Friday, July 22, 2011

1607 'Không thể coi mại dâm là một nghề'



Trước ý kiến cho rằng nên hợp pháp hóa hoạt động mại dâm, chiều 15/7, Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Thị Hà khẳng định pháp luật Việt Nam không coi mại dâm là một nghề, cần tích cực phòng chống tệ nạn này.
Những ‘phố đèn đỏ’ ở Hà Nội / ‘Chợ tình’ trước công viên

Chiều 15/7, tại Hà Nội, trong buổi báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng chống mại dâm, cai nghiệm phục hồi 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011, Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Lê Thị Hà cho biết, sẽ tiếp tục phải phòng chống tệ nạn này.
"Trong giai đoạn 2011-2015, xuất phát từ đặc điểm truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục... pháp luật Việt Nam một lần nữa khẳng định không thể coi mại dâm là một nghề và phòng chống mại dâm tiếp tục được coi là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội", bà Hà nhấn mạnh.
Theo bà Cục phó, phải kìm hãm và giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm bởi nó làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gia đình, xã hội. Mại dâm và tình dục không an toàn đã, đang và sẽ là một trong những nguyên nhân làm lây truyền HIV-AIDS.
Ảnh: Nguyễn Vũ.
Hai má mì tuổi 17 bị bắt trong vụ đột kích mại dâm khách sạn ở Thái Nguyên. Ảnh: Nguyễn Vũ.
"Ngày 28/6, tại hội thảo ở Quảng Ninh, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, vì nhiều hoàn cảnh xô đẩy mà phụ nữ phải bước vào con đường mại dâm nên phải giúp đỡ để họ tiếp cận các dịch vụ xã hội và làm họ bớt tổn thương. Đấy là ý tưởng duy nhất mà bộ trưởng nhấn mạnh chứ không có nghĩa coi mại dâm là một nghề", Cục phó Lê Thị Hà nói thêm.
Bà Hà cho rằng, Việt Nam đang đấu tranh phòng chống mại dâm trong điều kiện thuận lợi bởi có sự quyết tâm của Đảng, Chính phủ và Bộ có kinh nghiệm từ những năm trước cũng như qua học tập cách làm của nhiều nước.
Cục phó Lê Đức Hiền thông tin thêm, trong 6 tháng đầu năm đội kiểm tra liên ngành phòng chống mại dâm đã phát hiện gần 10.000 cơ sở vi phạm, phạt tiền 7 tỷ đồng và thu hồi giấy phép của 251 cơ sở. Lực lượng công an cũng triệt phá 380 vụ, bắt gần 750 gái bán dâm, hơn 470 khách mua dâm và 300 chủ chứa, môi giới. Hơn 14.800 người bán dâm đang được quản lý qua hồ sơ, và 1.300 người đang được chữa trị, giáo dục.
Ông Hiền đánh giá tình hình tệ nạn mại dâm tại các địa phương vẫn phức tạp, do có sự biến tướng trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, mại dâm trá hình, mại dâm sử dụng công nghệ thông tin hiện đại và mại dâm tại khu vực biên giới tiếp tục gia tăng.
Ảnh: Nguyễn Lê.
Các quán cà phê trá hình trên phố Phan Đăng Lưu (Hà Nội) hoạt động công khai từ nhiều năm nay nhưng chính quyền địa phương cũng đành "bó tay". Ảnh: Nguyễn Lê.
Nhắc tới hạn chế của công tác phòng chống mại dâm, ông Hiền chia sẻ, hiện đội ngũ cán bộ chuyên trách về phòng chống mại dâm ở các cấp, nhất là cơ sở còn thiếu, kiêm nhiệm nhiều việc. Kinh phí cho hoạt động ở một số tỉnh còn chậm và thấp. Trung bình mỗi tỉnh chi 200 triệu đồng một năm cho công tác phòng chống mại dâm.
Thêm vào đó, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa thực sự sâu sát. "Nếu nạn mại dâm hoạt động công khai thì chứng tỏ địa phương chưa sâu sát hoặc có thể nơi đó tập trung lực lượng để xử lý ma túy nên sao nhãng mại dâm”, ông Hiền nói.
Trước nhiều ý kiến cho rằng nên công khai hóa mại dâm và lập "phố đèn đỏ", Cục phó Lê Đức Hiền chia sẻ: "Đây có thể là một cách để suy nghĩ. Nhưng trình độ quản lý ở ta hiện nay chưa thể làm được. Nếu đưa mại dâm hoạt động công khai ở khu phố nào đó, chưa thể đảm bảo quản lý được khu vực này và như vậy ở các khu lân cận liệu có quản lý được? Không cẩn thận, mại dâm sẽ bùng phát".
Tiến Dũng
Ý kiến bạn đọc ()Sắp xếp theo: 
Nhìn nhận thực tế vấn đề
Việt Nam là một nước có nền văn hóa Á Đông nên việc chấp nhận mại dâm là một nghề cũng thật khó, tuy nhiên chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách thực tế nhất. Trong những năm qua chúng ta luôn tìm cách phòng chống tệ nạn mại dâm nhưng liệu mại dâm có thực sự biến mất trong xã hội hay vẫn âm thầm và ngày càng phát triển mạnh hơn? Nếu chúng ta không coi mại dâm là một nghề thì chúng ta phải loại bỏ nó khỏi xã hội như thế mới đảm bảo được một xã hội thuần phong mỹ tục và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Nếu không thể loại bỏ thì hãy xem nó là một nghề và có biện pháp bảo đảm sức khỏe cho cả người hành nghề và khách hàng.
(Nguyễn Trường Sơn)

