Thursday, October 20, 2011

20/10 Những năm tháng cai trị của Gaddafi

Cập nhật: 15:05 GMT - thứ năm, 20 tháng 10, 2011
Ông Gaddafi vào năm 1969 và 2008
Cú đảo chính quân sự đưa ông Muammar Gaddafi lên nắm quyền cách đây 40 năm
Ông Muammar Gaddafi lên nắm quyền ở Libya vào tháng Chín năm 1969 ở cương vị lãnh đạo sau cuộc đảo chính quân sự không đổ máu, lật đổ Vua Idris được người Anh ủng hộ.
Khi đó ông 27 tuổi và đã lấy cảm hứng từ Tổng thống Ai Cập Gamal Abdul Nasser. Ông dường như phù hợp với mẫu người dân tộc chủ nghĩa của vùng Ả Rập, xuất phát từ quân đội và trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, ông tồn tại lâu hơn những người cùng thời với ông.
Trong thời gian gần 41 năm nắm quyền ông đã tạo ra một hệ thống chính quyền của riêng mình, hỗ trợ các nhóm vũ trang cực đoan khác nhau như nhóm IRA ở Bắc Ireland và nhóm Sayyaf Abu ở Philippines. Ông cũng là người đã cầm quyền một chính phủ có thể được xem là chế độ độc tài, độc đoán và tàn bạo nhất Bắc Phi.
Trong những năm cuối cùng dưới sự cai trị của ông, Libya nổi lên sau khi bị quốc tế cô lập theo sau vụ đánh bom chuyến bay Pan Am 103 trên bầu trời Lockerbie ở Scotland vào tháng Mười Hai năm 1988.
Đất nước này một lần nữa lại được các chính phủ phương Tây ve vãn và đã thu hút sự chú ý của các công ty nhờ dự trữ năng lượng khổng lồ của mình và các hợp đồng béo bở.

Libya

  • Đại tá Muammar Gaddafi lãnh đạo Libya từ năm 1969
  • Dân số 6,5 triệu; diện tích đất 1,77 triệu cây số vuông
  • Dân số với tuổi trung bình 24,2, và tỷ lệ biết chữ 88%
  • Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người: 12.020 $ 
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2009)
Cuộc nổi dậy đã lật đổ ông Gaddafi bắt đầu tại Libya vào tháng Hai năm 2011 ở thành phố Benghazi, thành phố lớn thứ hai nước này, một thành phố mà ông đã bỏ quên và người dân tại đó ông không hề tin tưởng trong suốt quá trình cai trị của mình.
Jamahiriya
Đại tá Gaddafi sinh ra trong một gia đình Bedouin ở Sirte năm 1946.
Ông luôn luôn sử dụng nguồn gốc bộ tộc, khiêm tốn của mình, thích đón tiếp quan khách trong lều của ông và luôn dựng lều trong các chuyến viếng thăm ngoại quốc.
Tính hợp pháp của ông phụ thuộc vào trước hết vào tinh thần chống thực dân của ông, và sau đó vào việc giữ nước trong cuộc cách mạng.
Triết lý chính trị của ông, được giải trình dài dòng trong Sách Xanh, là "chính phủ của quần chúng".
Năm 1977, ông Gaddafi tuyên bố một nhà nước Libya "Jamahiriya" - một từ mới có nghĩa là một nhà nước của quần chúng.
Lý thuyết là Libya đã trở thành một nền dân chủ của nhân dân, được điều hành thông qua các Hội đồng Cách mạng Quần chúng.

