. We wanna wish you a Merry Chirstmas!
Feliz Navidad, Feliz Navidad, Feliz Navidad.
Pros pero Ano Felicidad.
Feliz Navidad, Feliz Navidad, Feliz Navidad.
Prospero Ano Felicidad.
I want to wish you a Merry Chirstmas.
I want to wish you a Merry Chirstmas.
I want to wish you a Merry Chirstmas.
From the bottom, on my heart.
I want to wish you a Merry Chirstmas.
I want to wish you a Merry Chirstmas.
I want to wish you a Merry Chirstmas. Bữa Tiệc Đêm Giáng Sinh (Réveillon de Noël) Đêm Giáng sinh của người Âu tây, thông thường món ăn được xem là món truyền thống không thể thiếu trên bàn tiệc là gà tây. Người ta thường thưởng thức món gà tây nấu hạt dẻ cùng bánh Noël làm bằng mứt hay pha vào chocolat và uống rượu sâm banh. Hoặc có thể là một đĩa gà tây nướng thật to đặt giữa bàn tiệc, gia đình và bạn bè ngồi quanh quần, cùng chúc mừng nhau và nâng ly vang đỏ. Đâu đó tiếng nhạc của đại phong cầm hay dương cầm dìu dắt cùng với tiếng hát thánh thót của các bài thánh ca Giáng sinh. Tại Mỹ tôi còn nhớ những kỷ niệm vui khi chúng tôi ở thuở sinh viên khi Noël kéo cả đám bạn trẻ mặc jacket dầy đi giữa ngoài trời lạnh lẽo, có những đôi bạn tình nhân sưởi ấm đi bên nhau hướng về vào các khu người già hát vang nhạc Giáng sinh để chúc phúc đến mọi người. Hay cái thú lái xe chạy vòng phố xem những căn nhà có trang hoàng đèn Giáng sinh thật tưng bừng lộng lẫy. Noël không phải là dịp lễ hội truyền thống của người Việt mình theo nguồn gốc nguyên thủy, nhưng người Pháp khi sang xứ ta đã ảnh hưởng nhiều phong thái Giáng sinh đến chúng ta, nên những tập tục của người tây phương về Giáng sinh tương đối gần gủi với chúng ta. Do đó nhiều gia đình đặc biệt là ở Sài gòn dù theo đạo Thiên Chúa hay không vẫn tổ chức bữa tiệc đêm Noël vô cùng vui tươi và đầm ấm, y như một dịp họp bạn bè hay họp gia đình trong năm. Đêm Giáng sinh rất nhiều nhà cũng có cây thông, cũng có hộp quà kế cạnh cùng hang đá lấp lánh, nhưng những bữa tiệc réveillon de Noël có thể bị Việt hóa bởi thức ăn của phe ta, nên rất Việt Nam. Thực đơn có thể được chế biến theo khẩu vị phe nhà ta, với nguyên liệu Việt Nam ta như phở gà, cà ri gà, gà rôti, cút quay, bồ câu quay, ngỗng quay, vịt quay, vịt tiềm, gà rút xương dồn thịt,... Voilà, như vậy sự nấu nướng không kém cầu kỳ đấy chứn lị! Tại Âu Mỹ, các món ăn thường thấy như truyền thống cho đêm tối giao thừa Giáng sinh (Christmas Eve), có gà tây quay, hay đặc biệt hơn có chim trĩ quay (faisan rôti, roasted pheasant), bánh bûche de Noël,...và hẳn nhiên có vin (wine) hay champagne. Nhất là người Việt tại hải ngoại theo truyền thống thì là dịp tốt để hội tụ họp mặt bạn bè hay xum họp gia đình đớp hít vào dịp Christmas Eve (la Veille de Noël). Faisan rôti, Roasted pheasant La Veille de Noël với tôi thì thích xơi món gà quay, bûche de Noël, nâng ly nhấp nháp tí ti Moët & Chandonn hay Perrier-Jouët champagne và lắng đọng tâm hồn vào nhạc thánh ca Giáng sinh (Christmas carols) tìm sự thi vị cuối năm vậy. Lịch Sử Lễ Giáng Sinh Chữ Giáng sinh nguồn gốc từ chữ natalis, nghĩa là ngày sinh ra đời. Đặc biệt là hồi mới có Thiên chúa giáo, không có Noël. Thật vậy, Thánh kinh không nói rõ ngày Giáng sinh. Có vài Giáo hoàng định ngày sinh của Chúa Jésus khoảng tháng 3 hay tháng 4. Noël được phát minh năm 354 khi Giáo hoàng Liberus muốn biến đổi cách tôn thờ Thần Mithras mà người ta sùng bái mỗi lần Ðông chí dưới dạng một bé sơ sinh, được thay thế bởi sự sinh ra đời của Chúa Jésus. Ðể tránh nhầm lẫn, ông đã lấy ngày 25 tháng 12 cho lễ này. * Lễ Thiên Chúa Giáng Sinh Theo lịch sử, vào thời kỳ Kitô giáo sơ khai (khoảng 2 đến 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với Lễ Hiển Linh. Ngay từ năm 200, thánh Clementê thành Alexandria (150-215) đã đề cập đến lễ hết sức đặc biệt này được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Nhưng Giáo hội Latin thì mừng lễ này vào ngày 25 tháng 12. Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noël, Christmas hay Xmas là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Jésus thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Kitô hữu. Họ tin là Jésus được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc tỉnh Judea (Giuđêa) của nước Do Thái (nước Israel ngày nay), lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6. Theo một nguồn khác thì các Kitô hữu sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Jésus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ thứ 4, người Ki-tô hữu mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Jésus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền Đế quốc La Mã khám phá và bắt bớ, bởi vì thời điểm đó Ki-tô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp. Những người La Mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt trời" (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Các Ki-tô hữu đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Chúa Jésus giáng sinh, đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại (Gioan 8:12) trùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt trời" của người La Mã. Vì vậy, chính quyền La Mã đã không phát hiện rằng thực sự là các Kitô hữu tổ chức ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Jésus. Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I đã bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật Chúa Jésus. Đến năm 354, Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Jésus. Trong nhiều thế kỷ, những sử gia Kitô giáo chấp nhận ngày lễ Giáng sinh là ngày Chúa Jésus được sinh ra. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với ngày đông chí ở bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước Ki-tô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ của họ vào cuối tháng 12. Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, một ngày bắt đầu từ lúc hoàng hôn. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng". Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory. Tên Ngày Lễ Giáng sinh: - Pháp Noël: Theo danh từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta". - Anh Christmas: Theo tiếng Anh gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (phiên âm Việt là "Ki-tô" - nghĩa là Đấng được xức dầu) chính là tước vị của Giê-su. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là "Ngày lễ của Chúa Kitô", tức là ngày lễ Giáng sinh của Chúa Giê-su. - Hy Lạp Χριστούγεννα: Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy Lạp viết chữ Christ là Christos (Χριστὀς). Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho chữ Chi (tiếng Anh đọc là Kai /ˈkaɪ/, nguyên gốc tiếng Hy Lạp đọc là Khi /χi/) trong chữ Χριστὀς, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Ki-tô. Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa: - Vòng lá mùa vọng : Vòng lá mùa vọngVòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí (Soltice d'hiver), dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối. Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). - Máng cỏ: Hang đá và máng cỏ, thường là vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (hay gỗ) được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Chúa Jésus, Mẹ Maria, Giuse (Joseph) vá các thiên thần, để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ. - Cây thông Giáng sinh: Theo lịch sử và nguồn gốc cây Noel thì vào giữa năm 2000 và 1200 trước Công nguyên, người ta đã nói về một loại cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Dân tộc Celte dùng lịch theo chu kỳ Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Epicea liên kết với ngày 24 tháng 12. Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì. Năm 354, nhà Thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Jésus, lấy ngày 25 tháng 12 để cạnh tranh với lễ đa thần trên. Nếu Noel được phát minh vào ngày 25/12/354, thì Cây Noël được phát minh rất trễ về sau này. Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Đức, Thánh Boniface (sinh năm 680), muốn thuyết phục các tu sĩ Đức tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là một loài cây thiêng liêng. Ông đốn một cây sồi và khi cây ngã, nó đè tan nát hết tất cả mọi vật, trừ một cây thông non. Từ huyện thoại này, chuyện kể thêm rằng Thánh Boniface đã cho rằng sự ngẫu nhiên trong sáng đó là một phép lạ và tuyên bố "kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jésus. Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh. Thiệp Giáng sinh: Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó (1876). - Quà Giáng sinh: Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jésus, món quà mà Thiên chúa đã ban tặng cho con người. Khi Chúa Jésus cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giê-su là vua (tức con Chúa Cha - Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Jésus bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Jésus để cứu chuộc nhân loại. Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Jésus hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
