc mịn mềm mại bay
Nhớ em ngực nhỏ môi ai ngậm
Mật ngọt trần gian hương ngất ngây.

Lá phong lá phong chiều đọng nắng
Mặt hồ im động lá khô bay
Tưởng tới mùa sau băng tuyết đọng
Níu lại thời gian, níu lại thời gian giấc mộng này.

Trùng trùng điệp điệp cây trút lá
Quạnh quẽ hoàng hôn chim lạc bầy
Thời gian có phải trong vô tận
Âm dương tỉnh lặng khói hồ bay.

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=tmK3Y9tFqS

0o0




From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: ""Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com"" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; ""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Monday, 28 November 2011 5:02 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Đọc Cổ Thi

 
Đọc Cổ Thi
Đã thấy chưa em, chuyển gió mùa
Xuân tình gây từ thoáng men thơ
Hồn xưa kề cạnh, thơm giòng chữ
Hương tỏa ngàn năm dịu đến giờ
Gác hạc còn in bờ bãi Vũ
Bến Tầm non nỉ tiếng lau thưa
Đào Nguyên bút để lưu ngàn ước
Lý Bạch hòa trăng, rượu, hải hồ
Bạc mệnh tiếc thương nàng họ Đạm
Khúc đàn vang hận mãi thiên thu
Sầu len ngọn cỏ ngoài biên ải
Chăn gối phòng loan lạnh giấc thù
Đã có trời thu một nóc cao
Ngày thật êm, tiếng cá chân bèo
Cô đơn lữ khách bên đèo vắng
Nhớ nước, thương nhà, nặng túi đeo
Tiếng đàn huyền diệu của câu thơ
Dẫn tới vườn đào hoa đong đưa
Mắt liếc giai nhân cười yểu điệu
Chẳng kề vai, sóng cũng trào bờ
Thật lạ, biển tình gom mấy chữ
Hận lòng cô đọng một vài câu
Ngàn vàng cung quách rồi mây khói
Thơ mãi lưu truyền vạn thuở sau
Thôi kệ những ngày toan tính lẻ
Cùng thơ qui khứ tạm xa đời
Lòng trinh rung động từng hơi gió
Xích Bích, hạc vàng, mây trắng trôi.
Phạm Thế Định
(1993) 

0o0

Thơ Thu - Nguyễn khuyến

Thu điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Chân dung cụ Nguyễn Khuyến - Ảnh:


Thu ẩm
Nam gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?
Mawys lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.

Thu vịnh

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hững cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

0o0
http://vn.360plus.yahoo.com/duongdinh72/article?mid=13332

   ĐÈO NGANG NƠI TIẾP GIÁP 2 TỈNH HÀ TĨNH - QUẢNG BÌNH

                                                        

                     
Qua đèo Ngang
của Bà Huyện Thanh Quan


Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen lá đá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ[1] mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
                                                       
http://vn.360plus.yahoo.com/duongdinh72/article?mid=13332


0o0
http://huongngu.freehostia.com/chuyenkhao/thienthai.htm

0o0

HOA ĐÀO - TRUYỆN XƯA VIẾT LẠI - Phùng Quân
(Xem: 823)
HOA ĐÀO

Truyện Xưa Viết Lại

      Trước sau nào thấy bóng người
      Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.



      Đó là hai câu thơ của thi hào Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh tả cảnh lúc Kim Trọng sau nửa năm về nhà    hộ tang thúc phụ tại đất Liêu Dương, khi chàng trở lại vườn Lãm Thúy tìm gặp lại Thúy Kiều để nối lời nguyện ước, thì hỡi ôi: nhìn phong cảnh cũnay đà khác xưa. Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa. Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.



      Dưới ngọn thần bút ấy của Nguyễn Du, có lẽ không ai có thể vẽ nên một bức tranh  thê lương ảm đạm hơn như thế,  giữa cái buồn, cái vắng lạnh tái tê của không gian bám đầy rêu phong cỏ mọc, hoang phế đến độ xập xòe tiếng én liệng mà còn nghe rõ mồn một từ chốn lầu không, thì thử hỏi còn cảnh tượng nào cô liêu và ảm đạm hơn? Cái thần tình vẫn không chỉ ở chỗ thê lương, tê tái mà chính ở nét tương phản vô can giữa cảnh trần gian hệ lụy mà cành đào trước ngõ vẫn vô tình cười đùa với gió đông.



