Saturday, January 7, 2012

Raymond Aron, triết gia cuối cùng của hữu pháỉ? (2)


Hai khuôn mặt "huyền thoại" triết gia tả phái Jean Paul Sartre và Simone de Bauvoir trong quán cà phê de flore - Paris





Raymond Aron thi hành nghĩa vụ quân sự  vào giữa khoảng tháng 10 năm 1928 và tháng 3 năm 1930, phần lớn tại thành Saint-Cyr, ông phục vụ trong phòng khí tượng của không quân. Sau khi mãn hạn quân dịch, ông xin được một chân trợ giáo (assistant) về Pháp văn cho giáo sư Léo Spitzer tại đại học Cologne (Đức quốc). Giai đoạn này, ông đã tìm thấy tư tưởng làm phương châm cho cuộc đời ông. Ông hứng khởi đến nỗi viết ngay 1 bức thư kể ngay nỗi niềm cho người anh kế của mình. Ông đã đoán dần ra hai việc làm quan trọng của ông : Hiểu hoặc biết thời đại của ông một cách trung thực nhất, nhưng luôn luôn không quên ý thức về những giới hạn của sự hiểu biết của mình;  tự tách biệt ra khỏi hiện tại nhưng không tự hài lòng với vai trò của một kẻ bàng quang. Cũng trong thời gian ở Cologne, Raymond Aron bắt đầu đọc "Tư Bản Luận" của Marx, làm nền tảng cho những bài giảng của ông sau này ở đại học Sorbonne hay Collège de France (1976-1977). Tuy nhiên, ông thú nhận rằng vào năm 1931, vốn liếng về kinh tế học của ông chưa đủ để hiểu và phê bình "Tư Bản Luận", ông còn phải học hỏi nhiều để có thể luận bàn về vấn đề này. Ông giảng cho những sinh viên Đức về những tư tưởng liên quan đến cách mạng Pháp, và nghiên cứu sâu về Husserl, Heidegger, Max Weber... Ông cũng giao du nhiều với những trí thức Pháp đang ở Đức, tìm hiểu cuộc sống của sinh viên, gặp gỡ những nhà văn Pháp được mời qua Đức như Georges Duhamel, André Chamson, André Malraux, và trở thành bạn thân của Malraux sau này.


Trong giai đoạn ông ở Cologne, nước Đức còn đang đau khổ, tức tối với những hậu quả của cuộc bại trận và điển hình là khế ước Versailles, với những điều khoản thật ác nghiệt mà Anh, Pháp đòi hỏi, nhất là trong thời buổi khủng hoảng kinh tế. Đó cũng là 1 trong những nguyên nhân làm bộc phát phong trào Đức Quốc Xã. Raymond Aron có viết 1 số những bài có khuynh hướng hàn gắn 2 quốc gia Pháp-Đức, chống nguy cơ chiến tranh, mà sau này ông cho rằng những bài đó chứa nhiều lầm lỗi của ông, nhất là sau khi Hitler đã nắm quyền bính. Tuy nhiên những nhận xét của ông về tình hình chính trị, xã hội của Đức rất đúng. Ông cũng đã trình bày nỗi lo âu về sự phát triển tinh thần quốc gia cuồng nhiệt ở khắp nơi, và sự việc Hitler nắm quyền hành sẽ đem nguy cơ chiến tranh đè nặng lên Âu châu. Sau này, ông có thêm là, ông ghét Hitler không những chỉ vì Hitler thù chống người Do Thái mà còn vì con người Hitler nói lên sự tàn nhẫn, thô kệch, vụng về, thù hận, hiện thân cho cái ác và mang ý nghĩ của chiến tranh.

Ngay cả đã hiểu được sự nguy hiểm của Hitler, Raymond Aron cũng chỉ suy tưởng rằng chính quyền Đức Quốc Xã sẽ chỉ tước đoạt mọi tài sản, và quyền lợi của người Do Thái và bần cùng hóa họ; ông không thể ngờ là hậu quả còn ghê gớm hơn nhiều, thực tế đã vượt qua mọi giả tưởng (khoảng 6 triệu người Do Thái bị giết bởi người Đức Nazi).  Trong thời gian Raymond Aron ở Cologne, ông có ghi lại một chi tiết liên quan đến Việt Nam, ông có quen và mến một sinh viên tên là Rudy Schrooder, ông này thù ghét chủ nghĩa quốc gia xã hội của Hitler, sau này Rudy trốn qua Pháp, gia nhập đoàn binh Lê Dương qua Việt Nam, và trốn vào bưng kháng chiến cùng với Hồ Chí Minh.

