Từng bị cấm trước đây, nay các cuộc thi sắc đẹp đang nở rộ như nấm khi chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đua nhau dùng nó như một công cụ hút khách du lịch và kiếm tiền.
Tam Á là thành phố nằm trên đảo Hải Nam Trung Quốc, từng 5 lần đăng cai cuộc thi Hoa hậu Thế giới cũng như các cuộc thi người mẫu. Có tin cho rằng thành phố này đã chi ra một khoản tiền lớn để giành quyền tổ chức những sự kiện này, nhưng khoản tiền bỏ ra đó hoàn toàn xứng đáng. Khách sạn nghỉ dưỡng nơi tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã thu lại 15,6 triệu USD trong năm đầu tiên tổ chức và dẫn đầu về cả giá cả và tỷ lệ đặt phòng trong số các khách sạn sang trọng ở vịnh Yalong. Khách du lịch nước ngoài đang bị cuốn hút đến đây.
nên càng ngày càng có nhiều người theo dõi các cuộc thi sắc đẹp trên truyền hình. Đó cũng là khi sắc đẹp không chỉ có giá trị về nhãn quan mà còn mang lại giá trị kinh tế.
Các thí sinh tham gia vòng chung kết tại Trung Quốc của cuộc thi Hoa hậu Thế giới lần thứ 61. Ảnh: China daily |
Tam Á là thành phố nằm trên đảo Hải Nam Trung Quốc, từng 5 lần đăng cai cuộc thi Hoa hậu Thế giới cũng như các cuộc thi người mẫu. Có tin cho rằng thành phố này đã chi ra một khoản tiền lớn để giành quyền tổ chức những sự kiện này, nhưng khoản tiền bỏ ra đó hoàn toàn xứng đáng. Khách sạn nghỉ dưỡng nơi tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã thu lại 15,6 triệu USD trong năm đầu tiên tổ chức và dẫn đầu về cả giá cả và tỷ lệ đặt phòng trong số các khách sạn sang trọng ở vịnh Yalong. Khách du lịch nước ngoài đang bị cuốn hút đến đây.
Có thể cũng vì lý do này mà năm ngoái Tập đoàn Truyền thông Miền Nam đã mua giấy phép tổ chức Hoa hậu Trung Quốc trong 5 năm tới, nhằm tìm kiếm và đào tạo người chiến thắng tham dự Hoa hậu Thế giới.
Ông Wang Dong, tổng thư ký Ủy ban về cuộc thi Hoa hậu Thế giới tại Trung Quốc 2011, tiết lộ rằng ở bất kỳ nơi nào, các quan chức địa phương đều chào đón rất nhiệt tình đối với cuộc thi hoa hậu.
"Các quan chức địa phương hiểu rằng sức mạnh của các hoạt động văn hóa có thể quảng bá hình ảnh của họ", ông nói.
Quảng Châu, thành phố phía nam Trung Quốc, tiếp thu nhanh nhất luồng ảnh hưởng từ Hong Kong, đã hai lần tổ chức cuộc thi sắc đẹp. Cuộc thi đầu tiên, vào năm 1985, thu hút 550 người tham gia. Những người này phải trải qua cuộc thi thử giọng và một bài kiểm tra viết bao gồm các câu hỏi như "Ai là tổng thống Mỹ hiện nay?" và "Ai đã viết Hamlet?". Tuy nhiên, báo chí bị cấm đăng tải hình ảnh về cuộc thi này.
Ba năm sau, một đài truyền hình địa phương đã thực hiện một bước đi ngoạn mục khi phát sóng các cuộc thi sắc đẹp trên truyền hình. Tuy nhiên, cuộc thi có phần trình diễn áo tắm đã gây ra nhiều tranh cãi. Cuối cùng, 4 thí sinh của quân đội đã bị loại khỏi cuộc thi. Thí sinh giành giải cao nhất cũng phải hứng chịu sự phân biệt đối xử và ghen ghét sau đó.
Để tránh sự phê bình, các cuộc thi sắc đẹp trước đây luôn có cả các thí sinh nam, dù họ không được chú ý nhiều. Một cách khác là đặt tên khác cho các cuộc thi sắc đẹp, như thi người mẫu thời trang hay gương mặt truyền hình.
Những năm 1990, các cuộc thi sắc đẹp dần được chấp nhận, miễn là tìm được một "bí danh" để đặt tên cho cuộc thi. Năm 2003, vòng chung kết Hoa hậu Thế giới được tổ chức ở đảo Hải Nam và từ đó, quan điểm về các cuộc thi sắc đẹp cũng thay đổi.
