Saturday, April 7, 2012

Người Việt và quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam


2012-04-06
Đại Hội Quốc Tế Học năm 2012 với đề tài “Người Việt và Việt Nam” vừa diễn ra trong ba ngày đầu tháng tư tại San Diego, thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.
AFP PHOTO
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên xử ở Thừa Thiên Huế hôm 30-3-2007.


Đại Hội Quốc Tế Học năm 2012 do Tổ chức International Studies Association, gọi tắt là ISA, là một tổ chức hàng đầu trong lãnh vực quốc tế học, chủ trì. Tổ chức ISA này có hơn 5000 thành viên tại hơn 30 quốc gia và là thành viên của Hội Đồng Xã Hội Học Thế Giới. ISA cũng đóng vai trò cố vấn cho Liên Hiệp Quốc. Qua đề tài “Người Việt và Việt Nam” được tổ chức năm nay, tiếng nói của người Việt và quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam sẽ như thế nào? Hòa Ái tổng hợp thông tin và trình bày trong phần sau.

Không có quyền công dân

Việt Nam, một đất nước hơn 85 triệu dân, với thể chế “độc lập-tự do-dân chủ”, nhưng thực tế cho thấy những người dân đang sống dưới thể chế này không thụ hưởng được quyền công dân có tự do dân chủ thực sự. Những suy nghĩ, ưu tư của người dân về vận mệnh đất nước không được tôn trọng. Những ý kiến đóng góp, xây dựng xã hội không được ghi nhận. Những lời kêu cứu của dân oan không được đáp trả. Những tiếng nói bất đồng chính kiến bị đàn áp. Những tố cáo về tham nhũng, sai trái của quan chức bị trù dập. Những tư tưởng đấu tranh ôn hòa bị bắt bớ, giam cầm. 
Trong khi những vấn đề người dân ưu tư với vận mệnh của tổ quốc là quan tâm nhiều nhất, thì gần như những đề tài như vậy lại thiếu vắng ở trên báo chính thống.
Blogger Uyên Vũ
Chính quyền Việt Nam tự hào có tự do ngôn luận với khoảng 700 tờ báo cùng hơn 60 đài phát thanh và truyền hình trong thời đại thông tin hiện đại của thể kỷ 21 này. Nhưng với những con số đáng kể của ngành truyền thông, rõ ràng không minh chứng cho một nền dân chủ thật sự. Bộ Thông Tin Truyền Thông và Ban Văn Hóa Tư Tưởng quản lý tất cả các cơ quan ngôn luận chính thống phải thực hiện nhiệm vụ là “tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân”. Trong khi đó, hiện Việt Nam có 35% dân số sử dụng internet và có khoảng 20% trong số đó tương đương với 6 triệu công dân có blog cá nhân. 
Không ít trong số blog cá nhân này quan tâm đến những nguồn thông tin chứa đựng những nhận xét, bình luận, những phân tích và tranh luận có giá trị. Đây là chia sẻ của blogger Uyên Vũ:
“Theo tôi thì thấy gần đây khi mà phong trào viết blog và những báo chí, đại khái gọi là lề phải đó mà, thì có những sự tương phản rất là thú vị và phải nói hơi khá là đau lòng. Trong khi những vấn đề người dân ưu tư với vận mệnh của tổ quốc là quan tâm nhiều nhất, thì gần như những đề tài như vậy lại thiếu vắng ở trên báo chính thống. Trong khi đó lại được thể hiện rất là nhiều trên những blog của người Việt. Và tôi nhìn thấy thêm một điều thú vị nữa là có một số nhà báo, sau khi họ không được thể hiện quan điểm của họ trên báo chí thì họ lại thể hiện trên những blog cá nhân. Điều đó tự nó đã mang lại ý nghĩa là xứ này có tự do báo chí hay không.”

