18/02/2012
Thay vì thổi làn gió mới vào các chính thể hiện thời đổi lấy tự do, dân chủ, những gì diễn ra tại Trung Đông hiện nay lại đang theo hướng vượt ra mọi tầm kiểm soát và rối ren chưa từng có.
Có một số điểm sáng tiềm tàng. Được ủng hộ từ những đảm bảo xác đáng từ Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và một chính phủ mới do một luật gia từ Tòa án Tội phạm Quốc tế lãnh đạo, Jordan hiện đang theo đuổi một cuộc cải cách chính trị đầy ý nghĩa và chưa từng có tiền lệ. Cuộc cải cách này đang thay đổi cả vương quốc, dù rằng chậm chạm, nhưng theo hướng chính thể đại nghị. Nhưng bên cạnh đó, ít nhất là trong nhiệm kỳ gần đây nhất, các viễn cảnh từ việc phát huy dân chủ tự do trong thế giới Ả Rập trông sẽ không đặc biệt khả quan.
Không có gì ngạc nhiên khi tâm trạng vỡ mộng bắt đầu lan ra trong nhóm những người "tự do" (một cụm từ giờ càng khó định nghĩa). Tại Washington cũng vậy, cảm giác hào hứng ban đầu đối với sự thể hiện quyền lực của người dân chưa từng có trong lịch sử trên khắp Trung Đông đang phai nhạt dần, thay vào đó là cách nói ngày càng phổ biến về "Mùa đông Ả Rập" và nỗi sợ hãi rằng đà phát triển này thay đổi sẽ giúp cho các lực lượng phi tự do và xâm hại các quyền lợi của Mỹ.
Tại Bahrain, sự trấn áp của vương quốc do người thiểu số Sunni lãnh đạo đối với người chống đối dòng Shiite (và theo cách nói của quốc vương, họ được Iran truyền cảm hứng) đã lên đến cực điểm vào tháng 3/2011 với việc phá hủy tượng đài cao lừng lững ở vòng cung Pearl tại Manama.
Trong khi đó, phe đối lập tiếp tục kêu gọi việc thành lập chính thể đại nghị và một chế độ quân chủ lập hiến. Sự đàn áp thẳng tay và các cáo buộc chính quyền Sunni can thiệp vào do nhóm Hồi giáo dòng Shitte ở Li Băng đưa ra đã nhấn mạnh vào sự chia rẽ bè phái trên hòn đảo và ở cả vùng Vịnh nói chung.
Nếu như đức vua Hamad al-Khalifa lờ đi những phát hiện của Ủy ban Thẩm tra Độc lập của Bahrain - với các tư liệu về lạm dụng nhân quyền và cho rằng các quan chức phải chịu trách nhiệm, điều đó chỉ khiến cho sự bất mãn bùng lên. Ngày nay, căng thẳng vào bạo lực vẫn âm ỉ do hòn đảo nhỏ bé này dường như đang khó tránh khỏi thử thách cuối cùng. Bất kể là phần lớn người Hồi giáo dòng Shitte chiếm ưu thế và bất luận chính quyền mà họ ủng hộ là gì, Tehran vẫn coi mọi sự chuyển đổi này là một cơ hội chiến lược.
Bản đồ thể hiện bất ổn tại Trung Đông trong làn sóng Mùa xuân Ả Rập, tình trạng nghiêm trọng tính theo cấp độ từ nhạt tới đậm của màu vàng: Các nước xảy ra tình trạng chống đối; Các nước có tình trạng chống đối diễn ra nhưng không bị lật đổ chính quyền; Các quốc gia bị lật đổ chính quyền do bạo loạn; Các quốc gia vẫn đang chìm trong bạo loạn. Nguồn: RIA |
Dựa trên tình trạng bạo lực leo thang, nhiều người có thể nói rằng bất kể điều gì xảy ra sau khi Assad ra đi đều có vẻ tốt đẹp hơn, nhưng nếu nhìn vào mức độ giận dữ của người dân Syria, đây có thể chỉ là một sự ảo tưởng, và trong mọi trường hợp, chẳng có gì đảm bảo rằng những gì diễn ra sau đó sẽ là dân chủ. Trong khi đó, ông Assad đã đe dọa "đốt cháy cả khu vực" nếu như NATO hay là Liên Hợp Quốc theo đuổi hành động quân sự nhằm chống lại chế độ của ông.
