Đông trùng hạ thảo dưới góc nhìn Tây y
Đông trùng hạ thảo không chỉ được Đông y coi là vị thuốc quý. Tây y cũng có rất nhiều nghiên cứu về loài nấm này và khẳng định, nó có thể nâng cao hệ miễn dịch, giải độc thận, tăng cường chức năng gan và khả năng tình dục.
Các nghiên cứu lâm sàng cho cho thấy, đông trùng hạ thảo có rất nhiều công dụng: Tăng sức bền: Liều 3 g đông trùng hạ thảo mỗi ngày cho kết quả tốt trong việc gia tăng năng lượng cơ thể cho người cao tuổi bị các bệnh mạn tính. Một thí nghiệm thực hiện năm 2004 tại Mỹ cho thấy những người ở độ tuổi 40-70 có sức khỏe tốt nếu được dùng trích tinh đông trùng hạ thảo trong 12 tuần đã có sự gia tăng sức bền thể lực so với nhóm đối chỉ dùng giả dược.
Cải thiện chức năng gan: Kết quả một nghiên cứu thực hiện trên 70 bệnh nhân viêm gan B hoặc xơ gan cho thấy, loại nấm này giúp cải thiện chức năng gan. Một thí nghiệm khác thực hiện trên 33 bệnh nhân viêm gan B cũng cho kết quả tương tự.
Giải độc cho thận: Thử nghiệm mù đôi được thực hiện trên 21 bệnh nhân cao tuổi theo liệu trình điều trị với amikacine (một kháng sinh rất độc cho thận), người ta quan sát thấy bệnh nhân có sử dụng nấm thì thận được bảo vệ tốt hơn, giảm tác dụng gây độc của kháng sinh so với nhóm đối chiếu dùng giả dược. Kết quả một nghiên cứu khác trên 51 bệnh nhân bị suy thận chỉ dùng nấm đông trùng hạ thảo thì thấy có cải thiện chức năng thận và hệ miễn dịch. Một thử nghiệm khác cũng được thực hiện trên 69 bệnh nhân ghép thận, kết quả là nấm đã làm giảm độc tính của cyclosporine trên thận.
Nâng cao khả năng miễn dịch: Một thí nghiệm kéo dài 5 năm trên 61 bệnh nhân bị bệnh lupus cho thấy, việc dùng đông trùng hạ thảo với liều 3-4 g/ngày và artémisinine (0,6 g/ngày) đã làm giảm sự tái diễn căn bệnh tự miễn này. Trong một thí nghiệm khác với các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn tiến triển, người ta kết luận rằng các bệnh nhân được điều trị bằng loại nấm này đã được cải thiện chức năng miễn dịch và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kích thích chức năng tình dục: 5 nghiên cứu tại Trung Quốc với trên 1.000 người tham gia ở cả 2 phái với liều lượng 3 g/ngày cho thấy, nấm này có hiệu quả trong việc kích thích chức năng tình dục ở những người bị giảm sút.
Làm dịu triệu chứng bệnh hô hấp: Nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, nấm đông trùng hạ thảo tỏ ra hữu hiệu trong việc làm dịu các triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp, cụ thể là viêm phế quản mạn tính
Làm giảm LDL-cholesterol trong máu: Nghiên cứu trên 273 người tại Trung Quốc bị cao lipid máu với liều 3 g/ngày đã làm giảm lượng cholesterol toàn thể và giúp gia tăng cholesterol tốt. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) |
|
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO là gì?
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO là gì?
SĂN LÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Loài nấm mang tên Cordyceps, một trong những loài nấm danh tiếng nhất thế giới mà dân gian thường quen gọi bằng cái tên là "Đông trùng hạ thảo".
Người Tây Tạng (Trung Quốc)
gọi loài nấm này là Yartsa Gunbu hay Yatsa Gunbu. Đông trùng hạ thảo hay "sâu nấm" là kết quả hình thành từ một loài nấm và một ấu trùng của loài bướm ma có tên khoa học là
Thitarodes, một vài loài sâu bướm này hiện đang sinh sống tại cao nguyên Tây Tạng gồm Tây Tạng, Thanh Hải, Tây - Phúc Kiến, Tây Nam tỉnh Cam Túc và Tây Bắc tỉnh Vân Nam, ngoài ra là ở khắp nơi ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan, và Bhutan.
Loài nấm này bắt đầu nảy mầm trong các cơ thể sống của một số loài ấu trùng, tiêu diệt các loài ấu trùng này làm thức ăn của nấm, khiến cho các ấu trùng trở thành một xác ướp khô tự nhiên.