Những người không tổ quốc

Những tiếng nói này sẽ chỉ gói gọn trong đất nước hình chữ “S” mà họ đang sinh sống hay không? Còn có một cộng đồng người Việt không nhỏ đang sinh sống ở Biển Hồ, Campuchia, nơi mà những người Việt này chưa ngút tầm mắt là mảnh đất cố hương. Nhưng, họ không phải là “Việt kiều”, họ cũng không phải là công dân của đất nước Chùa Tháp xinh đẹp. 
tonllesap250.jpg
Người Việt Nam sống ở Tolle Sap - Campuchia, ảnh chụp trước đây. Photo by Benjamin Vũ.
Họ là người không có tổ quốc, không mang quốc tịch của một quốc gia nào. Cuộc sống của họ từ thế hệ này sang thế hệ khác trôi nổi theo con nước trên vùng Biển Hồ. Có phải tiếng nói của những người Việt này sẽ bị chôn vùi ở Tolle Sap, Cam puchia? Nhà báo tự do-nhiếp ảnh gia Benjamin Vũ cho biết rất khó khăn để được chính phủ Campuchia cho phép tiếp cận với cộng đồng người Việt ở đây. Anh Benjamin Vũ nói:
“Cái lý do là vì chính mình nhìn thấy được những cảnh đó còn tội nghiệp hơn là những người ở Việt Nam. Vì tại Việt Nam, họ còn có cơ hội, họ còn làm được tiền, họ còn xin được giấy tờ đi qua đi lại. Nhưng mà những người tại Biển Hồ hầu như là những người không tổ quốc, lại không có một chổ nào chứng nhận họ là người Việt Nam. Ben có hứa với họ là với mọi khả năng trong sự hiểu biết của mình là bằng cách mình phổ biến những tin tức này.”
Những tiếng nói của những nạn nhân của tệ nạn buôn người trá hình dưới hình thức xuất khẩu lao động sẽ bị đè bẹp nơi những nhà máy, công xưởng bốc lột sức lao động, phải làm việc như những nô lệ? Hay những “cô dâu” Việt lấy chồng xa xứ phải nén tiếng khóc than cho một phận má hồng? Một “cô dâu” Việt lấy chồng xa xứ cho biết:
“Không có hạnh phúc. Tại vì thương con quá, bỏ không nổi. Khi xỉn về kiếm chuyện. Kiểu như chuyện quá đáng quá thì mình lên tiếng. Lên tiếng thì bị đánh. Muốn về Việt Nam ở thì khó lòng quá. Khi mà về bển, bỏ con ở bển thì phải qua đây mới có tiền nuôi. Còn nếu mình về bển, bỏ con bên này, sống vậy thì đỡ hơn, có cái sợ nhớ con.”
Làn sống di dân mới từ Việt Nam qua các nước trung gian Đông Âu, rồi chuyển sang các nước Tây Âu trong những đường dây buôn người có tổ chức xuyên quốc gia, Bà Trang Đài Glassey-Trần Nguyễn, nhà nghiên cứu về cộng đồng Việt Nam hải ngoại cho biết: 
Về vấn đề học thuật. Khi người ta nói đến vấn đề dân chủ hóa, những thay đổi về dân chủ trên thế giới hiện nay thì người ta sẽ nhớ đến Việt Nam.
Glassey-Trần Nguyễn
“Những cơ cực và những nhọc nhằn về tình trạng sống bất hợp pháp. Người đi trong tình trạng như vậy, tức là họ di dân bất hợp pháp, nhờ vào những đường dây buôn người, họ có rất nhiều cái khổ. Tại vì thứ nhất là họ luôn luôn canh cánh lo sợ bị phát hiện và công an bắt. Thứ hai là họ sợ những người trong đường dây buôn người đó sẽ đòi tiền thêm. Coi như là thường xuyên những cô gái lúc nào cũng bị hãm hiếp hết.”
Tiếng nói của những nạn nhân này sẽ bị tắt nghẽn một khi họ bị quăng ra khõi những xe container chở hàng bít bùng một cách không thương tiếc xuống những đường phố tráng lệ ở Paris, ở Luân Đôn hay không?