Để kiểm soát tốt hơn
Nếu coi mại dâm là một nghề, có giấy phép đoàng hoàng thì sẽ thu thuế được và kiểm soát được nhiều vấn đề hơn: bệnh tật, tệ nạn...
(Mymy)

Không bao giờ xóa được nạn mại dâm
Trước giờ, từ cổ chí kim không một đất nước, không một biện pháp nào có thể xóa bỏ được tệ nạn này. Chỉ cần kìm hãm các tác hại của nó thôi là được rồi. Nên việc duy nhất là cần quản lý thật tốt, chấp nhận nó.
(Nguyễn Minh Tri)

Không thể coi mại dâm là một nghề?
Khi đã hợp pháp hóa nghề mại dâm rồi thì chuyện quản lý sức khỏe của các cô gái bán hoa rất đơn giản nếu như có một pháp lệnh cương quyết. Hãy xem bao năm qua việc kìm hãm và giảm thiểu nạn mại dâm có chút tác dụng nào không?Theo tôi nghĩ, không phải nước ngoài hợp pháp hóa ngành này vì lợi nhuận mà họ cho rằng không thể và không bao giờ ngăn chặn được nó cho nên cách tốt nhất là hợp pháp hóa để giảm thiểu....
(nguyễn hưng thịnh)

Lén lút càng khó kiểm soát
Cho mại dâm là một nghề thì sẽ tốt hơn vì sẽ biết được cô gái nào bị bệnh để hạn chế các bệnh truyền nhiễm. Vì nhu cầu tình dục là điều tất yếu, không nên hạn chế để rồi họ làm lén lúc thì khó kiểm sóat hơn. Những cơ sở matxa thì hầu như 99% sau khi matxa xong các cô gái luôn hỏi có muốn "thư giãn" không thì 99% đấng mày râu nói muốn rồi.
(akamvn)

Nên xem mại dâm là một nghề
Tôi không đồng ý với ý kiến của bà Cục phó khi bà cho rằng 'Không thể coi mại dâm là một nghề' vì (1) Tình dục là nhu cầu và nhu cầu này phải được mua bán trên thị trường, bà nghĩ sao khi tình trạng hiếp dâm gia tăng? Có lẽ nhu cầu tình dục của họ không được đáp ứng; (2) Nhu cầu tình dục đang gia tăng cùng với sự phát triển của công nghệ, đó là quy luật tự nhiên, không thể phủ nhận; (3) Nhiều nước, ban đầu cũng nghĩ như bà nhưng họ đã thay đổi tư duy của mình, và chúng ta nên thay đổi tư duy như họ và nên thừa nhận sự thật về nghề tình dục. (4) Nếu nước ta cấm mại dâm thì hoạt động này càng trở nên tinh vi và khó kiểm soát. Tôi có thể đến bất cứ tỉnh thành nào, quận nào để mua dâm cơ mà cảnh sát không phát hiện cơ mà.
(5) Nhà nước sẽ thất thoát thuế và người hưởng lợi chính là những người kinh doanh không nộp thuế; (6) Nếu không coi mại dâm là nghề, gái mại dâm sẽ không được bảo vệ bởi pháp luật; (7) Bà Cục phó đừng đổ lỗi cho kinh phí, vì nếu đưa mại dâm hợp pháp, chúng ta sẽ có nguồn thu, nhiều nữa là khác. Hiện các ổ mại dâm vẫn phải chung chi cho địa phương để tồn tại đấy. Kinh phí phòng chống mại dâm nên chuyển sang kinh phí quản lý mại dâm; (8) Chúng ta thừa trình độ quản lý mại dâm. (9) Nếu coi mại dâm là nghề, những người cô đơn, khách hàng có nhu cầu có thể mua dâm một cách đàng hoàng, hợp pháp, được bảo vệ, không phải ngó trước, nhìn sau xem có cảnh sát không.
(Lê Hiệp)