Đông trùng hạ thảo được xem là nấm thuốc và được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh từ hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Đông trùng hạ thảo thường sinh sống dưới lòng, đất tại các vùng đồi cỏ ở miền núi cao và các vùng đất nhiều cây bụi trên cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya ở độ cao từ 3.000m đến 5.000m. Loài nấm này sống âm ỉ trong lòng đất hơn 5 năm trước khi trồi lên khỏi mặt đất. Phần "trái nấm" hay tai nấm thường trồi lên mặt đất vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, luôn luôn lộ ra đầu của nấm. Tai nấm cao từ 5 - 15 cm bên trên bề mặt đất và phóng ra các bào tử nấm. Ở Nê-pan, Đông trùng hạ thảo thường được tìm thấy tại các vùng đồng cỏ gần các ngọn núi cao ở Dolpo thuộc vùng Karnali. Loài nấm Cordyceps sinensis hay "Đông trùng hạ thảo" được ghi nhận lần đầu tiên trong văn hóa y học cổ truyền của Trung Quốc trong bản Trích yếu về y dược của Wang Ang vào năm 1694. Vào thế kỷ XVIII, nấm Đông trùng hạ thảo được ghi nhận trong tài liệu y học mới của Wu Yiluo. Toàn bộ cây nấm này đều được sử dụng làm thuốc. Trong văn hóa y học cổ truyền Tây Tạng thì Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc được đánh giá rất cao, y học Trung Quốc gọi nó là vị thuốc kích thích tình ái và có công dụng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau từ suy nhược đến ung thư. Đông trùng hạ thảo còn được xem là có tác dụng cân bằng Âm - Dương. Ngoài ra, chất độc của Đông trùng hạ thảo là nguyên nhân gây nên chứng táo bón, trướng bụng và làm giảm nhu động. Ở Tây Tạng, Yartsa gunbu trở thành một trong những nguồn tài nguyên thu nhiều lợi nhuận nhất tại các vùng nông thôn nghèo khổ. Giá trị của Đông trùng hạ thảo tăng chóng mặt, đặc biệt là kể từ cuối thập niên 90, thế kỷ XX. Vào năm 2008, 1kg Đông trùng hạ thảo đã có giá tới 3.000USD ( phẩm chất thấp nhất) đến hơn 18.000 USD/1kg (loại có phẩm chất hảo hạng nhất). Sản lượng thu hoạch hàng năm tại vùng cao nguyên Tây Tạng ước tính từ 100-200 tấn. Mùa cao điểm khai thác Đông trùng hạ thảo tại đây là từ tháng 6 đến tháng 7. Ngày nay nhu cầu tăng cao tại các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc săn tìm Đông trùng hạ thảo còn gây tác hại không nhỏ đến môi trường tại khu vực cao nguyên Tây Tạng nơi mà loài nấm này đang sinh trưởng. Y học cổ truyền Tây Tạng ghi nhận nó là biệt dược có khả năng chữa lành căn bệnh ung thư. Nó còn được xưng tụng là "Thần dược viagra của dãy Himalaya ", một phần cũng do bởi những công dụng kích thích tình dục của nó. Những cuộc nghiên cứu khoa học ở phương Tây lên tiếng công nhận rằng, Đông trùng hạ thảo có tính năng bảo vệ gan. Nhưng ở châu Á, loài nấm này là một vị thuốc cực phẩm, trọng lượng của nó được tính bằng vàng nguyên chất. Nhờ sự mở rộng cánh cửa thương mại mà giá trị của Yartsa Gunbu tăng gấp 9 lần kể từ năm 1997, khiến nhà nấm học Daniel Winkler phải thốt lên rằng "Đông trùng hạ thảo là một hiện tượng kinh tế nông thôn mang tính toàn cầu" trên cao nguyên Tây Tạng. Trong những năm gần đây, Yushu, địa phương nằm gần kề với biên giới Tây Tạng, là trung tâm của mỏ vàng Đông trùng hạ thảo, biến nơi đây thành đầu tàu phát triển kinh tế thịnh vượng nhất tại tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc). Tại trung tâm của Yushu có rất nhiều các cửa hàng bày bán Đông trùng hạ thảo. Để thúc đẩy việc bán buôn, một số thương nhân đã thuê khoán thành phần cư dân địa phương, làm công việc lau sạch cặn bẩn bám trên Đông trùng hạ thảo. Họ (công nhân) có thể kiếm được khoảng 100 tệ/ngày, một nguồn thu nhập khá hơn nhiều so với làm việc tại các nhà máy ở Trung Quốc. Các công nhân này quây thành vòng tròn trên vỉa hè, vừa tán gẫu vừa cầm bàn chải chà sạch cặn dơ bám trên thân cây nấm. Những nhà buôn nấm Đông trùng hạ thảo đã hình thành trong những năm gần đây. Tùy theo kích cỡ và phẩm chất , mỗi cây nấm được đem bán với giá từ 25 tệ đến 35 tệ, hoặc tương đương 40.000NDT/1kg. Những sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo loại hảo hạng nhất sẽ có giá lên tới 360.000NDT, hơn cả giá vàng. |
