Saturday, November 19, 2011

Phú rau muống

From: Dzung T 
Sent: Saturday, November 19, 2011 8:03 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Phú rau muống

 
Phú rau muống

Lạ sao rau muống,
    Thương sao rau muống
Rau chính đất Nam
    Nhà nhà ưa chuộng
Cuống lá xanh màu biếc,
    đan thân kết rễ thành bè
Xào trần mát vị lành,
    xẻ lộc chia mình giúp nước
Dẫu phận sinh nghèo thấp,
    chốn làng thôn không ngại:
        Mưa nề chi, nắng nề chi, bùn nhơ vươn lòng trong chẳng bợn
Tuy nguyên vị đạm thanh,
    bàn cao lương cũng tới:
        Giầu cũng ưa, bần cũng ưa, mỹ vị hạ tình thân dễ với


Người quân tử tránh mỡ-thịt-da,
    Luộc một nồi, dầm cà chua, vắt chanh
        khề khà, nước trong như lòng mắt
Bậc tiểu thư quen rau-tôm-sứa,
    Trộn chung đĩa, giã đậu phụng, thêm mè
        tấm tắc, màu đẹp tựa cảnh xuân
Hòa mùi tương Cự Đà,
        như đậu phụ, đó món ngoài kia
Hợp nước mắm Phú Quốc,
        tựa chả giò, đây phần tại chỗ
Tục vẫn gật gù, quả giá bình dân
Tăng luôn hiển dương, đúng tình thanh khiết

Lúc loạn chẳng núp ẩn,  dù binh đao, vẫn đẹp cuống lá này
Thời bình thêm sung mãn, thịnh sản sinh, càng thương quà trời đó

Hơn hẳn trân châu,
Xứng hàng bảo vật
Kẻ chốn xa quê
Vài lời chân thật

Nước còn rau còn,
Tình ngay chẳng mất

Phạm Thế Định (1995)

0o0

RAU MUỐNG VÀ TÁC DỤNG THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

Tác giả : BS. PHÓ ĐỨC THUẦN

Rau muống có nhiều ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại dương. Đặc biệt đây là món ăn rất phổ biến và quen thuộc của người dân nước ta. Ca dao Việt Nam đã có câu: "Anh đi anh nhớ quê nhà; Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương".

Rau muống có hai loại trắng và tía, mỗi loại có đặc tính riêng. Cả hai loại có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước. Theo y học cổ truyền, rau muống còn là một vị thuốc có thể chữa được nhiều căn bệnh.