Nhìn ra các nước học tập
Không phải bây giờ báo chí mới viết, mà đã nói viết rất nhiều, đưa nhiều phi vụ kinh doanh mại dâm rồi, vậy cứ bắt rồi tha, hết nơi nay bắt đến nơi khác bắt. Chúng ta nên nhìn lại và có chế tài cho ai có nhu cầu hành nghề này. Các cơ sở massage, quán karaoke và tụ điểm kinh doanh nhạy cảm... phải có giấy phép kinh doanh, quản lý theo khu vục kinh doanh, đánh thuế thu nhập, đánh thuế cả những người có nhu cầu giải trí. Khi nắm rõ các đối tượng, sẽ dễ dàng kiểm soát được các bệnh lây nhiễm. Càng lén lút, càng hoạt động mạnh dù có đi cải tạo về thì đa phần những người này ngựa quen đường cũ. Thái Lan - đất nước của tín ngưỡng, thế mà họ quản lý được cớ sao mình không nhìn phương hướng họ làm áp dụng cho mình?
(lê xuân ngọc)

Nghĩ thoáng
Hãy nghĩ thoáng một chút. Chứ cấm đoán bao lâu nay có làm cho tệ nạn này giảm đi hay không hay là nó biến tướng từ hình thức này sang hình thức khác. Nếu xã hội công nhận thì chúng ta dễ dàng quản lý và chúng ta gom lại thành khu vực. Và khi đó nhà nước còn thu được tiền thuế. Kiểm soát được dịch bệnh nữa...
(thiennd78)

Nên hợp pháp hóa
Cần phải nhìn nhận mại dâm là một nghề vì: Quy luật thị trường (có cung ắt sẽ có cầu); Ngành kiếm ra bạc tỷ cho đất nước - Không phòng chống, loại bỏ được, càng xóa càng mọc, càng chống càng lớn mạnh (điều này ai cũng biết); Giảm tiêu cực ( như bảo kê), giảm lây lan các bệnh liên quan đến tình dục (vì gái mại dâm có đăng ký phải đi khám định kỳ 3 tháng một lần). Tất nhiên yếu tố truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam là quan trọng nhưng mọi người cũng nên nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc.
(Mr Hiếu)

Hãy học kinh nghiệm của Thái Lan
Ở Thái Lan thì đây được coi là một nghề, họ có cách quản lý rất hiệu quả, ví dụ có những nơi dành riêng cho dịch vụ này, người làm nghề phải khám sức khỏe, HIV định kỳ... Chính sách thông thoáng này lại giúp quản lý hoạt động mại dâm một cách hiệu quả. Ở ta ngăn cấm nên hoạt động trá hình càng phát triển, càng khó kiểm soát, dịch bệnh có thể tăng lên... Trong tương lai có thể chúng ta cũng nên tham khảo mô hình của Thái Lan.
(htc)

Không phải chúng ta chưa đủ trình độ quản lý
Đúng là vì nhiều nguyên nhân mà phụ nữ đang bị bắt buộc hoặc bắt buộc phải làm cái nghề này. Thiết nghĩ chúng ta cần có những quy định rõ ràng, có những sự tư vấn hỗ trợ về mặt y tế để giảm thiểu tối đa những căn bệnh đang ngày ngày trực chờ những chị em phụ nữ đang làm "nghề này".
Nhưng tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng trình độ quản lý của nước ta chưa đủ để công khai hóa mại dâm, nói như vậy là thoái thác trách nhiệm. Nước người ta làm được mình làm được, còn với suy nghĩ rằng phải dẹp bằng được "nghề" này thì ôi thôi đó là vấn đề mà chưa nước nào ngay cả những nước tiến bộ làm được.
(thuan)

Đừng làm mất thuần phong mỹ tục
Phải biết nước mình là nước như thế nào chứ, làm sao mà cho đó là một nghề được. Đừng làm mất thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
(th)

Không quá lo
Tôi đồng tình quan điểm công khai hóa hoạt động mại dâm, hiện nay chúng ta tiêu tốn rất nhiều nguồn lực để phòng chống mại dâm nhưng kết quả còn rất nhiều hạn chế, hoạt động mại dâm vẩn phổ biến. Do đó, cách tốt nhất là công khai hóa hoạt động mại dâm nhưng có kiểm soát hoạt động này về mặt y tế, an ninh, thu thuế... Nói về vấn đề thuần phong mỹ tục... tôi nghĩ không có vấn đề quan trọng và hoạt động mại dâm diễn ra từ xưa tới nay?
(Nguyễn Văn Minh)

Phải nhìn nhận thực tế khách quan
Cái chuyện coi mại dâm (cả nam và nữ) là nghề hay không là do ý chí chủ quan của cấp lãnh đạo, còn thực tế nó vẫn và sẽ tồn tại như một cách kiếm sống (có cầu ắt phải có cung) của một bộ phận người dân. Vì vậy theo tôi phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan mới có phương thức quản lý phù hợp.
(Lê Công Khanh)

No comments:

Post a Comment