Sunday, November 13, 2011

Haiku và Thơ Con Cóc


http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=784


Con ếch (Matsuo Basho - 松尾笆焦, Nhật Bản) - (Haiku & thơ Con Cóc)
Matsuo Basho - 松 尾 笆 焦 (1644- 1694) * đăng lúc 12:40:55 PM, Apr 21, 2010 * Số lần xem: 3750
Hình ảnh

#1
(Con ếch) (Matsuo Basho - 松尾笆焦, Nhật Bản)

Thể thơ: hài cú (haiku)


古池や
蛙飛び込む
水の音

Bài 041 (Con ếch) (Người dịch: Nhật Chiêu)

Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao.

Phiên âm:

Furuikeya
Kawazu tobikomu
Mizu no oto

Ý kiến bạn đọc


Haiku và Thơ Con Cóc

Phạm Thế Định


Trong số báo Sống số 11, đề ngày 07 Tháng Năm vừa qua, tôi có đọc thấy bài viết của Đỗ Minh Tuấn bàn luận về đề tài "thơ con cóc" với Nguyễn Hưng Quốc, đề tài hấp dẫn và lập luận của hai phê bình gia văn học, một trong nước, một hải ngoại cũng lý thú lắm. Nhất là vì bài đó có đề cập tới một bài thơ Haiku Nhật Bản nói về "con ếch", được dùng như một bài thơ tiêu biểu phản đề cho bài "con cóc" nên cầm lòng không đậu mà phải viết cho bạnđây.


Đỗ Minh Tuấn đem nàng thơ nói về "con ếch" Nhật Bản, để đối với bài thơ nói về "con cóc" của Việt Nam cũng là một ý kiến ngộ nghĩnh, và xét ra, khôn khéo trong chiến thuật: Bài thơ "con cóc" là một bài thơ không biết được sáng tác bởi ai (vô danh), được lưu truyền trong nhân gian, thể thơ không theo luật, vận gì cả, hoàn toàn tự do; từ xưa đến nay bị coi là dở, và còn được dùng để chỉ loại thơ dở. Trong khi bài thơ nói về "con ếch" là một bài thơ Haiku, của thi hào Nhật Bản là Bashò đã sáng tác, rất nổi danh trên thế giới\. So sánh như vậy là cố tình đem một mỹ nhân trong một bức tranh mộc bản của Nhật Bản đặt bên Thị Nở của Việt Nam.


Tuy vậy, mới thoáng trông, nàng "con cóc" có vẻ thiên về văn chương "bình dân" đơn giản, cục mịch, trong khi bài "con ếch" có vẻ thiên về văn chương "bác học", đẹp đẽ, cao siêu\. Nhưng nếu suy đến cùng, thì lại va vào sự giới hạn của định nghĩa: ranh giới giữa "bình dân" và "bác học", hay nói một cách khác, một bài thơ bình dân cũng có thể được hiểu theo tính bác học, chẳng hạn như Nguyễn Hưng Quốc đã khai triển tính "tư tưởng" của bài thơ "con cóc".


Rồi ra, cuộc tranh luận về "vẻ đẹp" của nàng thơ "con cóc" và bài thơ nói về "con ếch" dĩ nhiên còn tùy ở hai tay bút phê bình này, và người dự khán là độc giả bốn phương. Có thể cả hai bài thơ đều sẽ giựt giải hoa hậu "cóc-ếch" nhờ tài bình luận của hai cây bút trong văn đàn Việt Nam. Riêng tôi chỉ xin nhân dịp này, giới thiệu sơ về thể thơ Haiku Nhật Bản qua một số tài liệu của những người đã nghiên cứu về thể thơ này. Mong rằngnhư vậy sẽ giúp cho quý độc giả và bạn dễ tiêu cái vấn đề hóc búa này hơn.


Haiku là tiếng Nhật, nếu đọc đúng như tiếng Nhật thì cái tên này phải được đọc là "Hai Kư". Để tránh những hiểu lầm tai hại, nhiều người Việt đã đọc thẳng âm Hán Việt là "Hài Cú".