Công dụng của rau muống theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền phương Đông, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh). Vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón, thạch tín (?), khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn rết cắn. Tên chữ Hán là Úng thái, Không tâm thái, Thông thái... Tên khoa học Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang Convolvulaceae.
Một số cách dùng cụ thể
Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh. Xin giới thiệu một số công dụng cụ thể sau:
Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách (nước sôi cho ít muối, để sôi lại mới cho rau vào đảo đều), bấm cuống thấy mềm, vớt ra rổ thưa, rải rời cho ráo nước. Chấm tương hoặc nước mắm chanh ớt ăn với cà pháo muối nén. Nước luộc để nguội vắt chanh. Đây là một món ăn bài thuốc dùng cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, người táo bón, tiểu đục, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, phòng còi xương cho trẻ (lấy nước luộc rau muống nấu bột).
Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, Cúc hoa 12g, nước vừa dùng, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường.
Đau đầu trong trường hợp huyết áp cao: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm (tuy nhiên không thể dùng thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh cao huyết áp thay thuốc đặc hiệu).
Chứng kiết lỵ thường xảy ra vào mùa hè thu, ban đầu bị tiêu chảy do thấp nhiệt, sau chuyển sang kiết lỵ - phân có chất nhầy, màu đỏ trắng, đau thắt bụng. Lấy 400g cọng rau muống tươi, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu với nhiều nước, để lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống.
Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.
Say sắn, ngộ độc sắn (khoai mì): Dùng một nắm rau muống rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g, trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.
Giải các chất độc trong thức ăn (ngộ độc thức ăn) do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc lá ngón, thạch tín (?). Giã rau muống tươi lấy nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian đã được ghi lại trong nhiều sách thuốc. Ngày nay, ta chỉ nên dùng phương pháp này để sơ cứu tức thời nhằm hạn chế độc tính, sau đó phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu tích cực vì những chất nói trên rất độc và dễ gây tử vong.
Các chứng bệnh chảy máu như chảy máu cam, ho nôn ra máu; Tiêu tiểu ra máu, trĩ, lỵ ra máu... Giã rau muống, uống nước cốt hoặc thêm đường hay mật ong.
Sản phụ khó sinh: Giã rau muống lấy nước cốt hòa ít rượu cho uống.
Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g; Hoa dâm bụt trắng 250g hầm với thịt heo hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.
Phù thũng toàn thân do thận, bí tiểu tiện: Rau muống 1 nắm, râu ngô 12g, rễ tranh 12g; Sắc nước uống một lần. Hoặc rau muống 1 bó, rửa sạch, thái nhỏ. Gà vàng (lông vàng, chân vàng, da vàng) một con làm sạch, bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con. Trong sách có dặn cố gắng làm sạch nhưng hạn chế rửa nhiều nước.
Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g. Nấu nước uống (Dùng rau muống tía tốt hơn rau muống trắng).
Quai bị: Rau muống 200-400g luộc kỹ, ăn cả rau lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau.
Chứng đẹn trong miệng hoặc lở khóe miệng ở trẻ em: Rau muống tươi 100g, củ hành lá 50g, nấu canh, nêm muối vừa ăn.
Lở ngứa, loét ngoài da, zona (giời leo): Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa thật sạch với ít nước muối, giã nhuyễn đắp lên vết thương.
Rắn giun (loài rắn chỉ bằng con giun đất), ong cắn: Lấy rau muống tía 7 cái (?) giã nhuyễn, vắt nước uống, bã đắp vào vết cắn.
Rôm sẩy, mẩn ngứa; Sởi, thủy đậu ở trẻ em: Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm.
Có một tài liệu còn đề cập đến công dụng phòng chữa liệt dương của rau muống. Phải chăng là do vai trò của các acid amin trong rau muống tạo ra, chẳng hạn Arginine với tác dụng tăng NO nội sinh?
Liên hệ Tây y, vì rau muống giàu caroten, vitamin C, sắt và calci nên ta có thể dùng rau muống khi bị thiếu các chất này.
Những trường hợp dùng rau muống phải thận trọng
- Huyết áp thấp; Huyết áp cao, nhịp tim chậm.
- Suy nhược nặng, hư hàn.
- Với vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, rau muống có thể làm sẹo lồi xấu.
- Đang uống thuốc Đông y, nếu ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Chú thích ảnh: Rau muống có thể phòng còi xương cho trẻ.
Ảnh: Lê Thị Phước.  
0o0