      "Hoa đào năm ngoái" là một điển tích trong văn học sử Trung Quốc. Đời nhà Đường có chàng Thôi Hộ về chốn kinh thành thi tiến sĩ, chàng du xuân dạo chơi khắp chốn và lạc vào Đào Hoa Trang, gặp một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp đang đứng dưới gốc cây đào rộ nở hoa. Hai người nhìn nhau đắm đuối, và khuôn mặt nàng ánh lên màu hoa đào. Rồi năm sau, cũng nhân ngày hội du xuân, chàng Thôi Hộ lại tìm đến Đào Hoa Trang. Cảnh cũ vẫn còn đó, nhưng người xưa đã vắng bóng. Nhìn lên thì cửa đóng then cài, chỉ có ngàn hoa đào rực rỡ vẫn đang mơn man trong gió như mỉm cười chào đón khách du xuân. Thẫn thờ Thôi Hộ ngậm ngùi đề thơ trước cổng:



Nguyên văn:


題都城南莊
去年今日此門中,
人面桃花相映紅;
人面不知何處去,
桃花依舊笑冬風.



Đề Đô Thành Nam Trang

(hay Đề Tích Sở Kiến Xứ)



Khứ niên kim nhật thử môn trung,

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.

Nhân diện bất tri hà xứ khứ,

Đào hoa y cựu tiếu đông phong.



(Đề Thơ Chỗ Gặp Gỡ Ngày Trước)


 Năm ngoái ngày này vẫn cửa trong

 Hoa đào mặt ngọc vương ánh hồng

 Mặt hoa nay biết đi đâu vắng

 Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông.



      Chiều đến nàng thiếu nữ cùng thân phụ trở về nhà. Theo sau chân cha, nàng chợt nhìn lên cổng thấy đề bốn câu thơ, nét chữ sắc xảo ý thơ dồi dào, nàng hiểu rõ tâm tình của người khách du xuân năm ngoái. Nàng buồn bã thở dài, chợt hối tiếc cho duyên ai vừa gặp gỡ lại đã khéo bẽ bàng. Rồi ngày lại qua ngày, người thiếu nữ vẫn tựa mình bên song cửa mong đợi và hy vọng gặp lại người khách hào hoa phong nhã năm xưa. Rồi kể từ hôm ấy nàng bắt đầu ốm tương tư, bỏ ăn bỏ ngủ, dung nhan tiều tụy võ vàng. Trước lúc lâm chung nàng đành thú thật tâm sự tuyệt vọng cho cha già và xin tha tội bất hiếu. Năm ấy cũng đúng tiết hoa đào, chàng trở lại Đào Hoa Trang, nghe trong nhà có tiếng khóc, chàng gọi cổng, một ông cụ bước ra mếu máo:


"Người có phải Thôi Hộ không? Con gái ta chết rồi, vì nó thương nhớ người!"



      Thôi Hộ quỳ bên xác nàng khẽ gọi:


     "Nàng ơi! Thôi Hộ đây, Thôi Hộ về đây."


      Lạ thay nước mắt của chàng nhỏ xuống mặt nàng thiếu nữ. Người con gái bỗng bừng tỉnh và khuôn mặt lại ánh lên màu hoa đào.



      Cũng vẫn trong Đoạn Trường Tân Thanh, có đoạn Nguyễn Du tả cảnh Thúy Kiều nhân lúc vắng nhà, nàng lẻn sang chỗ ở của Kim Trọng:


      Xắn tay mở khóa động đào

     Rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai.



      "Động Đào" là động Đào Nguyên. Ở đây Thúy Kiều dùng lối thậm xưng, nhún nhường đề cao chỗ ở của tình nhân như một cõi tiên, và ví nàng như có diễm phúc lắm nên mới được lạc vào cõi tiên ấy.



