Wednesday, October 26, 2011

Các tổ chức tình báo quốc phòng Mỹ (kỳ 2)

 Với cơ cấu tổ chức tinh vi và phương tiện tối tân như vậy, thì họ có thể lầm hay không ?
Các tổ chức tình báo quốc phòng Mỹ (kỳ 2)
Trong các tổ chức tình báo quốc phòng và cả cộng đồng tình báo Mỹ, NSA hùng hậu về quân số, có ngân sách lớn nhất và cung cấp 85% lượng tin cho Chính phủ

 Nguồn gốc ra đời và nhiệm vụ

NSA (National Security Agency) - Cơ quan an ninh quốc gia có nguồn gốc từ SIGINT (Signal Intelligence – Tình báo tín hiệu) - chặn bắt và phân tích các tín hiệu điện từ của đối phương mà đa phần được mã hóa.



Cơ quan này có những biện pháp điện tử tổng hợp, từ đó rút ra các thông tin tình báo phục vụ cho chỉ huy và lãnh đạo, thường bao gồm ba lĩnh vực: Chặn thu các tín hiệu vô tuyến điện kết hợp định hướng, chặn thu các tín hiệu radar, là hai lĩnh vực trên còn có tên gọi là trinh sát điện tử và trinh sát kỹ thuật điện tử. Còn lĩnh vực thứ 3 của NSA là chặn thu các tín hiệu đi cùng các tên lửa, các phương tiện trong không gian.


Tình báo tín hiệu ra đời ngay trong Chiến tranh thế giới 1 (1914 – 1918), có nhiều bước phát triển giữa 2 kỳ thế chiến, trở thành chiến trường khốc liệt trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945).

Trụ sở NSA. Nguồn: Wikipedia

NSA có nguồn gốc từ AFSA (Armed Forces Security Agency), Cơ quan an ninh quân đội lập ngày 10/5/1949 thuộc Bộ Quốc phòng và do tham mưu trưởng liên quân trực tiếp chỉ đạo.

Ngày 24/10/1952, Tổng thống H.S. Truman giải thể AFSA và lập NSA ngày 4/11/1952, trở thành cơ quan phục vụ Bộ Quốc phòng và quốc gia, làm cả nhiệm vụ "khai thác" tình báo tín hiệu các nước và ngược lại bảo mật cho hệ thống thông tin quân đội, nhà nước.

NSA còn được giao đảm nhận nhiệm vụ INFOSEC (Information Security) – An ninh thông tin, gồm bảo vệ mọi thông tin mật được cất giữ hoặc vận chuyển trên hệ thống truyền tin của quân đội và Chính phủ, từ máy truyền tin, máy vi tính, điện thoại đến các thiết bị chuyên dụng khác.

NSA có nhiệm vụ tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên đảm bảo an ninh hoạt động cho mạng lưới thông tin khổng lồ tại Mỹ và các cơ sở của Mỹ ở nước ngoài. Thường các nước có 2 cơ quan, 1 cơ quan trinh sát điện tử và 1 cơ quan bảo vệ truyền tin, còn NSA của Mỹ làm cả 2 nhiệm vụ này.

Cơ cấu của NSA

Cơ quan của NSA phức tạp, vừa có quan hệ ngang, vừa có hệ thống chỉ huy dọc, cả trong nước và thế giới. Khái quát, theo nhiệm vụ, có những Cục chính như sau:

Cục phụ trách tình báo điện tử: Ít nhất có 3 loại nhóm, phân theo tính năng kỹ thuật của đối tượng bị chặn thu, gồm:

- Nhóm W, còn gọi là Trung tâm hàng không vũ trụ và tên lửa đặc biệt của Bộ Quốc phòng (Defense Special Missile and Astronautics Center – DERSMAC) phụ trách thu thập, phân tích, tổng hợp tin về các bãi, các vụ phóng tên lửa khắp hoàn cầu. Có người của CIA, DIA phối hợp.
- Trung tâm thu tin đện tử quốc gia (National SIGINT Operation Center – NSOC) theo dõi các mạng vô tuyến của các đơn vị quân đội và dân sự các nước, vùng lãnh thổ.
- Trung tâm thu tin kỹ thuật vô tuyến điện theo dõi hoạt động các trạm radar đói phương và các thiệt bị thông tin khác.