- Ông già Noel: Nguồn gốc của Ông Già Noël là một hình ảnh được tưởng tượng từ những lễ Ðông chí (ngày 21 tháng 12). Ông già Noël thường được tiêu biểu một ông lão râu tóc bạc trắng, dáng người mập mạp có thừa cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc bít-tất. ông ban cho những cái chụp của ống khói kia chứa đầy quà cáp - ban đầu là trái cây, tượng trưng cho sự đổi mới (renouveau) của Thiên nhiên. Ông Già Noël không có biên giới: Père Noël ở Pháp, Father Christmas Anh, Babbo Natale Ý, Weihnachtsmann Đức, Santa Claus Mỹ … Khi những người Hà Lan định cư bên Mỹ, tên Thánh Nicolas tiếng Hà Lan là Sinter Klass, trở thành Santa Claus. Theo truyền thuyết thì ông Già Noël có nguồn gốc từ vị Thánh nhân từc tên là Nicolas vớ râu dài, áo choàng đó ngồi trên lưng những con tuần lộc. Tên của "Ông Già Noël" có thể do biệt danh của Thánh Nicolas như đã nói ở trên, ông là thánh bổn mạng cho trẻ con, luôn luôn làm lễ ngày 6 tháng 12 ở miền Ðông Âu Châu, như Ðức.. Thánh Nicolas mang đến bánh, kẹo. Ông Già Noël cho những quà chắc chắc hơn. Có lúc người ta thử bỏ truyền thống này, nhưng không thành công. Thánh Nicolas trong đêm 5 rạng ngày 6 tháng 12: Vào thế kỷ thứ IV, truyền thuyết cho rằng thánh Nicolas là linh mục rất nhân từ. Ông ban nhiều phép lạ. Có một bài hát kể lại chuyện thiện mà ông cứu ba đứa trẻ ban đêm đi lạc vào nhà một kẻ gian ác và bị tên này giết 3 em xong rồi chặt khúc ra đem ướp muối. Bảy năm sau Saint Nicolas đi ngang qua và cứu chúng sống lại. Bởi vậy Thánh Nicolas là vị thánh bảo hộ cho trẻ con, thương mến trẻ em. Theo thời gian, Ông Già Noël có hình dáng một ông già mập bụng tròn, tóc râu bạc trắng, cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu ( tuần lộc) bay trên không kéo. -Chợ Giáng sinh: Chợ Giáng sinh (tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël) là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới. * Giáng Sinh ở các nước: Việt Nam : Việt Nam , từ bao lâu nay dù không chính thức là quốc lễ, nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung cho mọi người, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Noël được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước Âu Tây... Giáng sinh tại Nga: Đối với những người theo Chính thống giáo Nga, nhiều nước Đông Âu và ở đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1 bởi họ dùng lịch cũ chứ không dùng lịch mới Gregorian có từ thế kỷ 16. Ông già Tuyết trong dịp lễ Giáng sinh theo Chính thống giáo Nga có vẻ ngoài tương tự như ở phương Tây, nhưng lại mặc áo màu xanh và dắt theo một công chúa tuyết. Công chúa là người trao quà cho trẻ em. Với nhiều người Nga, lý do chính để ăn mừng Giáng sinh không phải bản thân ngày lễ này, mà đây là dịp để nghỉ ngơi. Người lao động có tới 10 ngày nghỉ, và với rất nhiều trong số họ thì đây là 10 ngày uống say sưa. Giáng sinh tại Hoà Lan: Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, lễ hội bắt đầu ở Hoà Lan vào ngày 25 tháng 12 - đêm thánh Nicolas. Món quà của thánh Nicolas tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này. Mỗi năm thánh bổn mạng ở Amsterdam đi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người Moor. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng sinh. Giánh sinh tại Nhật Bản: Nhật Bản không có lễ Giáng Sinh chính thức. Giáng Sinh ở Nhật không mang màu sắc tôn giáo. Từ đầu tháng 12 phố xá đã bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn ở Tokyo như ga Tokyo , Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Roppongi, Ginza v.v. đều treo đèn gọi là illumination rất đẹp. Đặc biệt nổi tiếng có lẽ là hành lang đèn có tên "Tokyo Millenario" do đạo diễn mỹ thuật người Ý tên là Valerio Festi thiết kế chạy dài 800 m tại Marunouchi gần ga Tokyo. Gần đến ngày Giáng Sinh tại các quảng trường đều có đặt cây thông. Các siêu thị bán nhiều đồ của lễ Giáng Sinh như giầy ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn băng lụa đỏ và chuông mạ vàng, có cả bánh ngọt mùa Giáng Sinh của châu Âu như panettone có xuất xứ từ Ý đại lợi. Một số nhân viên bán hàng hóa trang thành ông già Noel khi phục vụ khách hàng. Các cửa hàng bách hóa lớn (department stores) mở cửa đến 11 giờ đêm, làm việc cả 31 tháng 12 và 1 tháng 1. Trai gái thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt. Vào đêm Giáng Sinh các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng Sinh do họ tự làm hoặc mua ở hiệu. Roast turkey và bûche de Noël,... Chung qui, lễ Giáng sinh trên thế giới này nay rất phổ thông, nó là một dịp cho các dịp sinh hoạt tôn giáo hay văn hóa cộng đồng nhộn nhịp vui chơi, những đôi tình nhân âu yếm trao tặng quà cho nhau, các trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông già Noël hay Santa Claus, gia đình bè bạn rủ nhau họp mặt hội hè, tiệc tùng, văn nghệ ca hát,... Dịp lễ cuối năm nồi liền với ngày nghỉ lễ vào năm mới, dịp lễ nghỉ ngơi thảnh thơi sau một năm dài làm việc, để mọi người hướng về đón mừng năm mới, với ước vọng muôn điều hanh thông, thịnh vượng, và khá hơn. (VHLA ghi nhận từ datanet) |
No comments:
Post a Comment