      Động Đào Nguyên trong điển tích còn gọi là động Bích, là nơi tiên giới. Tương truyền đời nhà Tấn, có người thuyền chài ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối. Càng đi xa về thượng nguồn chừng nào thì càng thấy có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống chừng ấy. Đến một quãng bỗng thấy hiện ra trước mắt bát ngát một rừng đào, sắc hoa đào rực rỡ làm cho chàng ngư phủ say sưa thích thú. Neo thuyền lên bờ vượt qua rừng đào đến chân một ngọn núi, thì kỳ lạ chưa: dưới chân núi có một cửa hang nhỏ hẹp chỉ vừa đủ một người chui qua, thấp thoáng bên trong có ánh sáng. Tò mò chàng lách mình vào cửa hang, cửa động lớn dần rồi cả một thế giới hiện ra với ruộng vườn tươi tốt, nhà cửa thôn ấp hiền hòa nối tiếp nhau. Trẻ già đều ung dung thanh thản, các bực phụ lão đem vợ con ra chào mừng khách lạ, dọn cơm rượu đãi mừng. Chàng ngư phủ ăn uống lấy làm ngon lạ, mà tuy cũng là cơm rượu nhưng hương vị khác thường:


    "Tổ tiên chúng tôi lánh nạn đời Tần, trú ngụ ở đây từ đó đến nay hoàn toàn cách biệt với bên ngoài. Hiện nay chúng tôi không hề biết có nhà Hán, huống chi là nhà Ngụy và nhà Tấn? Sau khi ra khỏi chốn này xin chàng đừng cho ai biết có chúng tôi ở đây."



      Từ đời Tần đến đời Tấn thời gian cũng dễ gần 600 năm, biết mình may mắn đã gặp được tiên, khi trở về nhà, trước chàng còn dấu kín nhưng cuối cùng cũng thấu đến tai quan sở tại. Vì tính hiếu kỳ, viên quan sai người theo chàng ngư phủ tìm lại động Đào Nguyên, nhưng hai người lạc lối và không bao giờ tìm được lối trở lại chốn Thiên Thai...


Lá đào rơi rắc lối thiên thai

Suối tiễn, oanh đưa, luống ngậm ngùi.

Nửa năm tiên cảnh,

Một bước trần ai,

Ước cũ, duyên thừa, có thế thôi!



      Lần này là những áng thơ trác tuyệt trong bài Tống Biệt của thi sĩ Tản Đà. Bài thơ Tống Biệt này là lời hai nàng tiên nữ hát trong buổi tiễn chân hai chàng Lưu Nguyễn xuống núi từ biệt cõi tiên về lại chốn trần gian. Bài thơ được viết theo thể điệu Hoa Phong Lạc, một từ khúc của Trung Quốc diễn tích "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai'".



      Tương truyền đời Hán, Lưu Thần và Nguyễn Triệu một hôm lên núi Thiên Thai thuộc tỉnh Chiết Giang hái thuốc, gặp hai tiên nữ, bèn ở lại cõi tiên và hợp duyên cùng tiên nữ. Được nửa năm, hai chàng nhớ quê quán đòi về. Không ngờ khi về đến nơi thì quê hương đã đổi khác, chỉ có người nghe kể mang máng rằng cách nay đã mấy mươi đời có hai ông tổ lên núi hái thuốc rồi không thấy trở về. Quá thất vọng, hai chàng trở lại núi Thiên Thai nhưng không tìm đâu ra tiên nữ!



      Nói đến cảnh tiên là phải nói đến vườn đào Tây Vương Mẫu với những trái đào tiên thơm mọng thế mà cả bài thơ Tống Biệt không thấy tả hay nhắc đến một cành hoa đào, thì kể cũng lạ. Chỉ có lá đào rơi rắc ngậm ngùi đưa tiễn hai chàng Lưu Nguyễn trở về quê hương chốn cũ, như thể tiếc nuối một chút duyên thừa như những chiếc lá thu rơi. Nhưng trước đó giữa chốn Thiên Thai chắc hẳn thế nào mà chẳng có những cánh rừng hoa đào bạt ngàn chào đón hai chàng trong những ngày đầu lạc chốn thần tiên hạnh ngộ ấy? Thôi thì:


        Trời đất từ đây xa cách mãi

       Cửa động, đầu non, đường lối cũ

       Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.



