Sunday, April 24, 2011

11/01 Đảng ta - Đổi mới

07:40 11/01/2011

(VOH) - Còn không đầy hai ngày nữa thì Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 11 sẽ khai mạc. Cũng như đa số nhân dân cả nước, nhóm thân hữu Hai Sài Gòn càng khẩn trương bàn luận về đại hội cũng như quá trình diễn ra 10 đại hội toàn quốc của Đảng ta trước đây.

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X). Ảnh: Chinhphu.vn

Ba thợ hồ lúc nào cũng nhanh nhẩu tìm hiểu, anh hỏi anh em trong nhóm, theo dõi thông tin qua báo, đài tui thấy ý kiến của nhiều Đảng viên lão thành đều cho rằng trong 10 đại hội đã qua thì Đại hội toàn quốc lần thứ 6 là đáng nhớ nhất, bởi đó là đại hội đổi mới. Tư hưu trí cho là nhận xét của Ba Thợ hồ là đúng nhưng chưa đủ. Lý do tại sao? Vì mỗi đại hội đều vạch ra mục tiêu cho từng giai đoạn lịch sử, như đại hội 2 - Mục tiêu là kháng chiến chống Pháp thành công. Đại hội 3 là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc góp phần chi viện cho miền nam chống Mỹ, kết quả cũng tuyệt vời luôn. Đại hội 4 là đại hội thống nhất nước nhà…

Trong thế hệ chúng ta hôm nay, đại hội 6 là đại hội đáng nhớ, đại hội mang tính bước ngoặc trong việc “đổi mới hay là chết”- trong việc mang lại phát triển kinh tế nước nhà. Đại hội 6 là nền tảng vững chắc, mang lại cho chúng ta những cái phục vụ cuộc sống của từng người, từng gia đình mà đến nay vẫn cân, đong, đo, đếm, sờ nắm được. Tư hưu trí gãi đúng chổ “ngứa” của Hai Sài Gòn. Anh nhắc lại liền: Khi đánh giá về 20 năm đổi mới có đồng chí lãnh đạo nhận xét “đổi mới còn là trở lại với cái cũ vốn đúng nhưng bị làm sai”. Nghe hơi chói tai nên anh em hỏi thế nào là vốn đúng nhưng lại làm sai? Hai Sài Gòn chứng minh liền: một trong những cái vốn đúng nhưng bị làm sai ấy là tư tưởng lấy dân làm gốc. Tư tưởng nầy Bác Hồ đã đề ra cả mấy chục năm về trước, tính từ năm 1986 - năm đại hội 6. Nhưng trong quá trình vận động chúng ta không tuân thủ triệt để. Trong quá trình chuẩn bị đại hội 6, quan điểm “lấy dân làm gốc” được thổi hồn cho sống dậy trở lại. Tháng 9/1986, UBMT Tổ quốc Việt Nam góp ý cho báo cáo chính trị. Tổng bí thư Đảng ta lúc ấy là đồng chí Trường Chinh đã phát biểu “Nhân dân cần phải và hoàn toàn có khả năng tham gia góp ý kiến ngay trong quá trình xác định những chủ trương của Đảng và nhà nước. Về nguyên tắc điều nầy không có gì mới, nhưng thực tế thì nó rất mới”.

Đồng tình với Hai Sài Gòn, Tư hưu trí bổ sung thêm nhắc đại hội 6 phải nhắc đại hội 7, vì đó là 2 đại hội bản lề của đổi mới. Nếu đại hội 6 giải quyết ách tắc của lực lượng sản xuất thì đại hội 7 đã chỉ đường cho sự ách tắc đó đi đúng hướng. Chính định hướng phát triển kinh tế theo định hướng XHCN mà đại hội 7 vạch ra cũng như cương lĩnh chính trị lúc ấy đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối đại hội 6 đề ra. Sau hơn 25 năm thành công đổi mới đã khẳng định điều mà đại hội 6 và đại hội 7 đã đề ra. Hai Sài Gòn cảnh báo anh em trong nhóm cần lưu ý là chúng ta “đổi mới”, chứ không phải “thay mới”. Hai nội dung nầy hoàn toàn khác nhau. Nếu không đủ bản lĩnh, không nắm rõ đường lối đại hội 6 và đại hội 7 rất dễ bị chệch hướng. Qua 10 kỳ đại hội, Đảng đã cùng nhân dân ta chứng minh được sức mạnh vô song là không ai có ai, thế lực nào đánh ta được, dù đó là kẻ thù nào, khó khăn cỡ nào. Nguy cơ tiềm ẩn nhất, dễ làm hao tổn nhất là tự mình phá mình vì không nắm rõ và thông suốt đường lối của mình.

Không để Hai Sai Gòn nói tiếp, Ba Thợ hồ “ăn cơm hớt” liền: “Nghe câu nầy quen quen à nghen”. Câu này là nhận định của Hai Sài Gòn hay của ai vậy ta? Hai Sài Gòn biết bị lộ nên nhận ngay - của đồng chí Võ Trần Chí - nguyên ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP mình 2 nhiệm kỳ liền, là tác giả chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố được cả nước học tập, được quốc tế khâm phục, được Liên hiệp quốc bình chọn “Việt Nam là nước đã hoàn thành cái mục tiêu xóa đói giảm nghèo trước thiên niên kỷ”.

Hai Sài Gòn

No comments:

Post a Comment