30/07/2011 | 10:25:00
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-Gwan (trái) và ông Stephen Bosworth. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 29/7, Mỹ đã kết thúc cuộc đàm phán hạt nhân với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên với thông điệp rằng quan hệ giữa hai bên sẽ tốt hơn nếu Bình Nhưỡng chứng tỏ cam kết chắc chắn về việc từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Phát biểu sau cuộc hội đàm hai ngày tại New York với Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-Gwan, Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, ông Stephen Bosworth cho biết: "Chúng tôi nhắc lại rằng con đường đang rộng mở cho Bình Nhưỡng hướng tới việc nối lại các cuộc đàm phán, cải thiện quan hệ với Washington và sự ổn định khu vực quy mô lớn hơn nếu Triều Tiên thể hiện qua các hành động cho thấy rằng nước này ủng hộ việc nối lại tiến trình đàm phán sáu bên như một đối tác tận tâm và có tính xây dựng."
Trong khi đó, trả lời các phóng viên, Thứ trưởng Kim Kye-Gwan cho biết "các cuộc đàm phán diễn ra mang tính xây dựng và thiết thực" và ông sẽ tiếp tục giữ liên lạc với ông Bosworth cũng như các nhà ngoại giao Mỹ. Hai bên không cho biết về lập trường đàm phán cũng như thời điểm diễn ra cuộc gặp tiếp theo.
Các cuộc đàm phán giữa ông Bosworth và phái đoàn Triều Tiên do Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-Gwan dẫn đầu là những cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi ông Bosworth tới Bình Nhưỡng hồi tháng 12/2009.
Vào năm 2005, Triều Tiên đã đồng ý trên nguyên tắc với Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga về việc từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lại viện trợ kinh tế và quan hệ tốt hơn.Tuy nhiên, đến tháng 12/2008, Triều Tiên đã rút khỏi cuộc đàm phán về vấn đề giải trừ hạt nhân với năm nước nói trên.
Cho đến nay, Washington vẫn duy trì quan điểm rằng Bình Nhưỡng phải có hành động từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi hai bên chấm dứt sáu thập kỷ căng thẳng.
Liên quan vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng cuộc hội đàm vừa diễn ra là động thái thăm dò nhằm xác định liệu Bình Nhưỡng có sẵn sàng thực hiện thỏa thuận năm 2005 và có "những bước đi cụ thể và không thể đảo ngược hướng tới phi hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên hay không./.
Phát biểu sau cuộc hội đàm hai ngày tại New York với Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-Gwan, Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, ông Stephen Bosworth cho biết: "Chúng tôi nhắc lại rằng con đường đang rộng mở cho Bình Nhưỡng hướng tới việc nối lại các cuộc đàm phán, cải thiện quan hệ với Washington và sự ổn định khu vực quy mô lớn hơn nếu Triều Tiên thể hiện qua các hành động cho thấy rằng nước này ủng hộ việc nối lại tiến trình đàm phán sáu bên như một đối tác tận tâm và có tính xây dựng."
Trong khi đó, trả lời các phóng viên, Thứ trưởng Kim Kye-Gwan cho biết "các cuộc đàm phán diễn ra mang tính xây dựng và thiết thực" và ông sẽ tiếp tục giữ liên lạc với ông Bosworth cũng như các nhà ngoại giao Mỹ. Hai bên không cho biết về lập trường đàm phán cũng như thời điểm diễn ra cuộc gặp tiếp theo.
Các cuộc đàm phán giữa ông Bosworth và phái đoàn Triều Tiên do Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-Gwan dẫn đầu là những cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi ông Bosworth tới Bình Nhưỡng hồi tháng 12/2009.
Vào năm 2005, Triều Tiên đã đồng ý trên nguyên tắc với Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga về việc từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lại viện trợ kinh tế và quan hệ tốt hơn.Tuy nhiên, đến tháng 12/2008, Triều Tiên đã rút khỏi cuộc đàm phán về vấn đề giải trừ hạt nhân với năm nước nói trên.
Cho đến nay, Washington vẫn duy trì quan điểm rằng Bình Nhưỡng phải có hành động từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi hai bên chấm dứt sáu thập kỷ căng thẳng.
Liên quan vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng cuộc hội đàm vừa diễn ra là động thái thăm dò nhằm xác định liệu Bình Nhưỡng có sẵn sàng thực hiện thỏa thuận năm 2005 và có "những bước đi cụ thể và không thể đảo ngược hướng tới phi hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên hay không./.
(TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment