Saturday, December 10, 2011

10/12 Iran những ngày cận kề chiến tranh


Cập nhật 10/12/2011 08:00:00 AM (GMT+7)

Nguy cơ Iran bị tấn công quân sự đã khiến cuộc sống thoải mái và yên bình mà người dân nước này đang được hưởng bị đảo lộn và mở ra một kỷ nguyên mới của sợ hãi và đấu tranh. 

Giống như nhiều người Iran khác, Maryam Sofi nói, phương Tây và Iran đang mắc kẹt trong một cuộc chơi nguy hiểm. "Không rõ chiến tranh có nổ ra không nhưng tôi lo lắng cho gia đình và đất nước", giáo viên đại học Sofi, 42 tuổi, mẹ của hai đứa con nói. "Suốt đêm, tôi không ngủ được và suy nghĩ về sự phá hủy và đổ máu nếu Israel và Mỹ tấn công Iran".
Mỹ và Israel không loại trừ dùng quân sự chống lại các cơ sở hạt nhân Iran nếu ngoại giao không giải quyết được tranh chấp về chương trình mà hai nước trên nghi là Iran đang tiến hành để phát triển vũ khí nguyên tử.
Tại Washington hôm 8/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói, Mỹ đang cân nhắc mọi lựa chọn với Iran và sẽ phối hợp với các đồng minh để ngăn chặn Tehran có được vũ khí hạt nhân. "Không có lựa chọn nào được loại bỏ, nghĩa là tôi cân nhắc mọi khả năng", người đứng đầu nước Mỹ nói.
Trừng phạt và gây sức ép ngoại giao dường như là lựa chọn hành động của Washington. Trong khi đó, Israel lại phát đi nhiều tín hiệu lẫn lộn, làm người Iran lo sợ.
Với giọng nói át cả tiếng búa tại mọt khu chợ đông đúc ở Tehran, Ali - một người bán quả hạch khuyến khích khách hàng tích trữ sản phẩm mình đang bán bằng tuyên bố: "Mua và tích trữ nào! Sắp có chiến tranh".
Căng thẳng giữa Iran và phương Tây đã tăng cao sau khi các sinh viên theo đường lối cứng rắn tấn công hai tòa nhà ngoại giao Anh ở Tehran vào tuần trước để phản đối lệnh trừng phạt mới áp đặt lên nước này sau khi cơ quan hạt nhân Liên Hợp Quốc ra báo cáo nói, Iran đang săn lùng vũ khí hạt nhân.
Anh đã đóng cửa sứ quán tại Iran và Pháp, Đức, Italia, Hà Lan cũng triệu tập phái viên ở Iran về nước.
Cuộc di cư ngoại giao, cộng thêm sự ra đi của các doanh nghiệp nước ngoài đóng tại Tehran làm bầu không khí căng thẳng tại thủ đô của Iran tăng cao, tới mức chưa ai từng thấy kể từ khi cuộc chiến với Iraq bùng nổ vào những năm 1980 hay kể từ vụ náo loạn xảy ra trước cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, vốn lật đổ người được Mỹ hậu thuẫn.
"Người nước ngoài đang rời khỏi Iran...Chẳng phải là họ đang muốn đánh Iran sao", một giáo viên tên là Mina nói.

Jane Heshmatzadeh, 59 tuổi, một trong số những phụ nữ phương Tây kết hôn với người Iran, đang bị giằng xé giữa nỗi lo bị tấn công với việc trung thành với Iran. "Nhà tôi ở đây. Không dễ từ bỏ và để lại mọi thứ phía sau", Swede, đã sống được 21 năm kể từ khi kết hôn với một doanh nhân Iran.
Và nhiều người Iran cũng chất chứa sợ hãi vì những tin đồn về điều gì sẽ xảy ra nếu chiến tranh bùng nổ. "Trong trường hợp có một vụ tấn công...chúng tôi sẽ bị giam lỏng trong nước...biên giới sẽ bị đóng cửa", Zahra Farzaneh, 82 tuổi, có con trai đang sống tại Mỹ nói. "Tôi sẽ chết mà không được nhìn cháu một lần nữa".
Tehran phủ nhận rằng chương trình hạt nhân của nước này mờ ám và nó là nhằm mục đích hòa bình. Iran khẳng định đang phát triển công nghệ để tạo ra điện chứ không phải tạo nên một quả bom nguyên tử.
Các nhà phân tích nhận định, Tehran có thể trả đũa bất cứ một cuộc tấn công quân sự nào bằng việc phát động những cuộc đánh lén tại vùng Vịnh và đóng cửa eo Hormuz. Khoảng 40% số lượng dầu rời vùng Vịnh phải đi qua con đường chiến lược này.
Các công dân Iran, đã cảm nhận được tác động của lệnh trừng phạt của quốc tế, đang bắt đầu có những biện pháp phòng ngừa. Trên các trang truyền thông xã hội như Twitter và Facebook, những người Iran lưu vong nói về những lo ngại của họ, trao đổi quan điểm về việc làm thế nào để giúp người thân trong trường hợp Iran bị tấn công.
"Đó sẽ là một cuộc chiến khủng khiếp...Sau cuộc tấn công đầu tiên, Iran và cả khu vực sẽ trở thành vùng chiến" Hossein Alaie, một chủ cửa hiệu ở trung tâm Tehran cho biết. "Họ sẽ phá hủy mọi thứ. Tôi đang tích trữ hàng hóa và cũng khuyên họ hàng của tôi làm như vậy".
Giới phân tích phương Tây nói, việc các đại sứ quán phương Tây ở Iran đóng cửa - cắt các kênh giao tiếp, sẽ làm cho việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho tranh chấp hạt nhân trở nên phức tạp.
Tại Tehran hiện giờ nhu cầu với ngoại tệ mạnh cũng tăng cao, phản ánh lo sợ chiến tranh của người dân. "Mọi người đang chuyển đổi tài sản. Một số người bán nữ rang hoặc rút tiền khỏi tài khoản và bán cổ phiếu để mua đôla", Hamid, một người buôn bán tiền trên một đường phố nhộn nhịp tại nam Tehran
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi cũng pha trộn với sự thách thức.
"Mỹ có những vấn đề về kinh tế và muốn giải quyết nó bằng cách tấn công Iran...Tôi sẵn sàng đổ máu vì đất nước", một thành viên lực lượng Basij theo đường lối cứng rắn nói.
Giá các mặt hàng cần thiết cơ bản như bánh mỳ, thịt và vận chuyển đã tăng vọt, đôi khi là hơn 50% trong những tháng vừa qua. Dù giá cả tăng vọt song nhiều cửa hàng rau quả và chợ vẫn được tích trữ hàng hóa đầy đủ.

No comments:

Post a Comment