Thể thơ này bắt nguồn từ một thể thơ cổ của Nhật, vào khoảng thế kỷ thứ 6. Cho đến thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 16, thể thơ cổ này được biết dưới dạng Haikai no Renga (Liên Ca Bài Hài: có nghĩa là những bài thơ nối tiếp nhau có thể ca hay hát được, bài hay hài đều có nghĩa là có vần điệu để có thể hát hay ngâm. Do đó có người Việt còn gọi thể thơ này là "Bài Kú", cú là câu).


Những bài thơ thuộc thể "Liên Ca Bài Hài" này có bài dài, bài ngắn.


Bài dài được gọi là Chôka (trường ca), bài ngắn được gọi là Tanka (đoản ca). Nếu ta ví một cách "sơ khởi" và thiếu suy luận nghiêm túc nhưng để dễ hiểu thì ở nước ta có một thể thơ cũng để hát hay ca được, đó là thể "hát nói", mà vào thế kỷ 19 rất thịnh hành ở Việt Nam, với các thi sỹ nổi tiếng là Dương Khuê, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến...


Sự ví von tạm thời chỉ có thể ngừng ở đó, nếu không liều lĩnh mà cho rằng những bài "Liên Ca Bài Hài" này cũng giống như những bài hát nói của Việt Nam, ở chỗ đều có một phần thơ ngâm mở đầu.Trong thơ hát nói, các cụ gọi là "Mưỡu Đầu", làm theo thể lục bát. Trong thơ "Liên Ca Bài Hài", người Nhật gọi là Hokku (một lần nữa xin đọc là Hốc Kư, chứ không phải là Hốc Cu, âm Hán Việt là Phát Cú).


Phát Cú là những câu để bắt đầu\. Trong phần "Phát Cú", người Nhật có đoạn thơ 5 dòng (hay câu), mà cấu trúc trên số âm tự mỗi dòng là 5-7-5-7-7. Haiku là thể thơ được làm ra từ phần "Phát Cú" với 3 dòng 5-7-5. Dòng đầu 5 âm tự, dòng thứ hai 7 âm tự, dòng thứ ba 5 âm tự.


Toàn bài thơ Haiku "cổ truyền" chỉ có 17 âm tự tất cả. Xin mở ngoặc ở đây là tiếng Nhật là một tiếng đa âm. Thí dụ "Việt Nam" đọc theo tiếng Việt gồm hai đơn âm: âm "Việt" và âm "Nam", nhưng người Nhật đọc ra là 5 âm : Bi Ết Tô Nam Mư\. Nếu một câu thơ Haiku mà viết với hai chữ "Việt Nam", câu thơ này được viết với 5 âm tự, và như thế đã có thể là một dòng trong thể thơ Haiku Nhật Bản rồi.


Thơ Haiku được nổi danh vì chỉ với 17 âm tự mà tác giả đủ ghi lại được cảm xúc cao độ nhận thức ngay thực tại trước một sự kiện, trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Mặc dầu khi được sáng tác trong những ngôn ngữ khác (Việt, Anh, Pháp...), những bài thơ Haiku này không thể phát ra những âm như khi được ngâm bằng tiếng Nhật (thường tận cùng bằng những âm A, I, Ư, E, Ô), nhưng thể thơ cô đọng này vẫn được nhiều người ưa thích. Những thể thơ của các nước Á Đông khác như lục-bát (Việt Nam), Thất Ngôn Bát Cú (Trung Hoa)... không có được tính phổ quát thế giới này.


Đã viết là một bài thơ Haiku chỉ có 17 âm tự, gồm 3 dòng 5-7-5, chắc nay tôi phải nhấn mạnh rằng đó là thơ Haiku "căn bản, cổ truyền". Trên thực tế, cũng có bài thơ Haiku cổ truyền thoát ra khỏi lề luật, nhưng nói chung là sự phá lệ được coi là hiếm. Thơ Haiku có vần hay không? Câu trả lời là nếu có chăng nữa, thì lối gieo vần trong thể thơ này không thành lề luật nhất định, chúng ta thử đọc bài thơ nói về "con ếch" của Bashò (Matsu O Bashò: Tùng Vĩ Ba Tiêu, 1644-1694) bằng tiếng Nhật xem sao:


