Sunday, October 23, 2011

23/10 Báo chí Trung Quốc đưa tin bình luận về cái chết của Gaddafi

Sun, 10/23/2011 - 03:52 — trandongduc
BBC Việt Ngữ đã có bài ghi nhận và tổng hợp các dư luận truyền thông của Việt Nam sau cái chết của đại tá Gaddafi cho rằng đưa tin chậm. BBC Hoa Ngữ cũng có bài tổng hợp tương tự vì hai nước cộng sản này từng có phong trào thần tượng hóa về nhân vật này trong các trào lưu chống Mỹ thời xưa.
Đặc biệt Trung Quốc tỏ lòng xót xa vì công lao gây mầm tạo dựng cơ sở với Libya bấy lâu nay đã bị tán loạn, phải huy động cả đội quân sang bốc người về. Gaddafi vào thời bị "lên đồng" nhất đã từng nhận định rằng rằng Khổng Giáo Trung Quốc sẽ đối đầu với Cơ Đốc giáo Tây Phương và chúc cho Trung Quốc thắng lợi.
Theo BBC Hoa Ngữ thu thập: Tân Hoa Xã nhận định rằng cho dù gia tộc Gaddafi đi vào hồi chung kết, nhân dân Libya bước vào giai đoạn mới nhưng không phải tương lai tưởng như hoa hồng. Vẫn còn đó những thử thách phía trước mà chính quyền mới ở Libya phải đối diện.
Hoàn Cầu Thời Báo thì cho rằng cho dù Gaddafi đã chết nhưng chắc gì chiến tranh đã kết thúc, liệu rồi người dân Libya có thể xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn chăng. Dẫn lời một chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông của đại học Bắc Kinh cho rằng lực lượng ủng hộ Gaddafi vẫn còn hoạt động như xưa. Cái chết của Gaddafi có thể làm kích động các mâu thuẫn dẫn đến xung đột xã hội. Bài báo cũng trích lời chuyên gia Trần Song Khánh thuộc học viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc nói rằng cái chết của Gaddafi đối với NATO và chính quyền chuyển tiếp chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà thôi.
Kinh Hoa Thời Báo có bài " Hậu Gaddafi, Libya đối mặt với thử thách trùng trùng" thì cho rằng thành phần trung thành với Gaddafi nay phân tán trong quần chúng sẽ trở thành thành phần khủng bố cực đoan chắc làm rối loạn xã hội mà thôi.
Ngoài ra, sự sắp xếp quyền lợi và quan chức cũ, quyền lợi các bộ lạc cũng sẽ trở thành xung đột. Bài báo này còn nhận định rằng Libya sẽ là một Iraq mới.
Văn Vựng Báo thì nói rằng Gaddafi chết như thế là một kết cục có vẻ tốt đẹp. Không giống như Saddam Hussein bị thẩm vấn căng thẳng, bị sỉ nhục tới giá treo cổ. (Đâu có ai muốn như thế)
Về mặt lợi ích kinh tế, Libya có những lợi ích không đồng đều với các nước, Gaddafi chết rồi làm bọn họ trở lại nơi này bằng những con đường bằng phẳng hơn.
Cuối cùng là NATO quá vui mừng vì hành động của NATO từ lúc đầu chỉ để giết chết Gaddafi nhưng không dám ra mặt bởi vì tuyên chiến với một quốc gia mà trực tiếp giết chết nguyên thủ là không hợp pháp. (Gaddafi chết trong tay dân Libya)
Ương Quảng Tân Văn của đài Tiếng Nói Trung Quốc nhận định sự kiện này như là một bài học chính trị cho nhiều nhà cầm quyền ở Trung Đông nên nhìn như thế nào qua cái chết của Gaddafi.
Rất nhiều nhà cầm quyền Trung Đông sợ bài học này mà ngàn vạn lần sẽ không chuyển giao quyền lực, ngàn vạn lần không tỏ ra yếu thế. Bởi vì chuyển giao quyền lực hoặc tỏ ra yếu thế, kết cục sẽ rất bi thảm.
Nam Phương Đô Thị Báo nhìn vấn đề ở góc cạnh khác ở phong cách bi kịch là nhân dân Libya đã bỏ rơi Gaddafi để nhà lãnh tụ này cuối cùng không đạt được ước mơ cuối cùng là được chết trong túp lều (lý tưởng) mà phải trốn trong một ống cống để rồi bị phe đối lập giết chết.
Các cơ quan truyền thông của Trung Quốc tỏ ra trầm ngâm và tiêu cực nhìn về tương lai của Libya.
Trong lúc đó Hoàn Cầu Thời Báo là nơi có những bài bình luận quyết tâm hơn chỉ trích ý đồ của NATO và Mỹ. Một mục thăm dò trên luận đàm của tờ báo điện tử này có tựa đề: "Gaddafi xong rồi, Mỹ tính đánh nước nào kế tiếp".
Các lựa chọn đưa ra gồm có trên 10 nước từ Bắc Hàn, Iran, Syria, Venezuela, Cuba, Pakistan cho tới Trung Quốc…
Trần Đông Đức

No comments:

Post a Comment