      Nếu hoa đào là biểu tượng của mùa xuân, là sự chuyển mình hứa hẹn của tiết mùa, là nỗi  háo hức của thế gian mong được gặp lại chúa xuân thì đôi khi chính trong cái không khí tưng bừng ngắm nhìn những cành đào khoe sắc thắm, thì một ai đó trong chúng ta bỗng chợt thấy bồi hồi xúc cảm khi ngang qua một góc phố, một vỉa hè, lòng chùng như xao xuyến một nỗi niềm hoài cổ gặm nhấm trở về: hình ảnh một Ông đồ già, bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua nay chỉ còn là một bức tranh mờ trong ký vãng. Nỗi niềm hoài cổ ấy thật nhẹ nhàng mà lâng lâng làm đau thắt lòng người, một nỗi thương tâm để tiếc thương cho một nền Nho học đã tàn lụi, một nỗi buồn tủi xót xa của một lớp kẻ sĩ bị thời thế chối từ.



     Mỗi năm hoa đào nở

     Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu giấy đỏ

    Bên phố đông người qua


    Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc ngợi khen tài

    "Hoa tay thảo những nét

    Như phượng múa rồng bay"


     Nhưng mỗi năm mỗi vắng

     Người thuê viết nay đâu

     Giấy đỏ buồn không thắm

     Mực đọng trong nghiên sầu


     Ông đồ vẫn ngồi đấy

     Qua đường không ai hay

     Lá vàng rơi trên giấy

     Ngoài trời mưa bụi bay


      Năm nay đào lại nở

      Không thấy ông đồ xưa

      Những người muôn năm cũ

      Hồn ở đâu bây giờ ?



      Giờ đây hình ảnh ông đồ già đã vắng bóng. Nhưng cái vắng bóng ấy có thật sự đã trở thành cái thiếu vắng trong lòng mọi người mỗi dịp xuân sang? Bởi lẽ không dễ mấy ai trong chúng ta cũng có thể cảm nhận và phát hiện một thứ mất mát dù chỉ thoáng nhẹ nhàng như sương khói ấy nhưng sẽ không thể nào thay thế được. Bởi vì ở đây hay dù bất cứ nơi đâu cũng vậy, con người đâu phải chỉ luôn sống với hôm nay và ngày mai mà còn  ràng buộc bao mối dây liên hệ với một quá khứ hồn thiêng của dân tộc.



      Trong cõi tử sinh, đầy rẫy đổi dời hưng phế, như một dòng sông biến dịch, có cuộc hí trường, có lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, để nền cũ lâu đài bóng tịch dương thì hình ảnh một cành mai vẫn tươi nở dù khi đêm xuân đã qua hết, chính là một tiếng hú dài giữa hư không đột ngột về đánh thức thế gian, như một hiện tượng cá biệt vượt ngoài qui luật sinh diệt thường tình. Đó chính là một thứ Tâm Giác Ngộ trong cõi an nhiên tự tại đã vượt đến cõi vĩnh hằng trong một thế giới vô thường vô cùng hạn hẹp.



       Thiền sư Mãn Giác đời Lý, trong lúc lâm chung có để lại một bài kệ cáo bệnh dạy lại môn đồ:



告疾示眾

春去百花落,

春到百花開。

事逐眼前過,

老從頭上來。

莫謂春殘花落盡,

庭前昨夜一枝梅。            



      Cáo Tật Thị Chúng


      Xuân khứ bách hoa lạc

      Xuân đáo bách hoa khai

      Sự trục nhãn tiền quá

      Lão tùng đầu thượng lai

      Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

      Đình tiền tạc dạ nhất chi mai



Xuân ruổi, trăm hoa rụng

Xuân tới, trăm hoa cười

Trước mắt, việc đi mãi

Trên đầu, già  đến rồi

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua, sân trước, một cành mai.