Hitler (trái), trước là Hermann Göring trong cuộc diễn hành tại Nuremberg (năm 1928)


http://en.wikipedia.org/wiki/Adolf_Hitler
http://www2.dsu.nodak.edu/users/dmeier/Holocaust/hitler.html

Năm 1932, Raymond Aron gặp người bạn đời của mình tên là Suzanne Gauchon, bạn học của Simone Weil (4) . Tháng 10 năm 1933, ông và người yêu về sống ở Le Havre, ông dạy triết, soạn sách về xã hội, tư tưởng Đức, và chơi môn thể thao ông yêu suốt đời: tennis.  Một số những học trò của ông ở Le Havre  sau này thành danh, nhưng oái oăm thay, phần đông họ chịu ảnh hưởng của Sartre nhiều hơn ông. Một điều quan trọng hơn cả trong cuộc đời của Raymond Aron là ông cho rằng ông đã thay đổi, cải hóa tư duy, ông đã gần như thoát khỏi những áp lực của tư tưởng tả phái (ở Pháp thời ấy biểu hiện bằng tinh thần phản chiến và chủ nghĩa xã hội) mà trở về với tinh thần quốc gia, ái quốc đã thấm nhuần từ lâu trong ông với sự ảnh hưởng sâu đậm của gia đình. Ông cũng đã đủ sức gạt bỏ những thành kiến gần như dị đoan của tả phái đối với hữu phái; như nhà kiện tướng tả phái J. P. Sartre đã tuyên bố và tin cho đến khi chết : "Bọn hữu phái là lũ bỉ ổi" (la droite, ce sont les salauds).

Tháng 10 năm 1934, Raymond Aron về lại Paris, làm bí-thư cho phòng tài liệu xã hội của trường Cao Đẳng Sư Phạm, tại đây ông có thuyết trình về phong trào quốc gia xã hội (national-socialisme) ở Đức với tựa "Cuộc cách mạng chống vô sản: Tư tưởng luận và thực tại của chủ nghĩa quốc gia xã hội". Đây là lần đầu tiên, Raymond Aron đề cập đến nguồn gốc Do Thái của ông. Từ giờ về sau, ông chọn một thái độ, mà theo ông thích hợp hơn cả là không bao giờ giấu cái sở hữu cá nhân, không khoe khoang, không xấu hổ, và không quá đền bù bằng lòng kiêu hãnh. Tức là xác nhận con người mình một cách rất bình thường, thản nhiên.

Jean Paul Sartre and Simone de Beauvoir

http://en.wikipedia.org/wiki/Jean-Paul_Sartre


Jean-Paul Sartre and Simone de Beauvoir at the Balzac Memorial

Vào những năm cuối thập niên 30, ông vẫn giữ giao tình với J.P. Sartre, lúc bấy giờ đã cặp hẳn với Simone de Beauvoir, và với gia đình nhà văn Nizan, hai người bạn học cũ, và André Malraux. Ông nhà văn này, rất giỏi về văn hóa, không có chân trong đảng Cộng Sản nhưng hoạt động sát cánh với họ, có nhiều người phê bình là Malraux có thái độ giáo điều cộng sản gần như bè phái Staline khi ông ta đến viếng Moscou. Vui nhất là sau này André Malraux có thời giữ chức bộ trưởng văn hóa trong chính quyền hữu phái De Gaulles. Có nghĩa là, những người trí thức Pháp thời thập niên 30, như là hùa theo 1 phong trào, phần đông là nghiêng về tả phái,  thái độ trí thức khuynh hữu của Raymond Aron có vẻ hơi cô đơn, ngay cả giữa những người bạn thân. Về phương diện thuần túy triết học, Raymond Aron bắt đầu để ý nhiều về Hiện Tượng  Luận (Phénoménologie) của Hegel được giảng bởi Alexandre Kojève. Ông cũng đọc những bài viết của phe cực hữu Pháp nói lên lòng thù ghét tả phái,  như tinh thần câu châm ngôn "thà Hitler còn hơn Blum (5)".
Leon-Andre Blum
(1872-1950) Chính trị gia đảng Xã Hội, có thời làm thủ tướng nước Pháp. Bị Đức Quốc Xã bắt giam, và được quân đồng minh giải thoát khi sắp bị tử hình. (http://www.havelshouseofhistory.com/Jewish%20Autographs%20BLP-BOQ.htm)