Bàn làm việc của nhân viên NSA. Nguồn: Internet

Cục nghiên cứu: Trọng tâm nghiên cứu, đề ra các thuật toán, để giải mã các tín hiệu mà Cục phụ trách tình báo điện tử nói trên thu được, đồng thời đề ra các luật mã hóa các tín hiệu, bản văn phát đi.

Cục an ninh: bảo đảm an ninh tin học, an ninh truyền tin cho các cơ quan quân sự, dân sự.

Ở cấp "cơ sở" NSA có nhiều trạm thu tin điện tử rải khắp các châu lục, một số trạm do NSA điều hành, một số trạm sử dụng dung với lực lượng nước sở tại.

Những trạm này nằm ở những khu vực then chốt, nhạy cảm, thường gắn liền với các chiến trường của quân đội Mỹ. Bộ Chỉ huy Bắc Mỹ, Nam Mỹ (có kênh đào Panama), chiến trường châu Âu (Anh, Đức, Na Uy), châu Á Thái Bình Dương (Nhật, Pakistan), châu Phi, chiến trường trung tâm (Thổ Nhĩ Kỳ).
NRO (National Reconnaissance Office) – văn phòng trinh sát quốc gia là cơ quan trinh sát cấp quốc gia do Bộ Quốc phòng Mỹ trực tiếp chỉ đạo, lên kế hoạch và trinh sát bằng vệ tinh.

NRO thành lập năm 1961, trong một thời gian dài được coi là lực lượng bí mật nhất trong cộng đồng tình báo Mỹ. Hơn 30 năm sau, ngày 18/9/1992, NRO mới ra "công khai". Ngân sách NRO hiện nay khoảng 20 tỷ USD.

Nhiệm vụ NRO là đảm bảo cho Mỹ có được công nghệ và các phương tiện trên không cần thiết để thu thập chính xác, hợp thời tin tình báo toàn cầu từ quân sự, chính trị đến kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ…

Nhiệm vụ này được thực hiện qua hệ thống quan sát bằng vệ tinh các tầm thấp, tầm trung, quỹ đạo địa tĩnh. Nhân viên của NRO lấy từ DIA, Bộ Quốc phòng và CIA.

Giám đốc NRO do Tổng thống chỉ định và được Quốc hội chấp thuận. Bộ trưởng Quốc phòng và giám đốc CIA quản lý hoạt động của NRO trong đó giám đốc CIA đưa ra yêu cầu thu thập tin từ vệ tinh còn phía quân đội vận hành hoạt động.

Cơ cấu NRO:

Ngoài các bộ phận chỉ đạo, phối hợp hoạt động và các phòng kế hoạch, nhân sự, công nghệ, phòng các hệ thống phóng, phòng quản lý, hậu cần, hỗ trợ…, lực lượng chính của NRO là 3 cục chức năng: Thu thập tin tức vũ trụ; Thu thập tin tức viễn thông; Thu thập ảnh.

Trang thiết bị chính của NRO là:

Trạm kiểm soát vệ tinh trên không (Air Satellite Control Facility – SCF) có tên gọi là "ống kính xanh lớn" kiểm soát, chỉ đạo tất cả các vệ tinh tình báo Mỹ.

Cơ quan phụ trách các dự án đặc biệt của không quân (Air Forces Special Projects Office) sản xuất các vệ tinh.

Quan hệ NRO với NSA rất mật thiết.

Trong số các vệ tinh quân sự Mỹ, ngoài 22 vệ tinh thông tin liên lạc còn lại là:

- 32 định vị toàn cầu (GPS).
- 3 cảnh báo sớm.
- 6 trinh sát (3KH-12, 1 EIS, 2 Lacrosse/Onyx).
- 4 tình báo điện tử gồm 3 Trumpet, 1 Advance.
- 3 tình báo vô tuyến điện gồm 1 Mercucy và 2 New Sight.
- 5 loại khác.

Văn Tuấn

__,_._,___


----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: chinhnghia Viet <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>; vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, October 26, 2011 10:54 AM
Subject: [HUYET-HOA] Các tổ chức tình báo quốc phòng Mỹ (



No comments:

Post a Comment