                               (Ngô Tất Tố dịch)



Mà ai đó nếu quả thật đã là Tâm Giác Ngộ thì đâu cứ phải là một cành mai vừa mới nở giữa đêm xuân tàn? Có thể chăng vẫn là một cành đào muôn thuở, tươi sắc màu luôn mỉm cười trong từng ngọn gió đông?



PHÙNG QUÂN
California, Hàng Gió


Mùa thu 2003

 http://www.ngocbao.org/D_1-2_2-73_14-2_5-30_6-1_17-47_4-368/

0o0

http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=17420330

Vũ Hoàng Chương - Cung Tiến va` Hoàng Hạc Lâu (Quỳnh Giao)

04-02-2010



Vũ Hoàng Chương - Cung Tiến va` Hoàng Hạc Lâu


Hoàng Hạc Lâu (Quỳnh Giao)
Wednesday, January 27, 2010
Sinh tiền, Vũ Hoàng Chương là thày dạy Việt văn của Cung Tiến. Ông sinh năm 1916, trước người nhạc sĩ tên tuổi này 22 năm. Nhưng với thói quen khoáng đạt của một nhà thơ, ông không hề câu nệ, vẫn coi Cung Tiến như người bạn vong niên hơn là một đứa học trò.
Có lần ông nói đùa. Rằng Cung Tiến phổ thơ biết bao người mà chưa từng phổ thơ Vũ Hoàng Chương! Cung Tiến không quên điều ấy nhưng biến cố 1975 đã ụp trên cả nước và người nhạc sĩ thì lưu vong ra ngoài, còn nhà thơ kẹt lại ở bên trong với những Mai Thảo, Phạm Ðình Chương, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Xuân Ninh, Phan Lạc Phúc, v.v....
Trong nỗi bi phẫn về cảnh bạn bè tán lạc, Vũ Hoàng Chương đã cảm dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu, rồi nhờ bạn bè chuyển được ra ngoài, đến tay Cung Tiến khi ấy còn ở Canberra bên Úc... Thôi Hiệu là nhà thơ khét tiếng thời Thịnh Ðường vào đầu thế kỷ thứ tám. Bài thơ của ông khiến một người như Lý Bạch còn nghẹn lời không dám viết về lầu Hoàng Hạc nữa và được Kim Thánh Thán ngợi ca là "bút pháp tuyệt kỳ, tác phẩm đệ nhất cổ kim trong thơ Luật".
Ðấy cũng là bài được người mình dịch sang Việt ngữ nhiều nhất. Có người đếm ra hơn bốn trăm bản dịch khác nhau, từ Tản Ðà, Ngô Tất Tố đến Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Nguyễn Ðức Hiển, v.v... Với Cung Tiến và nhiều bằng hữu thì bài cảm dịch của Vũ Hoàng Chương là một sự tuyệt mỹ vì tâm cảnh mọi người vào lúc đó..
Từ bên ngoài, nhận được bản dịch, Cung Tiến nhớ thầy, nhớ bạn và nhớ lại cung cảnh xa xưa nên đã xuất thần phổ nhạc rất nhanh và tìm cách gửi về ngay năm sau. Nhưng không kịp nữa. Vũ Hoàng Chương bị cầm tù và bị kiệt sức mới được thả ra và tạ thế sau đó năm ngày nên không bao giờ được nghe ca khúc này. Bây giờ nhớ lại thì xin ghi bài cảm dịch của ông để chúng ta khỏi quên và cùng thưởng thức:
"Xưa hạc vàng bay vút bóng người
Ðây lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống nào quê quán
Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi..."
Khi còn sống, ông Nguyễn Ðức Hiển tại Houston Texas cho rằng bản dịch Vũ Hoàng Chương "còn hay hơn nguyên bản, mà nguyên bản vốn đã hay tót vời". Ông Hiển có thể nói không ngoa vì bản thân đã dịch đi dịch lại mười mấy lần bài thơ của Thôi Hiệu! Ông còn dụng công so sánh hai câu thực của nguyên bản, gồm sáu thanh trắc liên tiếp:
"Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du"
Với câu "thực" do Vũ Hoàng Chương để lại mà ông cho là ảo diệu hơn:
"Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời..."
Khi đọc lại, làm sao mình không ngậm ngùi với những chữ tuyệt diệu như "vút" bóng người, hay chút "thơm" rơi...? Và câu kết, "Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi!", nghe thê thiết hơn vần lục bát của Tản Ðà:
"Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!"
Cung Tiến đưa Hoàng Hạc Lâu vào nhạc với phần hòa âm soạn cho dương cầm và viết trên cung Ré giáng Trưởng, nhịp 4/4 chậm rãi tha thiết - andantino - và ý nhị. Piano mở đầu bằng hai ô nhịp, hai mesures, viết lối Arpège chùm hai nốt, thánh thót, êm đềm. Rồi lời ca cất lên bồi hồi day dứt như một truyện kể, mà dùng phép tả cảnh để tả tình:
"Xưa hạc vàng bay vút bóng người...
Ðây lầu Hoàng Hạc chút (ứ ư ) thơm rơi..."
Ðàn piano lại rải, nghe như tiếng chim hót, và cứ thế ca khúc dẫn người nghe vào một bức tranh cổ, với cánh hạc vàng ẩn hiện sau vầng mây bạc có nắng chiếu, có cây bến Hán Dương u buồn và cỏ bờ Anh Vũ vắng vẻ, chẳng còn ai chơi...
Ðoạn nhạc chuyển tiếp nỉ non đan lượn những ngậm ngùi rồi chợt mở ra tâm sự kẻ tư hương, nhớ quê, nhớ bạn...
"Gần xa chiều xuống nào quê quán
Ðừng giục cơn sầu nữa (ư ứ), sóng (à à) ơi..."
Rồi đàn lại buông arpège hai nốt nhẹ nhàng, lãng đãng chìm khuất, mơ hồ như cánh hạc vàng tan trong khói sóng...
Toàn bài, Cung Tiến dùng âm giai ngũ cung đầy chất Ðông phương với nét nhạc thanh thản, nhuốm vẻ Lão Trang và phảng phất giai điệu Claude Debussy trong bài "Clair de Lune". Cung Tiến rất chuộng Debussy khi nhạc sĩ người Pháp này khám phá nhạc Á Ðông vào đầu thế kỷ trước. Debussy cũng dùng hợp âm ngũ cung và cũng lấy "Arpège" rải tay trái và đưa ra một hợp âm lạ tai mà hài hòa êm ái.....
Bài "Hoàng Hạc Lâu" là viên ngọc quý của thơ Ðường. Bản dịch Vũ Hoàng Chương là bài chuyển ngữ mang tâm sự của một thi hào trong hoàn cảnh bi đát của đất nước. Ca khúc Cung Tiến là sự kết hợp lạ kỳ của tình cảm và nhạc thuật để nối liền ngần ấy nét đẹp của thơ, của nhạc. Ðiều hơi tiếc là ít người biết hoặc trình bày ca khúc trác tuyệt này để đời sau còn nhớ Vũ Hoàng Chương và dòng nhạc quý phái của miền Nam chúng ta khi mình đã mất hết...
Lần cuối mà miền Nam tự do có buổi sinh hoạt để vinh danh Vũ Hoàng Chương là vào Tháng Ba năm 1975, tại phòng trà của Khánh Ly, do Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền tổ chức. Ðã 35 năm tròn rồi. Sau đó là cảnh chia ly tan tác. "Vàng tung cánh hạc"... như ánh chớp chợt lóe rồi vụt tắt.
Dư âm còn lại là tiếng nhạc lãng đãng trong chiều tà. Sau đấy là cõi tối đen của thơ và nhạc...