Trong 6 năm 1933-1939, Raymond Aron đã sống 1 khoảng đời giầu biến cố, có hạnh phúc gia đình nhưng chua xót với nhiệm vụ của người công dân. Giai đoạn này, nước Pháp tràn ngập vấn đề kinh tế, những xung đột xã hội, chính trị làm xáo trộn cuộc sống. Nước Pháp không có tinh thần để phấn đấu, phần đông đều chủ hòa, nhượng bộ trước những áp lực của Hitler. Âu Châu đã nghe dần tiếng dầy bốt chiến trận, bắt đầu từ  vụ Éthiopie-Ý, rồi đến Tây Ban Nha với Franco, vụ quân Đức tái chiếm Rhénanie. Vào năm 1938, Raymond Aron trình luận án với 3 tác phẩm  La Sociologie allemande contemporaineEssai sur une théorie allemande de l'Histoire; la Philosophie critique de l'Histoire và Introduction à la philosophie de l'Histoire (Xã hội học hiện đại của Đức, luận thuyết về một lý thuyết của Đức về lịch sử ;  Triết học phẩm bình lịch sử và Dẫn nhập về nghành triết học sử). Khi cho ra mắt những tác phẩm trên, một số những khen, chê đương nhiên đã đến. Paul Fauconnet của trường phái những ông quan triết đại học Sorbonne, có 2 tĩnh từ nặng ký tặng cho những bài của Raymond Aron là "thất vọng" hoặc "quỷ quái"; đó cũng là phản ứng tất nhiên của 1 số lớn trí thức Pháp, từ chối những phân tích quá lý trí, tách rời thực tại xã hội để đưa những lời bình luận mà không ai muốn nghe cả.

Mùa xuân năm 1938, Hitler quyết định thôn tính Áo và qua năm sau, hai quốc gia cực đoan cầm đầu 2 ý thức chính trị cực đoan là Nga và Đức ký 1 thỏa hiệp, mà mấy triết gia tháp ngà Pháp tưởng như không thể nào có, đó là thỏa ước Hitler-Staline, vô sản thỏa hiệp với quốc xã để mở toang màn 1 vở kịch lịch sử đẫm máu đưa đến khoảng 56 triệu người chết.

Sau Ba Lan, Pháp bị tấn công và đến 13-14 tháng năm 1940 lệnh triệt thoái đã được ban ra. Những con đường rút lui tràn ngập dân, quân di tản. Raymond Aron từ  sở khí tượng quân đội tại Reims về thăm mẹ hấp hối, về lại Reims rồi qua ngả Bordeaux tới Toulouse. Tại tỉnh này, với tin chính quyền Pétain đã ký thỏa hiệp đình chiến với Hitler, một số trí thức Pháp quyết định vô bưng kháng chiến (chẳng hạn Georges Canguilhem), một số khác rút qua Luân Đôn, một số lớn ở lại cộng tác hoặc bất hợp tác với chính quyền mới (chẳng hạn J.P. Sartre). Raymond Aron chọn thái độ thứ hai, ông tìm cách lên 1 con tầu băng Đại-Tây-Dương chở 1 đoàn quân Ba Lan chạy qua Anh.

New York expose les écrivains français sous l'Occupation
Bốn nhà văn Pháp tại Lourmarin (Emmanuel Mounier, Yvonne Leenhardt, Max-Pol Fouchet và Loÿs Masson), dưới thời Pháp bị Đức chiếm (tháng 11/1941)
http://www.france-amerique.com/articles/2009/04/06/les-ecrivains-sous-le-joug-allemand-a-new-york.html