Chuyên đề cây rau muống
24/1/2007
Đặc điểm cây rau muống:
Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang Convolvulaceae. Lá rau muống hình tam giác hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím, quả nang chứa 4 hạt có lông màu hung.
Rau muống có nguồn gốc nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông Nam Á, nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương.
Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao, sống được ở nhiệt độ cao và đủ ánh sáng.
Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất: đất sét, đất cát, đất pha cát, đất ẩm giàu mùn hoặc đất được bón phân hữu cơ, có độ pH= 5,3 – 6,0.
Phân loại
Rau muống có thể chia làm 2 loại:
- Rau muống nước: được trồng hoặc mọc tại nơi nhiều nước, ẩm ướt, thậm chí sống tốt khi kết thành 1 bè và thả trôi trên kênh mương hay hồ. Loại này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng, luộc ngon hơn xào hay ăn sống.
- Rau muống cạn, trồng trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng xanh, nhỏ. Loại thứ hai thường thích hợp với xào hoặc có thể ăn sống.
Ngoài ra, còn có thể phân loại rau muống theo điều kiện trồng:
- Rau muống ruộng: có 2 giống là rau muống trắng và rau muống đỏ. Trong đó rau muống trắng thường được trồng trên cạn, kém chịu ngập. Còn rau muống đỏ được trồng cả trên cạn và dưới nước với nhiệt độ ao là 20-300C.
- Rau muống phao: rau cấy xuống bùn, cho ngọn nổi lên, ăn quanh năm.
- Rau muống bè: rau thả quanh năm trên mặt nước, dùng tre cố định ở một chỗ nhất định trên ao.
- Rau muống thúng: trồng rau vào thúng đất, để thúng đất lên giá cắm ở ao sâu rồi để thúng nổi lên ¼ cho rau bò quanh mặt ao.
Thời vụ:
- Rau muống cạn: có thể trồng rau muống cạn bằng hạt hoặc bằng nhánh cắt từ cây rau muống. Nếu trồng bằng hạt thì gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 3. Nếu trồng bằng nhánh thì tiến hành từ cuối tháng 3 đến tháng 8.
- Rau muống nước: Rau muống nước được cấy từ tháng 3 đến tháng 8, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 11.
- Rau muống bè: Thả rau muống vào cuối tháng 3.
Giá trị cây rau muống:
Trong 100g rau muống có 78,2g nước; 2,7g Protein; 85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C.
Theo y học cổ truyền phương Đông, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh). Vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, giải các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón, khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn rết cắn...). Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh như: thanh nhiệt giải độc mùa hè; thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt; đau đầu trong trường hợp huyết áp cao; đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng; say sắn, ngộ độc sắn (khoai mì); giải các chất độc trong thức ăn (ngộ độc thức ăn); các chứng bệnh chảy máu như chảy máu cam, ho nôn ra máu; tiêu tiểu ra máu, trĩ, lỵ ra máu; sản phụ khó sinh; khí hư bạch đới; phù thũng toàn thân do thận, bí tiểu tiện; đái tháo đường; quai bị; chứng đẹn trong miệng hoặc lở khóe miệng ở trẻ em; lở ngứa, loét ngoài da, zona (giời leo); rắn giun (loài rắn chỉ bằng con giun đất), ong cắn; rôm sẩy, mẩn ngứa; sởi, thủy đậu ở trẻ em…
Theo y học hiện đại, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, có vitamin C, vitamin A và một số thành phần tốt cho sức khoẻ, là thức ăn tốt cho mọi người. Những người già ăn hơn 2 bữa rau mỗi ngày có não trẻ hơn khoảng 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít hoặc không bao giờ ăn rau.
Ở Việt Nam, rau muống được trồng hầu hết ở các vùng làng quê, nông thôn. Có thể nói, rau muống là món ăn gắn với truyền thống của người Việt Nam, từ các món bình dân như rau muống luộc, rau muống xào, canh rau muống đến các món đã trở thành đặc sản như rau muống xào trâu của Nam Định, nộm rau muống, rau muống sống trang trí các món ăn... Những năm gần đây, nhu cầu rau muống tăng rất mạnh, đặc biệt trong các dịp lễ Tết và cuối năm do nhu cầu ăn lẩu của bà con vào các thời điểm này là rất cao.

0o0

Hội những người thèm Rau Muống



Rau muống bè quả là món giản dị nhưng cũng chỉ Hà Nội mới có, một thứ đặc sản làm bao người tỉnh xa phải xiêu lòng khi được nếm thử mỗi lúc ghé thăm Hà Nội. Đĩa rau muống luộc trong mỗi bữa cơm ở mỗi gia đình Vi...

  • Hong Nguyen likes this.


    • Hong Nguyen Mong là nghề trồng rau muống bè không bị mai một bởi làn sóng đô thị hóa :(
      June 9, 2010 at 8:46am

    • Do Ba Duc Má ơi, cái đĩa rau muống bè ngon ứa nước miếng *_*;
      June 11, 2010 at 4:36am