Cung Tiến Không Lời (Quỳnh Giao)
Wednesday, January 13, 2010
Có những người thuộc phái nam nhi anh hùng đã chau mày phàn nàn: "Lòng cuồng điên vì nhớ...", nghe sao yếu quá! Dưới con mắt của các đấng tu mi đó thì đàn ông không có quyền ủy mị như vậy! Huống hồ tác giả lời ca lại là người tuổi cọp.
Chẳng biết rằng khi đó, tác giả bài Hoài Cảm có thấy hắt hơi giật mình không. Nếu có, thì Cung Tiến cũng khó động lòng hơn Ðinh Hùng, tác giả bài Kỳ Nữ bất hủ. Ở bên kia "chiến tuyến," các cô lại thấy rằng đấy mới là lời ngợi ca xứng đáng và rất anh hùng với tình yêu. Phải chi Cung Tiến phổ nhạc bài thơ này của Ðinh Hùng, chắc là nam ca sĩ trình bày ca khúc sẽ phải gục trên sân khấu thì mới xứng!
Có lẽ, Cung Tiến là người viết nhạc sớm nhất của chúng ta. Ông sáng tác ca khúc đầu tay là Thu Vàng khi mới 15 tuổi, năm 1953. Mùa Thu ấy là Thu Hà Nội và chỉ Hà Nội mới có lá vàng để ông nhặt, chứ trong Nam không đủ lạnh để có lá vàng. Và ông đề tặng Hà Nội những ngày ấu thơ. Ca khúc trở thành Hà Nội tiêu biểu của lớp người di cư nhớ Bắc, rồi mới chinh phục mọi người nghe qua cách trình bày nhí nhảnh vui tươi của giọng ca Tâm Vấn thời đó.
Sau đấy, ông viết Hoài Cảm, và đề tặng Ðỗ Ðình Tuân. Dường như Cung Tiến sáng tác cho mình và cho bạn, vì phần lớn các ca khúc ông viết đều trân trọng ghi tặng từng người. Như Mùa Hoa Nở, Cung Tiến viết năm 1954 đánh dấu làn song di cư của cả triệu người miền Bắc vào Nam. Ðược viết theo dạng một bài hợp ca, nên ca khúc ít được trình bày. Thật đáng tiếc.
Sau đó Cung Tiến viết liên tiếp mỗi năm một bài: Hương Xưa năm 1955 đề tặng Khuất Duy Trác. Cũng chính Duy Trác đã đem Hương Xưa và tên tuổi Cung Tiến đến thính giả của đài phát thanh và trên sân khấu của các trường trung học và đại học Việt Nam. Năm kế tiếp 1956, ông viết Nguyệt Cầm trên ý thơ của Xuân Diệu, và trở thành người sáng tác loại âm hưởng bán cổ điển độc đáo và ngự trị cùng một cõi nhạc cao sang quý phái của Vũ Thành và Dương Thiệu Tước...
Dòng nhạc mở đầu của Nguyệt Cầm phảng phất tấu khúc Romance en Fa của Beethoven, nhưng ca khúc kén người hát và người nghe. Nhạc trưởng Vũ Thành thường trao cho Anh Ngọc vì chỉ danh ca này mới hát câu "trăng sầu riêng chiếc, trăng sầu riêng chiếc, sầu cho tới bao giờ..." crescendo da diết và dài hơi hơn mọi người! Năm sau đó 1957, ông viết Lệ Ðá Xanh theo ý thơ Thanh Tâm Tuyền và đề tặng Phạm Ðình Chương.
Từ đây là thời gian ông đi du học. Khi trở về, Cung Tiến sáng tác rất nhiều thơ phổ nhạc và họa hoằn mới soạn lời từ, như Mắt Biếc năm 1966 và hoàn chỉnh lại năm 1981. Hoặc bản Bản Tango Cuối, viết năm 1974, hoàn chỉnh năm 1980.
Những bài thơ ông phổ nhạc giai đoạn này là Thuở Làm Thơ Yêu Em của Trần Dạ Từ, Ðêm của Thanh Tâm Tuyền, Ði Núi của Xuân Diệu, hay Ðôi Bờ của Quang Dũng... Chỉ tác giả mới biết vì sao ông thích phổ thơ hơn là viết lời riêng của mình. Phải chăng là càng hiểu biết nhiều thì cách viết càng bó làm ngôn ngữ thành khó hiểu?