Tại Luân Đôn, ông đăng vào đội quân thiết giáp xung-phong của Những Lực Lượng Pháp Tự Do  (Forces francaises libres). Tuy nhiên, người ta chỉ giao phó cho trung sỹ Raymond Aron những công việc hành chánh, ông bực bội vì cho rằng ông chạy qua Anh để tiếp tục chiến đấu, chứ không phải để tìm 1 nơi ẩn náu. Sau này, với sự can gián của 1 số những người bạn cộng tác đắc lực với tướng De Gaulle, bấy giờ đang ở Luân Đôn, Raymond Aron chấp nhận điều khiển 1 tờ báo nói lên tiếng nói của người Pháp lưu vong, có tên là "Pháp quốc tự do" (La France libre), hàng tuần, ông viết 1 bài về thời sự và tình hình quốc nội Pháp và 1 bài phân tích chính trị và ý thức hệ, sau này ông tổng hợp những bài trên và in trong 3 quyển sách với tựa "Con người chống lại những bạo thần" , "Từ sự đầu hàng đến sự tổng khởi nghĩa quốc gia" và "Thời của những đế quốc và tương lai Pháp quốc" (L'homme contre les tyrans, De la capitulation à l'insurrection nationale và l'Âge des empires et l'avenir de la France). Tờ Pháp quốc tự do được J.P. Sartre đánh giá cao về giá trị của những bài bình luận của Raymond Aron (bút hiệu René Avord) đã đưa những phân tích xâu sắc về chủ nghĩa quốc gia xã hội của Đức Quốc Xã ,và những bài bình phẩm quân sự để giải thích những trận chiến và  chiến lược của kỳ thế chiến, với một lối nhìn trên bình diện thế giới, từ đó cho thấy sự hổ tương ảnh hưởng của cuộc chiến vũ khí và sự đôi co kinh tế trong mỗi trường hợp. Tuy nhiên, ông rất ít đả động về thân phận của những người Do Thái, đang bị ngược đãi, tận diệt trong những trại tập trung. Có lẽ ông đã không thể tưởng tượng hay không muốn tưởng tượng sự man rợ của con người của 1 hệ thống, mà ông tin rằng đó là biểu hiệu của nền văn minh và văn hóa cao độ, của 1 nước Đức quê hương của Beethoven, Mozart, Goethe và Nietzche?  Hay là ông đã nhìn và phân tích vấn đề thời sự với quan niệm của 1 người Pháp, nhiều hơn là 1 người gốc Do Tháỉ; mà vấn đề "nhân quyền" cho người Do Thái trong lúc đó, không  được coi là ưu tiên số một?

Raymond Aron chấp nhận điều khiển 1 tờ báo nói lên tiếng nói của người Pháp lưu vong, có tên là "Pháp quốc tự do"
apps.facebook.com

Sau chiến tranh, Raymond Aron về Pháp và làm báo thay vì đi dạy lại. Ông bắt đầu sự nghiệp báo chí với tờ Combat (Chiến đấu)  lập ra bởi những người đã kháng chiến. Năm 1947, ông theo lời khuyên của André Malraux, chọn tờ Figaro để viết những tư tưởng của mình thay vì tờ Le Monde. Sự kiện này bắt đầu 1 khoảng đời 10 năm viết bình luận của ông trong 1 giai đoạn quan trọng của nước Pháp hậu chiến, giai đoạn của 1 đế quốc tàn tạ, phải đối đầu với những cuộc chiến tranh chống thực dân tại Việt Nam, Algérie. Ông đã chống cuộc viễn chinh tại vùng kinh Suez của quân đội Anh-Pháp; tiên đoán cuộc bại trận của Pháp tại Algérie, thăm Nhật, Hồng Kông,  Ấn và Đông Dương; chứng kiến cảnh vẽ lại bản đồ ảnh hưởng tại Âu Châu. Về vấn đề Đông Dương, ông đã  minh xác lòng mong muốn là Pháp sẽ trả độc lập cho 3 quốc gia Việt, Căm Bốt và Lào trong lúc còn ở Londres và sau này trong tờ Combat, mặc dầu tướng De Gaulle vẫn mong muốn duy trì chính sách thực dân, với lý lẽ là nước Pháp không muốn vùng này bị rơi vào 1 sức mạnh quốc tế đang ủng hộ Hồ Chí Minh. André Malraux đã từng nói nhiều lần với Raymond Aron "Phải cần 10 năm và 500.000 quân để tái thiết lập quyền hành Pháp quốc tại Đông Dương". Raymond Aron sau này cho rằng lịch sử đã chứng minh rằng ngay cả André Malraux cũng hơi quá lạc quan với con số trên. Chúng ta đã được thấy rằng phương cách giải quyết bằng quân sự của Pháp và sau này của Mỹ đã không mang lại thành công; mà chỉ máu và nước mắt của tất cả mọi quốc gia tham chiến.

André Malraux và tổng thống Pháp Charles de Gaulles
(http://www.nytimes.com/2005/04/10/books/review/10HITCHEN.html)

Tướng Leclerc đến Việt Nam vào tháng 8 năm 1945

Khoảng năm 1947-48 Raymond Aron vào đảng RPF của tướng De Gaulle,  điều ngạc nhiên trong trường hợp 1 triết gia. Khi ông diễn thuyết với tư cách 1 đảng viên của đảng này, khoảng 10-12 sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm la ó, làm ngưng buổi nói chuyện. Ông hoạt động trong đảng RPF đến năm 1952. Sau này, Raymond Aron cũng đã tham gia chính trị 1 thời gian ngắn, làm tư vấn cho André Malraux trong chính quyền De Gaulles nền Cộng Hòa thứ năm.