0o0

  • Giờ ạh! toàn những món độc! những món rất Bắc Phải là rau muống luộc chấm tương Bắc mới thú
    Hie^?n (19 Nov 9:39):‎ phải là nộm rau muống, có chút bì, có chút rau tiá tô, có mè, đậu phọng và chút mắm tôm. Tuyệt!
  • dzungthedinh (19 Nov 9:40):‎ Chí lý :-)
  • Hie^?n (19 Nov 9:42):‎ đọc xong bài Phú rau muống mới thấy rau muống xứng danh là cao lương
  • dzungthedinh (19 Nov 9:42):‎ Thèm quá :-)
  • Hie^?n (19 Nov 9:43):‎ rau muống luộc vừa chín tới, vớt ra rổ, cho ráo, cho vào nồi vài qủa cà chua, nấu chín, dầm nát cho chút mắm tôm, nêm chút mắm muối, bắc ra ngoài giã vài tép tỏi.... bao nhiêu cơm chở cũng hết!
    Hie^?n (19 Nov 9:45):‎ em không biết người miền Nam rặt làm thức ăn với rau muống ra sao. Những món trên đều là món Bắc
    Hie^?n (19 Nov 9:46):‎ nước rau muống mới luộc xong có màu không được đẹp, vắt chút chanh, nước sẽ tươi hơn
  • dzungthedinh (19 Nov 9:47):‎ Người Nam ăn rau muống sống nhiều hơn
  • Hie^?n (19 Nov 9:51):‎ gnười miền Bắc cũng ăn rau muống sống nhưng khác. người miền Nam bào mỏng, ngâm nước lạnh, rau giòng, ăn chung với các loại rau khác torng các món bún. người miền Bắc cũng ăn với bún, nhưng rau muống không cắt, khôngbào, mà "vặn" cho đứt ra từng đoạc vừa ăn, và "dập" nắm rau vừa "vặn" xong cho rau hơi bị nát, ăn cách này cũng ngon
  • Không thể quên rau muống chẻ
  • Hie^?n (19 Nov 9:53):‎ có rau muống chẻ, công phu lắm
    Hie^?n (19 Nov 9:54):‎ cũng ngâm nước lạnh sau khi chẻ, cho rau giòn
    Hie^?n (19 Nov 9:54):‎ rau muông chẻ giòn hơn rau muống bào bằng dao
    Hie^?n (19 Nov 9:56):‎ những món có dính dáng rau muống không thể xem là món nhà nghèo như mọi người thường nghĩ. Đúng là nước còn rau muống còn
  • dzungthedinh (19 Nov 9:56):‎ 

    Ăn với bánh tôm, chả giò, r êu cua

http://foodforfour.com/2010/01/canh-chua-rau-mu%E1%BB%91ng-tom-vietnamese-sour-soup-with-prawns-and-water-spinach/

Canh Chua Rau Muống Tôm (Vietnamese Sour Soup With Prawns And Water Spinach)

Posted on | January 24, 2010 | Recipes, Vietnamese | 8 Comments
Canh Chua Rau Muong Tom 1
When it comes to canh chua (literally means "sour soup") most people are familiar with canh chua cá (sour fish soup). There are many different variations to canh chua. Some are cooked with bamboo, eel, chicken, pork ribs or prawns. Undoubtedly the original cooked with fish, tamarind, pineapples, elephant ears, tomatoes and okra is the still the best.
Another version of canh chua my mum usually makes is with prawns and water spinach. My husband much prefers this one because he finds the fish one too fishy. Tamarind is use to give the sour taste in canh chua. I would much prefer to use fresh tamarind for this soup but since I can't get fresh tamarind I used a tamarind sour soup powder (which has a lot of other seasoning in it).
water spinach
I really like water spinach (rau muống). Every time I see water spinach I think of sauteed water spinach with just garlic; simple and tasty. In winter water spinach is sold for more than $20 kg. Water spinach is now in season so eat up!
Ngò Gai
Garnishing canh chua with rice paddy herb (ngò om) and saw tooth coriander (ngò gai) really enhances this dish (don't you just love the names of these herbs). This herb is called saw tooth herb. It has a very strong taste and smell which is hard to describe. My parents have an abundance of this herb growing in their backyard.
Canh Chua Tom Rau Muong
Canh Chua Rau Muống Tôm
Serves 6
Ingredients
500g prawns
2 bunches of water spinach
2.5 litres of water
2 tomatoes, sliced in wedges
4 cloves of garlic, crushed
2 tablespoon brown sugar
2 tablespoon fish sauce
1/2 teaspoon salt
250g bean sprout
150 okra, cut in half, diagonally
a bunch of saw tooth coriander (ngò gai)
a bunch of rice paddy herb (ngò om)
1 chilli
3/4 packet of tamarind sour soup powder
1 tablespoon oil
Method
1. Individually break the stem of the water spinach into about 10cm long sections (using your hands). Any part that is hard that doesn't break easily discard (as they are old) and throw any leaves that are bad. Soak and then wash the water spinach.
2. Add oil to a frying pan. Add garlic and fry until fragrant. Add the prawns and sauteed until half cooked and remove from heat.
3. Add boiling water to a large pot. Add the sauteed prawns and garlic into the pot and bring to the boil. Add the tamarind powder, fish sauce, sugar and salt. Stir well and skimming any impurities. Taste and add more of the tamarind powder if want more sour. Bring to the boil.
4. Add water spinach, okra, tomatoes and bean sprout to pot and return to boil. Remove from heat and garnish with chilli, rice paddy herb and saw tooth herb.
Praw Sour Soup




No comments:

Post a Comment