Ông Tsirem Pingcuo, một trong những nhà buôn Đông trùng hạ thảo ở Yushu bộc bạch: "Lúc tôi còn nhỏ, tôi nhìn thấy loài nấm này mọc khắp nơi gần nhà mình, nhưng bây giờ có khi tôi phải tìm đỏ mắt suốt một ngày ròng rã trên các sườn đồi và nếu may mắn lắm thì có thể tìm thấy 10 cây". Một cư dân khác cho biết: "Bây giờ có quá nhiều người đổ xô vào cuộc săn tìm Đông trùng hạ thảo. Hàng năm, số người gia nhập không ngừng tăng lên". Độ cao của các ngọn đồi cũng là một thử thách lớn đòi hỏi sự bền chí. Những người săn tìm Đông trùng hạ thảo phải trải qua 12 giờ/ngày, quần thảo các sườn đồi để tìm các cây nấm mảnh khảnh, cao cỡ 2cm trên nền đất. Lúc cao điểm, đã từng có những cuộc "nói chuyện" bằng súng và dao trong quá trình săn tìm Đông trùng hạ thảo. Vào tháng 7/2007, 8 người đã bị bắn chết và 50 người khác bị thương trong một vụ xung đột. Một người săn tìm nấm tên là Tsamba Chunpin cho biết: "Đánh nhau là thường xuyên và chuyện có người tử vong vì tranh giành nấm không phải là chuyện hiếm" Đông Trùng Hạ Thảo rất đắt tiền, đắt hơn cả Nhân Sâm và Linh Chi , có bán ở tiệm thuốc Bắc. Hàng giả rất nhiều.
Cách nắu: Bỏ thịt heo cắt nhỏ rồi bỏ vào nồi nước nhỏ đun sôi . Bỏ vào chừng 5,6 con "Đông Trùng Hạ Thảo", rồi hầm cho ra nước rồi uống . Công Dụng: Bổ Thận, bổ khí huyết, Cường Dương, bổ phổi, giữ tinh khí, tăng sức khỏe. Ho lâu ngày, yếu mệt. Nhiều mồ hôi, phòng sự suy yếu, Di Tinh, đau lưng nhức gối. (Dược liệu: cần cẩn thận)
Xét về Đông Trùng Hạ Thảo Đông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam... Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...). Quan trọng hơn là trong sinh khối ĐTHT có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phi kể đến cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn c là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs). ĐTHT còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...) Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo. Sưu tập giống của chúng tôi hiện đã có tới 3000 chủng, nhưng mỗi lần có thêm được một chủng vi sinh vật mới là một lần chúng tôi thêm một hy vọng có thể đóng góp cho đất nước một sản phẩm mới. Ai sang Trung Quốc cũng muốn mua làm quà một ít Đông trùng hạ thảo vì danh tiếng của loại dược liệu này quá lớn và đem tặng ai cũng quý. Tại một Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học (CNSH) Trung Quốc đã giới thiệu cho Đoàn chúng tôi việc phân lập thành công nấm Cordyceps sinensis trong Đông trùng hạ thảo và chứng minh được mọi dược liệu đều nằm trong phần hạ thảo chứ không hề có gì trong phần Đông trùng. Vậy là họ đã có trong tay một của quý. Những lần sang Trung Quốc gần đây tôi đã thấy những viên nang Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) trong các vỉ thuốc rất đẹp và với giá rẻ hơn rất nhiều so với mẫu Đông trùng hạ thảo tự nhiên mà chúng ta vẫn thấy bán ở phố Lãn Ông. Năm qua tôi được tham dự một Hội nghị quốc tế về Công nghệ sinh học họp ở Thái Lan và tôi rất ngạc nhiên khi thấy không chỉ có các báo cáo rất sâu về ĐTHT của các nhà khoa học Trung Quốc mà còn có các báo cáo sâu hơn nữa về ĐTHT của các nhà khoa học Mỹ.