Vào khoảng 2 năm 1952-1954, Raymond Aron gần như đơn thân độc mã, chiến đấu tư tưởng với phe trí thức khuynh tả Pháp, mà 1 trong những đại diện là J.P. Sartre, đặt lại những phân tích trên những huyền thoại của tả phái, như  cánh tả, cách mạng,  và vô sản, lòng sùng kính trong lịch sử. Cuốn sách mang tựa "Thuốc phiện của những người trí thức" (l'Opium des Intellectuels).


(Ngày 7/05/1954, quân đội Việt Minh toàn thắng, bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân đội Pháp do tướng Đờ Ca-stri chỉ huy)

http://yume.vn/news/blog-video/day-va-hoc/chien-dich-dien-bien-phu-lich-su.35A79AC2.html

Trong khoảng những năm 1955 đến năm 1969, cùng những ân oán giang hồ trong làng báo chí, Raymond Aron cũng song hành trở về nghề dạy triết, tại trường đại học cổ kính Sorbonne. Ông bắt đầu viết những bài bình phẩm về hệ thống giáo dục ở Pháp và đi sâu vào những nghiên cứu triết học mà ông đã bắt đầu trong tuổi thanh xuân. Ông cũng diễn thuyết tại đại học Havard. Trong đầu giai đoạn này, nước Pháp bị chìm trong cuộc chiến Algérie, đưa đến những xung khắc xã hội mà khó có thể phai, những vụ mưu sát De  Gaulle, vụ biến động quân sự của những sĩ quan không chịu nghe lệnh ông tướng này... đặt nước Pháp bên lề 1 cuộc nội chiến. Năm 1969, tướng De Gaulle rút lui sau khi bị thất bại trong 1 cuộc trưng cầu dân ý.  Thời kỳ này, Raymond Aron đã viết những tác phẩm như  "Hoà bình và chiến tranh giữa những quốc gia", "Cuộc tranh luận lớn" (Paix et Guerre entre les nations, Le Grand Débat) và rất nhiều sách về chính trị nội bộ của nước Pháp. Trong giai đoạn chiến tranh Trung Đông (năm 1967, vụ Israel và bán đảo Sinai), vấn đề vai trò của những người Pháp gốc Do Thái phải chọn thái độ thế nào, như 1 người Pháp chánh gốc hay như 1 người Do Thái đã được đặt ra. Raymond Aron đã cố gắng không bị lòng ái quốc cuồng nhiệt của những người ủng hộ Israel chi phối; ông cố gắng giữ tinh thần 1 nhà bình luận chính trị Pháp nhìn 1 vấn đề. Một lần nữa, thái độ này làm ông bị chỉ trích năng nề bởi những người cực hữu Pháp (không chấp nhận ông là họ), và những người gốc Do Thái cực đoan ủng hộ Israel (muốn ông có 1 thái độ tích cực hơn để ủng hộ Israel). Ông đã đưa ra lập luận là người ta có thể vừa là Pháp, vừa là người gốc Do Thái; nhưng không thể vừa phục vụ như 1 công dân Pháp, vừa như 1 công dân Israel được (trong trường hợp có xung đột giữa 2 quốc gia). Đó là 1 vấn đề quan trọng cho những con người di dân, khác văn hóa trên 1 quốc gia mới, thân phận và chỗ đứng của họ trong xã hội họ đang ở.


Moshe Dayan



Tướng độc nhãn Do Thái trong giai đoạn Cuộc Chiến Kênh Suez 1956 
(http://www.historyguy.com/suez_war_1956.html)

Trong khoảng 8 năm 1969-1975, vấn đề chiến tranh tại Việt-nam lên trang nhất của hầu hết những tờ báo lớn. Một khuôn mặt Mỹ gốc Do Thái khác xuất hiện trên sân khấu chính trị, 1 nhân vật đầy tham vọng, thông minh, có tài du thuyết, đó là Henry Kissinger. Raymond Aron đã biết Henry Kissinger từ cuối thập niên 40 khi ông này vừa tốt nghiệp Havard, và giữ giao tình cho mãi đến sau này. Mặc dầu Henry Kissinger không học Aron ngày nào cả, nhưng rất phục người triết gia Pháp này và rất bị ảnh hưởng  của quyển "Hoà bình và chiến tranh" (Paix et Guerre) của ông.  Raymond Aron đã qua thăm Henry Kissinger tại toà Bạch Cung vào khoảng mùa xuân năm 1972, trong lúc tình hình chiến sự đang diễn ra khốc liệt  ở Việt nam để lan qua 1 mùa hè đỏ lửa, nhưng ông không được Henry Kissinger tham vấn về vấn đề Việt Nam trong giai đoạn này. Thời kỳ ảnh hưởng của Pháp trên bình diện thế giới đã hoàn toàn xa, chỉ còn lại 1 chút hương xưa để cho Paris trở thành nơi ký hòa đàm khai tử miền Nam Việt Nam.
 Henry Kissinger và tổng thống Mỹ Richard Nixon