Furu ike ya
Kawazu tobi koma
Mizu no oto
Đại khái đọc là
Phưrư ikê ya
Cagoadư tôbi kôma
Midư nô ôtô
Tạm Dịch (không theo thể hài cú):
Cái ao cũ An old pond
Một con ếch nhảy vào a frog jumps in
Âm thanh của nước Sound of water (Matsuyama)
Vần ở đây gieo giữa 3 dòng, và chữ cuối của dòng đầu vần với chữ cuối của dòng thứ hai\. Nhưngtrong một bài Haiku của một thi hào khác là Buson (Vu Thôn, 1716 - 1784):
Hashi nakute
Hikuren to suru
Haru no mizu


Đại khái đọc là
Hasi nakưtê
Hikưren tô sưrư
Harư nô midư


Tạm dịch (không theo thể hài cú):


Vì không có cầu
Ánh mặt trời mãi chiếu
Nước mùa xuân
Vần ở đây lại chỉ nằm trong hai câu 2 và 3. Do đó có thể nói là cách gieo vần trong thể thơ Haiku là không nhất định, chỉ dựa vào thanh âm gợi cảm trong tiếng Nhật mà thôi. Một bài thơ Haiku ngoài cấu trúc 3 dòng 17 âm tự, còn theo một vài lễ luật căn bản:
- Luật tinh tuyền: toàn bài thơ chỉ là một tâm trạng, không vay mượn, chắp vá những cảm xúc khác.
- Luật hiện tại: Khoảng khắc "hiện tại" đóng vai trò chủ thể trong thơ Haiku, có thể được ví nhưmột tấm hình chụp một sự kiện trong khoảng khắc đó.
- Luật không gian, thời gian, sự kiện: xác định chỗ nào, khi nào, việc nào.


Những quy luật đó đã được những người dạy làm thơ Haiku bằng tiếng Anh tóm lại thành 4 điều:
1/ - 3 giòng ngắn (tôn trọng được 17 âm tự, 5-7-5 thì tốt, nếu không 15 âm tự thì vừa)
2/ - dùng 1 chữ nói về mùa (chẳng hạn hoa hướng dương chỉ mùa hạ, tuyết chỉ mùa Đông, lá úa chỉ mùa Thu...)
3/ - dùng 1 chữ diễn tả sự cắt một hành động (chẳng hạn chữ stop)
4/ - không vần, không dùng ẩn ý (no rhyme or metaphor).


Bài thơ sau đây của một cậu bé học lớp 6 trường tiểu học Nicole Canford (Canada) đã được tạp chí Haiku Japan Air Lines 1991 đánh giá là xuất sắc (với phần tạm dịch không theo thể hài cú):
Like a fresh spring breeze
The children on bicycles
Ride along the street


Như gió xuân tươi mát
Những đứa trẻ trên những xe đạp
Chạy dọc theo con đường
Bài này hay vì theo đúng luật tinh tuyền: tâm trạng tươi trẻ từ đầu đến cuối bài; luật hiện tại: những đứa trẻ đang đạp xe; và luật không gian, thời gian, sự kiện: trên con đường, mùa xuân, những đứa trẻ đạp xe.


Để chấm dứt lá thư kỳ này, tôi xin chép lại một nhận định đã được một người nghiên cứu thơ Haiku là Rodrigo de Siquira nêu ra là: "More than inspiration, it needs meditation, effort and mainly perception to compose a real Haiku" (Để sáng tác một bài thơ Haiku đúng nghĩa, cần sự suy tưởng sâu xa, sự cố gắng và sự nhận thức chủ thể hơn là nguồn cảm hứng).
Ngoài ra, trong lúc viết lá thư này, tôi đã dùng một số dữ kiện của Vi An, tác giả cuốn "Phù Tang Tạp Lục" do "Làng Văn" xuất bản vào năm 1994, trong đó có bài "Đôi nét đan thanh về hài cú" mà tôi xin giới thiệu với bạn, và quí độc giả để tìm đọc nếu muốn hiểu thêm về thể thơ trên. Còn với những điều cơ bản trình nàngy ở trên, tôi chỉ mong đóng góp cho cuộc bình luận về thơ nói về con ếch của Nhật, và thơ con cóc của Việt Nam trên diễn đàn văn học Việt Nam được thêm phần lý thú mà thôi.