Đông Trùng Hạ thảo
"Thần dược Đông Trùng Hạ Thảo" (trích lời GS.Nguyễn Lân Dũng)
1. Đông trùng Hạ thảo (ĐTHT) là gì? Đó là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam .. 2. Thành phần của ĐTHT? Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, D-mannitol, lipid và nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...). Quan trọng hơn là trong sinh khối ĐTHT có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ, trong đó phải kể đến Cordyceps polysaccharide (cordiceptic acid, cordycepin), adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs). ĐTHT còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...). * Cordyceps polysaccharide: Các polysaccharide thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B, hoạt hóa miễn dịch tế bào nhằm nâng cao hệ miễn dịch, kháng virus, ngăn ngừa bệnh thiếu oxy, làm giảm đau, giảm chứng xơ hoá gan, trị viêm gan và bảo vệ gan… * Mannitol: Thành phần diosmol trong manitol có thể tìm thấy ở nhiều thực vật nhưng chỉ Đông trùng Hạ thảo mới có hàm lượng diosmol cao nhất, ngoài công dụng làm giảm mỡ máu, đường máu và cholesterol còn giúp mạch máu giãn nở, phòng chống bệnh tim mạch rất hữu hiệu. * Adenosin: Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá năng lượng của cơ thể. Adenosin giúp cải thiện tuần hoàn ngoại biên và tim mạch; cải thiện năng lực cơ bắp, giảm sinh trưởng của tế bào xấu, tăng lượng oxy trong máu… Vì vậy, việc bổ sung Adenosine hàm lượng cao cho cơ thể là vô cùng cần thiết giúp cơ thể luôn dồi dào năng lượng để hoạt động hiệu quả. 3. ĐTHT là một thần dược? Vì sao chúng được coi như một trong những loại thần dược nổi tiếng khắp thế giới? Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi ĐTHT là vị thuốc có tác dụng "Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm", "Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ", "Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân"; là loại thuốc "Tư bổ dược thiện", có thể chữa được "Bách hư bách tổn". Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định ĐTHT hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh được các tác dụng sau đây của ĐTHT: 1. Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của Cephalosporin A. 2. Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu. 3. Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận 4. Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp. 5. Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim. 6. Giữ ổn định nhịp đập của tim. 7. Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu. 8. Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu. 9. Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch. 10. Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản. 11. Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm. 12. Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể. 13. Hạn chế bệnh tật của tuổi già. 14. Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể. 15. Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể. 16. Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể. 17. Hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể. 18. Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh. 19. Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu. 20. Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch. 21. Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố (hormone). 22. Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng 23. Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao 24. Kháng viêm và tiêu viêm 25. Có tác dụng cường dương và chống liệt dương 4. ĐTHT nuôi cấy qui mô công nghiệp? Một Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học (CNSH) đã giới thiệu việc phân lập thành công nấm Cordyceps sinensis trong Đông trùng Hạ thảo và chứng minh được mọi dược liệu đều nằm trong phần Hạ thảo chứ không hề có trong phần Đông trùng. Vì ĐTHT thu nhặt từ thiên nhiên chỉ có hạn, môi trường tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của ĐTHT lại toàn là các vùng núi non và cao nguyên hiểm trở, xa xôi, cho nên việc chứng minh các hoạt chất đều tập trung trong nấm Cordyceps sinensis và việc thành công trong nuôi cấy ở quy mô công nghiệp (với nồi lên men) hoặc ở quy mô thủ công nghiệp (nuôi trên môi trường xốp trong các lọ miệng rộng có nút bông) sẽ giúp cho người tiêu dùng có thêm cơ hội sử dụng các sản phẩm tốt mà giá cả lại phải chăng. 5. CODYCAP – Đông trùng Hạ thảo Tenamyd CODYCAP được sản xuất hoàn toàn từ Cordyceps Cephalosporium Mycelia nguyên chất, nguồn nguyên liệu tốt nhất từ nhà cung cấp nguyên liệu Đông Trùng Hạ Thảo. Đặc điểm vượt trội của CODYCAP là hàm lượng rất cao Adenosine trong thành phần (5,088.90 mcg/g) (Tài liệu nghiên cứu thực tế bởi BIOFACT LIFE; Analytica Chimica Acta 567 (2006) 218-228) giúp cơ thể luôn dồi dào năng lượng để hoạt động hiệu quả và nhanh chóng xoá đi các triệu chứng mệt mỏi. 6. Sử dụng CODYCAP trong các trường hợp sau: 1, Khi cơ thể mệt mỏi, cần bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sinh lực 2, Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể (nhờ các Polyssachride trong thành phần) 3, Giải độc và bảo vệ tế bào gan trong trường hợp uống nhiều rượu, hút thuốc và dùng các chất cay, nóng hay gây nghiện. 4, Hỗ trợ điều trị ung thư, nhiễm lao hay các bệnh về tim mạch nhờ thành phần Cordycepin và các Cordyceptic acid. 5, Hiệu quả cao trong điều trị ho và viêm phế quản hay các bệnh về hệ hô hấp. 6, Hỗ trợ điều trị giảm đường huyết và chống phóng xạ (Nhờ kích thích tuyến tuỵ bài tiết isulin) 7, Đặc biệt, dùng thường xuyên CODYCAP giúp tăng tuổi thọ, ngăn ngừa và hạn chế quá trình lão hoá, rất tốt cho người già và người suy nhược cơ thể trong thời gian dài.