Mao Trạch Đông và tổng thống Mỹ Richard Nixon
http://asianlifestyledesign.com/2011/02/26/the-essence-of-tea/


Thủ tướng TQ Chu Ân Lai và tổng thống Mỹ Richard Nixontại Thượng Hải
http://www.nytimes.com/2007/02/25/books/chapters/0225-1st-macm.html?pagewanted=all

Left - Le Duck Tho | Right - Henry Kissinger
Trái- Le Duck Tho | Phải - Henry Kissinger
http://au.mg5.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=ctn1m6mg48d2s



Từ năm 1977 trở đi, sau khi Figaro đổi chủ, ông rời tờ này để qua viết cho l'Express của J.-J. Servan-Schreiber và ông tiếp tục viết những bài bình luận thời sự . Thời cuộc dần đổi, kinh tế bắt đầu trở thành vũ khí chính trị, sự mất dần quyền lực của Tây phương, nạn nhân mãn, vấn đề di dân, vấn đề ô nhiễm môi sinh ... Thế hệ trí thức của ông, mà  1 thời đã gây ảnh hưởng, hoặc ít nhất đã là nhân chứng những biến chuyển xã hội và lịch sử thế giới đã già. Lớp trí thức trẻ của thời 68 đã trưởng thành, đó là những người đã chọn lựa thà lầm lẫn như Sartre, còn hơn đúng như Aron; thời thanh niên, họ đã cần 1 chút lãng mạn tư tưởng, cần phẫn nộ, họ buồn nôn, xuống đường ném đá, chống Mỹ, theo Mao, làm tình và phản chiến. Bây giờ họ đã tốt nghiệp, có mảnh bằng, vợ đẹp, con học tiếng Mỹ và hành động hầu như ngược lại cái thưở thanh niên; họ thực tế kinh khủng và nếu cần, tàn nhẫn 1 cách rất lãnh lùng. Nhưng cũng còn những người trí thức còn trung thành với con tim và trí óc của họ. Hơn 20 năm cuộc chiến ý thức hệ Tư Bản-Cộng Sản, pha với những màu sắc chủng tộc, xã hội, thực dân, xung đột giữa những quốc gia nghèo-giầu, diễn ra trên Việt nam để lại hậu quả là hàng hàng, lớp lớp nạn nhân vượt biển, 1 số làm mồi cho cá, hải tặc. Hai trí thức cựu thân Mao (les deux Broyelle) kêu gọi chương trình "một con tàu cho Việt Nam", và lần này, cả hai khối trí thức tả, hữu Pháp đã kết hợp để đóng góp cho chương trình nhân đạo cứu trợ thuyền nhân. Đó là lần cuối cùng Jean Paul Sartre đã gặp Raymond Aron, và sau đây là đoạn tạm dịch buổi gặp gỡ của 2 người bạn cũ này, viết bởi Claude Mauriac:

thuyennhan
Sau 30/04/1975, người tỵ nạn Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện
(http://www.vietlist.us/SUB_Nannhancs/nannhancs1.shtml)

Giới trí thức Pháp Một con tầu cho Việt Nam kêu gọi chương trình "một con tàu cho Việt Nam"


Jean-Paul Sartre, André Glucksman and Raymond Aron, 1979
http://www.avizora.com/publicaciones/biografias/textos/textos_a/0047_aron_raymond.htm
http://www.corbisimages.com/stock-photo/rights-managed/0000170350-001/sartre-attends-un-bateau-pour-le-vietnam
"Glucksmann (6) thầm thì  vài chữ vào tai của Sartre, trong khi Raymond Aron chìa tay cho ông này bắt, khuôn mặt (của Sartre) không biểu lộ gì, chẳng hiềm thù, không nồng nhiệt, trong khi khuôn mặt của Aron khẩn trương, khó chịu, vừa lo âu vừa vui mừng. Tôi nghe thấy ông ta, tôi nghe thấy Raymond Aron  nói ba hoặc bốn chữ chào mừng, nhưng chỉ nghe thấy 1 chữ rõ rệt đến tai tôi và làm tôi xúc động ''bạn", hay có lẽ "bạn già (của tôi)". Và câu nói, sau một thời xa cách lâu như thế, có vẻ như trịnh trọng, thiếu thốn,  vụng về và đôi khi cảm động".

