Friday, May 4, 2012

Giải mã hiện tượng 'nghiện ngập có đôi'


Thứ ba, 14/2/2012,

Không ai biết Whitney Houston, nữ danh ca vừa qua đời, nghiện ma túy trước khi kết hôn với ca sĩ Bobby Brown hay bập vào “chất trắng” do chịu ảnh hưởng từ người chồng phóng túng.
Diva Whitney Houston đột ngột qua đời
Đỉnh cao và vực sâu trong cuộc đời Whitney

Mặc dù vậy, các chuyên gia khẳng định việc các cặp uyên ương cùng nghiện ma túy tương đối phổ biến.
Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Các chứng nghiện thuộc Đại học Buffalo tại Mỹ khẳng định rằng nhìn chung các cặp tình nhân hoặc vợ chồng có xu hướng cùng nghiện rượu, ma túy và thuốc lá. Kenneth Leonard, giám đốc Viện Nghiên cứu Các chứng nghiện, đưa ra một lý do khá phổ biến để giải thích xu hướng đó. Theo ông, phần lớn con người muốn chung sống với những cá nhân có quan điểm và sở thích giống chúng ta.
“Thông thường con người không muốn chấp nhận một bạn đời có mối quan tâm khác với họ. Điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa một người nghiện rượu hoặc thuốc lá với một người không nghiện sẽ không tồn tại lâu, thậm chí không thể phát sinh”, Leonard bình luận.

Cặp vợ chồng ca sĩ Bobby Brown và Whitney Houston
Cặp vợ chồng ca sĩ Bobby Brown và Whitney Houston cùng sử dụng ma túy. Ảnh:mirror.co.uk.
Một nghiên cứu đối với các đôi vợ chồng mới kết hôn mà Leonard từng thực hiện cho thấy, nếu một người nghiện rượu, thuốc lá hoặc ma túy trong khi bạn đời không nghiện những thứ đó thì cuộc sống hôn nhân của họ sẽ không hạnh phúc bằng những cặp uyên ương cùng nghiện hoặc cùng không nghiện.
Theo kết quả của một nghiên cứu khác, những cặp kết hôn đã lâu sẽ đối mặt với nguy cơ ly dị nếu một trong hai người nghiện rượu, ma túy hoặc thuốc lá.
“Song điều đó không có nghĩa là bạn nên tìm kiếm một người bạn đời có cùng thói quen sử dụng rượu và ma túy giống bạn. Yếu tố quan trọng hơn đối với mối quan hệ tình cảm bền vững là các cặp uyên ương theo đuổi những giá trị và kỳ vọng giống nhau trong hôn nhân”, Leonard nói.
Đương nhiên hai người nghiện rượu có thể kết hôn và chung sống với nhau trong thời gian dài, nhưng chính cuộc sống chung ấy sẽ thúc đẩy họ uống rượu nhiều hơn. Xu hướng đó để lại hậu quả tai hại đối với các khía cạnh khác trong cuộc sống gia đình – như nuôi dưỡng, giáo dục con.
Nếu một con nghiện kết hôn với người bình thường, anh ta hoặc cô ta có thể gây tác động xấu tới người kia. Khi cuộc sống gia đình trở nên quá căng thẳng, người không nghiện có thể thay đổi hành vi, thói quen của họ hòng khôi phục trạng thái bình thường trong gia đình. Đó là khi họ cũng bị đẩy đến dùng rượu, thuốc lá hay ma túy.
“Sau khi cả hai người cùng nghiện, từ bỏ những thứ gây nghiện sẽ trở thành việc khó đối với họ.Nguyên nhân là mối quan hệ có thể tan vỡ nếu một người ngừng sử dụng chất gây nghiện, còn người kia vẫn dùng”, Bruce Goldman, giám đốc dịch vụ cai nghiện của bệnh viện Zucker Hillside tại Mỹ, phát biểu.
Minh Long

No comments:

Post a Comment