Tiếng nói người Việt Nam

Tất cả những tiếng nói này sẽ không bị hạn hẹp trong một khuôn khổ không gian và thời gian nhất định. Những tiếng nói này sẽ được lan rộng ra khắp mọi nơi trong thời đại công nghệ thông tin và trào lưu dân chủ nhân quyền đang lan tỏa khắp nơi trên thế giới. 
Blogger Uyên Vũ dù gặp nhiều khó khăn trở ngại với chính quyền, nhưng vẫn xác định tiếp tục thể hiện quan điểm của mình: 
CA-bat-bieu-tinh08282008-250.jpg
Nhà báo tự do Blogger Điếu Cày bị công an bắt khi biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 23/12/2007 tại TPHCM. Photo courtesy of ĐiếuCày's Facebook.
“Khi mà chứng kiến xã hội chung quanh mình, tôi nghĩ tôi có những quan điểm. Và quan điểm đó có thể được đông người ủng hộ hoặc cũng có thể làm mất lòng một số cá nhân nào đó. Tôi chỉ biết nêu lên những ưu tư, những bức xúc của cá nhân tôi. Và tôi tìm cách thể hiện bằng những bài viết. Thì rõ ràng tôi cho rằng đây là một xu thế hợp thời đại và tôi cũng cảm thấy mình rất là may mắn sống trong thời đại internet đã biến toàn cầu trở thành gần gũi. Mọi tiếng nói, mọi quan điểm rất dễ được chia sẻ và rất dễ được sự cảm thông hoặc là những phản hồi.”
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn, một người đấu tranh ôn hòa ở Việt Nam dù phải chịu tù tội nhưng vẫn không nản lòng trên bước đường đấu tranh cho tự do dân chủ:
“Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để cải thiện tình hình Việt Nam và thay đổi Việt Nam để Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ, pháp trị và mọi người trong đó có những người cộng sản và gia đình của họ được sống trong một xã hội bình đẳng, một xã hội ổn định, văn minh và nhân quyền được tôn trọng. Đó là mục tiêu tôi sẽ theo đuổi suốt đời.”
Những tiếng nói của người Việt hải ngoại sẽ nói gì ở Đại Hội Quốc Tế Học năm 2012 này?
Nhà báo tự do Benjamin Vũ:
“Dùng những tiếng nói của người Việt hải ngoại để cho thế giới công nhận lại những người này không phải là họ không có quê hương, nhưng họ không có cơ hội nhập vô một quốc tịch nào đó. Là đang muốn giúp những người Việt không tổ quốc, những người Việt lưu vong sống tại những nước sở tại như Ba Lan chẳng hạn, hay là Campuchia để họ có một quốc tịch nào đó, để họ có cơ hội sinh sống, để họ có một công việc để nuôi gia đình thay vì lúc nào cũng phải như là một người vô gia cư.”
Một thanh niên người Mỹ gốc Việt tên Tri cất lên tiếng nói về tự do tôn giáo và tự do dân chủ cho Việt Nam:
Những người tại Biển Hồ hầu như là những người không tổ quốc, lại không có một chổ nào chứng nhận họ là người Việt Nam.
Benjamin Vũ
“Tri cũng có biết là có nhiều người ở Việt Nam muốn thay đổi về tình hình tự do dân chủ và tự do tôn giáo (religion). Tại vì, Tri nghĩ là mỗi con người và đất nước cũng như là người dân của đất nước, bất cứ nước nào phải có tự do đó và cả người Việt Nam của chúng ta luôn.”
Bà Kim-Trang Đặng, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam San Diego cho biết:
“Chúng tôi có mục đích rằng là làm sao có thể đưa hệ thống internet, facebook, dùng những hệ thống đó chuyển đạt đến tất cả người Việt Nam hiểu được vấn đề dân chủ đang có hiện tại ở ngoài thế giới. Bằng cách thông đạt như vậy, người Việt Nam ở quê hương mình mới hiểu được rõ thêm vấn đề dân chủ như thế nào. Hoặc là những tin tức gì ở Việt Nam có thể cần đưa ra bên ngoài hoặc bên ngoài đưa vào trong nước, để mọi người học hỏi thêm lên được, hội nhập thêm những sự tân tiến, để có thể thay đổi xã hội của mình khá hơn lên.”
Nhà nghiên cứu Trang Đài Glassey-Trần Nguyễn nhận định như sau:
“Khi đưa vấn đề Việt Nam ra như vậy thì hy vọng sẽ có hai ảnh hưởng chính. Cái thứ nhất là về vấn đề học thuật. Khi người ta nói đến vấn đề dân chủ hóa, những thay đổi về dân chủ trên thế giới hiện nay thì người ta sẽ nhớ đến Việt Nam và người ta sẽ quan tâm và tìm hiểu thêm cũng như là bàn luận thêm về vấn đề dân chủ ở Việt Nam. Và khi nhiều người quan tâm hơn, bàn luận hơn thì chuyện đó sẽ lan ra. Về cộng đồng, những người ra những chỉ thị hay những người có liên quan đến các bộ máy chính quyền, nếu họ quan tâm đến vấn đề Việt Nam và có thêm một thông tin nào đó về vấn đề dân chủ ở Việt Nam thì sẽ giúp ích rất là nhiều cho vấn đề vận động dân chủ ở Việt Nam”
Đại Hội Quốc Tế Học năm 2012 với đề tài “Người Việt và Việt Nam” được xem như là một bước tiến lịch sử trong tiến trình dân chủ hóa cho Việt Nam. Tiếng nói của người Việt sẽ có chiều kích ở tầm quốc tế, vận động mọi sắc tộc trên thế giới để giúp cho quá trình tự do dân chủ này phải thành hiện thực trong xu hướng chung của thế giới. Đây là điều hiển nhiên.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vnese-n-democratization-in-vn-ha-04062012184853.html

Theo dòng thời sự:


1 comment:

  1. Thế rồi, thế giới có phản ứng gì không? Có cấm vận VN không? Thế giới chẳng biết nhân quyền là gì à? làm sao justify những điều mà các nhà nhân quyền VN kêu rang cổ như vậy? Chỉ có nước kếu chúa trừng phạt thôi, thế mà thiên sứ của chúa, cố gắng giữ các con chiên như thế, mà các con chiên lại gia tăng ở nước VN không biết nhân quyền là gì, còn các nước tiên tiến văn minh tinh thần như Âu châu (chứ Mỷ thì khỏi nói rồi vì chúa đâu có ở Mỷ đâu, phải không?) thì xem trước, xem sau, chẳng còn thấy con chiên nào cả, nhà thở thì vắng tanh, chỉ còn đón khách du lịch ... ĐÚNG LÀ THỜI ĐẠI KHỦNG HOÃNG TÔN GIÁO đấy mà!?....

    ReplyDelete