Chiều hướng chính trị của Libya hậu Gaddafi cũng không hề sáng tỏ. Gương mặt đầu tiên của Hội đồng Chuyển tiếp Dân tộc (NTC), một chính quyền Benghazi được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Đại học Pittsburgh và một cựu Bộ trưởng Luật pháp - người đã từ chức để phản đối việc ông Gaddafi lạm dụng nhân quyền, lại được cam đoan một lần nữa. Dù vậy, gần đây, vụ giết ông Gaddafi một cách khủng khiếp cùng với thất bại của NTC trong việc điều tra vụ ra tay đẫm máu và ám sát các nhân vật cấp cao, một loạt câu hỏi dấy lên về cam kết của chính quyền Libya mới đối với nhân quyền. Một điều nữa đáng báo động đối với những ai âm ỉ bất đồng với người Hồi giáo lại xuất phát từ tuyên bố của NTC và Bộ trưởng Luật pháp rằng: việc bãi trừ tục đa thê thời Gaddafi là "đi ngược lại luật Hồi giáo và phải bị chấm dứt".
Với dân số 6 triệu, một chính quyền lâm thời, và mức thu nhập từ dầu mỏ ước tín hàng năm vào khoảng trên 40 tỉ USD, một nước Libya hậu Gaddafi đáng lẽ phải có khả năng vươn lên, thoát khỏi tình trạng chiến tranh. Nhưng đất nước này lại đang bị cuốn đi vì súng ống. Các nhóm du kích đã từ chối hạ vũ khí, và bắt đầu các cuộc va chạm giữa các bộ lạc đối địch, tấn công người dân thường và cuốn vào các vòng xoáy trả đũa lại những người ủng hộ cho chính quyền cũ.
Những vấn đề còn rắc rối hơn nữa là, một trong các nhóm du kích đã dở chứng trong quá trình giải trừ quân bị là nhóm Hội động Du kích Tripoli (TMC) do Ahmed Bilhaj - cựu thủ lĩnh của Nhóm Chiến đấu Hồi giáo Libya - lãnh đạo, nhóm này lại là đồng minh của nhóm khủng bố al-Qaeda. Cùng lúc đó, TMC cũng như các nhóm du kích hùng mạnh khác - bao gồm cả nhóm Zintanis - đang nhận được sự hỗ trợ từ nhiều quốc gia vùng Vịnh khác kéo dài tình trạng đối địch. Với 140 bộ tộc, hơn 300 nhóm du kích cực đoan được trang bị vũ khí, và một chính quyền trung ương yếu kém, các thách thức mà chính quyền mới của Libya phải đối mặt thật không thể đếm xuể.
Mô hình thể hiện mức độ thiệt hại về kinh tế do "Mùa xuân Ả Rập" gây ra, tính theo đơn vị tỉ USD. Nguồn: RIA |
Thậm chí ở Tusinia, quốc gia vẫn được coi là có trình độ học vấn cao nhất và tự do nhất và theo hướng phương Tây trong số các quốc gia Ả Rập, số phận của nền dân chủ tự do cũng rất mơ hồ. Trong suốt kỳ bầu cử hậu Ben Ali hồi tháng 10 vừa qua, Ennahda - Đảng "Phục Hưng" Hồi giáo - đã giành được hơn 40% ghế trong Hội đồng Hiến pháp của Tunisia. Trong khi các cuộc bầu cử do quốc tế giám sát được cho là tự do và công bằng, và lãnh đạo đảng Hồi giáo Rachid al-Ghannouchi đã tuyên bố quyết tâm xây dựng một nhà nước đa nguyên và tham gia vào liên minh với các đảng thế tục, và tuyên bố phản đối việc "áp đặt đeo khăn trùm đầu nhân danh Hồi giáo".
Những tuyên bố này của Rachid al-Ghannouchi được cho là thiết thực hơn so với những phát ngôn trước đó, vốn nặng về súng ống hơn. Chẳng hạn như hồi năm 1990, ông kêu gọi người dân Hồi giáo "phát động một cuộc chiến liên tục chống lại Mỹ cho tới khi nào họ rời khỏi đất của người Hồi giáo, hoặc chúng ta sẽ đốt và phá hủy mọi lợi ích của họ trên khắp thế giới Hồi giáo". Gần đây hơn, hồi tháng 5/2011, Rachid al-Ghannouchi đã ám chỉ Israel là "mầm bệnh" và nói rằng họ sẽ bị diệt vong vào năm 2027. Trong mọi khả năng có thể xảy ra, vẫn chưa rõ là liệu các nhà lập hiến của đảng Ennahda có được "khai sáng" như lãnh đạo của tổ chức hay không, hay là liệu đang này có bị lấn át bởi phong trào du kích Salafist đang ngày một mạnh mẽ hơn của Tunisia.
- Lê Thu (theo World Affairs)
No comments:
Post a Comment