From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 10 November 2011 10:17 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tiếng hát Duy Trác

 

Đừng lừa dối nhau-Y Vân-Duy Trác

http://www.youtube.com/watch?v=pB5xFpgouFA

Xuan Tha Huong - Duy Trac



http://www.youtube.com/watch?v=iZu8mbVFtOg&feature=related

Thu Trên Đảo Kinh Châu-Nhạc:Lê Thương-Duy Trác

http://www.youtube.com/watch?v=bnEWo__wl8g&feature=related

Tôi Xa Người (Phạm Anh Dũng - Du Tử Lê) Duy Trác



http://www.youtube.com/watch?v=xiZdcknIGB4&feature=related

Doi mat nguoi Son Tay - Z (Pham Dinh Chuong - Duy Trac)



http://www.youtube.com/watch?v=ryMNC4lu5uY&feature=related

Mộng Dưới Hoa- Duy Trác.wmv


http://www.youtube.com/watch?v=DdgzdLJYjXY&feature=related


Áo Lụa Hà Đông - Duy Trác - V1 - HNC



http://www.youtube.com/watch?v=uD4Fr31T-PY

Em tôi - Nhạc: Lê Trạch Lựu, Ca Sĩ: Duy Trác, Thực hiện PPS: Doanh Doanh


http://www.youtube.com/watch?v=bB1iUsDDwG4&feature=related


b 1 Mat biec Duy Trac



http://www.youtube.com/watch?v=gXEKc36C4vo&feature=related

Ta Tu -To Vu -Duy Trac -LienNhu (HD)



http://www.youtube.com/watch?v=0qN75UFJExI&feature=related

Hoai Cam-Cung Tien-Duy Trac-Liennhu



http://www.youtube.com/watch?v=RFDTgpCFM5c&feature=related

Toi Se Dua Em Ve-Y Van -Duy Trac -LienNhu (HD)

http://www.youtube.com/watch?v=02jMQwZcuKM&feature=related

Dep Giac Mo Hoa -HoangTrong -Duy Trac



http://www.youtube.com/watch?v=sz_Hw3fMmgk&feature=related












































From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: """exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; """Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com""" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, 8 November 2011 6:49 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tiếng hát Quang Dũng & Fw: Vui và triết lý

 
Nghệ thuât tạo video clip

Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng - Quang Dũng

http://www.youtube.com/watch?v=GnVkogsR8AE&feature=related

VÌ ĐÓ LÀ EM - Quang Dũng



http://www.youtube.com/watch?v=mbgFiPMwq90&feature=related

Anh Còn Nợ Em - Quang Dũng



http://www.youtube.com/watch?v=7UdIcClGojk&feature=related

Dấu chân địa đàng ( Trịnh Công Sơn ) - Quang Dũng.flv

http://www.youtube.com/watch?v=WfPWiXDxmM8&feature=related


KHÚC THỤY DU - Quang Dũng

http://www.youtube.com/watch?v=rGXwao-z4-Y&feature=related

Hạ trắng



http://www.youtube.com/watch?v=kIgnl4rZhOk&feature=related




D~
















 









----- Forwarded Message -----
From: TRAN QUANG NIEM < >
To:  ...............
Sent: Tuesday, 8 November 2011 1:21 PM
Subject: Vui và triết lý


 

Đọc để suy gẫm...





Không chỉ là chuyện vui đơn thuần
nhưng còn chứa đựng một số triết lý và nguyên tắc kinh doanh


1. Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận.
Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án.
Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái.
Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.
Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!



2. Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội.
Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài.
Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện "nghề nghiệp" và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.
Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!



3. Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì.
Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.
Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.



4. Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: "Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!". Cảnh sát ngạc nhiên: "Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí "nhạy cảm" như thế, mà cô không phát hiện ra?". Cô nàng gái ế thút thít: "Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?"
Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.


5. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh.
Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: "Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!".
Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.
Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.


6. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể.
Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô.
Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm.
Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!
Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!


















From: Dzung T <thedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, November 13, 2011 3:42 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Haiku và Thơ Con Cóc


No comments:

Post a Comment