Thần dược Đông Trùng Hạ Thảo |
Vietsciences-Nguyễn Lân Dũng, Dương Văn Hợp, Phạm Thế Hải 03/10/2005 |
Đông trùng hạ thảo là gì? Đó là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam... Thành phần Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...). Quan trọng hơn là trong sinh khối ĐTHT có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phi kể đến cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn c là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs). ĐTHT còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...) Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo Sưu tập giống của chúng tôi hiện đã có tới 3000 chủng, nhưng mỗi lần có thêm được một chủng vi sinh vật mới là một lần chúng tôi thêm một hy vọng có thể đóng góp cho đất nước một sản phẩm mới. Ai sang Trung Quốc cũng muốn mua làm quà một ít Đông trùng hạ thảo vì danh tiếng của loại dược liệu này quá lớn và đem tặng ai cũng quý. Tại một Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học (CNSH) Trung Quốc đã giới thiệu cho Đoàn chúng tôi việc phân lập thành công nấm Cordyceps sinensis trong Đông trùng hạ thảo và chứng minh được mọi dược liệu đều nằm trong phần hạ thảo chứ không hề có gì trong phần Đông trùng. Vậy là họ đã có trong tay một của quý. Những lần sang Trung Quốc gần đây tôi đã thấy những viên nang Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) trong các vỉ thuốc rất đẹp và với giá rẻ hơn rất nhiều so với mẫu Đông trùng hạ thảo tự nhiên mà chúng ta vẫn thấy bán ở phố Lãn Ông. Năm qua tôi được tham dự một Hội nghị quốc tế về Công nghệ sinh học họp ở Thái Lan và tôi rất ngạc nhiên khi thấy không chỉ có các báo cáo rất sâu về ĐTHT của các nhà khoa học Trung Quốc mà còn có các báo cáo sâu hơn nữa về ĐTHT của các nhà khoa học Mỹ. Đông trùng hạ thảo là một thần dược Vì sao chúng được coi như một trong những loại thần dược nổi tiếng khắp thế giới?. Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi ĐTHT là vị thuốc có tác dụng "Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm" , "Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ", "Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân"; là loại thuốc "Tư bổ dược thiện", có thể chữa được "Bách hư bách tổn". Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định ĐTHT hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. Liều uống ĐTHT an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên 45g/1kg thể trọng. Cordyceps militaris (Nhộng trùng thảo) Cordyceps capitata Cordyceps ditmarii Cordyceps gracilis Cordyceps sphecocephala Ứng dụng của Đông trùng dạ thảo: Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh được các tác dụng sau đây của ĐTHT: 1-Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của Cephalosporin A. 2-Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu. 3-Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận 4-Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp 5-Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim 6- Giữ ổn định nhịp đập của tim 7-Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu 8- Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu 9-Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch 10-Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản. 11-Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm 12-Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể 13- Hạn chế bệnh tật của tuổi già 14-Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể 15- Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể 16- Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể 17- hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể 18- Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh 19-Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu 20-Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch. 21-Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố (hormone). 22- Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng 23- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao 24- Kháng viêm và tiêu viêm 25- Có tác dụng cường dương và chống liệt dương
Vì ĐTHT thu nhặt từ thiên nhiên chỉ có hạn, môi trường tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của ĐTHT lại toàn là các vùng núi non và cao nguyên hiểm trở, xa xôi, cho nên việc chứng minh các hoạt chất đều tập trung trong nấm Cordyceps sinensis và việc thành công trong việc nuôi cấy ở quy mô công nghiệp (với nồi lên men) hoặc ở quy mô thủ công nghiệp (nuôi trên môi trường xốp trong các lọ miệng rộng có nút bông) |
. |
No comments:
Post a Comment