Năm 2007, Trương Tử Lâm trở thành người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp quốc tế, Hoa hậu Thế giới. Cô được tung hô trở thành ngôi sao trong một chiến dịch hình ảnh mang tầm quốc gia.
Á hậu 2 Yu Weiwei (trái) và Á hậu 1 Li Dong'e tạo dáng chụp ảnh trong vòng chung kết chuẩn bị cho cuộc thi Miss World lần thứ 61 ở Giang Tô, tháng 9/2011. Ảnh:China Daily. |
Các thí sinh hiện nay biết rằng họ vẫn bị dư luận săm soi, nhưng họ chú tâm hơn vào những thành tích của mình. Liu Chen, giành vương miện trong vòng chung kết của Trung Quốc để chuẩn bị cho Hoa hậu Thế giới lần thứ 61, không hề lo ngại bị đánh giá là một bình hoa di động.
"Ban đầu, người ta chỉ chú ý đến vẻ bề ngoài nhưng sau đó họ sẽ nhận ra bạn đáng yêu và thông minh thế nào", cô nói.
Yu Wei Wei, Á hậu, cho biết cô muốn giúp đỡ những người khác, như trẻ em nghèo. Cô đến từ một ngôi làng nghèo và đã tặng 300.000 nhân dân tệ để giúp đỡ các nạn nhân của nạn lở đất ở quê hương cô.
Liu Chen thì cảm thấy cô đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một ca sĩ sau khi giành được vương miện hoa hậu.
Theo ông Wang Dong, khán giả xem cuộc thi sắc đẹp có tỷ lệ nam giới so với nữ giới là 54-46, có nghĩa là phụ nữ có rất nhiều tiếng nói trong vấn đề này.
Sự chồng chéo của các cuộc thi người mẫu và hoa hậu cũng không còn. Các cuộc thi hoa hậu được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh thành phố và thúc đẩy du lịch, trong khi cuộc thi người mẫu là cách tốt nhất để tìm kiếm tài năng cho ngành công nghiệp thời trang.
Ông Wang Dong cho biết thêm cuộc thi người mẫu nhấn mạnh về chiều cao và tài năng nổi bật. Đó là những yếu tố mà máy quay truyền hình có thể truyền đạt
nên càng ngày càng có nhiều người theo dõi các cuộc thi sắc đẹp trên truyền hình. Đó cũng là khi sắc đẹp không chỉ có giá trị về nhãn quan mà còn mang lại giá trị kinh tế.
Hiện nay, việc lựa chọn những phụ nữ xinh đẹp và chưa kết hôn đã trở thành tiêu chuẩn của các cuộc thi hoa hậu. Nhiều hình thức thi sắc đẹp khác cũng xuất hiện. Một số cuộc thi được công chúng ủng hộ nhưng cũng có những cuộc thi không được đồng thuận.
Năm 2010, Thượng Hải tổ chức cuộc thi sắc đẹp dành cho các phụ nữ mang thai đầu tiên ở Trung Quốc. Các bà bầu với chiếc bụng to vốn thường ngại xuất hiện trước công chúng, nhưng thế hệ mới này lại rất tự hào khi công bố hình ảnh mang thai của họ. Điều này được xem là một sự tiến bộ xã hội và đã tạo ra làn sóng mới về hình ảnh của phụ nữ mang thai.
Một cuộc thi về những công dân cao tuổi được Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Trung Quốc phối hợp với truyền hình quốc gia tổ chức lần đầu vào năm 2004. Nó đã thu hút đến 6.000 thí sinh tham gia từ tuổi 55 đến 91. Họ được kiểm tra về kiến thức sức khỏe cũng như năng khiếu biểu diễn.
Các cuộc thi dành cho trẻ em cũng đang trở nên phổ biến nhưng hầu hết các nhà giáo dục đều tránh "thương mại hóa" các cuộc thi này. Không giống như người lớn, trẻ em tham gia thi sắc đẹp luôn trình diễn các khả năng hát, múa, hùng biện, bắt chước các ngôi sao và diễn viên hài. Các cụm từ như "bạn đã bị loại" cũng bị cấm.
Xiao Dai là Nam vương đồng tính đầu tiên ở Trung Quốc cho dù thực tế cuộc thi chỉ là một tiệc nhỏ có vài chục ngươi tham gia. Xiao sau đó đã được chọn tham gia vào cuộc thi Mr.Gay quốc tế ở thủ đô Oslo, Na Uy và giành vị trí thứ tư.
Anh Ngọc (theo China Daily )
No comments:
Post a Comment