Và sau đây là 1 đoạn bức thư của Raymond Aron gửi cho Claude Mauriac, sau khi đọc những giòng trên:

"Ông Claude Mauriac thân, Tôi đã đọc đoạn văn của bài nhật ký của ông, thuật lại buổi gặp gỡ của tôi với Jean-Paul-Sartre nhân dịp buổi họp báo về "Một con tầu cho Việt Nam". Xin ông cho phép tôi ghi đây vài lời chú thích. Trong khi tôi bắt tay Jean-Paul-Sartre, tôi nói với ông ta "Chào bồ tèo" và không phải "(Chào) bạn già (của tôi)". Đó là cách để xóa đi 30 năm và để lùi lại 1 nửa thế kỷ trước. Vì chúng tôi đã gọi nhau "bồ tèo" trong nhóm bạn học chúng tôi ở trường Cao Đẳng. Và như vậy, nếu Sartre nghe được những chữ đó - điều này không chắc mấy - ông ta đã xét rằng tôi đã nói những điều tôi có thể nói và phải nói với ông ta, không thiếu thốn, không cảm động.

Riêng về những tình cảm của tôi. Tôi nghĩ rằng chúng quả đơn giản hơn những điều ông đã có cảm tưởng. Nếu chúng tôi ngồi cạnh nhau, cả ông ấy lẫn tôi đều không thấy khó chịu hoặc bực bội gì cả; thật ra, khi tôi nhìn thấy ông ta, đã mù, gần như bị liệt, tôi chỉ đơn thuần bị tràn ngập bởi lòng thân cảm mênh mông và một lòng trắc ẩn khôn cùng. Tôi đã không gặp ông ta từ nhiều năm nay và tôi đã có cảm nghĩ là ông ta sắp chết. Thân chào ông
" (7).

Sartre chết vào tháng tư năm 1980, và Raymond Aron cũng từ trần vài năm sau đó. Người triết gia tả phái đã được giải Nobel văn chương vào năm 1964, và có tên trong The American Heritage Dictionary, còn người triết gia hữu phái được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp và ít nổi tiếng hơn trên thế giới.

Đinh Thế Dũng (Sep, 1994).
(Phạm Thế Định).

Chú thích:

(1)  khâgne: trường chuẩn bị thi tuyển vào những trường ưu tú (grandes écoles) của Pháp. Ba khâgnes nổi tiếng ở Paris là Louis-Le-Grand, Henry-IV và Condorcet. Học sinh hai trường đầu tiên rất có nhiều triển vọng đậu những kỳ thi tuyển vào những trường khó vào nhất như École Normale Supérieure, École Polytechnique (Trường Bách Khoa)...

(2)  Ba ông này cùng theo học trường Louis-Le-Grand, năm 1930, Phạm Duy Khiêm, Pompidou và Senghor  cùng dự kỳ thi tuyển vào trường Cao Đẳng Sư Phạm, cả ba đều trượt, riêng Pompidou hạng 36 với 32 chỗ. Năm  1931, ba ông lại đi thi, lần này Georges Pompidou đậu hạng 8, ông Khiêm đậu hạng 30 trên 31 chỗ; Senghor xui xẻo về hạng 32. Tuy nhiên, hai ông Senghor và Phạm Duy Khiêm đều vinh quang lấy bằng thạc sĩ  vào mùa hè năm 1935: Ông Khiêm đậu hạng 13, ông Senghor đậu hạng 26 trên 30 chỗ. Sở dĩ tôi dài dòng chú thích ở đây là vì 3 ông đều là những nhân vật nổi danh. Ông Phạm Duy Khiêm sau này làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Paris, ông là con của nhà văn, nhà báo Phạm Duy Tốn và là anh của nhạc sỹ Phạm Duy.

(3) Mỗi ông Hàn (académicien) Pháp đều được tặng 1 thanh kiếm (épée d'académicien), đeo chung với bộ quần áo Hàn Lâm coi rất đẹp.