Đại tá Muammar Gaddafi


  • Sinh ra tại Sirte, Libya ngày 7 tháng Sáu năm 1942
  • Tham dự học viện quân sự tại Libya, Hy Lạp và Anh
  • Nắm quyền vào ngày 1 Tháng Chín 1969
  • Sách Xanh được công bố vào năm 1975
  • Kết hôn hai lần, có bảy người con trai và một con gái
Trên thực tế, tất cả các quyết định quan trọng và tài sản nhà nước vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ông.
Các lý thuyết xã hội
Ông Gaddafi là một người thao túng chính trị có kỹ năng, dùng các bộ lạc chống lại lẫn nhau và chống lại các cơ quan nhà nước hoặc các chính thể. Ông cũng phát triển một sự sùng bái cá nhân khá mạnh.
Sự cai trị của ông dần dần đã trở nên có đặc tính bảo trợ và kiểm soát chặt chẽ của một nhà nước cảnh sát.
Giai đoạn tồi tệ nhất tại đất nước Libya có lẽ là những năm 1980, khi Đại tá Gaddafi thử nghiệm với người dân các lý thuyết xã hội của ông.
Một phần trong "cuộc cách mạng văn hóa" của ông là cấm tất cả các doanh nghiệp tư nhân hoạt động và sách vở không lành mạnh thì bị đốt cháy.
Ông cũng đã ra lệnh ám sát những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài. Tự do ngôn luận và lập hội hoàn toàn bị dẹp bỏ và ngoài ra còn vô số những hành vi đàn áp bạo lực khác.
Ông Gaddafi năm 1985
Đại tá Gaddafi thử nghiệm với người dân các lý thuyết xã hội vào những năm 1980s
Những việc này được theo sau là một thập kỷ cô lập của phương Tây sau khi vụ đánh bom Lockerbie.
Đối với người dân Libya chỉ trích Đại tá Gaddafi, tội ác lớn nhất của ông có thể là việc đã chiếm dụng và phung phí tiền của vào các chuyến đi nước ngoài và chuyện tham nhũng.
Với dân số chỉ có 6 triệu người và các khoản thu nhập từ dầu lửa hàng năm tới 32 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010, tiềm năng của Libya là rất lớn. Tuy nhiên hầu hết người dân Lybia không cảm thấy sự giàu có của đất nước mình và điều kiện sống có thể khiến gợi nhớ tới các nước nghèo hơn Libya rất nhiều.
Tình trạng thiếu công ăn việc làm bên ngoài chính phủ có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp được ước tính là 30% hoặc nhiều hơn.
Hình thức chủ nghĩa xã hội đặc biệt của Libya cung cấp miễn phí giáo dục, y tế và trợ cấp nhà ở và giao thông vận tả được bao cấp nhưng mức lương rất thấp và sự giàu có của nhà nước và lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài chỉ đem lại lợi lộc cho một tầng lớp thượng lưu nhỏ.
Năm 1999, nhà lãnh đạo Libya đã trở lại chính trường quốc tế sau thời gian bị cô lập gần như hoàn toàn sau khi ông chấp nhận trách nhiệm vụ đánh bom Lockerbie.
Sau vụ tấn công 11 tháng Chín năm 2001, ông ký với chính phủ Mỹ cái gọi là "cuộc chiến chống khủng bố". Ngay sau khi Mỹ xâm chiếm Iraq năm 2003, Libya đã tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân và các chương trình vũ khí sinh học. Cả hai quyết định này bị những người chỉ trích Libya nhìn nhận một cách hoài nghi.
Trong những năm cuối cùng dưới sự cai trị của ông, khi phát sinh câu hỏi người kế nhiệm ông, hai con trai ông dường như công khai cạnh tranh và làm hại lẫn nhau trong cuộc cạnh tranh này.
Ảnh hưởng của Saif al-Islam, người con trai lớn vốn quan tâm đến các phương tiện truyền thông và các vấn đề nhân quyền, dường như suy yếu trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Mutassim, người có một vai trò đầy quyền lực trong lĩnh vực an ninh.
Vào đầu năm 2011, được khuyến khích từ các nước láng giềng phía tây và phía đông, người dân Libya đã nổi dậy chống lại 40 năm cầm quyền tàn bạo của nhà lãnh đạo này.

Thêm về tin này

No comments:

Post a Comment