Sau biến cố 1975, Cung Tiến và gia đình vượt thoát được sang Hoa Kỳ, định cư tại tiểu bang Minnesota. Từ hải ngoại ông tiếp tục phổ thơ Quang Dũng là bài Kẻ Ở và Ðường Hoa, thơ Phạm Thiên Thư là Vết Chim Bay, và bản cảm dịch của Vũ Hoàng Chương bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu... Hoàng Hạc Lâu là bài trác tuyệt nhất của ông với nét nhạc âm hưởng Á Ðông mang nét Debussy mới là lạ.
Ðặc biệt nhất có liên khúc Vang Vang Trời Vào Xuân là phổ thơ Trần Kha, bút hiệu ẩn của bạn ông, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, khi còn ở trại học tập lén gửi ra ngoài. Liên khúc được tác giả viết cả phần đệm piano. Lời thơ và ý nhạc quyện nhau thành lời kinh cầu trong sáng, một vầng trăng rực rỡ, một ban mai thắm tươi và dịu dàng của tâm hồn thanh thản trên những hành hạ khổ đau của thể xác... Dân ta vốn yêu thơ, trong tù cũng làm thơ và ý thơ vẫn phơi phới cùng nét nhạc Cung Tiến. Nhưng, như các ca khúc sáng tác sau thời du học bên Úc, liên khúc 10 bài ngắn này lại không dễ hát nên người yêu thơ và nhạc ít có dịp thưởng thức.
Năm 1988, Cung Tiến hoàn tất một tác phẩm độc đáo và đồ sộ, đó là một bản hợp tấu khúc viết cho dàn giao hưởng lấy cảm hứng từ Chinh Phụ Ngâm Khúc của bà Ðoàn Thị Ðiểm diễn thơ chữ Hán của Ðặng Trần Côn. Hợp tấu khúc có âm hưởng hoàn toàn Á Ðông với nhạc khí Tây phương. Khi diễn tả áng thơ tuyệt tác này, Cung Tiến quả là nhạc sĩ tài hoa và sâu sắc.
Có những lúc được nghe nói rằng ông còn muốn soạn nhạc để diễn tả thơ Ðường hay cả bài Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi... Nghe nói thôi chứ chưa nghe thấy nhạc. Ông còn cảm hứng hay không, chúng ta chưa biết được.
Cung Tiến là nhạc sĩ của những tác phẩm có âm hưởng bán cổ điển rất trang nhã, cầu kỳ và chuyển dần về nhạc Ðông phương. Nhưng nhớ lại thì hình như chúng ta có thể rút ra một kết luận rất nhuốm vẻ Thiền.
Ban đầu, ông viết nhạc rất hay trên lời từ óng chuốt của mình. Sau đó, ông hết soạn lời mà chỉ chú ý đến nhạc, để phổ lời của các thi sĩ ông quý trọng. Ðến một giai đoạn sau, lời ca cũng tan vào nhạc vì Cung Tiến soạn nhạc không lời. Dùng nhạc để người nghe cảm ra lời thơ Chinh Phụ Ngâm hay bản hùng văn đại cáo Bình Ngô là đi tới một đỉnh cao của nhạc. Như nhạc khúc viết cho dương cầm tên là Pictures at an Exhibition của Mussorgsky viết tả các bức tranh trong phòng triển lãm.
Nhưng ta cứ yên tâm, không lên tới cõi đó, mình vẫn còn nguyệt cầm để hoài cảm hương xưa thì cũng đủ vui rồi...
(Quỳnh Giao)

  http://lyric.tkaraoke.com/12777/Hoang_Hac_Lau.html

0o0


Tỳ bà hành


http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B3_b%C3%A0_h%C3%A0nh

0o0

Lý Bạch

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_B%E1%BA%A1ch

0o0

Đỗ Phủ




http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Ph%E1%BB%A7


__,_._,___

----- Forwarded Message -----
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; ""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com> 
Sent: Monday, November 28, 2011 4:12 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Nhạc Cung Tiến

No comments:

Post a Comment