(4) Simone Weil cũng gốc Do Thái, bà là 1 phụ nữ rất thông minh, cứng cỏi; bà đã có thời làm bộ trưởng y tế Pháp và đã ký bộ luật cho phép phụ nữ phá thai. Tuy bà là chính trị gia hữu phái nhưng rất cấp tiến. Vào giai đoạn phong trào Le Front National (Mặt trận Quốc Gia) của cực hữu Le Pen bắt đầu lấn chiếm sân khấu chính trị Pháp, bà có những bất đồng với Raymond Aron, lúc đó đang là bỉnh bút của tờ l'Express vì Raymond Aron cho rằng 1 vài nghị viên hội đồng thành phố cực hữu ở 1 thị trấn hạng trung (thành phố Dreux), không nguy hiểm bằng sự có mặt của 4 bộ trưởng Cộng Sản trong chính quyền của ông Mitterand vào lúc ấy. Theo thiển ý của tôi, có lẽ bà Weil có lý hơn khi cho rằng cả hai sự nguy hiểm đều đáng chú ý. Nhất là hiện nay, chúng ta đã thấy sự bành trướng đáng ngại của phong trào quốc gia cực đoan ở Âu Châu, nhất là tại Đức và ngay cả Pháp. Còn các quốc gia Cộng Sản thì đang tiến lảo đảo lên Tư Bản chủ nghĩa. Kẻ muốn xây lại bức tường ô nhục Bá Linh bây giờ là những ủng hộ viên của phong trào Tân Quốc Xã, muốn tống cổ người Đông Đức về bên kia biên giới. Bà SimoneWeil cũng đã là người đầu tiên giữ chức Président của Conseil de l'Europe (tạm dịch là Chủ Tịch Liên Quốc Hội Âu Châu).

(5) Léon Blum, chủ tịch Quốc Hội Pháp vào năm 1936, thuộc đảng Xã Hội (phong trào Mặt Trận Nhân Dân), hình như gốc Do Thái.  Câu này hàm nghĩa thà mất chính quyền vào tay kẻ ngoại bang là Hitler còn hơn là chấp nhận 1 lãnh tụ cùng nước nhưng  thuộc tả phái (mà lại gốc Do Thái).

(6) André Glucksmann là 1 trong những người đứng ra kêu gọi, và tổ chức chương trình nhân đạo này vào năm 1979, chương trình này đã vận động với Tổng Thống Pháp lúc đó là Giscard d'Estaing để nhận thêm người Việt tỵ nạn tại Pháp và có những biện pháp cấp cứu thuyền nhân Việt Nam.
(7) "Glucksmann dit à Sartre quelques mots à l'oreille, tandis que Raymond Aron lui tend la main qu'il prend, le visage inexpressif, sans hostilité ni chaleur, tandis que celui d'Aron est tendu, gêné, à la fois inquiet et heureux. Je l'entends, j'entends Raymond Aron qui dit trois ou quatre mots de bienvenue, dont seul me parvient distinctement et me frappe "camarade", peut être "vieux camarade". Et l'expression, après une si longue séparation, parait conventionelle, insuffisante, maladroite, touchante parfois".

Thư của Raymond Aron:

"Cher Claude Mauriac, J'ai lu le passage de votre journal qui relate ma rencontre avec Jean-Paul Sartre à l'occasion de la conférence de presse sur "Un bateau pour le Vinam".
Permettez-moi quelques remarques. Quand j'ai serré la main de Jean-Paul Sartre, je lui ai dit "bonjour, mon petit camarade" et non pas "vieux camarade". C'était une manière d'effacer trente années et de revenir un demi-siècle en arrière. Car, dans notre groupe à l'École, nous nous appellions "petit camarade". Si donc Sartre a entendu ces mots - ce qui n'est pas certain -, il a considéré que j'avais dit ce que je pouvais et ce que je devais lui dire, ni insuffisant, ni touchant. Pour mes sentiments, je pense qúils étaient plus simples que vous n'en avez eu l'impression. Si nous nous étions assis l'un à côté de l'autre, ni lui ni moi nous n'aurions été gênés ou fâchés; en vérité, lorsque je l'ai vu, aveugle, prèsque paralysé, j'ai été submergé par une immense sympathie et une immense pitié. Je ne l'avais pas vu depuis des années et j'ai eu le sentiment qu'il était mourrant. Amicalement vôtre".

(*) Lời bài nhạc Kỷ Niệm của Phạm Duy


Tài liệu tham khảo:


Trần Công Sung
Trí thức ông ở  đâu?
Thế Kỷ 21, Số 57, January 1994 (trang 23-26)

Jean-Francois Sirinelli
Le cas Senghor Tạp chí L'Histoire Số đặc biệt "Au Temps des Colonies" (9-1984). Nhà xuất bản Seuil, trang 106-108.

Jean-Luc Chalumeau: Introduction aux ideés contemporaines. Éditions Fernand Nathan, 1969.

Raymond Aron (1983): 50 ans de réflexion politique Mémoires Julliard.



__,_._,___


----- Forwarded Message -----
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, January 7, 2012 3:36 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Raymond Aron, triết gia cuối cùng của hữu pháỉ? (đăng lại) 2







No comments:

Post a Comment